1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lạm phát và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở việt nam hiện nay

32 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 177,5 KB

Nội dung

Nên nhiềunước đã phát hành tiền cho ngân sách đảm bảo chi và đây cũng là nguyênnhân dẫn đến lạm phát.Đây là quan điểm xuất phát từ các nước đang phát triển nghiên cứu.Nên, nó chủ yếu dựa

Trang 1

A.Lời mở đầu

Sự vận động và diễn biến của sức mua tiền tệ trên thị trường luônluôn là tấm gương phản ánh một cách đầy đủ nhất thực trạng kinh tế xã hộicủa đất nước trong từng thời kỳ phát triển Vì thế, sức mua của tiền tệ và sự

ổn định của nó luôn là một nhiệm vụ kinh tế quan trọng bậc nhất và cũng lànhiệm vụ chính trị mà các nhà chức trách của bất kỳ đất nước nào cũngphảI đặc biệt quan tâm Cũng bởI vì thế mà vấn đề lạm phát, chống lạmphát, kiềm chế và kiểm soát lạm phát là một trong những vấn đề đầu tiêntrong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Và cũng làvấn đề mà các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý dày côngnghiên cứu và có nhiều tranh cãi Lạm phát, nó luôn là con dao hai lưỡi Mộtmặt, nó kích thích tăng trưởng kinh tế Mặt khác, khi lạm phát cao và khôngkiểm soát được thì nó để lạI hậu quả nghiêm trọng đốI vớI nền kinh tế, cũngnhư xã hội Vấn đề đặt ra là phảI giữ lạm phát ở mức nào là phù hợp để đạtmục tiêu tăng trưởng kinh tế cao Và khi lạm phát bùng nổ thì những biệnpháp nào là hữu hiệu để khống chế và kiểm soát nó

Bởi vai trò quan trọng của lạm phát đối với nền kinh tế, nên em đã

chọn đề tài: “Lạm phát và các giảI pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu Đây là một vấn đề kinh tế phức tạp và có nhiều

quan điểm khác nhau VớI thời gian và khả năng hạn chế, em mong nhậnđược sự góp ý chân thành của thầy và các bạn để bài nghiên cứu của emđược hoàn thiện hơn

Trang 2

Theo Các Mác trong bộ tư sản: Lạm phát là việc làm tràn đầy cáckênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt.Ông cho rằng lạm phát là bạn đường của Chũ nghĩa Tư bản (CNTB) Ngoàiviệc bóc lột ngườI lao động bằng giá trị thặng dư, CNTB còn gây ra lạm phát

để bóc lột ngườI lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tếcủa người lao động giảm xuống

Theo nhà kinh tế học Samuelson thì: Lạm phát biểu thị một sự tănglên trong mức giá cả chung Theo ông thì: “ Lạm phát xảy ra khi mức chungcủa giá cả và chi phí tăng lên Giá bánh mỳ, dầu, xăng, xe ôtô tăng…”

Còn theo Milton Friedman thì quan niệm: “Lạm phát là việc giá cả tăngnhanh và kéo dài” Ông còn cho rằng: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng

là một hiện tượng tiền tệ” Ý kiến này đã được sự tán thành của đa số cácnhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái Keynes

Ngày nay, lạm phát thường được hiểu là: “Sự gia tăng liên tục củamức giá cả chung theo thời gian Hay là sự sụt giảm liên tục của sức muađồng tiền trong một khoảng thời gian” Và mức giá chung của nền kinh tếthường được xác định qua việc đo lường chỉ số giá tiêu dùng (CPI) CPI tínhchi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường Các nhómchính đó là: Hàng lương thực, thực phẩm, nhà cửa, chất đốt, vật tư y tế Để

Trang 3

tính CPI ngườI ta dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt hàng trongtổng chi tiêu cho tiêu dùng của thời kỳ có lạm phát.

