II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở VIỆT NAM 1 Tình hình thu hút vốn đầu tư thuỷ sản giai đoạn 2000-
2. Cơ cấu nguồnvốn đầu tư phát triển thuỷ sản
2.4 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo vùng kinh tế
Bảng 10: Vốn đầu tư cho thuỷ sản theo vùng kinh tế giai đoạn 2002-2006 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Vùng kinh tế 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng 234,1 100 330,8 100 456,9 100 622,4 100 820,2 100
Miền núi phía Bắc 5,9 2,5 7,3 2,2 9,00 2,00 11,2 1,8 13,7 1,7
Đồng bằng Bắc Bộ 47,1 20,1 67,2 20,3 92,8 20,3 112,3 18 114,6 14
Miền Trung 46,6 19,9 66,2 20 93,7 20,5 129,5 20,8 168,1 20,5
Tây Nguyên 1,6 0,7 2,3 0,7 3 0,7 3,7 0,6 3,8 0,5
Đông Nam Bộ 16,2 6,9 23,2 7 32,2 7,1 38,5 6,2 40,1 4,9
Đồng bằng sông Cửu Long 116,7 49,9 164,6 49,8 226,2 49,4 327,2 52,6 479 58,4
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng vốn đầu tư khác nhau rõ nét giữa các vùng. Miền núi phía Bắc : bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền vì thế việc nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành ở loại hình nước ngọt. Với đặc điểm địa lý của vùng đã hình thành nên nhiều sông suối tự nhiên như hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể.. đồng thời có hệ thống sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà nên thuận lợi cho nuôi trồng nước ngọt. Tuy vậy trong thời gian qua nguồn thuỷ sản cung cấp chính cho tiêu dùng vẫn là đánh bắt tự nhiên, một số loài cá tôm được nuôi với quy mô nhỏ chỉ đáng ứng nhu cầu tạm thời cho một bộ phận nhỏ dân cư. Điều này đã phản ảnh nguồn vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trong vùng còn khiêm tốn. Năm 2002 vốn đầu tư là 5,9 tỷ đồng đến 2006 là 13,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng vốn thấp so với tổng vốn đầu tư của ngành trong phạm vi cả nước với tỷ lệ từ 1,7% đến 2,5%
Đồng bằng Bắc Bộ, đây là vùng gồm các tỉnh nằm sâu trong đất liền và các tỉnh ven biển nên việc nuôi trồng thuỷ sản tiến hành trên cả ba loại hình nước ngọt, nước lợ, nước mặn với đối tượng nuôi trông tương đối phong phú như tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển.. đặc biệt tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long là một trong hai khu vực nuôi cấy tray ngọc đã phát triển trong những năm gần đây.
Việc đánh bắt đã trở thành truyền thống trong khai thác thuỷ sản tại nhiều nơi trong vùng. Tuy nhiên khi người dân nhận thức được nguy cơ cạn kịêt nguồn lợi thủy sản và nhà nước có chính sách phù hợp phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên đã thúc đẩy nhân dân đầu tư vào nuôi trồng. Vốn đầu tư của vùng tăng khá năm 2002 là 47,1 tỷ đồng đến năm 2006 là 114,6 tỷ đồng tăng 234,31% đứng thứ 3 trong cả nước.
Miền Trung, gồm các tỉnh ven biển với hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa với địa thế có bờ biển dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản với những thế mạnh riêng của vùng. Miền trung có diện tích trải dài theo chiều dọc của đất nước có nhiều sông ngòi đầm, phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình nước mặn, nước lợ, nước ngọt với một số sản phẩm là thế mạnh của vùng như tôm sú, rau câu, cá đối, cá hồng, cá chim... Trên nền tảng đó trong những năm qua miền trung được quan tâm đầu tư nếu năm 2002 vốn đầu tư chỉ có 46,6 tỷ đồng thì năm 2006 là 168,1 tỷ đồng với tốc độ tăng 360,73% đứng thứ hai cả nước.
Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Đồng... là các tỉnh miền núi có khí hậu hai mùa khô và mưa rõ rệt trong đó mùa khô kéo dài gây hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng là yếu tố bất lợi cho nuôi trồng đầu tư cho thuỷ sản. Trong cả giai đoạn 2001-2006 vốn đầu tư thấp năm 2002 1,6 tỷ đồng, năm 2006 vốn đầu tư 3,8 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,5% đến 0,7%) so với cả nước chủ yếu là đầu tư vào nuôi trồng ở các ao hồ theo mô hình trang trại VAC
Đông Nam Bộ đây là vùng quy tụ các khu công nghiệp nhiều nhất nước ta cũng là nơi có mật độ dân cư đông nhất cả nước. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản hàng ngày ngoài đánh bắt và đưa từ nơi khác đến thì việc nuôi trồng thuỷ sản trong vùng đã được đầu tư từ rất lâu. Nuôi trồng thuỷ sản tiến hành trên cả 3 lại hình mặt nước : nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Trong giai đoạn 2002-2006 vốn đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản trong vùng tăng khá mạnh, năm 2002 số vốn là 16,2 tỷ đồng thì năm 2006 là 40,1 tỷ đồng tăng 247,53% so với năm 1996 tốc độ tăng vốn đầu tư trong gian đoạn này đứng thứ 4 cả nước nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản so với cả nước từ 4.9% đến 6,9%.
Đồng bằng sông Cửu Long: Có thể nói rằng vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí rất thuận lợi cho việc đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình nước: mặn, lợ, ngọt. Ngoài hai hệ thống sông lớn là sông Tiền và sông Hậu còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt phía Đông và Nam đều giáp biển, lại có hệ thống rừng ngập mặn lớn... Những điều kiện tự nhiên của vùng đã tạo thế mạnh cho nuôi trồng thuỷ sản và thu hút khá lớn nguồnvốn đầu tư phát triển thuỷ sản của vùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư của vùng trong năm 2002 vốn đầu tư là 116,7 tỷ đồng, thì đến năm 2006 là 479 tỷ đồng đứng đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư.