Cơ chế kiểm soát quyền lực còn hết sức lỏng lẻo, chức năng giám sát tối cao của Quốc hội chưa thực sự hiệu quả trong việc phát hiện và đấu tranh với nạn tham nhũng, các cơ quan tư pháp h
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH -o -
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
Trang 2DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN
1 PGS,TSKH Phan Xuân Sơn (Chủ nhiệm) Viện Chính trị học
2 ThS Phạm Thế Lực (Thư ký khoa học) Viện Chính trị học
3 GS,TS Nguyễn Văn Huyên Viện Chính trị học
4 GS,TS Lưu Văn Sùng Viện Chính trị học
5 PGS,TS Lê Minh Quân Viện Chính trị học
6 TS Ngô Huy Đức Viện Chính trị học
6 TS Nguyễn Hữu Đổng Viện Chính trị học
8 TS Lưu Văn Quảng Viện Chính trị học
9 TS Trịnh Thị Xuyến Viện Chính trị học
11.ThS Bùi Việt Hương Viện Chính trị học
12.GS,TS Hoàng Chí Bảo Hội đồng Lý luận Trung ương 13.PGS,TS Đinh Văn Mậu Học viện Hành chính Quốc gia 14.TS Lê Đăng Doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư
15.TS Phùng Thị Huệ Viện nghiên cứu Trung Quốc 16.TS Nguyễn Minh Phương Viện Khoa học tổ chức - Bộ Nội vụ 17.ThS Đinh Văn Minh Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ 18.ThS Nguyễn Thị Lan Trường CĐ kinh tế - kỹ thuật Nghệ An
19.Nguyễn Khắc Bộ Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH TƯ Ban chấp hành Trung ương
CNXH Chủ nghĩa xã hội
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FCPA Luật chống hối lộ công chức nước ngoài
HĐND Hội đồng nhân dân
VAT Thuế giá trị gia tăng
VKSND Viện Kiểm sát nhân dân
Trang 4MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NHẬN
DIỆN VÀ THIÊT LẬP CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG
1.2- Các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế giới 23
CHƯƠNG 2: THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM - NHẬN DIỆN,
ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN NHÂN VÀ VẤN DỀ ĐẶT RA
45
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham nhũng ở Việt Nam 45
2.2 Nhận diện tham nhũng qua các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng
cộng sản Việt Nam
47
2.3 Nhận diện tham nhũng qua Luật phòng, chống tham nhũng và
Luật hình sự Việt Nam
50
2.4 Một số hình thức tham nhũng phổ biến ở Việt Nam hiện nay 53
2.5 Một số đánh giá về tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 107
2.6 Đặc điểm cơ bản của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 112
2.7 Nhấn mạnh một số nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam
CHƯƠNG 3: PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
133
3.1 Quyết tâm chính trị về chống tham nhũng của Đảng cộng sản
Việt Nam và Nhà nước Việt Nam
133
Trang 53.4 Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém 148
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng bản thân nó là một căn bệnh khó trị của mọi xã hội có nhà nước Tham nhũng làm cho quyền lực công bị suy thoái, tê liệt, mất tác dụng trong điều tiết các quan hệ xã hội; hệ thống quyền lực bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, bị chi phối hoàn toàn bởi sự tranh giành, co kéo, chia chác tài sản quốc gia giữa vô số lợi ích bất hợp pháp của các nhóm và cá nhân; gây mất niềm tin của nhân dân vào tính chính đáng ban đầu của nhà nước Tham nhũng là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự phản kháng của nhân dân làm cho nhiều nhiều quốc gia, nhiều triều đại bị sụp đổ
Tham nhũng được coi là sản phẩm của sự tha hoá quyền lực nhà nước, là tình huống có vấn đề trong sử dụng quyền lực, là sự đối lập - kẻ thù của dân chủ Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng luôn gắn liền với việc đảm bảo mục đích sử dụng quyền lực công theo đúng nghĩa là sự phục vụ chứ không phải đòi hỏi Chống tham nhũng ở các nước được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để đi đến nắm giữ, củng cố và duy trì quyền lực của các đảng chính trị Bất kể đảng chính trị nào khi tranh cử cũng phải tuyên bố trong cương lĩnh tranh cử của mình là bài trừ tham nhũng Nếu đảng cầm quyền còn để tình trạng tham nhũng xảy ra, thì nguy cơ mất quyền là rất cao
do phải chịu nhiều áp lực cả về chính trị lẫn xã hội
Ở các nước phương Tây, cách chống tham nhũng phổ biến là xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực đủ sức ngăn chặn các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì mụch đích tối đa hoá lợi ích của bản thân Các cơ chế kiểm soát quyền lực đó chính là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước (tam quyền phân lập, kiềm chế đối trọng), cạnh tranh chính trị giữa các đảng và sự tồn tại của các đảng đối lập trung thành, sự phản biện xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước của các nhóm lợi ích…Đó cũng chính là quá trình xã hội hoá, dân chủ hoá hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước
Trang 7Ở nước ta hiện nay, tham nhũng ngày càng lộng hành, một bộ phận không nhỏ quyền lực nhà nước dường như được sử dụng nhằm tối đa hoá lợi ích của các quan chức thoái hoá, biến chất Hậu quả do tham nhũng gây ra có thể rất dễ nhận thấy, thế nhưng việc xác định, nhận diện tham nhũng lại là vấn
đề rất khó khăn Chính sự gia tăng của tình trạng tham nhũng làm cho nhân dân cảm thấy mình uỷ quyền nhưng đã bị mất quyền
Có thể nói, chúng ta chưa tạo ra được chiếc phanh an toàn cho sự vận hành của bánh xe quyền lực Cơ chế kiểm soát quyền lực còn hết sức lỏng lẻo, chức năng giám sát tối cao của Quốc hội chưa thực sự hiệu quả trong việc phát hiện và đấu tranh với nạn tham nhũng, các cơ quan tư pháp hoạt động chưa được độc lập, thẩm quyền còn nhiều hạn chế, vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên đối với việc thực thi quyền lực của các cơ quan và công chức nhà nước không phát huy được, các quy định pháp luật về quyền làm chủ của nhân dân mới chỉ dừng lại ở các quy định có tính nguyên tắc chứ chưa phải
là các chế định cụ thể, các thiết chế làm chủ của nhân dân còn hình thức và rất khó thực hiện,… Chính vì vậy, trước sự tác động của nền kinh tế đang chuyển đổi sang thị trường, tham nhũng có cơ hội bùng phát trở thành những hành động mang tính phổ biến
Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được hậu quả do tham nhũng gây ra và xác định nó là một trong bốn nguy cơ có khả năng gây
đổ vỡ chế độ Để đối phó với nó, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống thế nhưng hiệu quả của “liều thuốc kháng sinh” chưa chế ngự được loại “vi rút” này, dường như nó càng ngày càng mạnh lên và đang gây những hậu quả nặng nền cho xã hội
Sở dĩ, căn bệnh tham nhũng tác oai tác quái là do chúng ta, dù nỗ lực rất nhiều, vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, nội dung và các hình thức biểu hiện của các hành vi tham nhũng, chưa có các giải pháp phòng, chống hiệu quả Vì vậy, các biện pháp, giải pháp dù rất nhiều với quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế và trong nước, tham nhũng vẫn chưa được kiềm chế và
Trang 8đẩy lùi Việc nhận diện tham nhũng ở nước ta được ví như câu chuyện thầy bói xem voi ngày xưa Mỗi người, mỗi ngành nhận diện về tham nhũng ở những khía cạnh khác nhau với những mức độ khác nhau chứ chưa thấy được tổng thể và các mối quan hệ nảy sinh bên trong các hành vi tham nhũng Tham nhũng là nguy cơ như thế nào, đã được nhiều ý kiến, nhiều nhận định ở nhiều diễn đàn và công luận
đề cập đến Tuy vậy, không thể nói rằng chúng ta đã biết đầy đủ về tính chất và mức độ nguy hại do các hành vi ấy gây ra cho Nhà nước, cho xã hội Những nhận thức chung chung rằng “Tham nhũng là quốc nạn”, là “kẻ thù số một” là “giặc nội xâm” v.v không đủ để đẩy những cuộc đấu tranh chống tham nhũng tới một ngưỡng cần thiết và hiệu quả Do không nhận diện đầy đủ các hành vi tham nhũng nên đang tồn tại một tình trạng khá phổ biến là, ai cũng nghĩ là tham nhũng
ở chỗ khác chứ không nghĩ là tại cơ sở mình, việc đấu tranh chống tham nhũng có những yếu kém là yếu kém của người khác, của cấp khác chứ không phải của mình, ở đơn vị mình, v.v Cứ như vậy, tham nhũng là một “quốc nạn” nhưng chỉ nghe mà không thấy Đây là một trong những lý do làm cho hầu hết các vụ việc tham nhũng đều do nhân dân và báo chí phanh phui ra Không một tổ chức đảng nào phát hiện được tham nhũng
