1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay

15 378 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 485,41 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong logic học hình thức, suy luận được coi là một trong những hình thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là một thao tác tư duy quan trọng mà nhờ đó con người có th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ NGA

SUY LUẬN LOGIC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học

Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của bản thân và chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, tháng 09 năm 2016

Tác giả luận văn

Đinh Thị Nga

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8

8 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1 SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SUY LUẬN LOGIC Error! Bookmark not defined 1.1 Sự ra đời và phát triển của suy luận logicError! Bookmark not defined

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của suy luận logic trong triết học Hy Lạp cổ đại

Error! Bookmark not defined

1.1.2 Sự phát triển của suy luận logic trong logic học phương Tây cận đại

Error! Bookmark not defined 1.2 Nội dung cơ bản của lý thuyết suy luận logicError! Bookmark not defined

defined

1.2.2 Phân loại suy luận logic Error! Bookmark not defined

Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined Chương 2 VAI TRÒ CỦA SUY LUẬN LOGIC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ Error! Bookmark not defined 2.1 Tố tụng hình sự và các giai đoạn tố tụng hình sựError! Bookmark not defined

Trang 4

2.1 1 Khái niệm tố tụng hình sự Error! Bookmark not defined 2.1.2 Các giai đoạn tố tụng hình sự Error! Bookmark not defined

2.2 Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tốError! Bookmark not defined

2.2.1 Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của khởi tố vụ án hình sự Error!

Bookmark not defined

2.2.2 Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự Error!

Bookmark not defined

2.3 Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn điều traError! Bookmark not defined

2.3.1 Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của điều tra vụ án hình sự Error!

Bookmark not defined

2.3.2 Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự Error!

Bookmark not defined

2.4 Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố, xét xử Error! Bookmark not defined

2.4.1 Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trò của truy tố, xét xử vụ án hình sự

Error! Bookmark not defined

2.4.2 Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố, xét xử vụ án hình sựError!

Bookmark not defined

Tiểu kết chương 2 Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong logic học hình thức, suy luận được coi là một trong những hình thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là một thao tác tư duy quan trọng mà nhờ đó con người có thể rút ra được những tri thức mới từ những tri thức đã biết Bởi thế, hầu hết các tri thức mà nhân loại có được là nhờ vào con đường suy luận

Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu khám phá và nhận thức của con người về thế giới càng lớn và trở nên cấp thiết bấy nhiêu Trong đó, những tri thức trực tiếp là kết quả của quá trình nhận thức cảm tính nhờ các giác quan của con người đem lại đang chiếm một

vị trí đáng kể trong tổng số tri thức của loài người Tuy nhiên, còn xa và còn rất lâu con người mới biết và giải thích được tất cả mọi thứ trong thế giới này một cách trực tiếp nhờ các giác quan Do vậy, bất cứ thứ gì, ở đâu và khi nào… những nơi mà giác quan thông thường của con người bất lực thì không

gì có thể thay thế được vai trò của suy luận logic Vì suy luận logic là một trong hình thức cơ bản quan trọng của tư duy, nó cho phép con người có khả năng chiếm lĩnh những tri thức mới một cách gián tiếp, nghĩa là những tri thức mà con người không thể nhận được theo con đường nhận thức thẳng tắp, trực tiếp Suy luận logic giúp cho con người nhận được những tri thức mới một cách trung gian từ những tri thức đã biết dựa trên cơ sở logic nhất định để rút ra những tri thức mới đáng tin cậy

Suy luận logic có vai trò vô cùng quan trọng trong tư duy khoa học và

nó có mặt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội Một mặt, suy luận logic được dùng như là phương thức nhận thức quá khứ, những điều đã xảy ra và đã không còn có thể quan sát trực tiếp được nữa Mặt khác, suy luận logic cũng càng quan trọng hơn để hiểu tương lai, dự báo, phỏng đoán về những điều vốn

dĩ chưa xảy ra trên cơ sở của những kết luận xác định về quá khứ và hiện tại

Trang 6

2

Trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng hình sự, suy luận logic lại càng đóng một vai trò quan trọng và cần thiết hơn hết Bởi lẽ, tố tụng hình sự hay quá trình giải quyết vụ án hình sự thường phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, do ba cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là: cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Hơn nữa, ở bất cứ một giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng đều cần sử dụng đến suy luận logic để đưa ra những phán đoán mới, những kết luận xác định, những quyết định chính xác, kịp thời trên cơ sở tiền

đề là những căn cứ pháp lý do luật định và những chứng cứ, bằng chứng dấu vết, hành vi phạm tội được thu thập một cách cẩn thận, xác thực trong quá trình điều tra, phá án Như vậy, suy luận là một hình thức đồng thời cũng là một thao tác tư duy logic tối cần thiết, quan trọng và không thể thiếu được trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự

Hơn nữa, trong quá trình điều tra, xét xử vụ án hình sự không phải lúc nào chứng cứ, hành vi phạm tội của tội phạm cũng rõ ràng, phơi bày trước mắt các nhà điều tra Bởi lẽ, những hành vi phạm tội của kẻ gây án, diễn biến quá trình của vụ án hình sự đều là những gì đã xảy ra trong quá khứ, với nhiều góc khuất và tình tiết, quanh co, phức tạp và không còn có thể quan sát trực tiếp được nữa Do vậy, muốn có kết luận điều tra chính xác, những quyết định đúng đắn, kịp thời và xét xử vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì nhất thiết phải sử dụng đến suy luận logic trong trong quá trình điều tra, xét xử Không chỉ có thế, mà còn phải cân nhắc thận trọng để sử dụng suy luận logic như thế nào cho đúng, cho thuyết phục để đạt hiệu quả cao nhất, buộc kẻ vi phạm pháp luật phải “tâm phục, khẩu phục” cúi đầu nhận tội Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có những nghiên cứu tỉ mỉ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn về vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự hay tố tụng hình sự

Trang 7

3

Việc nghiên cứu để chỉ ra vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự là rất cần thiết, có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và cũng chẳng dễ dàng Bởi lẽ, việc làm này nếu đúng đắn, khoa học thì

sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ điều tra, rút ngắn thời gian phá án, tìm ra thủ phạm một cách nhanh nhất có thể, qua đó góp phần nâng cao chất lượng

và hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện những vụ án oan

và sai gây hoang mang trong dư luận và bất bình trong nhân dân Án hình sự

mà bị oan, sai là vấn đề rất nghiêm trọng, xâm phạm rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, đến công bằng xã hội và niềm tin của người dân vào công lý, vào luật pháp Oan, sai trong tố tụng hình sự dù ở mức độ nào đi chăng nữa cũng đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực, không lường đối với cá nhân, gia đình, xã hội và nhà nước Qua các vụ án oan, sai một đặc điểm chung rất dễ nhận thấy là luôn có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình tiến hành tố tụng, mà nguyên nhân chủ yếu là do đưa ra những kết luận, phán quyết một cách vội vàng về vụ án Hoặc là do xuất phát từ những bằng chứng, chứng cứ, tài liệu không chân thực để rút ra kết luận phiến diện

về vụ án hoặc là do sự truy xét, sự áp đặt mang tính chất thành kiến, chủ quan của những người tiến hành tố tụng vì những mục đích riêng tư, cá nhân… Xét cho tới cùng thì những điều này cũng là hệ quả của việc chưa ý thức hết được vai trò và tầm quan trọng của tư duy logic nói chung và nhất là của suy luận logic nói riêng trong các giai đoạn của tố tụng hình sự Do đó, người sử dụng suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng chưa đúng đắn, chưa khách quan và chưa thực sự công tâm

Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 xác định, một trong những mục đích của Bộ luật là xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Đó cũng chính là cái đích đến cuối cùng mà công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay hướng tới

Trang 8

4

trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp nhằm bảo vệ quyền con người và công lý Vì vậy, việc chỉ ra vai trò suy luận logic trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự một cách đúng đắn còn góp phần đảm bảo cho cả quá trình tố tụng hình sự diễn ra minh bạch, chính xác, xét xử đúng người, đúng tội, tuân thủ đúng qui định pháp luật Nhờ đó có thể tránh được

“oan” và “sai” trong quá trình tố tụng hình sự và góp phần thúc đẩy quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tình hình tội phạm hình sự cùng với các tệ nạn xã hội ở Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm của nó, các vụ án hình sự đều có diễn biến hết sức phức tạp đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho cá nhân, gia đình và xã hội Nguyên nhân của tình trạng trên, một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp

về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, cách làm ăn chụp giật luôn chạy theo lợi nhuận nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, những yếu kém trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung

và quá trình tố tụng hình sự nói riêng Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả và đồng thời có thể khắc phục được những hạn chế, yếu kém của công tác phòng và chống tội phạm thì việc chỉ ra vai trò của suy luận logic cũng như yêu cầu nắm vững suy luận logic và sử dụng chính xác và sáng tạo suy luận logic trong các giai đoạn của tố tụng hình sự là điều thiết thực nên làm

Vì những lý do trên và đồng thời muốn trình bày, phân tích rõ hơn những nội dung cơ bản của suy luận logic, để từ đó có thể chỉ ra vai trò, sự cần thiết của suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nên tôi quyết

định chọn vấn đề Suy luận logic và vai trò của nó trong các giai đoạn tố

tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

Trang 9

5

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có thể thấy lý thuyết về suy luận logic không có gì là mới lạ đối với chúng ta, nó đã được bàn tới khá nhiều trong các công trình, tài liệu logic học của các tác giả, các chuyên gia, các nhà giáo đầu ngành ở Việt Nam như: Nguyễn Đức Dân [4], Vương Tất Đạt [7], Phạm Đình Nghiệm [15], Bùi Thanh Quất [17], Nguyễn Gia Thơ [21], Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh Tuấn [31], Vũ Văn Viên [32], Trong những tài liệu, giáo trình này, các tác giả đã trình bày, phân tích khá đầy đủ và sâu sắc về những vấn đề của logic hình thức cũng như những nội dung cơ bản của suy luận logic Hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm về những vấn đề cơ bản của suy luận cũng như vai trò của suy luận đối với khoa học và đời sống, coi đó là nội dung trọng tậm khi nghiên cứu logic học Tuy nhiên, ở một vài điểm không căn bản thì giữa các tài liệu của các tác giả lại có chỗ chưa thống nhất với nhau Đáng chú ý hơn cả là cuốn giáo trình của tác giả Phạm Đình Nghiệm [15], khi quan niệm về cấu tạo của suy luận, tác giả cho rằng: suy luận gồm có hai thành phần là tiền đề và kết luận, trong khi đó phần lớn các tác giả còn lại đều cho rằng: suy luận gồm ba bộ phận là tiền đề, kết luận và cơ sở logic (các quy tắc) Mặt khác, cũng ở tài liệu này trong phần suy luận diễn dịch xuất phát từ tiền đề là phán đoán phức, tác giả đã đưa thêm một phương pháp logic hiện đại được sử dụng nhiều trong tin học và trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo gọi là

“hợp giải”, tức là phương pháp cho phép kiểm tra xem có thể rút ra được kết luận nhất định nào đó từ một tập hợp các tiền đề cho trước Mặc dù vậy, có thể thấy rằng toàn bộ các tài liệu, giáo trình của các tác giả kể trên, tuy không trực tiếp nói về vai trò của suy luận logic trong quá trình giải quyết vụ án hình

sự, nhưng chúng lại giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu lĩnh vực này, chúng có thể hỗ trợ một cách gián tiếp, giúp nảy sinh ý tưởng quý giá, chúng

có khả năng gợi mở, định hướng và cổ vũ mạnh mẽ cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài này

Trang 10

6

Không chỉ riêng logic hình thức mà khi bàn về suy luận, logic biện chứng cũng đề cập đến như là một phần nội dung cơ bản không thể thiếu

được Thuộc loại tài liệu giáo khoa kiểu như trên thì còn phải kể tới công trình

Nguyên lý logic biện chứng [13] của tác giả Liên Xô M.M Rôdentan Đây là

cuốn sách được Nguyễn Thành Dương dịch từ bản tiếng Nga, trong đó tác giả dành ra hẳn một chương để bàn về suy luận trong logic biện chứng Việc này đòi hỏi tác giả phải so sánh suy luận trong logic biện chứng với suy luận trong logic hình thức để từ đó chỉ ra điểm phân biệt giữa chúng Quan trọng hơn cả

là tác giả đã phân tích một cách rất sâu sắc về vị trí, vai trò của suy luận quy nạp và suy luận diễn dịch trong quá trình nhận thức Qua việc chỉ ra vai trò cũng như hạn chế của hai phương pháp này, tác giả đi đến khẳng định việc cần thiết phải kết hợp, bổ sung hai phương pháp nhận thức này với nhau và cả với các phương pháp khác nữa trong quá trình nhận thức Điều này rất có ý nghĩa đối với luận văn trong việc làm rõ vai trò của suy luận logic trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự Hơn thế, từ góc nhìn lôgíc học biện chứng tác giả đã chỉ ra khá nhiều đặc điểm của suy luận lôgíc hình thức mà các tài liệu thuần tuý lôgíc hình thức chưa chỉ ra được mà những điều này lại rất quan trọng đối với luận văn của chúng tôi