1.2 Quan điểm của các trường phái khác nhau về lạm phát:

Do quan điểm nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân và hậu quả củalạm phát gắn liền vớI vấn đề chung của sự phát triển và kém phát triển củanền kinh tế, cũng như các yếu tố về thể chế, chính sách Vì thế, mà có cáctrường phái khác nhau về lạm phát Trong đó có một số quan điểm chínhsau:

1.2.1 Lý thuyết cơ cấu về lạm phát:

Theo quan điểm của trường phái này thì, nguyên nhân của lạm phát

là do sự mất cân đốI về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phốI gây ra tănggiá Và họ cũng cho rằng: Lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăngtrưởng kinh tế cao nhưng lạI tồn tạI nhiều khiếm khuyết, hạn chế và yếukém

Lạm phát cơ cấu có thể viết dướI dạng phương trình sau:

l = .d/GDP + Log (GDP)+.log(e)+

Trong đó: d là mức thâm hụt ngân sách nhà nước

e là tỷ giá hốI đoái

l là tỷ lệ lạm phát

Có thể giảI thích cụ thể như sau:

- Mất cân đốI giữa cung và cầu lương thực, thực phẩm do quá trình

đô thị hoá, những ngườI sống ở đô thị có thu nhập cao và ngày càng đôngnên nhu cầu lớn Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp lạI chưa được quantâm phát triển đúng, nên cung lạI bị hạn chế Kết quả đẩy giá lên cao

- Mất cân đốI cung- cầu ngoạI tệ do nhà nước nhập nhiều hơn xuấtdẫn đến cán cân thanh toán quốc tế của những nước này lâm vào tình trạngkhó khăn và buộc họ phá giá đồng tiền Dẫn đến, lạm phát tăng lên

Trang 4

- Kinh tế tăng trưởng nhanh lạI đòi hỏI nguồn vốn lớn Nhưng nguồnvốn trong nước lạI hạn chế, thu ngân sách có hạn, chi nhiều Nên nhiềunước đã phát hành tiền cho ngân sách đảm bảo chi và đây cũng là nguyênnhân dẫn đến lạm phát.

Đây là quan điểm xuất phát từ các nước đang phát triển nghiên cứu.Nên, nó chủ yếu dựa trên đặc điểm các nước đang phát triển để đưa ra kếtluận của mình Chẳng hạn như các đặc điểm: Cơ cấu thị trường chưa hoànchỉnh, các nguồn vật liệu có giới hạn, năng lực sản xuất không khai tháchết…Và đã đưa ra những nguyên nhân của lạm phát, nhưng lạm phátkhông đơn thuần như vậy Nó xuất phát từ nhiều yếu tố và nó cũng cộnghưởng của nhiều yếu tố mà thành Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh phát triểncủa mỗI nước mà có nguyên nhân, đặc điểm riêng hình thành nên lạm phát,cũng có những biện pháp kiểm soát riêng Chẳng hạn như: Tăng xuất khẩu,hạn chế chi tiêu chính phủ khai thác hết mọI tiềm lực

1.2.2 Trường phái tiền tệ:

Trường phái này cho rằng, lạm phát là một hiện tượng thuần tuý tiền

tệ, giá tăng lên ít nhiều là do cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế.Theo quan điểm này thì lạm phát xuất hiện khi có một lượng tiền bơm vàolưu thông lớn hơn khốI lượng cần thiết cho lưu thông tiền tệ Thường làngân hàng nhà nước cung ứng để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và

mở rộng tín dụng cho ngân hàng thương mại Do đó, ngoài thị trường, cungtiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ và khan hiếm hàng hoá, dẫn đến lạm phát

Lạm phát tiền tệ được viết dướI dạng phương trình:

Trang 5

Các nhà tiền tệ cũng không phản đối những mất cân đối của nền kinh

tế tác động gây cho giá tăng lên Nhưng họ lý giảI rằng chung qui vẫn là dolượng cung tiền tệ vượt quá cầu Nếu không có hiện tượng cung tiền tệ tănglên thì cầu hàng hoá sẽ bị khống chế lại và giá cũng không tăng lên do đãtạo ra được một sự cân bằng thị trường mới ở mức cung tiền tệ và hànghoá giới hạn

