MỞ ĐẦU Tham nhũng là tệ nạn gắn liền với sự vận hành của Nhà nước đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới và trong mọi thời đại. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển hoặc kém phát triển. Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giao thực hiện những công vụ bình thường đã làm biến dạng quyền hạn và công vụ được giao phó. Nói cách khác, quyền hạn hay công vụ trao cho họ đáng lý ra phải được thực hiện vì lợi ích chung của cả xã hội thì lại bị lạm dụng vào mục đích trục lợi cho riêng cá nhân. Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu. Người coi đó là một thứ giặc độc ác ở trong lòng, là “kẻ thù của nhân dân”. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về vấn đề này, bên cạnh đó đã tham gia tích cực các diễn đàn quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Sau khi Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực (0162006) đã tác động đến nhận thức và hành động của các cấp các ngành trong việc đấu tranh chống tham nhũng và tạo ra bước chuyển biến khá tích cực, tuy nhiên có thể nói nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi một cách cơ bản. Tình trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp, đã và đang tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm hạn chế tới thành quả của công cuộc đổi mới; nếu chúng ta không chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thì chúng ta sẽ không những không hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thậm chí không giữ được độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Do đó cần phải có nhận thức toàn diện hơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có giải pháp hữu hiệu, đây cũng là lý do em đã chọn đề tài: “Nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận môn Thời đại và những vấn đề lớn của thế giới ngày nay.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG… 4
1.2 Các loại hình tham nhũng ……… 5
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THAM
2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay……… 112.2 Nguyên nhân của nạn tham nhũng……… 15
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM
Trang 2MỞ ