1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển ngành thủy sản việt nam hiện nay

65 678 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 629,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm qua thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và kế hoạch 5 năm 2001-2005 tại Đại hộiĐảng lần thứ IX, ngà

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội

từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và kế hoạch 5 năm 2001-2005 tại Đại hộiĐảng lần thứ IX, ngành thuỷ sản nỗ lực phát huy mọi nguồn lực vào đầu tư pháttriển ngành thuỷ sản và đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp không nhỏvào quá trình phát triển kinh tế đất nước Kim ngạch xuất khẩu đứng vị trí thứ 3(sau dầu thô, giày da), đóng góp cho ngân sách nhà nước lượng không nhỏ,s gópphần tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.Song hiện nay đứng trước thách thức lớn của ngành thuỷ sản là nguồn lợi hảisản đang ngày càng cạn kiệt mà nguồn lợi thuỷ sản xa bờ chưa được khai thác Đểgiữ được tốc độ phát triển cao như hiện nay, trong tiến trình hội nhập nền kinh tếthế giới có những khó khăn mới luôn đặt ra cho ngành thuỷ sản Vì vậy ngành thuỷsản cần có những bước đi mang tính chiến lược, thì đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷsản chính là hướng đi tất yếu của ngành thuỷ sản

Để có cái nhìn tổng quát và khách quan về vấn đề này, em lựa chọn đề tài

"

Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển ngành thủy sản Việt Nam hiện nay"

Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.

Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG

THUỶ SẢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010

Trang 2

Đề tài đã đi sâu xem xét tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước

ta trong thời gian qua và phương hướng trong những năm tới Từ đó có một số giảipháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói riêng và ngành thuỷsản nói chung, trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình nghiên cứu em đã được sự hướng dẫntận tình của cô giáo Th.S.Đào Thị Ngân Giang, qua đây em xin chân thành cảm ơn

cô giáo Mặc dù đã hết sức cố gắng tìm tòi nghiên cứu song thời gian và hiểu biếthạn chế, nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được

sự góp ý của các thầy cô giáo, để em có thể hoàn thiện đề tài của mình chặt chẽtrong lý luận và thiết thực trong thực tiễn

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1 Khái niệm, và đặc điểm của đầu tư phát triển

1.1 Khái niệm:

Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể

có những cách hiểu khác nhau về đầu tư

Theo nghĩa rộng: Đầu tư là sự “hy sinh” các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành

các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trongtương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó

Nguồn lực ở hiện tại có thể là: tiền, tài nguyên thiên nhiên, thời gian, sức laođộng và trí tuệ Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tàisản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năngsuất cao hơn trong nền sản xuất xã hội

Trong các kết quả đạt được trên đây những kết quả là các tài sản vật chất, tàisản trí tuệ và nguồn lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi,không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế Những kết quả nàykhông chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng

Theo nghĩa hẹp: Đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực

ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết trong tương lai lớn hơncác nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó

Phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp được gọi là Đầu tư phát triển Vậy đầu tư

phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồnnhân lực và tài sản trí tuệ để xây dựng nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trangthiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiệnchi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềmlực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực duy trì tiềm lực hoạt độngcủa các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm

và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội

Trang 4

Trên giác độ nền kinh tế đầu tư là sự hy sinh những giá trị ở hiện tại gắnliền với việc tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế Các hoạt động mua bán, phânphối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, không phải là đầu tư đốivới nền kinh tế.

Đầu tư có thể phân loại thành ba hình thức chính theo bản chất và lợi ích dođầu tư mang lại như sau:

Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc

mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất Đầu tư tài chính không tạo ra sản phẩmmới cho nền kinh tế quốc dân (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vựcnày) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư Vớihoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàngkhi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng Điều này khuyến khích người có tiền

bỏ ra đầu tư Để giảm độ rủi ro họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền.Đây là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển

Đầu tư thương mại: Là loại hình đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra để mua

hàng hoá và sau đó đem bán lại giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệchgiá khi mua và bán lại Loại hình đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới chonền kinh tế quốc dân (nếu không xét đến ngoại thươnng) mà chỉ làm tăng tàichính của người đầu tư trong quá trình mua bán hàng hàng hoá, chuyển giaoquyền sở hữu hàng hoá giữa người bán và người mua Tuy nhiên đầu tư thươngmại có tác dụng thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách nhànước, tăng tích luỹ cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nềnsản xuất xã hội nói chung

Ngoài ra có thể hiểu đầu tư theo quan điểm tái sản xuất mở rộng: Đầu tư làquá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra các năng lực sảnxuất, tạo ra các yếu tố cơ bản tiên quyết cho quá trình phát triển sản xuất Đây làhoạt động mang tính thường xuyên của mọi nền kinh tế và là cơ sở của mọi sự pháttriển, tăng trưởng kinh tế

Trang 5

1.2 Đặc điểm đầu tư phát triển

Từ sự phân tích ở trên, cho ta thấy bản chất của đầu tư phát triển nói riêng cónhững đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác ở những điểm sau:

Đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên việc quyết định đầu tư thường là quyết định tài chính

Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi dưới các hình thức khác nhau,nhưng vốn có thể xác định dưới các hình thức tiền tệ Vì vậy các quyết định đầu tưthường được xem xét các phương diện trong đó phương diện tài chính là quan trọngnhất Yếu tố tài chính sẽ cho ta thấy từ một dự án thì: tổn phí bao nhiêu, có khảnăng thực hiện không? Có khả năng thu hồi vốn không? Mức sinh lợi là bao nhiêu?Trên thực tế hoạt động đầu tư và các quyết định chi tiêu đầu tư thường được cânnhắc bởi sự hạn chế của ngân sách của (nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân) và luônđược xem xét khiá cạnh tài chính nói trên Nhiều dự án có thể khả thi ở nhữngphương diện khác (kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường) nhưng khôngkhả thi về mặt tài chính nên dự án cũng không được thực hiện được

Đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài, các nguồn lực vật tư, tiền, lao động cần được huy động lớn

Thời gian từ lúc tiến hành đầu tư cho đến khi các thành quả đầu tư phát huytác dụng thường kéo dài nhiều tháng, năm Do đó trong quá trình đầu tư phải huyđộng một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư,không tham gia vào quá trình chu chuyển, nên nó không sinh lợi cho nền kinh tế.Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển

Thời gian cần thiết để thực hiện một công cuộc đầu tư thường kéo dài

Quá trình vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi được vốn hoặc chođến khi thanh lý tài sản do vốn đầu tư tạo ra cũng thường kéo dài trong nhiều năm.Nên không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố về tựnhiên, xã hội, chính trị, kinh tế

Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiềunăm, có khi hàng trăm hàng nghàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn Điều này nóilên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển

Trang 6

Những thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽhoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên Do đó các điều kiện về địa lý địahình tại đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này củacác kết quả đầu tư.

Đầu tư phát triển là hoạt động mang tính rủi ro

Hoạt động đầu tư một mặt là sự đánh đổi lợi ích ở hiện tại và quá trình thựchiện diễn ra trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường trước hếtnhững thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính Do cáckết quả và hiệu quả của thành qủa đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tốkhông ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian

Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư phát triển đạt được hiểu quả kinh tế xã hộicao thì đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư

2 Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế

Từ việc xem xét khái niệm, đặc điểm của đầu tư phát triển , các lý thuyết kinh

tế, cả lý thuyết kinh tế kế hoạch hoá tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường đều coiđầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sựtăng trưởng Vai trò này của đầu tư phát triển được thể hiện ở những mặt sau:

2.1 Trên góc độ nền kinh tế của quốc gia

Trang 7

Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.

Đối với tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu

của toàn bộ nền kinh tế Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư ngắn hạn Khi tổngcung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng (đường Ddịch sang D’) kéo sản lượng cân bằng tăng theo từ Q0 đến Q1 và giá trị của các đầuvào của đầu tư tăng từ P0 đến P1, điểm cân bằng dịch từ E0 đến E1

Đối với tổng cung: Khi các thành quả đầu tư phát huy tác dụng, các năng

lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung ( đặc biệt là tổng cung dài hạn ) tăng lên(đường S dịch chuyển sang S’) kéo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1 lên Q2 và do đógiá giảm từ P1 xuống P2 Sản lượng tăng, giá giảm cho phép tiêu dùng tăng Tiêudùng tăng lại kích thích sản xuất phát triển mà sản xuất phát triển là nguồn gốc cơbản của để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội tăng thu nhập cho người lao động,nâng cao đời sống của mọi thành viên xã hội

Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu vàtổng cung của nền kinh tế có tác động làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù làtăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá

vỡ sự ổn định của nền kinh tế các quốc gia

Ví dụ, khi cầu các yếu tố của đầu vào tư tăng làm cho giá cả của hàng hoá cóliên quan tăng đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến lạm phát Đến lượt mình, lạmphát là yếu tố làm cho sản xuất đình trệ, đời sống người lao động gặp nhiều khókhăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triểnchậm Mặt khác tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuấtcủa các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp,nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội và tất cả các yếu tố này làmcho kinh tế phát triển

Đầu với việc tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước

Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là: tự nghiên cứu phát minh ra côngnghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài

Trang 8

đều cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư Mọi phương án đổi mới công nghệkhông gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là phương án không khả thi.

Mặt khác công nghiệp là trung tâm của công nghiệp hoá Đầu tư là điều kiệntiên quyết của sự phát triển và tăng cường khoa học công nghệ nước ta hiện nay.Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếuchúng ta không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh vàvững chắc

Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực tiễn của các nước trên thế giới cho thấy, để tăng trưởng kinh tế nhanhvới tốc độ 9% đến 10% thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh

ở mọi khu vực

Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mặt cân đối về pháttriển giữa các vùng lãnh thổ đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạngđói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế địa hình…củanhững vùng phát triển hơn làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển

Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế

Qua nghiên cứu của các nhà kinh tế người ta thấy rằng, muốn giữ tốc độ tăngtrưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được tư 15% đến 25% so với GDPtuỳ thuộc vào chỉ số ICOR của mỗi nước

Và từ đó suy ra:

Nếu như hệ số ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốnđầu tư Chỉ tiêu ICOR mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độphát triển kinh tế và cơ chế chính sách mỗi nước Thực tế cho thấy các vùng lãnhthổ cũng như phụ thuộc voạ kiệu quả của chính sách kinh tế nói chung Thông

ICORMức tăng GDP = Vốn đầu tư

ICOR =

GDPVốn đầu tư

Trang 9

thường ICOR trong nông nghiệp vẫn thấp hơn ICOR trong công nghiệp, ICORtrong giai đoạn chyển đổi cơ chế thường cao chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất.

2.2 Trên giác độ đơn vị kinh tế của đất nước

Đối với các cơ sở sản xuất-kinh doanh-dịch vụ: Đầu tư quyết định sự ra đời,

tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở Khi tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự rađời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết

bị Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư

Mặt khác sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ

sở này hao mòn, hư hỏng Để duy trì sự hoạt động bình thường cần phải sửa chữa,thay mới, mua sắm bổ sung các thiết bị mới thay thế cho các thiết bị cũ đã lỗi thời,cũng có nghĩa là phải đầu tư

Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không thể thu lợi cho bản thân mình)

đang tồn tại Để duy trì sự hoạt động ngoài tiến hành sửa chữa lớn theo định kỳ các

cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên Tất cả nhữnghoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư

3 Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển

3.1 Khái niệm vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển

Xem xét nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng, vốn đầu tư là tiền tích luỹ của

xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư vàvốn huy động của các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất

xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội

Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn

cho đầu tư phát triển nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.Nguồn vốn đầu tư bao gồm hai bộ phận cơ bản là nguồn vốn đầu tư trong nước vànguồn vốn đầu tư nước ngoài

3.2 Vốn trong nước

Nguồn vốn nhà nước:

Nguồn vốn ngân sách nhà nước:là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Nguồn vốn này thường được đầu tư

Trang 10

vào các lĩnh vực, địa bàn có khó khăn mà các nguồn vốn khác không muốn đầu tưnên nó có tính xã hội rất cao và cũng là nguồn vốn đóng vai trò thu hút các nguồnvốn khác.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:

Thay phải cấp phát vốn đầu tư trực tiếp cho đơn vị sử dụng, đây là nguồn vốncho vay tín dụng các chủ đầu tư có trách nhiệm phải hoàn trả sau khi dự án đầu tưhoạt động Nguồn vốn tín dụng nhà nước góp phần giảm tính bao cấp về vốn trongđầu tư và khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo địnhhướng chiến lược đất nước

 Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước

Đây là nguồn hết sức quan trọng vì các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Namđược xác định là thành phần chủ đạo nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế

và nắm giữ khối lượng vốn của nhà nước khá lớn

Nguồn vốn tư nhân

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tíchluỹ của các doanh nghiệp tư nhân và các hợp tác xã Đây là nguồn vốn đóng góp tolớn vào tổng quy mô của toàn xã hội, cần được huy động và khai thác triệt để

Tuy nhiên nguồn vốn ODA có tác dụng làm giảm sự phát triển kinh tế mất cânđối giữa các vùng kinh tế trong nước và giải quyết việc làm nâng cao đời sống nhândân, đồng thời làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn viện trợ từ nướcngoài là rất quan trọng cho sự phát triển bền vững và góp phần thúc đẩy thành công

sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Trang 11

Nguồn vốn FDI:

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm là việc tiếp nhận nguồnvốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận Nó thường đơn thuần mang tínhkinh doanh nhưng có tác đông khá lớn đến nền kinh tế vì nó thường mang theo cáccông nghệ mới, các quy trình quản lý tiên tiến vào các nước nhận đầu tư

Có thể thấy rằng FDI cung cấp nguồn vốn bổ sung cho nước chủ nhà để bùđắp sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước Hầu hết các nước đang phát triển tronggiai đoạn đầu cần vốn để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Thực tếcho thấy các nước trong khu vực ASEAN nhờ có FDI mà đã giải quyết được phầnnào khó khăn về vốn chiếm 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Bên cạnh đó FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy pháttriển các vùng kinh tế trọng điểm để tạo đà cho các vung kinh tế khác cùng pháttriển theo

Ngoài ra FDI là hình thức hợp tác đầu tư quốc tế do đó thông qua hình thứcnày Việt Nam có thêm điều kiện để mở rộng quan hệ quốc tế nâng cao vị trí của đấtnước trên trường quốc tế

3.4 Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn

Có thể nói rằng mối quan hệ gữa hai nguồn vốn trong nước và nguồn vốnnước ngoài là mối quan hệ biện chứng với nhau Khi một nước đang phát triển vấn

đề nan giải ngay từ đầu là thiếu vốn và dẫn tới sự thiếu thốn các thứ cần thiết khác

để phát triển kinh tế như công nghệ, cơ sở hạ tầng Do đó trong bước đầu cần phải

có “cú hích ban đầu” chính vì thế mà không thể không huy động nguồn vốn từ nướcngoài vào

Trang 12

Trước hết ta xem xét tác động nguồn vốn trong nước đối với nguồn vốn nướcngoài Nguồn vốn trong nước luôn giữ vai trò quyết định trong chiến lược phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia Quy mô và hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong nước lànhân tố cơ bản cho phát triển kinh tế, đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì đây làtiêu chí hàng đầu khi xem xét có đâu tư trực tiếp hay cho vay vốn hay không Bêncạnh đó nguồn vốn trong nước được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khi cơ sở hạtầng ngày một hiện đại đồng bộ thì hoạt động đầu tư càng thuận lợi thì dòng vốnchảy vào càng nhiều Mặt khác sự tăng trưởng kinh tế đất nước cơ bản bằng chínhnguồn vốn trong nước đã tạo uy tín với các nhà đầu tư quốc tế.