Hiện nay, ngườI ta thống nhất làm phát là một căn bệnh tiềm ẩn củamọI nền kinh tế theo cơ chế thị trường Lạm phát xuất hiện khi mất cân đốIgiữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và mất cân đốI giữa cung- cầu tiền tệ

1.3 Thước đo của lạm phát.

Khi muốn nói đến thước đo của lạm phát, tưc là nói đến mối quan hệgiữa lạm phát và chỉ số giá Nhưng trong thực tế, việc dùng chỉ số giá để đolạm phát thường không được chính xác, bởi nó luôn luôn có khuynh hướngphóng đạI lạm phát thực do giá bán lẻ nó không phản ánh đầy đủ sự cảIthiện chất lượng sản phẩm, không phản ánh sự cảI tiến kỷ thuật Vì thế, cầnnghiên cứu chính xác sao cho sự sai lệch là ít nhất

Cho đến nay việc tính tỷ lệ lạm phát còn có nhiều vấn đề phảI bànnhưng có thể tính theo công thức sau

Lt = Trong đó: Lt: tỷ lệ lạm phát giai đoạn t

t : giai đoạn tính lạm phát pt:tổng giá cả giai đoạn t pt-1: tổng giá cả giai đoạn t-1

Trang 6

Trong đó, chỉ số tiêu dùng CPI là chỉ số quan trọng mà một số nướcthường lấy để đo tỷ lệ lạm phát và được xem là để đo lường chi phí liênquan đến rổ hàng hoá và dịch vụ cụ thể được ngườI lao động mua Côngthức

CPI =

Cách tính chỉ số CPI không phảI cộng tất cả các giá cả lạI và chia chotổng khốI lượng hàng hoá mà cân nhắc từng mặt hàng theo tầm quan trọngcủa nó trong nền kinh tế Còn chỉ số giảm phát GDP được coi là chỉ số phảnánh bình quân giá của tất cả hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước Nên,chỉ số này được coi là toàn diện hơn chi số giá tiêu dùng CPI và bao quáthết tất cả các loạI hàng hoá dịch vụ

LGDP = =

Trong thực tế, các nước lấy chỉ số CPI là cơ sở để xem xét mức giátăng lên trong nền kinh tế Các chỉ số khác cũng quan trọng nhưng áp dụng

có chừng mực

1.4 Hậu quả của lạm phát:

Lạm phát thường được chia làm 3 loại:

- Lạm phát chấp nhận được: Là lạm phát một con số

- Lạm phát cao: Lạm phát hai con số đến 50%: Đây là mức lạm phátbáo động gây hậu quả xấu không chỉ cho nền kinh tế và cả xã hộI

Pit: giá hàng hóa sản phẩm i trong giai đoạn t

Pi0: giá hàng hóa sản phẩm i trong giai đoạn cơ sở

qi0: tổng lượng hàng hóa sản phẩm i trong giai đoạn cơsở

n I=1 Pit qit

n I=1

 Pi0 qit

n I=1 Pit qit

n I=1

 Pi0 qit

n

I=1 Pit qi0 n

I=1

 Pi0 qi0

Trang 7

- Lạm phát phi mã: Trên 50%: Đây là mức lạm phát phá vỡ hoàn toànmọI cân đốI và hệ thống tài chính- tiền tệ rốI loạn, kinh tế xã hộI có nhiềubáo động xấu

Về mặt lý thuyết thì: Nếu lạm phát ở mức có thể dự đoán thì có thểtránh được những hậu quả xấu có thể xảy ra Còn nếu không thể dự đoán,thì hậu quả sẽ là ghê gớm và khó có thể lường trước được Nó được thểhiện ở:

- Lạm phát cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế: Khi lạm phát xảy

ra nó sẽ lam lệch lạc cơ cấu giá, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn vànguồn nhân lực không được phân bố hiệu quả, kết cục làm cho tăng trưởngchậm