Các biện pháp đấu tranh với tham nhũng của chúng ta đã đến lúc cần được xem xét lại một cách nghiêm túc Các biện pháp mang tính thể chế và chế tài tưởng như hiệu quả thế nhưng chưa đẩy lùi được tình trạng tham nhũng, các biện pháp mang tính giáo dục (tự phê bình và phê bình, giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh, làm gương ) dường như đã bị mất tác dụng Do vậy, việc nghiên cứu, đổi mới và tìm kiếm các biện pháp chống tham nhũng hiệu quả hơn đang là thách thức lớn đối với Đảng, Nhà nước và xã hội
Chính vì vậy, nghiên cứu, nhận diện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay là một việc làm cấp thiết
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới
Trang 9Có thể nói, việc nghiên cứu về tham nhũng không chỉ có tính chất quốc gia, mà còn mang tính khu vực và quốc tế Các cuốn sách nghiên cứu về vấn
đề này ngày càng nhiều với những nội dung rất phong phú, cung cấp những cách tiếp cận, khám phá bản chất và hậu quả của tham nhũng, giới thiệu các biện pháp, mô hình chống tham nhũng hiệu quả mà các quốc gia đạt được trong việc chống tham nhũng Đã có những cuốn sách chuyên khảo nổi tiếng
về vấn đề này như: Corruption: its nature, causes and functions (Tham nhũng: bản chất, nguyên nhân và tác động của nó) năm 1990 của Alatas H.S; Why worry about corruption? (Tại sao lo lắng về tham nhũng) năm 1997 và The effects of Corruption on Growth, Investment and Government Expenditure
(Hậu quả của tham nhũng đối với tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng của chính
phủ) năm 1996 của Mouro Paolo; Political Corruption in Europe and Latin America (Tham nhũng chính trị ở Châu Âu và Mỹ la tinh) năm 1996 của Eduardo Posada; Corruption Around the World: Causes, Consequences, Scope and Cures (Tham nhũng trên thế giới: nguyên nhân, hậu quả, phạm vi và cách
xử lý) năm 1998 của Tanzi V do Ngân hàng thế giới ấn hành; Curbing corruption: Toward a model for building national integrity (Kiềm chế tham
nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia) năm 1999 của Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr J (Cuốn sách này đã được Nxb Chính trị
quốc gia dịch và ấn hành năm 2002); Power of Institution (Quyền lực của các thể chế) của A.Mc Intyre; “Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi” năm 1998 của Ngân hàng thế giới; Tham nhũng – tệ nạn của mọi tệ nạn (bản dịch của Viện thông tin KHXH, 1997); Chống tham nhũng ở Đông Á, giải pháp từ khu vực kinh tế tư nhân của Jean Francois Arvis và Ronald
E.Berenbeim do Ngân hàng thế giới ấn hành năm 2004 (bản dịch tiếng Việt);
Đương đầu với tham nhũng ở Châu Á Vinay Bhargava & Emil Bolongaita do
Ngân hàng thế giới ấn hành năm 2005…
Các công trình trên đã đưa ra rất nhiều quan niệm và định nghĩa về tham nhũng Có cách tiếp cận từ lĩnh vực kinh tế học, chính trị học, khoa học quản
Trang 10lý, luật học, xã hội học và tội phạm học…với những phân tích, đánh giá sâu sắc nhằm lý giải cho nguồn gốc, bản chất, nội dung, hình thức biểu hiện, các mánh khóe tham nhũng và biện pháp phòng, chống tham nhũng Các công trình này cũng đã chỉ ra rất cụ thể các dấu hiệu của hành vi tham nhũng, tổng kết các bài học kinh nghiệm, rút ra nguyên nhân thành công và thất bại của các quốc gia trong việc đấu tranh với tham nhũng, từ đó đưa ra chiến lược tổng thể chống tham nhũng
Các công trình cũng cho rằng cải cách kinh tế là cần nhưng chưa đủ để kìm hãm nạn tham nhũng Mô hình chống tham nhũng hiệu quả được nhiều công trình đề cập tới và phân tích đó là Hồng Kông và Singapo với sự hoạt động hết sức hiệu quả của Uỷ ban độc lập chống tham nhũng và những hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi tham nhũng Nhiều công trình cũng đề cập đến các cơ chế kiềm chế chính thức để giữ cho nhà nước và các viên chức của nó có tinh thần trách nhiệm về những hoạt động của họ Để tồn tại lâu dài
và được tin cậy, những cơ chế này phải được cột chặt vào những thể chế cốt lõi của nhà nước Hai cơ chế kiềm chế chính thức được nhiều công trình đề cập
đến đó là một nền tư pháp độc lập mạnh mẽ và sự phân lập các quyền lực, để
các nhánh quyền lực có thể kiềm chế và đối trọng lẫn nhau Ngoài ra, các công trình còn đề cập đến những giải pháp khác như: Thu hút xã hội công dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tự do báo chí và vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao tính trách nhiệm và đạo đức trong khu vực công cộng, công khai hoá các quyết định của Chính phủ, xây dựng chế
độ kiểm toán độc lập và minh bạch hoá nền tài chính, Đây chính là những giải pháp đã giúp các nước phương Tây và một số nước Châu Á phát triển sử dụng
và kiềm chế hiệu quả nạn tham nhũng ở nước mình
Từ những công trình nghiên cứu trên, người ta có thể thấy được những quan niệm hiện đại về tham nhũng nói chung, nhận diện tham nhũng và các biện pháp chống tham nhũng nói riêng ở các nước phương Tây Đó cũng chính
Trang 11là cơ sở chi phối quan điểm của họ trong việc nhìn nhận và đánh giá về tình hình tham nhũng của các quốc gia khác trên thế giới
Ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tham nhũng
Các công trình này nêu lên hiện tượng tham nhũng ở Trung Quốc, phản ánh quá trình đấu tranh và các bài học kinh nghiệm rút ra qua các vụ án tham nhũng Những thành công bước đầu của Trung Quốc trong cuộc chiến chống tham nhũng
là do vai trò lãnh đạo cũng như quyết tâm chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc Để cuộc chiến chống tham nhũng hiệu quả phải phát huy vai trò của các cơ quan chống tham nhũng như Uỷ ban kiểm tra kỷ luật Đảng, công an, viện kiểm sát và toà án vào công cuộc chống tham nhũng
Các công trình đề cập đến vấn đề này có thể kể đến: “Đối mặt với tham nhũng” của Lu Jing, “Sự thất thoát tài sản quốc doanh ở Trung Quốc” của Du Dịch Phong; “Đặc điểm và xu hướng tham nhũng hiện nay: lựa chọn và chính sách” của Wang Huining; “Những năm 90: bộ mặt đang thay đổi của nạn tham nhũng ở Trung Quốc” (Bản dịch của Ngô Thị Mai Diên),
Ở Việt Nam, trong 4 nguy cơ mà Văn kiện Đại hội VIII, IX, X đưa ra thì
tham nhũng được coi là nguy cơ của mọi nguy cơ vì nó đang lan rộng, đe doạ trực tiếp đến sự lãnh đạo của Đảng, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN Chính vì vậy mà việc nghiên cứu vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng đang được coi là vấn đề mang tính “thời sự”, cấp thiết đang đặt ra và cần phải giải quyết
Trước đây, các nghiên cứu về tham nhũng và chống tham nhũng chủ yếu được đề cập ở các góc độ triết học và luật học Đến nay, nó còn được nghiên cứu cả ở góc độ chính trị học, kinh tế học, xã hội học, khoa học quản lý và xây dựng Đảng, thậm chí còn mang tính liên ngành
Có thể kể đến một số công trình sau:
- “Nhận diện tham nhũng và biện pháp đấu tranh” của Vũ Xuân Kiều,
Tạp chí Cộng sản, 1996, số 20 , tr 32 – 35;
Trang 12- “Tham nhũng: Nhận diện từ các khía cạnh pháp lý và cơ sở pháp lý mới của việc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta” của Đào Trí Úc, Tạp chí
Ở phạm vi và quy mô lớn hơn cũng có một số công trình chuyên khảo
về tham nhũng và chống tham nhũng ở Việt Nam như: cuốn “Khắc phục những sơ hở trong cơ chế quản lý kinh tế - một số biện pháp chủ động ngăn chặn tham nhũng” của Phạm Quang Lê, Nxb Sự thật, H, 1991; cuốn “Việt Nam đấu tranh với tham nhũng” của Ngân hàng thế giới năm 2002; “Tham nhũng và chống tham nhũng: Tổng luận phân tích” của Viện nghiên cứu Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 1996 Bên cạnh đó cũng đã có công trình hệ thống hoá các luật chống tham nhũng trên thế giới như để giới thiệu những bài học kinh nghiệm, tham khảo cho Việt Nam trong quá trình xây dựng cơ sở
pháp lý phòng, chống tham nhũng như cuốn Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới của Nguyễn Văn Kim và Nguyên Huy Hoàng chủ biên
(2003), dự án SIDA của Thụy Điển tài trợ cho Việt Nam nghiên cứu về tham nhũng và các biện pháp chống tham nhũng ở Việt Nam
Cuốn Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới của GS TS Nguyễn
Xuân Yêm, PGS TS Nguyễn Hòa Bình, TS Bùi Minh Thanh đồng chủ biên, do Nxb Công an nhân dân ấn hành năm 2007, là một công trình khá đồ sộ và công phu nghiên cứu về tham nhũng dưới góc độ tội phạm học Trong công trình này, tham nhũng được coi là một loại tội phạm liên quan đến chức vụ và tội phạm kinh
Trang 13tế Các tác giả đã phân tích chi tiết các hành vi cấu thành tội phạm tham nhũng và cách nhận dạng các tội phạm đó Ngoài những kiến thức chung về tham nhũng, cuốn sách còn cung cấp những kỹ năng điều tra, đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này
Vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng còn được đề cập đến như một vấn đề liên quan trong nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới hệ thống chính trị, mở rộng và phát huy
dân chủ XHCN, cải cách thể chế kinh tế Chẳng hạn, Giáo trình “Xử lý tình huống chính trị” của Viện Khoa học chính trị đề cập đến tham nhũng như là một tình huống chính trị có vấn đề; Đề tài khoa học cấp bộ “Dân chủ trong nội
bộ Đảng cộng sản” do PGS TSKH Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm đề cập đến tham nhũng như là một trong những lực cản chính trong quá trình thực hiện dân chủ trong Đảng và dân chủ ngoài xã hội; Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay” do GS.TS
Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm năm 2000 – 2002 đề cập đến tham nhũng như
là một trong những nguyên nhân chính gây ra các điểm nóng chính trị - xã hội
và tình trạng mất dân chủ ở cơ sở; Đề tài khoa học cấp bộ “Một số nhân tố chủ yếu có khả năng gây mất ổn định chính trị ở nước ta hiện nay” do TS Nguyên Văn Vĩnh chủ nhiệm đề cấp đến tham nhũng như là một nguy cơ sống còn đối với chế độ; Đề tài khoa học cấp bộ “Đảng cầm quyền trong thời đại ngày nay
và những vấn đề rút ra trong công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng ta” do GS
Đậu Thế Biểu chủ nhiệm đề cập đến vấn đề tham nhũng như là một căn bệnh
dễ dẫn đến mất vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Để khẳng định quyết tâm chính trị cũng như tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh với tham nhũng, Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về phòng, chống tham nhũng Nhà nước cũng đã nâng Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng năm 1998 lên thành Luật phòng, chống tham nhũng 2006
Trang 14và ngay sau đó đã sửa đổi luật này (2007), bổ sung điều khoản thành lập các Ban chống tham nhũng ở các địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh đứng đầu
Có thể thấy, việc nghiên cứu vấn đề tham nhũng dù trực tiếp hay gián tiếp, từ các góc độ khác nhau trong những năm qua đã có những thành tựu đáng ghi nhận:
+ Các công trình ngày càng làm rõ hơn nội dung, bản chất, hình thức và các dấu hiệu của hành vi tham nhũng, chủ yếu từ khía cạnh luật học, chính trị học, kinh tế học và tội phạm học
+ Nhiều công trình đã khảo cứu các mô hình và cơ chế kiềm chế tham nhũng ở nước ngoài về cả những thành công lẫn thất bại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh với tham nhũng
Các công trình cũng đã chỉ rõ những mặt hạn chế của Việt Nam trong việc kiềm chế tham nhũng, đó là: chúng ta còn hiểu chưa đầy đủ về bản chất của tham nhũng, chưa nhận diện đầy đủ các hành vi tham nhũng (chính vì vậy
mà nhiều lúc, nhiều nơi chúng ta đã hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự);
cơ chế phòng chống tham nhũng của chúng ta còn hình thức và kém hiệu quả, các biện pháp đấu tranh với tham nhũng chưa đủ mạnh, thậm chí không mang tính khả thi Nhiều công trình đã thẳng thắn chỉ ra rằng, nguyên nhân chống tham nhũng kém hiệu quả đó là do quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta chưa cao, nặng về hô hào, khẩu hiệu, do vậy mà cuộc chiến chống tham nhũng đã được bắt đầu từ rất sớm và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của
dư luận xã hội, nhưng số lượng các vụ tham nhũng ngày càng gia tăng, tính chất ngày càng phức tạp, nhưng mức độ phát hiện và xử lý còn quá ít, chưa đạt mức làm thay đổi cục diện cuộc đấu tranh chống tham nhũng
Có thể nói, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta chưa đạt được hiệu quả mong muốn, trước hết là do việc nhận diện chúng chưa rõ ràng; thứ hai là do tổ chức phòng chống tham nhũng chưa tốt; thứ ba, hệ thống thực
Trang 15thi quyền lực nhà nước chưa chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, là mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động tham nhũng
Nói tóm lại, việc nhận diện và kiềm chế tham nhũng ở nước ta phụ thuộc lớn vào việc tổ chức và vận hành của hệ thống chính trị, trước hết là phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò tổ chức thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng của Nhà nước
+ Các công trình nêu trên cũng đã vạch ra những phương hướng cũng như các giải pháp cả về dài hạn lẫn ngắn hạn để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả và thiết thực hơn, như:
- Thực hiện dân chủ thực sự trong nội bộ Đảng, thực hiện kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức, cải cách bộ máy nhà nước, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện những hiệu quả, tránh gây phiền hà cho người dân, tăng tính độc lập của các cơ quan tư pháp, thành lập Uỷ ban chống tham nhũng chuyên trách, khắc phục dần những sơ hở về mặt pháp lý, những yếu kém trong quản lý nhà nước, cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, trừng trị nghiêm khắc các tội tham nhũng…
- Đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viên của nó, tạo cho nó cơ chế hoạt động độc lập để thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với nhà nước
- Cải cách thể chế kinh tế, khắc phục được những thất bại của cơ chế thị trường, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tự do kinh doanh, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, hoạt động kế toán, kiểm toán theo hướng hiện đại hoá và minh bạch hoá
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng cũng còn một số hạn chế sau:
+ Chưa đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và cụ thể về các dấu hiệu của tham nhũng, từ đó dẫn đến cách hiểu tham nhũng một cách chung chung Đây
là một trong những nguyên nhân làm bỏ lọt tội phạm tham nhũng Bên cạnh
đó, còn quá ít các công trình nghiên cứu tham nhũng trên cơ sở những tập quán
Trang 16lạc hậu trong văn hoá ứng xử Việt Nam, vì vậy mà chưa làm rõ được đặc điểm của tham nhũng ở Việt Nam như thế nào để từ đó có các biện pháp đấu tranh phù hợp
+ Nhiều công trình nghiên cứu tham nhũng còn mang tính suy luận, thậm chí còn in dấu của chủ nghĩa kinh viện với những lập luận còn thiếu thuyết phục Chính vì vậy mà chưa làm rõ hết được nội dung, bản chất của tham nhũng Các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng mới chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô chứ ít quan tâm đến các biện pháp mang tính vi mô
+ Các công trình nghiên cứu ít có sự tiếp cận với những quan niệm hiện đại về bản chất, nội dung và hình thức biểu hiện cũng như các biện pháp chống tham nhũng Còn thiếu những công trình so sánh, đối chiếu một cách có hệ thống vấn đề tham nhũng ở Việt Nam với các nước trên thế giới Do vậy, mà các kinh nghiệm và bài học chống tham nhũng ở các nước chưa được khai thác triệt để
+ Ở nước ta, việc xây dựng các chương trình và biện pháp chống tham nhũng đã bỏ qua nghiên cứu và phân tích về môi trường hoạt động và quản lý của quốc gia, đó là xem xét các điều kiện về lịch sử, xã hội, kinh tế và chính trị của nước ta, trong đó, yếu tố quản lý nhà nước, lãnh đạo chính trị là yếu tố đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hiệu quả của các hoạt động chống tham nhũng
+ Chưa đưa ra những tiêu chí định lượng, định tính cụ thể về các hình thức tham nhũng, chưa gắn nó với quá trình đánh giá, sử dụng, đề bạt cán bộ
và hiệu quả của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, các doanh nghiệp hay cơ quan công quyền Thậm chí, những cơ quan “năng động” được đánh giá cao lại là cơ quan tham nhũng nặng
Điều quan trọng là mặc dù đã bàn nhiều về tham nhũng, chỉ ra những thiếu sót, khiếm khuyết trong việc đấu tranh chống tham nhũng và trên thực tế, Đảng và Nhà nước đưa ra nhiều chủ trương, nhiều biện pháp kiềm chế tham nhũng, thế nhưng tình trạng tham nhũng không hề giảm mà có chiều hướng nặng nề hơn Điều đó nói lên rằng lý luận về nhận diện tham nhũng và chống
Trang 17tham nhũng của chúng ta chưa đáp ứng được những yêu cầu rất bức xúc từ thực tiễn, đòi hỏi tiếp tục có những nghiên cứu mới
3 Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học cho việc nhận diện tham nhũng ở nước ta, trên cơ sở đó làm rõ nội dung, bản chất, đặc điểm, quy
mô, hậu quả và các hình thức biểu hiện của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay;
- Luận chứng những giải pháp phòng và chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, từ đó xây dựng các giải pháp kiềm chế tham nhũng hiệu quả và phù hợp hơn với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam trong quá trình phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
4 Nhiệm vụ của đề tài
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống thông qua các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế giới
- Phân tích các cách tiếp cận về tham nhũng và nhận diện tham nhũng ở Việt Nam (thực trạng tham nhũng)
- Làm rõ thực trạng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra hiện nay
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phòng chống tham nhũng ở Việt Nam (có tham khảo kinh nghiệm phòng chống tham nhũng một số nước trên thế giới)
5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tình hình tham nhũng và chống tham nhũng ở Việt Nam trong những năm đổi mới gần đây Để luận chứng cho vấn đề, đề tài còn nghiên cứu cả những kinh nghiệm kiềm chế tham nhũng một số nước trên thế giới
6 Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử
Trang 18Phương pháp này cho phép nghiên cứu tham nhũng như là một hiện tượng xã hội, bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử
Phương pháp này cho phép đi sâu phân tích các hiện tượng, các quá trình, kết cấu của các hành vi, thậm chí là của hệ thống tham nhũng
- Phương pháp so sánh
So sánh với tính chất, quy mô, cơ cấu, mô hình, nguyên nhân tham nhũng
và các giải pháp chống tham nhũng của các nước, các khu vực,…Từ đó tìm kiếm những giá trị tham khảo cho nghiên cứu vấn đề tham nhũng ở Việt Nam
- Phương pháp mô hình hoá
Cho phép vạch ra những kết cấu có tính bản chất nhất của các loại hành vi tham nhũng, từ đó giúp cho việc đề ra những giải pháp có tính ứng dụng chung
- Phương pháp điều tra xã hội học, xã hội học chính trị
Điều tra các hình thức, mức độ, thái độ của các nhóm xã hội đối với vấn
đề tham nhũng Kết quả điều tra là căn cứ tin cậy cho việc nhận diện tham nhũng, đề ra các giải pháp mang tính cụ thể hơn
- Phương pháp phân tích tâm lý
Hành vi tham nhũng có thể không chỉ xuất phát từ các yếu tố chính trị, kinh tế, mà có thể từ yếu tố tâm lý, được hình thành trong tập quán làm ăn, sinh hoạt, hoạt động chính trị Phương pháp này cho phép làm rõ hơn tính đặc thù của tham nhũng ở nước ta
Trang 191.3- Tác hại của tham nhũng
CHƯƠNG 2: THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM - NHẬN DIỆN, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1- Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham nhũng ở Việt Nam
2.2- Nhận diện tham nhũng trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cộng sản Việt Nam
2.3- Nhận diện tham nhũng trong Luật phòng, chống tham nhũng và Luật hình sự Việt Nam
2.4 Một số hình thức tham nhũng phổ biến ở Việt Nam hiện nay
2.5- Một số đánh giá về tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
2.6 - Những đặc điểm tham nhũng ở Việt Nam
2.7- Nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam
CHƯƠNG 3 : PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
3.1 Quyết tâm chính trị chống tham nhũng của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam
3.2 Những kết quả đạt được
3 3 Những hạn chế và những vấn đề đặt ra
3.4 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
4.1 Kinh nghiệm chống tham nhũng trên thế giới
4.2 Phương hướng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 4.3 Giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 20CHƯƠNG 1
NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tham nhũng là một loại bệnh của nhà nước Do đó nghiên cứu tham nhũng, phòng chống tham nhũng là chủ yếu nghiên cứu nhà nước, phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước
1.1 Quyền lực công cộng, sự tha hóa quyền lực công cộng và tham nhũng
Quyền lực công cộng1 là nhu cầu tất yếu, khách quan trong đời sống của con người khi đã tập hợp thành xã hội Đó chính là nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung và bảo vệ cộng đồng xã hội khỏi sự xâm hại từ bên ngoài Đối với một cộng đồng nhỏ, như gia đình, dòng họ thậm chí là thị tộc…quyền lực công cộng được tổ chức rất đơn giản, thường được trao cho một người hoặc một nhóm ít người có uy tín hoặc có sức mạnh Ví dụ, quyền lực công cộng của một cộng đồng nhỏ nhất là gia đình chẳng hạn (tế bào của
xã hội) thường trao cho người đàn bà (trong chế độ mẫu hệ) hoặc cho người đàn ông (trong chế độ phụ hệ); trong dòng họ thường trao cho người cao tuổi, người có uy tín; đối với thị tộc thường trao cho một Hội đồng thị tộc gồm những người có uy tín và các thủ lĩnh quân sự Cơ quan quyền lực công cộng này còn gắn chặt với cộng đồng, vừa trực tiếp sản xuất và vừa làm chức năng quản lý xã hội Trong loại hình tổ chức xã hội này còn chưa có tham nhũng, vì quá trình thực thi quyền lực công cộng rất minh bạch: cùng bàn bạc, cùng quyết định, cùng thực hiện và cùng chịu trách nhiệm (hưởng hoặc không hưởng kết quả của những quyết định đó) Các chu trình thực thi quyền lực công cộng trong xã hội thị tộc là trực tiếp, khép kín, từ lúc ra quyết định đến lúc có kết quả của quyết định đó, không qua cấp trung gian, không qua một đội ngũ “quan lại” trung gian nào
1 Là loại quyền lực chung của bất kỳ cộng đồng xã hội nào
Trang 21Đây là một mô hình thực thi quyền lực công cộng mang tính minh bạch lý tưởng Tuy nhiên mô hình như vậy chỉ có thể tồn tại ở quy mô một thị tộc, hay một cộng đồng nhỏ Khi sản xuất phát triển hơn, khi quy mô dân cư tăng lên, khi các mối tương tác nhiều hơn cũng là khi xuất hiện nhiều hơn các hình thức liên kết cá nhân, liên kết các cộng đồng xã hội, các thị tộc…Từ đây xuất hiện các tập đoàn xã hội, các giai cấp,…ở phạm vi rộng lớn đó là các quốc gia, các nhà nước
Nói đến nhà nước là nói đến một loại cộng đồng rộng lớn, trong đó có nhiều thành phần giai cấp, ổn định, sống trong một vùng lãnh thổ được khẳng định chủ quyền, gọi là biên giới quốc gia Quyền lực công cộng kiểu thị tộc đã không thể duy trì được nữa, khách quan yêu cầu quyền lực công cộng cho toàn
xã hội trên lãnh thổ quốc gia Bây giờ quyền lực này không những mang tính chất công cộng, mà hơn thế mang tính chất công cộng bao trùm nhất, rộng lớn nhất – bao trùm toàn xã hội và toàn bộ lãnh thổ quốc gia Vì tính chất đó, chủ thể quyền lực công cộng này – nhân dân, không thể tự thực thi một cách trực tiếp như quyền lực công cộng trong công xã hoặc thị tộc Nó được trao cho một cơ quan, lúc đầu là từ xã hội nhưng bây giờ đã đứng lên trên xã hội, độc lập với xã hội Cơ quan tối cao đó của xã hội gọi là “nhà nước” Ở đây, chúng tôi không bàn kỹ và đầy đủ về nhà nước, mà chỉ nhấn mạnh nguồn gốc ra đời của nó với tư cách là một cơ quan công cộng của toàn xã hội Nhà nước - cơ quan công cộng tối cao của xã hội - khi vừa ra đời đã bị chi phối bởi những kẻ mạnh, của giai cấp giàu có (giai cấp thống trị) và giai cấp này dùng bộ máy nhà nước vừa thực hiện chức năng công quyền vừa để làm lợi riêng cho giai cấp mình Trong nhiều trường hợp và dần dần chức năng công quyền chỉ còn lại tối thiểu, việc làm lợi riêng cho giai cấp cầm quyền là mục tiêu chủ yếu của nhà nước Nhà nước trở thành công cụ bóc lột nhân dân lao động, nuôi dưỡng
bộ máy quan lại, trang bị những phương tiện vật chất to lớn nhất cho bộ máy cai trị và đàn áp nhằm chủ yếu để bảo vệ đặc quyền của giai cấp thống trị
Trang 22Để có đủ sức mạnh bảo vệ đặc quyền của giai cấp thống trị, bộ máy nhà nước thường được tổ chức đồ sộ hơn mức cần thiết, bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc và phức tạp, đội ngũ quan lại cũng ngày càng đông đảo, chi phí cho nhà nước ngày càng tăng…
Như vậy, quyền lực công cộng của toàn xã hội (quyền lực công) đã dần dần bị biến đổi, dần dần xa rời bản chất ban đầu của nó Nhân dân, khách quan
là người đã ủy quyền để tạo nên quyền lực công, dần dần đã không còn kiểm soát được nó nữa, thậm chí mất hẳn quyền lực và trở thành nạn nhân của các tệ chuyên quyền, lạm quyền Những người “đại diện” ban đầu của nhân dân đã trở thành giai cấp thống trị, trở nên xa lạ với nhân dân, áp bức, bóc lột nhân dân Quyền lực công ban đầu dần dần bị tha hóa, biến thành thuần túy quyền lực chính trị của giai cấp thống trị Trong quá trình tha hóa quyền lực nhà nước
đó, giai cấp thống trị đã biến nhà nước – chủ yếu là một cơ quan công quyền thành chủ yếu là một công cụ thống trị giai cấp
Quá trình phát triển của lịch sử chính trị đã cho thấy sự tha hóa quyền lực nhà nước thường diễn ra theo hướng bảo vệ lợi ích ích kỷ của giai cấp thống trị Vì thế, để có thể có đủ sức mạnh bảo vệ đặc quyền của mình, giai cấp thống trị thường tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng:
- Đồ sộ hơn mức cần thiết (cồng kềnh)
- Bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc và phức tạp hơn nhu cầu quản lý
- Đội ngũ quan lại cũng ngày càng đông đảo hơn nhu cầu thực tế
- Chi phí cho nhà nước ngày càng tăng cao hơn mức cần thiết
Bốn yếu tố này là điều kiện sống còn của nhà nước bóc lột chuyên chế, quan liêu Bởi vì chỉ nhờ vào các yếu tố này nhà nước mới tự nuôi sống nó bằng các phương thức vơ vét, bóc lột nhân dân, và tham nhũng chỉ là một loại hành vi của quá trình tự nuôi sống của nhà nước quan liêu – chuyên chế hoặc gọi cách khác là dã man (khác với nhà nước văn minh) mà thôi
Như vậy, từ lúc tan rã của chế độ công xã thị tộc, cùng với sự xuất hiện của cải thặng dư và việc chiếm hữu của cải thặng dư, cùng với xuất hiện
Trang 23giai cấp và bắt đầu hình thành bộ máy cai trị của tầng lớp giàu có Khi mà thị tộc đã không thể giúp đỡ được con người, con người cần đến nhà nước và nhà nước đã ra đời, nhưng lại nằm trong tay kẻ mạnh; chủ quyền nhà nước, vốn từ nhân dân, tự nhiên đã thuộc về kẻ mạnh “Chúng được tôn kính như thần thánh, chúng xét xử và trừng phạt, giải quyết các cuộc tranh chấp”2 Tầng lớp này tạo ra “luật pháp” để cho mọi người phải thừa nhận sự thống trị của họ Lúc này pháp luật hoàn toàn thuộc vào kẻ mạnh
Ăngghen cũng đã từng viết về tình trạng này: “Lòng tôn kính không ép buộc mà trước kia người ta tự nguyện biểu thị với các cơ quan của xã hội thị tộc, là không đủ đối với bọn quan lại nữa, ngay cả trong trường hợp họ có cả
sự tôn kính đó; họ là những đại biểu cho một quyền lực đã trở nên xa lạ đối với
xã hội, nên phải bảo đảm quyền này của họ bằng những đạo luật đặc biệt, những đạo luật khiến cho họ trở thành đặc biệt thần thánh và đặc biệt bất khả xâm phạm Viên cảnh sát tồi nhất của một nhà nước văn minh vẫn có quyền uy hơn tất cả những cơ quan của xã hội thị tộc cộng lại; nhưng một vương công có thế lực nhất, một chính khách hoặc một chỉ huy quân sự lớn nhất của thời đại văn minh vẫn có thể ghen tị với một vị thủ lĩnh nhỏ nhất trong thị tộc về sự tôn kính tự nguyện và không thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ấy được hưởng Đó
là vì vị thủ lĩnh thị tộc nằm ngay trong lòng xã hội, còn những người kia thì bắt buộc mong muốn đại biểu cho một cái gì ở bên ngoài và đứng trên xã hội”3 Như vậy, sự ra đời của nhà nước, việc hình thành bộ máy quan liêu, đội ngũ quan lại đứng lên trên xã hội đã mở đầu cho một quá trình phát triển lâu dài của xã hội có nhà nước và cũng bắt đầu cho một quá trình lâu dài tha hóa quyền lực nhà nước Trong quá trình tha hóa đó, nhân dân với tư cách là người
có chủ quyền, muốn các cơ quan nhà nước giải quyết những công việc liên quan đến mình, đều phải cầu cạnh các cơ quan nhà nước, thậm chí phải trả cho
2 Trường ca”Lao động và ngày tháng” của Ghêxioot , Thế kỷ thứ VIII – VII tcn (Dẫn theo: Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới bản dịch Lưu Kiếm Thanh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội, 2001, tr.70)
3 C.Mác, Ph Ăngghen, Tuyển tập, T.6, Nxb Sự thật, H, 1984, tr 263-264
Trang 24quan chức một khoản dưới hình thức “cống nộp”, “phụ thu”, “lót tay”, “hoa hồng”, “bôi trơn”…Còn các quan chức nhà nước thì sống bám vào các khoản nộp này Các hành vi này rất phổ biến trong mọi nhà nước quan liêu còn ít nhiều mang tính chất “dã man” và được gọi là “tham nhũng”
Ở các nhà nước chuyên chế phương Đông, quá trình ra đời của nhà nước cũng không khác mấy so với ở phương Tây Nhưng ở đây, việc vua quan “thần thánh hóa mình” còn tinh vi hơn Hàng ngàn năm, vua quan được giải thích là những người thay trời trị dân, là cha mẹ dân, có trách nhiệm chăn dắt, dạy dỗ dân…Vì thế, mỗi hành vi thực hiện chức năng công quyền của quan lại đều được coi là ban ơn cho dân Nhân dân bị bóc lột, bị tước quyền vẫn cảm thấy đội ơn bọn vua quan áp bức Trong tình hình như vậy, vua quan tha hồ bóp nặn nhân dân, nạn tham nhũng trở thành phổ biến, là hành vi thông thường của kẻ quan quyền Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, việc bổ nhiệm một chức quan đi kèm với nó là sự tính toán chức quan ấy sẽ “ăn” được gì ở vị trí
bổ nhiệm “Ăn” ở đây không phải là lương mà là bổng lộc và các khoản khác gọi là “lậu”
Như vậy, trong lịch sử, hiện tượng tham nhũng đã từng là một kiểu tồn tại của hệ thống quan liêu của mọi nhà nước, một kiểu “bảo kê” chính thức được tiến hành bởi bộ máy và quan lại nhà nước Ở đây quan liêu và tham nhũng có quan hệ ruột thịt với nhau
Quan l êu xuất p át từ “bure u” nghĩa là c i bàn viết c i bàn giấy.Bure ucra y - Giới quan iêu, những người thực hiện chức năng quản ý hành chính nhà nước Từ cuối thế kỷ XVI I,từ này bắtđầu mang ý nghĩa xấu,muốn chỉ giới quan chức hành chín , làm việ phục vụ giới đặ quyền, xa rời nhân dân, xa rời thực ế đời sống của n ân dân Chế độ qua iêu và Bureaucrat zm
- chủ ng ĩa q an iêu: à phương hức c i trị thông qua hệ hốn quan ại tá h rời nhân dân, đứng rên nhân dân, trong giải q yết công việ quản ý hành chính cố ý ạo a sự phiền hà, nhiều ầng nấ , nhũng nhiễu đối v i nhân
Trang 25dân…Khi chế độ này rở hành phương hức hành đ ng và nhân sinh quan, thìđược gọi là ch nghĩa quan iêu.Biểu hiện của chủ nghĩa quan iêu::
• Biệt lập với cuộc sốn của n ân dân
l êu:
• Quan c ch,quan dạng (cố àm ra vẻ bề rên,oaivệ,quyền uy giả ạo)
• Háo danh,tham q yền,sính hình hức
• Há h dịch,cửa qu ền với c p dưới vớidân,kiêu n ạo,hợm hĩnh (nịnh rên nạtdưới)
• Xa dân,không hiểu dân,khinh dân,sợ dân
• Bảo hủ,trìtrệ,kin nghiệm chủ nghĩa
• Bản chất của chủ nghĩa quan iêu à chủ nghĩa c nhân
Có hể nói chế độ quan iêu x ất hịên cùn với sự xuất hiện của nhà nước
Nó à một tấtyếu rong xã hộicó giai c p,là bộ máy để giai c p này hực hiện
sự c i trị đối với giai c p khá Chế đ quan iêu còn à một phương hức q ản
lý nhà nước, vì thế mang ính ất yếu, nhưng nó đối lập với phương hức q ản
lý dân chủ (chế độ dân chủ).Quan iêu gắn vớibộ máy và công chức nhà nước,
ch yếu ở những c p rên và xa cơ sở Nhưng n ày nay, chủ nghĩa quan iêu khô g chỉ xuất hiện ở bộ máy nhà nước mà còn có ở bất kỳ ổ chức bộ máy quản ý nào,dù đ à ổ chức kinh ế hay xã hội Như vậy,hệ hống quan iêu,
Trang 26là môi trường để công chức nhà nước có hể ợi dụng chức vụ quyền hạn của mìn rong hực hi q yền ực nhà nước để ham nhũng.
Tham nhũn (cor upt o ) à một hiện ượng xã hội trong đó ổ chức ập đoàn, c n ân…lợi dụng n ững ưu hế về chức vụ, cương vị uy ín, n hề nghiệp, hoàn c nh của mìn hoặ người khá , lợi dụng những sơ hở của p áp luật để àm ợi bất chính Tham nhũng có hể diễn ra ro g ất c c c ĩnh vực:kinh ế, chính rị văn hoá, xã hội đạo đức…Tham nhũng ro g c c ĩnh vực này quan hệ vớinhau bằng một mạng ưới chằng chị ,che chắn,chế ước,thậm chí đe doạ ẫn nhau Trong những nước mà ở đó ham nh ng rở hành ệ nạn thì tham nhũng à một hệ hống ự bảo vệ vững chắ Cũng c n hấy rằng cũng
nhũn mà không quan iêu Tuy n iên, trên hực ế, tệ quan iêu và ệ ham nhũn à anh em sinh đôi Nạn quan iêu à iền đề cho ham nhũn , tham nhũ g àm rầm rọng hêm chế đ quan iêu.Quan iêu và ham n ũng quan hệ chặt chẽ v i nhau, tạo iền đề và điều kiện cho nhau, chún đ i lập với dân
ch , cô g khai và min bạ h Vì vậy, về nguyên ắ chống ham n ũng cũng đồng hời v ichống q an iêu và ngược ại
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, từ trước tới nay, thường không độc lập
mà gắn liền với các cuộc đấu tranh chống chế độ quan liêu - chuyên chế hà khắc nói chung, chống nhà cầm quyền nói riêng Các hình thức đấu tranh cũng
vô cùng phong phú, đa dạng, đỉnh cao là những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Các cuộc đấu tranh đó, nhìn tổng quát trong lịch sử là một bộ phận không tách rời của các cuộc đấu tranh giai cấp Qua các cuộc đấu tranh đó, nhà nước ngày càng tiến hóa và ngày càng văn minh hơn, chức năng công quyền ngày càng được quan niệm và thực hiện đúng hơn; hoạt động của nhà nước ngày càng được minh bạch, được sự kiểm soát chặt chẽ của toàn xã hội Sự ra đời của nhà nước pháp quyền chính là thành quả của văn minh hóa tổ chức và hoạt động của nhà nước, chống sự tha hóa quyền lực nhà nước, và là một phương thức quan trọng chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng Tuy vậy, nhà nước pháp quyền
Trang 27cũng có những thất bại của nó, cho nên không thể có ảo tưởng rằng cứ xây dựng nhà nước pháp quyền thì tự nhiên tham nhũng sẽ bị đẩy lùi.
Ngày nay, trong bất kỳ hệ thống xã hội nào, ngoài nhà nước còn hàng loạt các tổ chức khác nhau như: đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế,…Nhưng không có tổ chức nào có được tính chất như nhà nước
Một đặc điểm của tổ chức quyền lực công (quyền lực nhà nước) là một bộ máy có nhiều cấp, tổ chức bao trùm và rộng khắp toàn xã hội, những người được giao nhiêm vụ thực thi quyền lực công là những người giữ một chức vụ,
có quyền hạn nhất định và được giao các phương tiện công để thực hiện quyền lực; trong đó có nhiều phương tiện đặc quyền, tức ngoài bộ máy nhà nước, không ai có thể có được Công chức hành chính nhà nước có quyền ra quyết định hành chính bắt buộc thi hành ngay, quyền cưỡng chế hành chính, quyền trưng dụng, trưng mua Thẩm phán các toà án có quyền xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính Kiểm sát viên có quyền công tố và kiểm sát chung Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có quyền quản lý, sử dụng tài chính, công sản nhà nước Người đứng đầu các tổ chức kinh tế, dịch vụ nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước giao cho họ Sự khác biệt giữa cơ quan tổ chức nhà nước với các tổ chức khác không phải cơ quan công quyền là toàn bộ quyền hạn của cơ quan, tổ chức, chức vụ nhà nước được pháp luật quy định, làm cho nó trở thành quyền lực hợp pháp và tối cao Tuy nhiên, trong thực thi quyền lực nhà nước, sự xê dịch giữa đúng thẩm quyền và lạm quyền chỉ là gang tấc, ở đó dễ có khuynh hướng lạm quyền Khi các quan chức trong bộ máy nhà nước được trao thẩm quyền công, có thể thu lợi tư từ sự lạm dụng thẩm quyền ấy - đó là tham nhũng Vì vậy, tham nhũng là sản phẩm của xã hội có nhà nước, là căn bệnh đồng hành với nhà nước Tuy nhiên, trong mỗi chế độ nhà nước khác nhau thì tính chất và mức độ tham nhũng cũng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, vào năng lực và đạo đức của đội ngũ công chức của nhà nước
đó
Trang 28Tóm lại: Tính ăn bám của nhà nước đã nói lên rằng, tham nhũng là một thuộc tính của nhà nước ăn bám Tham nhũng là một hình thức tha hóa (biến dạng) của quyền lực nhà nước (do nhân dân ủy quyền), là một phương thức tồn tại của bộ máy quan liêu, bóc lột, chuyên chế của nhà nước Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng gắn với quá trình ra đời và vận động của nhà nước Vì vậy, nghiên cứu tham nhũng không thể không nghiên cứu cách tổ chức và vận hành nhà nước
1.2- Các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế giới
Mặc dù tồn tại từ lâu trong lịch sử nhân loại, nhưng đến đầu những năm
90 của thế kỷ XX, tham nhũng mới thật sự được cảnh báo như là hiểm họa đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, bất kể chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên “hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa nào duy nhất mang tính tổng hợp và được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu về tham nhũng Các nỗ lực xây dựng một định nghĩa như vậy đã gặp phải những vấn đề về luật pháp, tội phạm học, và ở nhiều nước trên thế giới, là cả về chính trị”4 Vì vậy, ngay cả Liên Hợp Quốc, khi thảo luận về Công ước chống tham nhũng cũng sử dụng cách liệt kê các hành vi tham nhũng cụ thể thay cho việc nêu ra một định nghĩa Tuy nhiên, dù liệt kê có chi tiết đến đâu vẫn có thể để lọt một số hành
vi, hoặc không đề cập được những hành vi kiểu mới Vì vậy, ở tất cả các tài liệu, kể cả tài liệu của Liên Hợp Quốc, cũng bằng cách này hay cách khác, cố gắng đưa ra một định nghĩa về tham nhũng Tổng hợp cả hai phương pháp là
sự cố gắng để khắc phục những hạn chế cách hiểu tham nhũng theo danh sách liệt kê các hành vi hoặc cách hiểu tham nhũng chỉ theo định nghĩa
Liên hợp quốc:
Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho rằng:
“tham nhũng – đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”
Ban Tổng thư ký Liên hợp quốc cho rằng tham nhũng bao hàm:
4 Bộ công cụ phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc, Chương trình toàn cầu về chống tham nhũng (Biên soạn lần thứ ba), Viên, 9-2004 Chương I, giới thiệu: Tham nhũng là gì?
Trang 291 Hành vi của những người có chức có quyền ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của nhà nước
2 Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử dụng quy chế chính thức một cách không chính thức
3 Sự mâu thuẫn, không cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món tư lợi riêng
Bộ công cụ phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc, thay vì nêu một định nghĩa không có khả năng được chấp nhận rộng rãi, đã liệt kê các hành vi tham nhũng cụ thể Dưới đây là những hành vi tham nhũng phổ biến nhất:
- Hối lộ
Theo Bộ công cụ phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc, hối lộ là
việc trao một lợi ích 5 để tác động một cách không đúng đắn đến một hành vi hay một quyết định Việc hối lộ có thể do người đòi hối lộ hoặc người đưa hối
lộ khởi xướng Hối lộ là loại hình tham nhũng phổ biến nhất mà chúng ta được biết Các loại hối lộ cụ thể bao gồm: Lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi; đề nghị hoặc chấp nhận những món quà, tiền thưởng, ơn huệ hay hoa hồng không chính đáng; hối lộ để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế hay các chi phí khác; hối lộ
để hỗ trợ lừa đảo; hối lộ để trốn tránh trách nhiệm hình sự; hối lộ để hỗ trợ cho những hành vi cạnh tranh không lành mạnh; hối lộ trong khu vực tư; hối lộ để
có thông tin bí mật hay “nội bộ”
- Tham ô, trộm cắp và lừa đảo
- Tống tiền
- Lạm dụng quyền quyết định
- Chủ nghĩa thiên vị và nhất thân nhì quen
- Tạo nên hoặc khai thác các lợi ích xung đột nhau
- Đóng góp chính trị không đúng đắn
5 “lợi ích” trong hối lộ có thể là bất cứ sự đút lót nào: tiền bạc, đồ quý giá, cổ phiếu công ty, các thông tin nội
bộ, thỏa mãn tình dục hay ơn huệ khác, trò giải trí tiêu khiển, một chỗ làm hay thậm chí chỉ là sự hứa hẹn đơn thuần về những ưu đãi nào đó (Theo bộ công cụ phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc)
Trang 30Cách tiếp cận của Liên hợp quốc cũng như pháp luật của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, coi tham nhũng chỉ có thể xẩy ra trong khu vực công, mang yếu tố quyền lực nhà nước Tuy nhiên Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp quốc cũng đã ghi nhận sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong và liên quan đến khu vực tư Vấn đề này được Công ước chú trọng và quy định tại nhiều điều khoản
Ví dụ như quy định hình sự hóa hành vi hối lộ trong khu vực tư (Điều 21 - 25)
Ở một cách tiếp cận rộng hơn, Hội đồng Châu Âu cho rằng, tham nhũng xẩy ra ở khu vực công và khu vực tư Có 3 lý do để Hội đồng Châu Âu coi tham nhũng ở khu vực tư cũng là tội phạm tham nhũng cần được hình sự hóa
và phải đấu tranh chống lại nó:
- Tham nhũng khu vực tư đe dọa sự tín nhiệm, trung thực và trung thành, những yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển các quan hệ xã hội và kinh tế
- Tham nhũng khu vực tư cản trở cạnh tranh bình đẳng lành mạnh
- Trong những năm gần đây, tại châu Âu, một số chức năng công như giáo dục, y tế, giao thông vận tải, viễn thông được tư nhân hóa mạnh mẽ Đây là những lĩnh vực thường phát sinh tham nhũng
Vì vậy, cần thiết phải có quy định chặt chẽ để phòng và chống tham nhũng trong khu vực tư Cộng đồng châu Âu cho rằng, cũng như trong khu vực công, tham nhũng trong khu vực tư cũng có hai dạng chính: Đưa hối lộ và nhận hối lộ.6 Từ đó, Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng châu Âu định nghĩa
“Tham nhũng bao gồm những hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi nào khác của những người được giao thực hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi bất hợp pháp nào cho cá nhân hoặc cho người khác.” 7
Theo Công ước Luật hình sự về tham nhũng của Hội đồng châu Âu, các quy định về tham nhũng trong khu vực công và khu vực tư có 3 điểm khác biệt căn bản:
6 Thanh tra Chính phủ, Giới thiệu các công ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng, Nxb Tư pháp, H 2006 tr 60
7 GS, TS Nguyễn Xuân Yêm, PGS, TS Nguyễn Hòa Bình, TS Bùi Minh Thanh (đồng chủ biên), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb CAND, H, 2007, tr 21
Trang 31Thứ nhất, các hành vi hối lộ trong khu vực tư giới hạn trong phạm vi
“hoạt động kinh doanh” Đó là tất cả các hoạt động thương mại, đặc biệt là
hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, bao gồm cả hoạt động cung cấp dịch vụ cho công chúng
Thứ hai, phạm vi chủ thể nhận hối lộ là bất cứ người nào làm việc trực tiếp
hoặc theo bất cứ hình thức nào khác cho một chủ thể kinh doanh Quy định này không chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động mà còn điều chỉnh các quan hệ khác như mối quan hệ với đối tác, luật sư, tư vấn, khách hàng và các đối tượng khác không theo quan hệ hợp đồng lao động
Thứ ba, hành vi của người nhận hối lộ theo quy định về tham nhũng trong
khu vực tư có sự khác biệt cơ bản đối với hành vi của người nhận hối lộ trong khu vực công Hành vi của người nhận hối lộ trong khu vực công là “làm hoặc không làm một việc trong phạm vi chức năng của mình” mà không cần phải tới mức vi phạm chức năng nhiệm vụ Trong lúc đó, người được coi là tham
nhũng trong khu vực tư khi “làm hoặc không làm một việc” còn phải vi phạm
nhiệm vụ của người đó
Người nhận hối lộ trong khu vực công, chủ yếu là công chức nhà nước, họ
chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Họ phải thực hiện công vụ một