Nguồn vốn nước ngoài tác động trở lại đối với nguồn vốn trong nước, theođánh giá của các chuyên gia kinh tế tốc độ tăng GDP của nước ta trong năm 2007

là 8,5% Cùng với sự tăng trưởng kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còntạo ra khối lượng lớn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Đây là nguồngốc của tích luỹ vốn đầu tư trong nước Ngoài ra khu vực có vốn đầu tư nướcngoài sẽ mang lại kinh nghiệm quản lý, công nghệ điều này sẽ làm tính cạnhtranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài

Do vậy sự có mặt của nguồn vốn nước ngoài tính hiệu quả trong hoạt động của thịtrường Việt Nam được cải thiện và qua đó tác động tích cực đến nguồn vốn trongnước Tuy nhiên nếu đất nước phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài thìnền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ bị phụ thuộc và bị thao túng lũng đoạn từ cáctập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài

Từ mối quan hệ trên nhà nước ta phải có chính sách hợp lý trong thu hút vốn

và sử dụng giữa hai nguồn vốn này có hiểu quả cao nhất đạt được các mục tiêu kinh

tế đất nước đề ra

II LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN

1 Đặc điểm, vai trò của ngành thuỷ sản

1.1 Khái niệm về ngành thuỷ sản:

Ngành thuỷ sản là ngành kinh tế cấp I, bao gồm các hoạt động đánh bắt, nuôitrồng, chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ thuỷ sản có liên quan Là một

Trang 13

ngành kinh tế sinh học, được phân ngành thuộc ngành nông nghiệp, ra đời sớm vàđựơc nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong côngcuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Quá trình nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành trên các loại hình mặt nước ngọt,

lợ, mặn được khoanh nuôi Bên cạnh đó việc nuôi cấy nhân giống thuỷ sản cũngđược tiến hành song song với quá trình nuôi

Các hoạt động dịch vụ liên quan đến thuỷ sản như:

Dịch vụ mua, vận chuyển sản phẩm, cung ứng các loại vật tư cho công việcđánh bắt thuỷ sản trên biển, các tàu thường làm công việc đánh bắt đồng thờichuyên làm dịch vụ hỗ trợ đánh bắt thuỷ sản

Dịch vụ cung ứng con giống, thức ăn, vật tư kỹ thuật

1.2 Đặc điểm của ngành Thuỷ sản

Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc trưng gồm các lĩnh vực khai thác,nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại; là một trong những ngànhkinh tế quan trọng của đất nước Sản xuất kinh doanh thuỷ sản dựa trên khai thác cóhiểu quả, lâu bền nguồn lợi thuỷ sinh, tiềm năng các vùng nước Do vậy có mối liên

hệ ngành với sản xuất nông nghiệp, vận tải, du lịch, công nghiệp chế biến

Ngành thuỷ sản được xác định giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh

tế xã hội của Việt Nam Nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tàinguyên có thể tái sinh quan trọng của đất nước, những tài nguyên với tiểm năng cóthể đống góp lớn cho các mục tiêu lớn về tài chính , về công ăn việc làm và về dinhdưỡng Xét một cách tổng thể thì ngành thuỷ sản có những đặc điểm sau:

 Ngành thuỷ sản là ngành vừa mang tính nông nghiệp, công nghiệp, thươngmại lại vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên

 Ngành thuỷ sản là ngành có năng suất và hiểu quả lao động tự nhiên cao,

có tác dụng tái sản xuất mở rộng Có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất

đa dạng

 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất có liên quan đến việc sử dụng diện tíchmặt nước cũng như khai thác các sản phẩm có liên quan đến mặt nước Các sản

Trang 14

phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều người nhiều nơitrong và ngoài nước ưa chuộng

 Ngành thuỷ sản có khả năng thu hồi vốn nhanh có thể thu hoạch được sảnphẩm và tiêu thụ trong thời gian ngắn

 Ngành thuỷ sản là ngành có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượnglớn, tạo khả năng khai thác với quy mô lớn và con người có thể tái tạo nguồn tàinguyên này

1.3 Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế

Nước ta có ưu thế về biển, cuộc sống xã hội gắn chặt với sông nước Vì vậythuỷ sản nói chung, nghề cá nói riêng của nước ta là một ngành có truyền thống lâuđời Đó là ngành cung cấp chất dinh dưỡng và tạo mức an toàn thực phẩm cho conngười Các sản phẩm của thuỷ sản là những yếu tố quan trọng đối với sự an toàn vềlương thực, thực phẩm cho nhân dân

Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, từ chỗ là một bộ phận có tỷtrọng không lớn trong ngành nông nghiệp những năm của thập kỷ 80 Thuỷ sản đãtrở thành một ngành kinh tế quan trọng có tốc độ và quy mô phát triển ngày càngcao Xuất khẩu ngành thuỷ sản đã đóng góp vai trò đòn bẩy, tạo nên động lực pháttriển mạnh mẽ nền kinh tế nước ta Từ giai đoạn 2000 đến nay cùng với dầu thô,gạo, dệt may, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản luôn chiếm tỷ trọng cao Hiệnnay ngành thuỷ sản đã vươn lên đứng thứ 19 về tổng sản lượng, thứ 3 về kim ngạchxuất khẩu (sau dầu thô và giày da), thứ 5 về sản lượng nuôi tôm trên thế giới

Vai trò của ngành thuỷ sản được khẳng định trong nghị quyết của chính phủ(ngày15/6/2000) “ Một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” đó là: “Thuỷ sản là ngành sản xuất sản phẩm đạm

động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và xuất khẩu lớn, có khả năng trở thành ngành sản xuất có lợi thế lớn nhất của nền nông nghiệp Việt Nam Sản lượng thuỷ sản đạt 3 triệu đến 3,5 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, nâng kim ngạch xuất khẩu vươn lên hàng đầu trong khu vực Châu Á” Như vậy vai trò của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế có thể hiện dưới

những góc độ sau

Trang 15

Ngành thuỷ sản góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý và hiểu quả hơn.

Khi hoạt kinh tế chưa phát triển thì hoạt động đánh bắt thuỷ sản được xem như

là hoạt động chính của ngành thuỷ sản và được gắn liền với sản xuất nông nghiệp.Sau đó khi mà hoạt động kinh tế đã phát triển thì nhu cầu cuộc sống tăng lên, khoahọc kỹ thuật tiến bộ Ngư dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng-khai thácthuỷ sản, từ đó ngành thuỷ sản từng bước phát triển mạnh

Với đặc điểm đa dạng của ngành thuỷ sản như: nuôi trồng, khai thác, chế biến,

cơ khí tàu thuyền khai thác đã thu hút được nhiều lao động tham gia Đặc biệt làcác vùng nông thôn ven biển nghề chính là nghề nông thì một bộ phận nông dânkhông nhỏ đã chuyển sang tham gia vào quá trình sản xuất thuỷ sản Như vậy pháttriển thuỷ sản sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi không có việclàm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn ở nước ta theo hướng hợp lý và hiểu quả hơn

Ngành thuỷ sản sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Bảng 1: Xu t kh u th y s n qua m t s n mất khẩu thủy sản qua một số năm ẩu thủy sản qua một số năm ủy sản qua một số năm ản qua một số năm ột số năm ố năm ăm

Trang 16

Ngành thuỷ sản cung cấp các yếu tố đầu vào cho ngành công nghiệp

Với đặc thù sản phẩm của ngành thủy sản sẽ chóng phân huỷ sau khi khaithác, vì vậy sản phẩm thuỷ sản rất cần được bảo quản tốt và chế biến kịp thời thìmới đảm đựơc chất lượng và sản lượng Do đó ngành công nghiệp chế biến đối vớingành thuỷ sản rất quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau

Ngành thuỷ sản cung cấp các sản phẩm như cá, tôm, cua, rong vừa có thểtiêu dùng trực tiếp, vừa là nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến thuỷ sảnvới mục đích đa dạng các sản phẩm từ chế biến thuỷ sản như: nước mắm, đồ hộp Khai thác ngành chế biến thuỷ sản sử dụng tối đa sản lượng đánh bắt và nuôitrồng vào sản xuất thực phẩm và hàng xuất khẩu, thuận tiện trong lưu thông và đápứng được thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước

Với chính sách mở cửa, cho phép các thành phần kinh tế cùng tham gia tự dosản xuất kinh doanh chế biến thuỷ sản đã tạo ra thế mạnh tận dụng công nghệ truyềnthống, phân bố chế biến bám sát với cơ sở sản xuất, nhất là nơi sản xuất có quy mônhỏ nằm rải rác trong cả nước Sản phẩm tạo ra sẽ được lưu thông tự do trên thịtrường trong và ngoài nước với chủng loại đa dạng và phong phú

Ngành thuỷ sản sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho con người

Thực phẩm từ thuỷ sản chứa rất nhiều đạm cần thiết cho cơ thể con người.Theo thống kê lượng đạm từ thuỷ sản là 30% trong tổng chất dinh dưỡng từ sảnphẩm thuỷ sản Trong những năm qua đa phần sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ ởdạng tươi sống trong thị trường nội địa, một năm trung bình lượng sản phẩm tiêuthụ từ thuỷ sản là 11,5 kg/người dân Việt Nam Nếu so sánh con số này với cácnước trong khu vực thì nước ta còn thấp (Thái Lan 17 kg/người, Malaysia 15,6kg/người, Indonesia 14,8 kg/ người)

Quá trình cung cấp và tiêu thụ thuỷ sản giữa các vùng ở nước ta còn có sựchênh lệch ở vùng ven biển có tỷ lệ cao, còn ở các vùng núi thì tỷ lệ này còn thấp

Dự kiến dân số nước ta sẽ tăng thêm 1,2 triệu người vào năm 2010 do đó việc cungcấp thực phẩm từ thuỷ sản cho người dân sẽ phải tăng đến 15 kg/người trong mộtnăm, đòi hỏi ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò quan trọng trong vấn đề an toànlương thực cho người dân

Trang 17

Bên cạnh đó xu hướng tiêu dùng thuỷ sản trên thế giới ngày càng tăng, mộtmặt là do lượng đạm trong thuỷ sản cung cấp là khá lớn, với tình hình thực phẩmthức ăn chế biến từ gia cầm ngày có nguy cơ mang bệnh cao, nên xu hướng ngườitiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm từ thuỷ sản là điều tất yếu.

2 Đặc điểm đầu tư phát triển trong nuôi trồng thuỷ sản

Thuỷ sản là một nghề phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ, vìvậy hoạt động đầu tư phát triển trong ngành thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷsản nói riêng có đặc điểm khác biệt các hoạt động đầu tư các ngành khác

Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản có liên quan chặt chẽ đến vấn đề bảo vệ,tái tạo nguồn lợi thuỷ sản bảo vệ môi trường, phát triển xuất khẩu Vì thế quá trìnhđầu tư phát triển rất phức tạp, cần phải tổ chức và cơ chế quản lý đồng bộ, hoànchỉnh giữa các cơ quan quản lý nhà nước

Hoạt động đầu tư nuôi trồng thuỷ sản rộng khắp trên các vùng địa lý, tính chấtsản xuất phức tạp đa dạng do quy luật phát triển từng khu hệ động thực vật Mặtkhác nuôi trồng thuỷ sản khó quan sát vật nuôi một cách thường xuyên, rủi ro lớn,cho nên hoạt động đầu tư phát triển thuỷ sản đảm bảo được những yêu cầu:

Đầu tư phát triển trong nuôi trồng thuỷ sản phải đi đôi với bảo vệ và tái tạonguồn thuỷ sản, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái

Hoạt động đầu tư phát triển phải lấy hiểu quả kinh doanh làm động lực trựctiếp và lấy hiểu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản Kết hợp công nghệ truyền thốngvới công nghệ hiện đại Tập trung vào vấn đề chất lượng sản phẩm để đẩy mạnhxuất khẩu góp phần thực hiện chiến lược xuất khẩu trong phạm vi cả nước

Trong đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, quá trình tác động nhân tạo xen kẽ quá trìnhtác động tự nhiên, tức là thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất

Ví dụ một quy trình nuôi:

Chăm sóc

Thả con giống

Thu hoạch Cải tạo ao, đầm, ruộng

Trang 18

Trong một quy trình nuôi như vậy, có những giai đoạn không có tác dụng củaquy luật tự nhiên Từ đó sinh ra tính chất mùa vụ trong nuôi trồng thuỷ sản gây ranhiều phức tạp cho sản xuất, đặc biệt là điều kiện tự nhiên nước ta những năm gầnđây thiên tai, bão lụt thường xẩy ra ở nhiều nơi Do đó hoạt động đầu tư phát triểncần tính đến những yếu tố này để tránh những rủi ro thiệt hại có thể xẩy ra.

Quá trình sản xuất thuỷ sản phải tiếp xúc với cơ thể sống thuỷ sinh có đặc tínhsinh lý, sinh thái, quy luật phát triển và sinh trưởng riêng của từng loài khác nhaunên cần phải đầu tư vào nghiên cứu quy trình nuôi phù hợp với từng loài

Trong quá trình sản xuất thuỷ sản, chất lượng và số lượng sản phẩm thuỷ sản

dễ bị thất thoát sau thu hoạch Theo đánh giá của FAO tỷ lệ thất thoát sau thu hoạchluôn ở mức trên 20%, tập trung ở khâu xử lý, bảo quản, sơ chế, vận chuyển, bốc dỡ

và tiêu thụ sản phẩm Do vậy hoạt động đầu tư cần chú trọng làm thế nào để giảmđến mức tối thiểu tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch

Một số đối tượng nuôi trồng được giữ lại làm con giống cho quá trình sản xuấtsau Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự đầu tư vào quá trình chăm sóc, lựa chọn giốngriêng biệt và quan tâm đầu tư vào hệ thống sản xuất giống quốc gia nên số vốn chicho đầu tư vào lĩnh vực này khá lớn, đòi hỏi các chủ đầu tư phải phân tích, tính toánlựa chọn phương án đầu tư một cách thích hợp nhất, có hiểu quả cao phù hợp vớinăng lực sản xuất, tổ chức quản lý của mình

* Mặt khác sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao.

Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản đều đòi hỏi đầu

tư ban đầu tương đối lớn Trong hoạt động nuôi trồng, nếu không kể những hoạtđộng nuôi cá trong ao hồ có sẵn, nuôi cá ruộng, nuôi lồng ở suối thì hầu hết các hoạtđộng đầu tư nuôi thủy sản đều cần vốn như: đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quảthấp được chuyển đổi mục đích lớn như: đào ao thả cá trên đất canh tác hiệu quảthấp được chuyển đổi mục đích sử dụng; đầu tư cải tạo đầm nuôi thủy sản ở venbiển, cửa sông v.v… Trong hoạt động đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn đầu tư cải tạo đầmnuôi thủy sản ở ven biển, cửa sông v.v… Trong hoạt động đánh bắt, nhất là bắt xa

Trang 19

bờ đòi hỏi vốn đầu tư đóng mới tàu thuyền lên tới hàng tỷ đồng Nhu cầu đầu tư vốnban đầu tương đối lớn cho phát triển của các hoạt động kinh tế như trên là vượt quákhả năng tự tích lũy và đầu tư của từng chủ thể kinh tế trong ngành thủy sản, đặcbiệt là khả năng của các hộ Do vậy, để phát triển thủy sản, Nhà nước phải xây dựng

và thực hiện chính sách cho vay vốn theo các chương trình phát triển riêng củangành này như: cho vay trong chương trình khai thác xa bờ, tín dụng đầu tư xâydựng các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá theo quy hoạch v.v…

Sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tựnhiên nhất là điều kiện thủy văn, bão, lũ Đối với những nước như nước ta có bờbiển dài, diễn biến bão lũ phức tạp, nhiều trận bão lũ lớn đã gây thiệt hại nặng chonghề nuôi trồng thủy sản của cả một vùng hay một địa phương Trong nhiều trườnghợp, thiên tai có thể gây thiệt hại cả đến tính mạng của ngư dân, nhất là ngư dân làmnghề đánh bắt ngoài khơi Để hạn chế tối đa những hậu quả có thể gây ra do thiêntai và khắc phục hậu quả thiên tai nhằm nhanh chóng phục hồi sản xuất, cần chú ýnhững vấn đề chủ yếu là:

- Cần đầu tư các phương tiện thực hiện dự báo khí tượng thủy văn phát hiện vàcảnh báo sớm các thiên tai như bão biển, lũ lụt… cho ngư dân Xây dựng các vùngtránh bảo cho tầu thuyền đánh cá, xây dựng lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyênnghiệp để bảo vệ tài sản và tính mạng của ngư dân

- Ban hành và thực thi những chính sách ưu đãi cho các vùng, các hoạt độngkinh doanh nuôi trồng, khai thác hay chế biến của các chủ thể kinh doanh để khắcphục rủi ro hay thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển sản xuất.Bên cạnh đó hoạt động đầu tư phải đảm bảo những nguyên tắc của phát triểnbền vững nuôi trồng thuỷ sản, nghĩa là khai thác phải luôn gắn với quản lý, duy trì

cơ sở nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ sinh thái Đảm bảo sự công bằng trong một thế hệ,đáp ứng các nhu cầu của con người trong thế hệ hiện tại và mai sau

Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn phụ thuộc vào những yếu tố hết sức biến độngnhư thu nhập do hoạt động đầu tư mang lại, lãi vay ngân hàng, thuế, môi trường

Trang 20

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Ở VIỆT NAM

I CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở NƯỚC TA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

1 Các nhân tố ảnh hưởng đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản

1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý nước ta

Đất nước ta trải dài trải dài theo chiều dọc trên 13 vĩ độ Bắc kề sát biển Đông(bờ biển Móng Cái-Quảng Ninh) tới Hà Tiên-Kiên Giang với 3260 km bờ biển, 112cửa sông lạch Bờ biển nước ta bao gồm nội hải, lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền,vùng tiếp giáp và thềm lục địa , hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Với vùng biển rộng lớn, có nhiều con sông lớn nhỏ đã tạo nên những vùng sinhthái khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thuỷ sản ở nước ta Theo thống

kê của bộ thuỷ sản diện tích nuôi trồng các loại mặt nước đến năm 2006 như sau:

Bảng 2: Di n tích các lo i hình m t nện tích các loại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước nuôi trồng thuỷ sản c nuôi tr ng thu s n ồng thuỷ sản ỷ sản ản qua một số năm 2000_2006

2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ

2006

TỔNG SỐ 641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 952,6 984,4 Diện tích nước mặn, lợ 397,1 502,2 556,1 612,8 642,3 661,0 679,2

Nuôi cá 50,0 24,7 14,3 13,1 11,2 10,1 16,6 Nuôi tôm 324,1 454,9 509,6 574,9 598,0 528,3 530,9 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 22,5 22,4 31,9 24,5 32,7 122,2 131,4 Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,5 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4 0,3

Diện tích nước ngọt 244,8 253,0 241,6 254,8 277,8 291,6 305,2

Nuôi cá 225,4 228,9 232,3 245,9 267,4 281,7 294,8 Nuôi tôm 16,4 21,8 6,6 5,5 6,4 4,9 5,5 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 2,2 0,5 0,4 1,0 1,1 1,6 1,5 Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,8 1,8 2,3 2,4 2,9 3,5 3,4

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 3: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 phân theo vùng sinh thái

Trang 21

Vùng sinh thái

Diện tích tiềmnăng(ha)

Diện tích có khả năngnuôi (ha)

Diện tích đã nuôiDiện tích

(ha)

Tỷ lệ sử dụng so với tiềm năng(%)

Nguồn: Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ1999-2010

Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua đã phát triển ở cả loại hình mặt nước: lợ,mặn, ngọt đang mở rộng vươn ra biển, với tốc độ nhanh bình quân tăng 4% đến 5%/năm Theo số liệu thống kê năm 2006, diện tích các loại mặt nước đã sử dụng chiếm37% diện tích tiềm năng Trong đó mặt nước ao, hồ nhỏ đã sử dụng quá ngưỡng antoàn sinh thái, riêng phần sử dụng nuôi trên ruộng trũng và mặt nước lớn có thể pháttriển thêm vì hiện nay chỉ mới sử dụng được 27% diện tích tiềm năng Diện tích sửdụng mặt nước vùng triều tính đến năm 2006 sử dụng 44% so với diện tích tiềmnăng, tại một số địa phương tỷ lệ này còn cao hơn và đang có xu hướng gia tăng.Việc phát triển nuôi trồng ở các vùng triều hiểu quả còn chưa cao

Dưới góc độ vùng sinh thái, ta thấy vùng Trung du miền núi có diện tích tiềmnăng so với tiềm năng khá lớn (39%), nhưng xét về số tuyệt đối thì đồng bằng sôngCửu Long có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn cả, đem lại sản lượng chủ yếucho ngành thuỷ sản nước ta

Bên cạnh đó nước ta có 3260 km bờ biển với nồng độ muối mặn rất thích hợp

để phát triển ngành thuỷ sản với nhiều hải sản quý, ở bán đảo Cà Mau Việt Namđược đánh giá là vùng nuôi tôm sinh thái lớn nhất thế giới Dự kiến diện tích nước

lợ có thể đưa vào nuôi tôm có thể đạt trên 500.000 ha trong đó có trên 100.000 ha

có thể nuôi công nghiệp

Khí hậu, thuỷ văn:

Trang 22

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới Đông nam á, kéo dài từ khoảng 15 vĩ độ

từ 8030’ đến 23022’ Nên khí hậu chịu ảnh hưởng của cả đại dương (Thái BìnhDương) và lục địa do đó biểu hiện đặc trưng khí hâu là nhiệt đới gió mùa.Cùng với

sự chi phối của chế độ nhiệt đới gió mùa, chế độ mưa nhiệt đới đã ảnh hưởng đếncác vùng trong cả nước tạo nên nét đặc trưng khí hậu ở mỗi vùng Nét đặc trưngnày đã tạo ra sự đa dạng các loài thuỷ sản và các loại hình

Miền Bắc: nhiệt độ trung bình từ 22.30c đến 23.60, lượng mưa trung bình 1500đến 2400 mm, tổng số giờ nắng 1650->1750 giờ/mỗi năm Vùng biển miền bắcthuộc khu vực nhật triều với biên độ tư 3,2-3,6m thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản

Miền Trung: Nhiệt dộ trung bình từ 22.50c đến 27.50 nên mưa tập trung vàocuối năm thường vào tháng 9->11 Nắng nhiều 2300-3000 giờ/năm Chế dộ thuỷtriều gồm nhật triều và bán loại nhật triều Khu vực miền trung có nhiều đầm pháthích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản ở các loại hình: mặn, lợ, ngọt.Tuy nhiênmiền trung là nơi xảy ra nhiều bão, lũ lụt và hạn hán, nên gây nhiều khó khăn chocông việc khai thác hải sản biển

Miền nam: Khí hậu ở đây mang tính xích đạo, nhiệt độ trung bình tư 22,70cđến 28,70c mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, vùng có chế độ bán nhật triềubiên độ từ 2,5->3m Do đó với đặc điểm khí hậu vùng thì sẽ tạo điều kiện cho môhinh nuôi tôm, cá ở lồng bè có giá trị kinh tế cao

Bên cạnh đó Việt Nam có trên 50 con sông lớn nhỏ trong cả nước với lưulượng chảy ra biển 700-800 tỷ m3 trong đó phần lớn dòng chảy là của sông Hồng vàsông Cửu Long Với điều kiện tự nhiên của nước ta rất thuận lợi cho đầu tư pháttriển thuỷ sản

Nguồn giống loài thuỷ sản

Đất nước ta có các loài sinh vật rất đa dạng và phong phú bao gồm:

Nguồn lợi cá nước lợ, mặn: theo thống kê hiện nay có 185 loài chủ yếu Một

số loài có giá trị kinh tế cao như: cá song, cá hồng, cá giò, cá bớp, cá tra, cábasa đã được đưa vào nuôi trồng

Nguồn lợi cá nước ngọt: Hiện nay nước ta có trên 544 loài trong 18 bộ, 57 họ,

Trang 23

228 giống Với sự đa dạng về giống phong phú về chủng loại, được đánh giá có giátrị kinh tế cao

Nguồn lợi tôm: Thống kê có 16 loài chủ yếu là tôm sú, tôm cang xanh, tôm he,

tôm hùm

Nguồn lợi nhuyễn thể: chúng ta có một số loại có giá trị kinh tế như: tray, hầu,

ngao, ốc đang tiến hành nuôi trồng

Như vậy nguồn lợi thuỷ sản nước ta rất phong phú và có giá trị, tuy nhiênlượng phân bố không đều nằm rải rác và phân tán Đặc điểm chung là biến độngtheo mùa nên cần có quy hoạch đầu tư, thiết kế các vùng nuôi trồng thuỷ sản mộtcách hợp lý hơn trong thời gian tới

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Lao động

Dân số nước ta đông trên 80 triệu dân với phần lớn là lao động nông nghiệp,nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù sáng tạo có khả năng tiếp thu nhanhnhững cái mới nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng Giá cả sức lao động ởnước ta tương đối rẻ so với các nước trong khu vực Tuy nhiên lao động trong lĩnhvực thuỷ sản chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ văn hoá thấp, hầu hết chưađược qua trường lớp đào tạo nào

Bên cạnh đó lao động kỹ thuật: toàn ngành hiện mới chỉ có hơn 90 tiến sỹ,4.200 kỹ sư, 5.000 trung cấp và 14.000 cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Thêm vào đó

là một bộ phận ngư dân hiện nay do thiếu vốn để đầu tư đánh bắt thuỷ sản xa bờ nên

đã chuyển sang đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trong nhiều năm qua ngư dân đã tích luỹnhiều kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, góp phần nâng cao hiểu quả sản xuất vàthực hiện thắng lợi chương trình nuôi trồng phát triển thuỷ sản

Khoa học công nghệ

Theo chủ trương chính sách của Đảng, tại văn kiện đại hội đại biểu toàn quôcĐảng lần thứ IX,về định hướng khoa học công nghệ trong thời kỳ CNH-HĐH, hoạtđộng công nghệ ngày càng quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản

Trang 24

Từ năm 2000 đến nay các cơ quan khoa học thuộc bộ thuỷ sản đã triển khai 5

đề tài độc lập cấp nhà nước, đó là: chọn giống chất lượng cao, bệnh tôm, sản xuấtcua biển, nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển quần đao Trường Sa, lưu giữ nguồngen giống thuỷ sản nước ngọt Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế các Viện và trung tâm

đã xây dựng xong 18 dự án đề tài khoa học

Như vậy vai trò khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản là rất to lớn trong

sự phát triển của ngành, các ứng dụng khoa học vào sản xuất ngày càng nhiều và đãđạt những thành tựu tốt

Chính sách của nhà nước:

Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản Sựquan tâm này được thể hiện qua những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất.Ngày 11/1/2006 Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Quy hoạch tổng thể pháttriển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những chínhsách về: Sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản,Chính sách đầu tư, chính sáchthuế Hướng chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vữnggắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nuôi trông thuỷ sản cần từng bước hiện đạihoá, hướng mạnh vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nuôi biển đồng thờiphát triển nuôi trồng nước ngọt, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu

và chú trọng nuôi trồng thuỷ sản khác

Việt Nam có lợi thế so sánh trong việc đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản sovới các nước trong khu vực và trên thế giới, nếu được đầu tư đúng mức cho thuỷsản thì ngành thuỷ sản có thể là một trong ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

2 Sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản

Qua việc phân tích những điều kiện về tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và vaitrò của ngành thuỷ sản, có thể cho chúng ta thấy được sự cần thiết của việc pháttriển tăng cường đầu tư phát triển vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản nhằm tận dụngđược các nguồn lực, phát huy khả năng vốn có và lợi thế so sánh của ngành thuỷsản nước ta Sự cần thiết đó được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, Tận dụng tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản, giảm áp lực khai thác hải

Trang 25

Ngành thuỷ sản nước ta nhìn chung đã khai thác tới trần thậm chí có một sốvùng đã khai thác quá giới hạn cho phép Điều này làm ảnh hưởng lớn đến vấn đềbảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học trong nghề cá Tại hội nghịKyoto_1992 về “ Sự đóng góp bền vững của nghề cá vào sản xuất thực phẩm”, hộinghị các bộ trưởng thuỷ sản ở Roma_1999 đã nhấn mạnh: Đầu tư nuôi trồng khaithác thuỷ sản là phương hướng bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh họctrong nghề cá, là vấn đề đang được sự quan tâm của các quốc gia và các tổ chức bảo

vệ môi trường Hiệu quả và tính bền vững của nuôi trồng thuỷ sản luôn đi liền vớiviệc ngăn chặn và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên bị khai thác cạn kiệt