- Tính không chắc chắn của lạm phát là kẻ thù của tăng trưởng vàđầu tư dài hạn: Khi không dự đoán được lạm phát dẫn đến không dự đoánđược lãi suất thực, thì nhà đầu tư sẽ không mong muốn đầu tư Mặt khác,khi không chắc chắn mức độ lạm phát thì chủ nợ sẽ đẩy lãi suất thực lêncao để đảm bảo cho mức rủI ro lớn, dẫn đến kìm hãm đầu tư và làm chậmtốc độ tăng trưởng

- Lạm phát làm tăng cầu hàng hoá một cách giả tạo và càng làm cholạm phát có nguy cơ bùng nổ đến mức độ cao hơn Vì khi đó: Dân chúng sẽkhông gửI tiền tiết kiệm để hưởng lãi hay đầu tư kiếm lợI nhuận mà họ sẽmua hàng hoá tích trữ

- Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xãhộI của quốc gia: Vì khi lạm phát cao, sức mua đốI nộI của đồng tiền giảmsút, lòng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư vào sự ổn định giá trịđồng tiền, vào hệ thống ngân hàng và cao hơn nữa vào chính phủ sẽ bị xóimòn

- Lạm phát cao làm giảm các nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhànước: Được xét trên hai phương diện: Một mặt, lạm phát cao dẫn đến sảnxuất đình đốn làm cho nguồn thu ngân sách giảm cả qui mô và chất lượng

Trang 8

Mặt khác, lạm phát cao đồng nghĩa vớI đồng tiền bị mất giá Do vậy, cùngmột khốI lượng tiền thu từ thuế dẫn đến giá trị thực giảm

Tóm lạI, hậu quả của lạm phát là to lớn, có sức tàn phá ghê gớm, tácđộng xấu đốI vớI nền kinh tế, xói mòn vấn đề xã hộI và có thể công phá cảvào sự ổn định của chính trị Do vậy: Mục tiêu hàng đầu trong chính sáchkinh tế vĩ mô của các quốc gia là: Ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạmphát

2 Lạm phát vớI các biến số vĩ mô trong nền kinh tế:

2.1 Lạm phát và tăng trưởng:

Theo các nhà kinh tế,sau khi đã thí nghiệm nhiều nền kinh tế trên thế

giớI cho thấy lạm phát và tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ thuận khi tỷ lệ lạmphát ở mức thấp có thể chấp nhận được và ổn định Còn khi tỷ lệ lạm phátcao và không ổn định thì mốI quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trởthành mốI quan hệ tỷ lệ nghịch Đây là biểu hiện rõ nhất tính hai lưỡI củalạm phát

Khi lạm phát ở mức thấp và ổn định thì nó được coi là yếu tố tích cực

để thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Vì lạm phát sẽ làm tăng tiết kiệm vàđầu tư do chuyển thu nhập từ những ngườI làm công ăn lương sang thunhập của các nhà kinh doanh lấy lãi Và nếu giá tăng nhanh sẽ có xu hướnglàm tăng khoản tiết kiệm từ lợI nhuận cao hơn, tăng khoản tiết kiệm từ tiềnlương Mức đầu tư và tiết kiệm sẽ tăng lên Kết quả là đẩy nhanh tăngtrưởng kinh tế

Còn khi lạm phát ở mức cao và luôn biến đổI thì đầu tư khu vực ngoàiquốc doanh sẽ dồn sang đầu tư thu lợI nhuận nhanh và giảm đầu tư dàihạn Do đó, chất lượng đầu tư giảm sút Hơn nữa, khi lạm phát cao mộtmặt, vốn trong nước dư thừa nhưng ít có đầu tư dài hạn vì rủI ro lớn Mặtkhác, vốn ngoài nước sẽ khan hiếm do không có đầu tư nước ngoài lạI mạohiểm đầu tư vào Đồng thờI, sự mất giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ gia hốI đoái

Trang 9

tăng, trong khi nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm dẫn đến làm cán cânthương mạI bị thâm hụt trầm trọng Kết quả làm cho nền kinh tế bị rốI loạnlàm cho tăng trưởng kinh tế giảm sút

Đồng thờI, nếu lạm phát quá thấp: Ở mức bằng không hoặc âm vàkéo dài thì nguy cơ tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp cũng có thể xảy ra, dẫnđến trì trệ của nền kinh tế BởI vì, khi lạm phát xuống quá thấp thì tốc độtăng trưởng kinh tế sẽ chậm lạI và thất nghiệp có thể tăng ở các nước đangphát triển, nếu lạm phát xuống thấp thì biểu hiện dấu hiệu cắt giảm chi tiêu,thắt chặt tiền tệ, làm vốn đầu tư hạn chế, nên các nhà sản xuất khó có thểđầu tư mở rộng năng lực sản xuất và cuốI cùng khi năng lực sản xuất khôngtăng, sản xuất đình đốn thì tăng trưởng của nền kinh tế cũng giảm theo vàđây là thờI kỳ nền kinh tế trì trệ, thụt lùi

2.2 Lạm phát vớI đầu tư và thu chi ngân sách nhà nước:

Ở trên chúng ta đã nói về những nguyên nhân chung gây ra lạm phát

Vì thế, khi xét mốI quan hệ giữa lạm phát vớI đầu tư và thu chi ngân sáchnhà nước chúng ta sẽ hiểu hơn một phần nào căn nguyên gây ra lạm phát

Trước hết, xét mốI quan hệ đầu tư và lạm phát: Đầu tư và lạm phát cómốI quan hệ khăng khít vớI nhau Nếu không tăng đầu tư sẽ dẫn đến tăngtrưởng kinh tế chậm và tỷ lệ lạm phát cũng giảm Việc đầu tư nó tác độngtrực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Khi đầu tư kém thì việc mở rộng năng lựcsản xuất kém dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng kém Còn nếu tăng đầu tưqúa mức và nếu đầu tư không hiệu quả thì cũng dễ dẫn đến lạm phát

Một trong những yếu tố để khuyến khích đầu tư phát triển là sự ổnđịnh nền kinh tế Mặt khác, ta cũng thấy rằng: Nguồn đầu tư lớn đó là thungân sách nhà nước Vì trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước thì đầu tưtăng chiếm tỷ trọng lớn Vậy, thu chi ngân sách nhà nước tác động đến đầu

tư và cũng tác động đến lạm phát Vì thế, ngân sách nhà nước có mốI quan

hệ nhân quả vớI lạm phát Nếu thâm hụt ngân sách nhà nước quá mức có

Trang 10

thể dẫn đến lạm phát cao, để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước thìthường thực hiện việc phát hành tiền Mà việc bơm vào lưu thông mộtlượng tiền lớn thì đó là yếu tố dẫn đến lạm phát Còn ngược lạI, nếu thắtchặt chi tiêu ngân sách nhà nước tránh thâm hụt thì có thể dẫn đến thiểuphát và không giảI quyết được các vấn đề xã hộI cần thiết Còn nếu tăng chingân sách nhà nước để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kíchthích đầu tư tăng và tăng đầu tư phát triển dẫn đến tăng trưởng cao Nếuchi quá mức dẫn đến thâm hụt trở lạI vòng luẩn quẩn trên Do vậy, cần chitiêu ngân sách nhà nước một cách hiệu quả và phù hợp để đảm bảo tăngtrưởng kinh tế cao và lạm phát thấp.

Trang 11

Vì thế, vấn đề đặt ra đốI vớI từng giai đoạn cụ thể, chính sách tiền tệphảI tìm giảI pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dunghoà được các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước

2.4 Lạm phát với sản xuất và thương mại:

Như đã phân tích ở mục trên, một trong những nguyên nhân chung gây ralạm phát là: Mất cân đốI giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá Mà nguyênnhân gây ra mất cân đốI đó là quá trình sản xuất và lưu thông Đồng thờI,lạm phát nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và thương mại Vìthế, lạm phát với sản xuất và thương mạI có mốI quan hệ chặt chẽ

Khi sản xuất trì trệ có hai khả năng: Lạm phát cao hoặc thiểu phát, bởi

lẽ lúc này mất cần bằng trầm trọng giữa cung cầu Cầu cao hơn cung dẫnđến lạm phát, cầu thấp hơn cung gây ra bảo hoà và thiểu phát Đồng thời,khi sản xuất trì trệ nó tác động trực tiếp đến thu ngân sách nhà nước

Bên cạnh đó, thì khi hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ, đặcbiệt là xuất khẩu làm cho nền kinh tế lành mạnh và tăng trưởng tốt, đưa đếnnền kinh tế ổn định và giúp làm cho tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức chấpnhận được Còn khi nền kinh tế chủ yếu nhập khẩu thì sẽ làm thâm hụt cáncân thanh toán quốc tế dẫn đến lạm phát

Tóm lạI, để khống chế được lạm phát ở mức hợp lý và hạn chế đượcthiểu phát thì phảI đẩy mạnh sản xuất đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm BởI vì nó chiếm tỷtrọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng

2.5 Lạm phát vớI lãi suất:

Như chúng ta đã biết, lãi suất là giá tiền tệ, lạm phát là sự mất giá củatiền tệ Vì thế, khi sử dụng đồng tiền một thờI gian nhất định nào đó phảIcho ngườI ta nhận được lợI nhuận tính theo đồng tiền tức là lãi suất trừ đilạm phát phảI là con số dương nào đó thì mớI có thể nói sử dụng đồng tiền

có hiệu quả Nói cách khác, lãi suất dương là sự bảo toàn giá trị đồng tiền

Trang 12

và lãi suất dương là giá thực tế của đồng tiền Khi lãi suất thấp, tương ứngvớI chính sách tiền tệ mở rộng Theo hướng này, chính sách tiền tệ nhằmtăng lượng cung tiền, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh,tạo việc làm Khi đó tổng cung tiền tệ cao hơn tổng cầu tiền tệ, và tổng cầuhàng hoá dịch vụ tăng lên, dẫn đến tổng cung hàng hoá thấp hơn tổng cầu.Kết quả này làm giá cả hàng hoá dịch vụ tăng vọt và nếu tiến trình này đồngloạt xảy ra thì kéo theo lạm phát.

Còn khi lãi suất tăng lên thì đồng nghĩa vớI việc đồng tiền được coitrọng hơn hay tổng cung tiền tệ thấp hơn tổng cầu tiền tệ Nhưng nếu lãisuất tăng quá cao thì hiệu quả hay lợI nhuận do đồng tiền tạo ra sẽ thấp đi

và nhu cầu sử dụng đồng tiền sẽ giảm Và ít ngườI muốn đầu tư Nó được

sử dụng là công cụ chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu chống lạmphát và khắc phục tình trạng ”quá nóng” của nền kinh tế

2.6 Lạm phát vớI tín dụng:

Trong mốI quan hệ này, cái mà chúng ta quan tâm là vấn đề tăngcung tiền là tác nhân quan trọng gây nên lạm phát Khi cung ứng tiền tệtăng, tức là tổng phương diện thanh toán tăng lên do nhà nước phát hànhthêm tiền và do hệ số tạo tiền tăng lên Thực tế, tiền cung ứng tăng lên sẽdẫn đến tăng tín dụng cho nền kinh tế, tăng cho vay chính phủ nên làm tổngphương diện thanh toán tăng lên Mà khi tổng phương diện thanh toán tăng

mà không có hàng hoá và dịch vụ tăng lên tương thích thì đưa đến cung tiền

tệ lớn hơn cầu tiền tệ, kết quả của vấn đề này là giá cả tăng lên và dẫn đếnlạm phát

Đồng thờI, hạn mức tín dụng là mức dư nợ tốI đa mà ngân hàng nhànước buộc các ngân hàng thương mạI phảI tôn trọng khi cấp tín dụng chonền kinh tế Nó được sử dụng là một công cụ điều tiết trực tiếp lượng tiềncung ứng Và nó thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát caonhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng

Trang 13

2.7 Lạm phát vớI tỷ giá hốI đoái:

Khi nghiên cứu các chính sách kinh tế mà nhà nước đã điều hành và

sử dụng trong hơn 20 năm đổI mớI của đất nước, thì có thể nói việc điềuhành, cảI cách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là một thành công lớn, vì nó phùhợp với quá trình cảI cách nền kinh tế nói chung và quá trình cảI cách nềntài chính tiền tệ nói riêng Chính sách tỷ giá hối đoái đã góp phần kiềm chếlạm phát , thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cảI thiện cán cân thanh toánquốc tế, góp phần loạI trừ tách động của cuộc khủng hoảng tài chính ĐôngNam Á

Lạm phát và tỷ giá có quan hệ vớI nhau, nhưng là quan hệ gián tiếp

có độ trễ nhất định, cho nên sự thay đổI của lạm phát chưa gây tác độngđến tỷ giá hối đoái và ngược lại Tuy nhiên, khi đồng tiền mất giá (Tỷ giácao), thì giá cả hàng hoá tăng, giá hàng nhập tăng dẫn đến lạm phát tănglên Ngược lạI, khi lạm phát tăng cao, đồng tiền nộI tệ mất giá so vớI hànhhóa trong nước thì đưa đến đồng tiền nộI tệ cũng giảm giá so vớI ngoạI tệdẫn đến tỷ giá tăng cao lên

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát :

Qua phân tích và nghiên cứu ở trên, chúng ta đã thấy được phần nàonhững nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát Sau đây là tổng hợp giúp ngườIđọc có cái nhìn tổng quan hơn về những nguyên nhân gây nên lạm phát

a Cung ứng tiền tệ và lạm phát:

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ, khicung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho giá cả tăng kéo dài và gây ra lạmphát

b Chỉ tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát:

Có hai loạI lạm phát là kết quả của chính sách ổn định năng độngnhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao, đó là: Lạm phát chi phí đẩy

và lạm phát cầu kéo

Trang 14

- Lạm phát chi phí đẩy: Xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc doviệc các công nhân đòi tăng lương cao hơn gây nên Chúng ta sử dụng môhình đường tổng cung và tổng cầu để giảI thích.

Lúc đầu, nền kinh tế ở tạI điểm 1, giao của đường tổng cầu AD1 vàđường tổng cung AS1, vớI mức sản lượng tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp tựnhiên Do muốn cuộc sống được nâng cao, những ngườI công nhân đòităng lương dẫn đến đường tổng cung AS1 dịch chuyển đến AS2 dẫn đếnnền kinh tế ở điểm 1’ (giao của AS2 và AD1), sản lượng giảm dướI mức sảnlượng tự nhiên Y’, thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên, giá tăngP1’ Vì mục tiêu duy trì công ăn việc làm cao, chính phủ sẽ thực hiện cácchính sách điều chỉnh năng động nhằm tác động lên tổng cầu, dịch chuyển

từ AD1 đến AD2 Nền kinh tế trở lạI mức sản lượng tự nhiên và tỷ lệ thấtnghiệp tự nhiên, giá cân bằng mới P2 Nếu giá cả tiếp tục như vậy, sẽ dẫnđến tăng liên tục của mức giá cả Đây chính là tình trạng lạm phát chi phíđẩy

AD 1

AD 2

1 1'

Trang 15

giao điểm mớI (AD2 và AS1) vớI mức giá P’2 >P1, cũng như ở trên dẫn đếnthất nghiệp.

c Thâm hụt ngân sách và lạm phát:

Khi chính phủ thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể khắc phục bằngviệc phát hành trái phiếu ra công chúng, nếu sử dụng biện pháp này sẽ kodẫn đến lạm phát Còn nếu chính phủ bù đắp thâm hụt ngân sách bằng việcphát hành tiền, thì nó tiếp tục làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó tăng cungứng tiền tệ dẫn đến làm tăng tỷ lệ lạm phát

d Lạm phát theo tỷ giá hối đoái:

Khi tỷ giá tăng, đồng nộI tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lýcủa những ngườI sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng lên theo mứctăng của tỷ giá dẫn đến lạm phát

Đồng thờI, khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hoá nhập khẩu tăngcao, giá bán hàng hoá tăng theo để bù đắp chi phí và có lợI nhuận

Tóm lạI, có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trên đây là nhữngnguyên nhân chính, thường tồn tạI ở các nước phát triển

II Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

1.Tổng quan lạm phát ở Việt Nam

Nền kinh tế nước ta đã trảI qua nhiều bước thăng trầm từ khủnghoảng trầm trọng vớI tăng trưởng kinh tế thấp, đờI sống nhân dân khó khăn,

tỷ lệ lạm phát phi mã, rồI lạI đứng trước nguy cơ tác động của cuộc khủnghoảng kinh tế ở các nước trên thế giớI và trong khu vực vớI tăng trưởngkinh tế chậm có nguy cơ suy thoái, rồI lạI đến thờI kỳ phục hưng, phát triểnvớI mức tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát ở mức vừa phải Ứng vớI mỗIgiai đoạn phát triển, từng bốI cảnh cụ thể là từng giai đoạn diễn biến khácnhau của lạm phát, và ứng vớI nó là những nguyên nhân khác nhau Vì thế,cần phảI xác định rõ nguyên nhân cũng như các lý thuyết trọng tâm đểkhống chế và đẩy lùi lạm phát Để có cái nhìn tổng quan vê lạm phát, cũng

Trang 16

như hiểu rõ nó, ta chia lạm phát theo từng thờI kỳ ứng vớI những đặc điểmcủa nó.

1.1.ThờI kỳ trước đổI mớI (trước 1986)

Trước đổI mớI, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạchhoá tập trung, quan liêu bao cấp, nên vấn đề giá cả chưa chịu tác động củaqui luật thị trường, mà được định ra theo những mệnh lệnh và những quiđịnh, do vậy lạm phát chưa xuất hiện Tuy nhiên, bước vào giai đoạn 1976-

1985 nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu suy thoái, khủng hoảng và lạm phát,sản xuất đình đốn, kinh doanh kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, đờIsống của ngườI dân giảm sút, giá cả thị trường chính thức và giá cả chợđen có khoảng cách khá xa Sản xuât nông nghiệp bình quân tăng3,8%/năm, công nghiệp cũng chỉ tăng 5,2%/năm

Dịch vụ hầu như không phát triển, xuất khẩu thì vớI số lượng nhỏ béchỉ đạt khoảng 746 triệu USD năm 1985, thâm hụt cán cân thương mạI lớn

844 triệu USD trong năm 1985, BộI chi ngân hàng nhà nước năm 1980 là18,1% và năm 1985 là 36,6% GDP Đây là tình trạng đất nước làm không

đủ ăn, tình hình kinh tế xã hộI vô cùng khó khăn

1.2 ThờI kỳ bắt đầu đổI mớI:

Trước tình hình kinh tế, xã hộI rốI ren, không lốI thoát VớI cơ chế kếhoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, điều chỉnh bằng những mệnh lệnh

và qui định càng làm cho nền kinh tế xã hộI đi vào khủng hoảng Vì thế, saukhi ĐạI hộI Đảng lần thứ VI, thì Đảng ta đề ra đường lốI đổI mớI: Phát triểnkinh tế thị trường theo định hướng XHCN

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng khủng hoảngkinh tế-xã hộI, kinh tế tăng trưởng chậm vớI và không ổn định, bình quânthờI kỳ 1986-1990, công nghiệp tăng 6,2%, và tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt3,9%, trong khi dân số tăng 2,3% Ở giai đoạn này, hầu hết các cân đốI lớnđều căng thẳng , thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức độ 8% so vớI GDP,

Ngày đăng: 07/07/2016, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w