cách vô tư, khách quan và trung thực Trong trường hợp họ vẫn thực hiện công
vụ theo đúng chức năng nhiệm vụ, nhưng đã có hành vi tư lợi, bất chính, thì đó vẫn được coi là tham nhũng Những người hoạt động trong khu vực tư được
làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm Trong quan hệ mang tính hợp
đồng, họ được quyền hưởng những lợi ích do thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng, kể cả những lợi ích bổ sung hợp pháp Hành vi được coi
là tham nhũng nếu như trong quá trình thực hiện hợp đồng người đó đồng thời nhận hối lộ mà không thực hiện các nghĩa vụ.8
Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu (thông qua tại cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai ở Strasbourg tháng 10 -1997)
8 Xem thêm: Thanh tra Chính phủ, Giới thiệu các công ước quốc tế về phòng chống tham nhũng Nxb Tư
pháp, H, 2006 tr.61-62
Trang 32đưa ra định nghĩa tham nhũng: “Tham nhũng là việc đòi hỏi, gợi ý, đưa hoặc nhận trực tiếp hoặc gián tiếp của hối lộ hoặc lợi thế bất chính khác hoặc triển vọng về của hối lộ hay lợi thế bất chính đó, làm ảnh hưởng đến sự thực hiện đúng đắn nhiệm vụ hoặc công việc của người nhận hối lộ hoặc lợi thế bất chính hoặc triển vọng về của hối lộ bất chính đó.” 9
Công ước Liên châu Mỹ (OAS) về chống tham nhũng là Công ước thỏa thuận khu vực đầu tiên thiết lập khuôn khổ toàn diện và các tiêu chuẩn chung
về chống tham nhũng Công ước đã tạo ra cơ sở hợp tác khu vực trong các vấn
đề về tương trợ thực thi pháp luật đa phương, dẫn độ và điều tra, tương trợ pháp lý, khuyến khích xã hội dân sự…trong việc phòng chống tội phạm tham nhũng Công ước OAS là thỏa thuận pháp luật quốc tế đầu tiên áp dụng vào thực tiễn và ngày càng được chấp nhận rằng việc đấu tranh chống tham nhũng
là trách nhiệm của mỗi quốc gia và hợp tác quốc tế Công ước OAS không đưa
ra một định nghĩa chung về tham nhũng, chỉ đưa ra định nghĩa về những hành
vi tham nhũng và những hành vi đã được coi là tội phạm tham nhũng (tức không đưa vào định nghĩa những hành vi tham nhũng dưới mức cấu thành tội phạm hình sự) Theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều VI, những hành vi dược coi là tham nhũng gồm:
- Đòi hoặc nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bởi công chức Chính phủ hoặc người thực hiện chức năng công bất kỳ vật gì có trị giá bằng tiền hoặc lợi ích khác như quà tặng, sự ưu đãi, lời hứa, hoặc lợi thế khác cho bản thân hoặc cho người hay thực thể khác để công chức hoặc người thực hiện chức năng công đó làm hoặc không làm việc gì trong thực hiện chức năng công của mình; hoặc:
- Đề nghị đưa, dành cho một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho công chức Chính phủ hoặc người thực hiện chức năng công bất kỳ vật gì có giá trị bằng tiền hoặc lợi ích khác như quà tặng, sự ưu đãi, lời hứa hoặc lợi thế khác cho bản thân hoặc cho người hay thực thể khác để công chức hoặc người thực hiện
9 Sđd, tr.223
Trang 33chức năng công đó làm hoặc không làm việc gì trong thực hiện chức năng công của mình.10
Ngoài ra Công ước còn quy định những hành vi tham nhũng nhưng không
bị coi là tội phạm nếu trong luật hình sự của các quốc gia tương ứng không coi
là tội phạm Ví dụ như hành vi hối lộ xuyên quốc gia, tức hối lộ công chức Chính phủ quốc gia khác; hoặc hành vi “làm giàu bất chính”
Theo Điều IX Công ước OAS, “tội làm giàu bất chính là sự tăng lên đáng
kể tài sản của công chức Chính phủ mà công chức đó không giải trình được một cách hợp lý khối tài sản đó so với thu nhập hợp pháp mà công chức đó nhận được trong quá trình thực hiện chức năng của mình” 11 Ngoài ra Công ước còn đưa ra một số hành vi cần được coi là tham nhũng như tiết lộ thông tin mật, lạm dụng tài sản công vào mục đích trục lợi riêng…
Công ước phòng chống tham nhũng của Liên minh châu Phi (2003):
Trong Giới thiệu chung, bản Công ước đã khẳng định rằng, tại châu Phi, tham nhũng đã trở thành nguyên nhân hàng đầu của tình trạng kinh tế chậm phát triển, dẫn đến nạn đói nghèo và nhiều vấn nạn xã hội khác Công ước này
đã thể hiện những nội dung cơ bản của Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc Công ước chống tham nhũng của AU đưa ra tiếp cận cả trong khu vực công, khu vực tư, cũng đã xác định được một số hành vi tham nhũng mới như làm giàu bất chính, tham nhũng ở nước ngoài,… và còn đưa ra một số hành vi mà trong các công ước nêu trên chưa đề cập hoặc đề cập chung chung như: Hành vi che giấu và sử dụng tài sản thu được từ hành vi tham nhũng; đồng phạm tham nhũng, tham nhũng chưa đạt; tài trợ bất hợp pháp cho các đảng chính trị
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay đã trở thành một trong những vấn đề toàn cầu Việc đưa và nhận hối lộ, cũng như các hành vi sử dụng quyền lực công vì mục đích tư lợi không chỉ diễn ra trong phạm vi một nước hay đối
10 Sđd, tr 137
11 Sđd, tr 139
Trang 34với công chức của một nước mà diễn ra trong và ngoài biên giới của bất kỳ nước nào Hoa Kỳ là nước đã phải đương đầu trước hết với việc các công ty
Mỹ hối lộ quan chức nước ngoài, hoặc các công ty nước ngoài hối lộ các quan chức Mỹ ở trong hoặc ngoài lãnh thổ nước Mỹ Vì vậy, năm 1977, Quốc hội
Mỹ đã ban hành Luật chống hối lộ công chức nước ngoài (FCPA) để hạn chế tình trạng này Tuy nhiên, nếu các nước khác cũng không có những luật tương ứng thì doanh nghiệp Mỹ sẽ bị thiệt hại trong các giao dịch kinh doanh quốc tế Năm 1994 OECD bắt đầu phối hợp với Mỹ trong việc chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch quốc tế Ngày 17 – 12 – 1997, 34 quốc gia, bao gồm 29 thành viên OECD và 5 quốc gia không thành viên đã ký vào Công ước này, nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các chủ thể trong giao dịch kinh doanh quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa kinh tế đang chi phối hoạt động kinh tế của tất cả các nước và vai trò của các doanh nghiệp OECD đang tăng lên ở nước ngoài
Đối tượng điều chỉnh của Bản Công ước là các hành vi hối lộ công chức
nước ngoài Có thể nói rằng bằng thực tiễn OECD, Công ước đã cung cấp thêm một cách tiếp cận về tham nhũng, mà nếu không có tầm nhìn của các quốc gia phát triển chúng ta rất dễ bỏ qua Khoản 1 Điều 1 của Công ước quy
định những nội dung về hối lộ công chức nước ngoài như sau: “…đề nghị, hứa hoặc tặng bất cứ khoản tiền hay lợi thế bất chính khác một cách trực tiếp hay qua trung gian cho công chức nước ngoài hoặc người thứ ba để công chức đó làm hay không làm một việc liên quan đến việc thực hiện công vụ, nhằm giành được hay duy trì việc kinh doanh hay lợi thế không đúng đắn khác trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế”12
Điểm đáng chú ý trong Công ước này là chỉ xác định hành vi tham nhũng
“chủ động” – tức hành vi ở phía người đưa hối lộ, bất kể là động cơ và lợi ích của hành vi đó ra sao, đã thực hiện đến đâu
12 Sđd, tr.13
Trang 35Như vậy với Luật các hành vi tham nhũng ngoài nước Mỹ (FCPA), Công ước của OECD về việc chống hối lộ các công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh quốc tế đã đặt hối lộ xuyên quốc gia và nội địa vào vị trí như nhau Chúng thể hiện nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về tham nhũng và nguy cơ tham nhũng, cũng như quyết tâm chung và thống nhất hành động chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Tổ chức minh bạch quốc tế
cũng đưa ra cách tiếp cận của mình Theo Ngân hàng thế giới: Tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân 13
Theo cách tiếp cận này thì quyền lực công cộng không chỉ là quyền lực của nhà nước, mà cả quyền lực của những tổ chức, tập thể, cộng đồng không thuộc nhà nước Và quyền lực công cộng ở đây là quyền lực được hình thành
do có sự ủy quyền của một tập thể (mà quy mô của nó có thể khác nhau) - ở đâu có sự ủy quyền của một tập thể, một cộng đồng, thì ở đó quyền lực công cộng xuất hiện
Khi quyền lực công cộng này bị chi phối bởi những lợi ích cá nhân và được sử dụng vì mục đích vụ lợi, đi ngược lại với những lợi ích công cộng thì
đó là tham nhũng
Tổ chức minh bạch quốc tế cho rằng: Tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân 14
Bản chất của tham nhũng được mô tả bằng công thức:
Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin – trách nhiệm giải trình Công thức trên có thể được diễn giải một cách cụ thể là: mức độ của tham nhũng phụ thuộc vào sự độc quyền, quyền tuỳ ý quyết định mà các quan chức
sử dụng, và vào mức độ mà họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình
13 Dẫn theo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện thông tin khoa học, Thông tin tư liệu chuyên đề,
Tham nhũng và chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới, số 1/2006, tr 3
14 http://vi.wikipedia.org/wiki/Tham_nh%C5%A9ng
Trang 36Tham nhũng còn được tiếp cận với tư cách là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau:
- Cách tiếp cận chính trị học cho rằng tham nhũng là do tha hoá quyền
lực chính trị và quyền lực nhà nước Nguyên nhân gốc rễ của nó là do việc tổ chức và sử dụng sai lệch quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước Từ đó, tự giác hay không tự giác tạo ra các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, nhược quyền, vô quyền,…Vì vậy, trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, chủ thể tham nhũng sử dụng các lợi thế về cấp bậc, chức vụ, vị trí thuận lợi trong
hệ thống nhà nước vào những hành vi vụ lợi Mặt khác, do thiếu quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước không có lợi thế, cơ quan cấp dưới, người dân, các
tổ chức xã hội công dân hoặc doanh nghiệp thiếu hay không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước, họ rơi vào trạng thái phải hối lộ để thực hiện các mục tiêu của mình
Việc tổ chức và sử dụng sai lệch quyền lực nhà nước biểu hiện ở trong tất
cả các cơ quan quyền lực của nó: Trong quá trình lập pháp, thực thi pháp luật của cơ quan hành pháp và trong quá trình xét xử của cơ quan tư pháp Việc thông qua, hoặc không thông qua một đạo luật, một chính sách, một quyết định chính trị với một mục đích thiên vị đang xuất hiện phổ biến trong các cơ quan quyền lực nhà nước trên khắp thế giới Vận động hành lang (lobby) đã trở thành một phương thức chính trị thông thường Hoạt động này, một mặt đưa nguyện vọng của các nhóm xã hội đến được với cơ quan nhà nước, mặt khác chúng có thể gây ra sai lệch thông tin và quyền lực Vì vậy, hoạt động lobby ở nhiều nước đã được luật hóa và minh bạch hóa Ngoài ra, cơ quan quyền lực nhà nước được độc quyền những phương tiện công Nếu không có các cơ chế kiểm soát hoặc minh bạch hóa mục đích sử dụng chúng, các cơ quan hoặc công chức nhà nước dễ sử dụng nó vì mục đích cá nhân Việc sử dụng đúng quyền lực nhà nước đòi hỏi các đạo luật, các chính sách, các quyết định chính trị phải đảm bảo khách quan, minh bạch, khả thi, khả quy trách nhiệm, khả năng giải trình,…và các phương tiện thực hiện chúng phải hợp pháp
Trang 37- Cách tiếp cận kinh tế học cho rằng: Tham nhũng là hành động cố tình
không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan đến hành động đó Cách tiếp cận này nhấn mạnh khía
cạnh lợi ích vật chất của hành vi tham nhũng Về phía các chủ thể kinh doanh,
đó là đưa hối lộ để tìm kiếm lợi nhuận phi pháp, tìm lợi thế cạnh tranh không lành mạnh, hành vi biển thủ tài sản công, lũng đoạn quá trình ra chính sách, lợi dụng các chính sách hoặc cơ quan nhà nước để thực hiện sự thôn tính, chiếm lĩnh thị phần, buôn lậu, đầu cơ,…Về phía cơ quan hoặc quan chức nhà nước thì tạo ra những rào cản, tạo ra những chậm trễ, khó khăn về thủ tục để đòi hối lộ hoặc “bôi trơn”, đối xử thiên vị…Trong nhiều trường hợp, việc làm hay không làm của một cơ quan nhà nước, hay một công chức nhà nước (ra một đạo luật hay không, quyết định một chính sách hay không) là do thông đồng với giới kinh doanh cụ thể để tạo thuận lợi cho họ nhưng gây thiệt hại cho một giới khác hoặc cho toàn xã hội
- Cách tiếp cận pháp lý thì lại coi tham nhũng là hành vi trái pháp luật,
tham nhũng với một quy mô và tính chất nhất định là tội phạm hình sự Hiện nay, từ Công ước của Liên hợp quốc, khu vực đến các quốc gia riêng biệt đều hình sự hóa tội phạm tham nhũng Nguyên nhân của tham nhũng được xác định là do thiếu vắng các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của nhà nước và xã hội; pháp luật có nhiều sơ hở hoặc xử lý nương nhẹ cho những hành vi tham nhũng,…
- Các tiếp cận văn hoá - đạo đức cho rằng tham nhũng là hành vi, quan
hệ xã hội trái với những chuẩn mực đạo đức, lối sống; là trạng thái sai lệch các giá trị xã hội Tham nhũng nhằm thoả mãn lợi ích ích kỷ của cá nhân, nhưng xét trong ý nghĩa sâu xa của cuộc sống, thì nó lại chính là kết quả của những tư tưởng đồi bại, đó là những suy tính đen tối, sự dối trá, lừa lọc, sự phản bội tập thể, cơ quan, tổ chức, rộng hơn nữa là nhân dân Tham nhũng trở thành nan đề của đời sống tinh thần, của văn hoá, đạo đức, trở thành thách thức các giá trị của tiến bộ xã hội, thách thức sự bền vững của những giá trị phổ quát trong đời
Trang 38sống của các cộng đồng Tham nhũng phá hoại các giá trị công bằng, công minh, làm suy thoái, mục ruỗng lương tâm và trách nhiệm, nghĩa vụ và danh
dự của người công dân, đặc biệt là của những người được nhân dân ủy quyền,
nó tạo nên tâm trạng thiếu tin tưởng vào cơ quan công quyền, chia rẽ và làm rối loạn các quan hệ xã hội, gây tác hại hết sức xấu xa trong đời sống tinh thần của nhân dân
Từ góc nhìn văn hoá này, tham nhũng không chỉ là sự vi phạm lợi ích kinh tế - lợi ích vật chất của cộng đồng, của quốc gia; nó còn là loại hiện tượng, hành vi xấu, phản lại cái tốt cái đẹp, phản lại những giá trị nhân đạo, nhân văn và tiến bộ xã hội, phản lại con người Về phương diện giá trị lý tưởng nhân văn thì rõ ràng, tham nhũng thuộc loại hiện tượng và hành vi phi văn hoá, phản văn hoá Nếu tất cả những hoạt động phục vụ cho mục đích phát triển và tiến bộ của quốc gia, dân tộc là những hoạt động xây dựng nên văn hoá, thì tham nhũng là hành vi, hành động chống lại văn hoá và về bản chất là tước
đoạt, thủ tiêu văn hoá
Tiếp cận theo phân loại học:
+ Có tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ: Theo Bộ công cụ phòng, chống
tham nhũng của Liên hợp quốc thì “tham nhũng lớn” là loại tham nhũng xâm nhập đến tận những cấp bậc cao nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh tế Còn “tham nhũng nhỏ” là tham nhũng liên quan đến việc đổi chác một số tiền nhỏ, việc làm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự ưu đãi, hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ chức vụ nhỏ
Sự khác biệt lớn nhất giữa tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ là ở chỗ tham nhũng lớn làm biến dạng hoặc mục nát các chức năng trọng tâm của nhà nước, còn tham nhũng nhỏ phát triển và tồn tại trong mức độ chưa đủ phá vỡ các khuôn khổ xã hội và quản lý đã được thiết lập
+ Tham nhũng chính trị hình thành do sự cấu kết giữa những người có
ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao trong
Trang 39bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động thiên lệch vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó Tham nhũng chính trị còn nhằm thay đổi các quy định của pháp luật thành những quy định phục vụ quyền lợi của những kẻ tham nhũng
Tham nhũng chính trị thường được che đậy và bảo mật rất chặt chẽ, chủ yếu diễn ra dưới các hình thức :
- Dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị để can thiệp vào việc có hoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị (chính sách, đạo luật, hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận…) một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi
- Tham nhũng chính trị cũng có thể diễn ra dưới các hình thức mua bán, trao đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền lực, hoặc để có chức vụ, vị trí có quyền lực để sau đó sử dụng chức vụ đó, vị trí đó trục lợi cá nhân
Chủ thể của tham nhũng chính trị là các cơ quan quyền lực nhà nước, chính trị gia hay các chính khách, những nhà hoạt động chính trị xã hội, những
cá nhân, nhóm, tổ chức, đảng phái…có vị thế chính trị đáng kể
Tham nhũng nhà nước là một loại hình đặc biệt của tham nhũng chính trị,
trong đó chủ thể của nó là cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp,
tư pháp) Tham nhũng nhà nước là hành vi thao túng, lũng đoạn các cơ quan
quyền lực nhà nước, các quan chức nhà nước cấp cao nhất, sử dụng quyền lực nhà nước để trục lợi Tham nhũng nhà nước có quy mô và mức độ khác nhau
Ở quy mô đầy đủ của nó thường thấy ở các mô hình nhà nước quân phiệt, nhà nước độc tài, nhà nước chuyên chế
Trong tham nhũng chính trị và tham nhũng nhà nước, cần chú ý hành vi
không đưa ra một quyết định (một chính sách, một đạo luật ) Hành vi này
thường bị che dấu là không hiểu biết, không đầy đủ thông tin,…nên thường không bị kết tội, không phải chịu trách nhiệm Ngày nay, trên thế giới và ở Việt Nam, nhiều cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, mặc dù có bằng chứng là họ biết rõ vấn đề, có đầy đủ thông tin, nhưng vì mục đích vụ lợi đã cố tình ngăn
Trang 40cản, phủ quyết hoặc có quyền quyết định nhưng vẫn không đưa ra quyết định
Đó là một hành vi tham nhũng Cũng hành vi này nhưng có thể không phải là tham nhũng nếu như người thực hiện hành vi không nhằm mục đích vụ lợi, tức
do bị giới hạn bởi năng lực, nhận thức, thiếu thông tin hoặc các nguyên nhân
“vô tình” khác
+ Tham nhũng hành chính là hình thức tham nhũng xảy ra phổ biến trong
các quan hệ mang tính chấp hành và điều hành của đội ngũ công chức hành chính Ở đây, quyền lực hành chính, các trình tự thủ tục hành chính đã được các công chức sử dụng để gây khó khăn cho công dân để trục lợi cho bản thân
Các loại hình tham nhũng hành chính:
- Tham nhũng để đạt được hoặc đẩy nhanh việc thực hiện một thủ tục, một quyết định cụ thể nào đó mà công dân hay tổ chức có quyền được hưởng
từ cơ quan hành chính nhà nước
- Vi phạm các quy định của pháp luật hoặc việc thực hiện pháp luật mang nặng tính thiên vị
Chủ thể của tham nhũng hành chính là các công chức nhà nước – những
người làm việc trong bộ máy hành chính
+ Tham nhũng kinh tế là tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ… của các doanh nghiệp nhà nước, được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước
Tham nhũng kinh tế xảy ra trong mọi nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh
tế trong quá trình chuyển đổi từ tập trung – quan liêu sang hàng hóa - thị trường Đây là giai đoạn mà cơ sở pháp lý của nền kinh tế còn yếu kém, quản
lý kinh tế của nhà nước còn nhiều sơ hở, các thể chế kinh tế còn chưa hoàn thiện, tạo kẽ hở cho tham nhũng kinh tế phát triển
Tham nhũng kinh tế thường biểu hiện dưới những hình thức sau:
- Trục lợi cá nhân do chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước và công dân