Bên cạnh đó, luận văn còn dựa trên những công trình, tài liệu nghiên cứu quan trọng thuộc lĩnh vực pháp lý, trong đó cần phải kể tới cuốn giáo

trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam [19] do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn làm

chủ biên Giáo trình này đã giới thiệu đến người đọc một cách đầy đủ, rõ ràng

và cụ thể nhất về trình tự, thủ tục ở từng giai đoạn của quá trình giải quyết vụ

án hình sự như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng cùng với những chứng cứ, bằng chứng thu thập được trong giai đoạn điều tra đã trở thành những tiền đề, cơ sở để cơ quan tố tụng có thẩm quyền tiến hành các bước suy luận logic nhằm đưa ra những phán quyết, kết luận chính xác nhất trong giải quyết vụ án hình sự

Ngày đăng: 22/11/2016, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2003), Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
2. Lê Cẩm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”", Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Lê Cẩm
Năm: 2004
3. Cao Minh Công (2014), Giáo trình logic học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình logic học đại cươ
Tác giả: Cao Minh Công
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2014
4. Nguyên Đức Dân (2007), Nhập môn lôgíc hình thức, Nxb ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn lôgíc hình thức
Tác giả: Nguyên Đức Dân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh
Năm: 2007
5. Conan Doyle (2013), Sherlock Holmes Toàn Tập, Nxb Văn học, Bản dịch Đặng Thư, Lê Quang Toản, Thiên Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sherlock Holmes Toàn Tập
Tác giả: Conan Doyle
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2013
6. Nguyễn Ngọc Duy (2013), Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và chỉ dẫn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Nxb Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và chỉ dẫn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự
Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 2013
7. Vương Tất Đạt (2012), Lôgíc học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lôgíc học đại cương
Tác giả: Vương Tất Đạt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2012
8. Bùi Kiên Điện (2012), Khoa học điều tra hình sự, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Khoa học điều tra hình sự
Tác giả: Bùi Kiên Điện
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2012
9. Nguyễn Như Hải (2007), Lôgic học đại cương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lôgic học đại cương
Tác giả: Nguyễn Như Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
10. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2013
11. Nguyễn Ngọc Hòa (2013), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
Năm: 2013
12. Phạm Mạnh Hùng (2014), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2014
13. M.M. Rôdentan (1962), Nguyên lý logic biện chứng, Nxb Sự thật. Bản dịch của Nguyễn Thành Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý logic biện chứng
Tác giả: M.M. Rôdentan
Nhà XB: Nxb Sự thật. Bản dịch của Nguyễn Thành Dương
Năm: 1962
14. Lê Thị Thanh Nga (2009), Logic quy nạp và vai trò của nó trong việc hình thành tri thức khoa học, Khóa luận tốt nghiệp ngành triết học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic quy nạp và vai trò của nó trong việc hình thành tri thức khoa học
Tác giả: Lê Thị Thanh Nga
Năm: 2009
15. Phạm Đình nghiệm (2005), Nhập môn logic học, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn logic học
Tác giả: Phạm Đình nghiệm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
16. Bùi Thanh Quất, Nguyễn Tuấn Chi (1994), Giáo trình lôgíc học hình thức, Đại học Tổng hợp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lôgíc học hình thức
Tác giả: Bùi Thanh Quất, Nguyễn Tuấn Chi
Năm: 1994
17. Bùi Thanh Quất, (1998), Giáo trình lôgíc học hình thức, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lôgíc học hình thức
Tác giả: Bùi Thanh Quất
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1998
18. Hà Thiên Sơn (1998), “Về phương pháp diễn dịch của Aritotle”, Tạp chí Triết học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp diễn dịch của Aritotle”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Hà Thiên Sơn
Năm: 1998
19. Hoàng Thị Minh Sơn (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Minh Sơn
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
Năm: 2013
20. Lê Doãn Tá, Tô Duy Hợp, Vũ Trọng Dung (2007), Giáo trình logic học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình logic học
Tác giả: Lê Doãn Tá, Tô Duy Hợp, Vũ Trọng Dung
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w