Giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển ngành thủy sản việt nam hiện nay (Trang 59)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN

4.Giải pháp về nhân lực

Nhu cầu lao động trong ngành thuỷ sản sẽ tăng nhanh với nhịp độ trên 2,65% trên một năm, chủ yếu trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và hậu cần dịch vụ. Lao động khai thác hải sản phải giảm để tăng tính hiểu quả thương mại, vì lượng lao động khai thác gần bờ lớn nên lực lượng này sẽ chuyển một phần sang khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực gồm cán bộ khoa học kỹ thuật có trình đội giỏi. Do đó chúng ta cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại các trường đại học, trung học và sau đại học về lĩnh vực thuỷ sản để bù đắp sự thiếu hụt của cán bộ kỹ thuật hiện nay, bên cạnh đó cần mở những lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng cho bà con nông dân ở những vùng có tiềm năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản...

Dự kiến đến năm 2010 chúng ta sẽ đào tạo được khoảng 2000 cán bộ có trình độ đại học, 6000 kỹ thuật viên trung cấp, 200 thạc sĩ và 50 tiến sĩ, tại các trường đại

học có chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản mà đứng đầu là Đại học thuỷ sản Nha Trang. Cần hợp tác với các trường Đại học Quốc tế về đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ về nuôi trồng thuỷ sản theo từng lĩnh vực để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ sư hiện nay của nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Từ quá trình nghiên cứu trên, chúng ta thấy được tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua ở nước ta và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành thuỷ sản trong thời gian tới. Với tiềm năng và nguồn lợi thuỷ sản cũng như vị trí địa lý thuận lợi nước ta. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho nước ta phát triển ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Phát huy thế mạnh sẵn có của ngành đối với quá trình phát triển nền kinh tế đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Thực tế đã cho thấy đầu tư phát triển ngành thuỷ sản nói chung và riêng nuôi trồng thuỷ sản trong như năm qua đã thu được những kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Kết quả phát triển mạnh mẽ này phải kể đến sự nỗ lực của mọi doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, cộng đồng dân cư, các tổ chức có thẩm quyền trong việc đưa ngành thuỷ sản phát triển và hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số điều như: mức vốn đầu tư cho thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng của ngành, trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản chưa được đầu tư quy hoạch tổng thể nhiều nơi còn mang tính tự phát, đặc biệt là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành. Điều này dẫn tới tình trạng quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tràn lan chưa hợp lý, nhu cầu con giống cho sản xuất chưa đủ, một số cơ sở sản xuất chế biến vẫn còn phải vận hành dây chuyền công nghệ lạc hậu từ 20 năm về trước của thế giới...Vì vậy trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước và mọi thành phần kinh tế, trong quá trình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái và đưa ngành thuỷ sản dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển ngành thủy sản việt nam hiện nay (Trang 59)