Thứ hai, nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm cho tiêu dùng, hàng hoá xuất khẩu và nguyên liệu chế biến xuất khẩu

Thực tế mức tiêu dùng của nước ta đối với các loại thuỷ sản ước tính chiếm50% về tiêu dùng thực phẩm chứa Protein, riêng cá cung cấp khoảng 8kg/người/năm trong đó cá nuôi chiếm 30% Những năm tới xu thế đời sống nhândân ngày một nâng cao thì nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sẽ tăng

Điều đáng quan tâm là ngày nay nhân dân có xu thế sử dụng thực phẩm cóhàm lượng chất béo ít hơn Do đó cá và các sản phẩm thuỷ sản sẽ chiếm phần quantrọng, nhất là sản phẩm hải sản tươi sống, cung cấp tại chỗ rất được ưu chuộng.Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành thuỷ sản, đến năm 2010 tổngsản lượng thuỷ sản đạt trên 3,5 triệu tấn/ năm, trong đó ưu tiên cho xuất khẩukhoảng 40% Theo số liệu của FAO sản phẩm thuỷ sản dành cho chăn nuôi 30% sốcòn lại sẽ dành cung cấp thực phẩm cho con người, ước tính của FAO hiện nay bìnhquân trên thế giới 13,4 kg/người, ở các nước phát triển là 27 kg/người thì ở nước tachưa đáp ứng được Vì vậy đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản để cung ứng sốlượng thiếu hụt đó

Bên cạnh đó sản phẩm xuất khẩu của ngành thuỷ sản của Việt Nam ngày càngđược ưu chuộng ở nhiều nước trên thế giới và khu vực Năm 2003 nước ta đã xuấtkhẩu sang trên 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đến 20037 đã xuất khẩu đến

Trang 26

trên 130 nước và vùng lãnh thổ Điều đáng quan tâm là trong hàng xuất khẩu thuỷsản thì tỷ trọng nhóm hàng tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm ngày càng cao, cácđối tượng khác như: nhuyễn thể, cá hồng, cá basa, da trơn, baba, lươn, ếch xuấtkhẩu sống, trê phi đông lạnh Hiện nay đang được ưu thích ở một số thị trường như

Mỹ, EU, Nhật Bản và có xu hướng nhu cầu ngày càng tăng Dự kiến đến năm 2010

cơ cấu sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất sang các thị trường này sẽ là Nhật Bản25%, Bắc Mỹ là 20%-22%, EU là 18%-22%, Châu Á (kể cả Trung Quốc) là 20%-22%, thị trường khác 8%-10%

Thứ ba, Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần phát triển kinh tế

xã hội

Với đặc thù dân số đông, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển, biên giới, hảiđảo trình độ dân trí chưa cao, dân số hàng năm ngày càng có tỷ lệ gia tăng cao,lượng lao động dư thừa Bên cạnh đó thực tế cho thấy một bộ phận ngư dân làmnghề khai thác thuỷ sản ven bờ, nguồn lợi khai thác ngày càng cạn kiệt nên từngbước chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản Như vậy đầu tư phát triển nuôi trồng thủysản góp phần làm chuyển đổi cho cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thunhập, cải thiện mức sống cho nông dân ven biển, góp phần xây dựng trật tự xã hội

an ninh nông thôn vùng biển, biên giới hải đảo

Thứ tư, Xu hướng đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trên thế hiện nay là đẩy nhanh tốc độ gia tăng sản lượng nuôi thuỷ sản so với sản lượng khai thác

Hiện nay các nước Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan có giá trị xuất khẩuthuỷ sản lớn, đây cũng là những nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn Cácnước châu Á coi trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, là khu vực nuôi trồng thuỷ sảnchính của thế giới Các nước đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm cung cấpthực phẩm chứa đạm cho nhu cầu tiêu dùng của con người, đảm bảo an ninh thựcphẩm, theo hướng nuôi bằng hình thức công nghiệp để nâng cao năng suất và sảnlượng các đối tượng nuôi để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

Qua phân tích trên, ta có thể thấy được nuôi trồng thuỷ sản là một nghề cólợi và sẽ phát triển, nuôi trồng thuỷ sản đã được chú ý đầu tư phát triển ở nước tatrong thời gian qua Tuy nhiên với tiềm năng to lớn như vậy, đầu tư phát triển

Trang 27

thuỷ sản nước ta chưa tương xứng và cần thiết phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữatrong thời gian tới.

II TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM

1 Tình hình thu hút vốn đầu tư thuỷ sản giai đoạn 2000-2006

1.1 Vốn đầu tư ngành thuỷ sản so với tổng vốn đầu tư cả nước

Bảng 4: Vốn đầu tư nhà nước cho ngành thuỷ sản so với vốn đầu tư toàn xã hội

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn:Số liệu thống kê – Tổng cục thống kê.

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành thuỷ sản trong thời gian qua

có được sự quan tâm đầu tư đúng mức và trở thành một trong những ngành kinh tếmũi nhọn của đất nước Vốn đầu tư vào ngành thuỷ sản tăng lên rõ rệt

Theo số liệu trên ta có tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2004 là 139831 tỷđồng thì vốn đầu tư cho thuỷ sản là 491 tỷ đồng, chiếm 0,35% so với vốn đầu tư cảnước; nhưng đến năm 2006 vốn đầu tư cho toàn xã hội 185100 tỷ đồng trong đóngành thuỷ sản có vốn đầu tư là 856 tỷ đồng chiếm 0,46% Như vậy vốn đầu tư chongành thủy sản đã không ngừng tăng lên điều này phản ánh ngành thuỷ sản đangngày càng được sự quan tâm của nhà nước

Tuy vậy cơ cấu vốn đầu tư hiện nay cho ngành thuỷ sản so với tổng vốn đầu tưtổng xã hội với tỷ lệ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng mà ngành thuỷ sảnnước ta hiện có Do đó trong thời gian tới Bộ thuỷ sản cần phối hợp với Bộ đầu tưvạch ra chiến lược cụ thể trong thu hút vốn đầu tư phát triển thuỷ sản cũng nhưtrong cơ cấu vốn đầu tư cho thuỷ sản so với vốn đầu tư cả nước để phát huy mọi lợithé của ngành thuỷ sản

1.2 Vốn đầu tư cho thuỷ sản so với vốn đầu tư ngành nông nghiệp

Bảng 5: Vốn đầu tư cho thuỷ sản so với vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 28

2004 2005

Sơ bộ 2006

Nguồn:Số liệu thống kê – Tổng cục thống kê

Chúng ta thấy rằng vốn đầu tư phát triển cho thuỷ sản chiếm tỷ trọng ngàycàng tăng lên trong tổng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp nước ta Hiện nay nước

ta xuất khẩu nông sản dứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan, riêng lĩnh vực thuỷ sảnchúng ta là một trong 5 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu Đây là kết quả củacông cuộc đầu tư hợp lý trong những năm qua, mà bước đột phá từ năm 2003 đếnnay, tỷ lệ vốn đầu tư cho thuỷ sản trong năm 2004 chỉ chiếm 5,26% vốn đâu tư chongành nông nghiệp, thì đến năm 2006 tỷ lệ này đã là 7,40% Qua đây cho ta thấyngành thuỷ sản đang dần khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế đất nướctrong quá trình thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần nền kinh tế vào ngành

2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ sản

2.1 Đầu tư phát triển theo nguồn vốn đầu tư

Trang 29

Bảng 7: Ngu n v n ồng thuỷ sản ố năm đầu tư phát triển trong 2 giai đoạn ngành thuỷ sản ư u t phát tri n trong 2 giai o n ng nh thu s n ển trong 2 giai đoạn ngành thuỷ sản đ ại hình mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ành thuỷ sản ỷ sản ản qua một số năm

Chỉ tiêu

Vốn (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Vốn (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Vốn (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Vốn (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Vốn (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Trang 30

Qua biểu bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn đầu tư cho thuỷ sản tăng lên rõ rệtnếu trong năm 2002 tổng vốn đầu tư 234,1 tỷ đồng thì đến năm 2006 số vốn này đãtăng lên 820,2 tỷ đồng tức là gấp hơn 4 lần Điều này cho thấy ngành thuỷ sản đãquán triệt chủ trương đường lối của Đảng về phát huy nội lực trong đầu tư pháttriển Vốn đầu tư phát triển ngành chủ yếu là nguồn vốn trong nước (chiếm từ97,1% đến 97,9 tổng mức vốn đầu tư) trong đó nguồn vốn huy động trong nhân dân(chiếm từ 61,3% đến 63,4% tổng vốn đầu tư)

Kết quả này phản ánh ngành thuỷ sản đã đánh giá đúng vai trò của nguồn vốnhuy động từ dân cư cho đầu tư phát triển Tuy nhiên xét về cơ cấu vốn đầu tư pháttriển thì nguồn vốn đầu tư do ngân sách nhà nước cấp còn hạn chế (chỉ chiếm13,8% đến 14,6% tổng mức đầu tư) chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò củangành thuỷ sản

Bên cạnh đó tuy ban đầu việc huy động vốn trong dân cư đã có kết quảsong tỷ lệ huy động như vậy còn thấp so với tiềm năng của người dân Tình hình

đó đòi hỏi các cơ quan quản lý của ngành phải cụ thể hoá bằng luật khuyến khíchđầu tư trong nước và luật khuyến khích đầu tư nước ngoài Cần xây dựng chínhsách ưu đãi khuyến khích đầu tư trong: nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt khai tháchải sản xa bờ, chế biến thuỷ sản và xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá nhằm thu hútmọi nguồn lực trong-ngoài nước cho đầu tư phát triển ngành, trong đó nguồn vốntrong nước luôn giữ vị trí quan trọng mà chủ yếu là vốn huy động từ dân cư và cácthành phần kinh tế

Mặc dù trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách mởcửa kêu gọi đầu tư nước ngoài vào nước ta, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụngnhiều nhân công lao động như ngành thuỷ sản Nhưng tổng vốn đầu tư nước ngoàivào lĩnh vực thuỷ sản còn hạn chế (chỉ chiếm 2,1% đến 2,9%) Điều này cho thấyđầu tư vào lĩnh vực thuỷ sản chưa thật hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài,cũng như khả năng thu hút vốn của nước ta từ bên ngoài vào cho đầu tư phát triểnngành thuỷ sản chưa có hiệu quả, chúng ta chưa giới thiệu hết tiềm năng phát triểnngành thuỷ sản của đất nước với các nhà đầu tư nước ngoài Trước tình hình đó đặt

Trang 31

ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu, tìm hiểu các tiêu chí và những điều kiện,nguyên vọng của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực này là gì? Đểchúng ta ngày càng cải thiện môi trường đầu tư trong nước ngày một hấp dẫn hơnđối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời xây dựng chính sách tạo điều kiện cho đầu

tư trực tiếp của nước ngoài vào tất cả mọi lĩnh vực của ngành trong thời gian tới

2.2 Đầu tư theo lĩnh vực

Bảng 8: Tình hình v n ố năm đầu tư phát triển trong 2 giai đoạn ngành thuỷ sản ư u t cho thu s n theo l nh v c ỷ sản ản qua một số năm ĩnh vực ực

Chỉ tiêu

Mức tăng (%)

Số vốn(tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Số vốn(tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Báo cáo tổng kết đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2001-2006 của Bộ thuỷ sản

Từ chủ trương của Đảng và nhà nước ta về công nghiệp hoá-hiện đại hóađất nước trong mọi lĩnh vực trong nền kinh tế Ngành thuỷ sản đã tập trung đầu

tư vào 3 chương trình trọng điểm mang tính chiến lược của ngành đó là: khaithác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Có thể nhận thấy rằng lĩnh vựckhai thác thuỷ sản là lĩnh vực lâu đời nhất nước ở nước ta xét trong ngành thủysản, lĩnh vực này đang được đầu tư mạnh Trong thời kỳ 1996-2000 tổng vốnđầu tư cho khai thác thuỷ sản là 902,02 tỷ đồng chiếm 31,88% đứng vị trí thứnhất trong tổng vốn đầu tư cho toàn ngành, sang thời kỳ 2001-2006 tuy tỷ lệvốn đầu tư chỉ đứng thứ hai sau chế biến thuỷ sản nhưng tỷ trọng vốn đầu tưcho lĩnh vực này vẫn chiếm khá lớn trong vốn đầu tư toàn ngành thuỷ sản tronggiai đoạn này và sẽ giữ vững xu hướng này

Tuy nhiên trong thời kỳ 2001-2006 chế biến thuỷ sản đang được ưu tiên đầu tưhơn các lĩnh vực khác với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với vốn đầu

tư 2.727,31 tỷ đồng, đứng vị trí thứ nhất so với tổng vốn đầu tư toàn ngành, tăng

Trang 32

365,85% so với vốn đầu tư cho lĩnh vực này giai đoạn 1996-2000 Chú trọng đầu tưvào các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản chỉ dừng lại ở mức độ sảnxuất nhưng chưa hướng tới đầu tư cho thị trường đầu ra, mà chủ chủ yếu là thịtrường nội địa va xuất khẩu Vì vậy trước yêu cầu đó ngành thuỷ sản đã đầu tư cholĩnh vực hậu cần dịch vụ và tìm kiếm thị trường đầu ra với mức vốn tăng lên đáng

kể, nếu thời kỳ1996-2000 là 321,24 tỷ đồng thì trong giai đoạn 2001-2006 là1.479,24 tỷ đồng, tỷ lệ vốn tăng giữa hai thời kỳ này là 460,49% Điều này đã gópphần nâng cao hiểu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm sau khi khai thác và chếbiến, nâng giá trị sản phẩm khi xuất ra thị trường tiêu dùng và xuất khẩu

2.3 Đầu tư theo các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản

Bảng 9: Tổng hợp vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2001-2006

Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản

giai đoạn 2001-2006 Bộ thuỷ sản

Trong những năm qua ngành thuỷ sản đã đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sảntheo các đối tượng, đã góp phần làm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế nông thôn vàcác vùng ven biển tạo việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống cho ngư dân Từbiểu bảng trên ta thấy rằng từ 2001-2006 nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnhtrên phạm vi toàn quốc trên tất cả các dạng mặt nước: nước mặn, nứơc lợ, nướcngọt, ở các khu vực thuỷ nội địa với mục tiêu đảm bảo an ninh thực phẩm tạo nguồnhàng xuất khẩu đảm bảo nguyên liệu cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, giải

Ngày đăng: 18/01/2015, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w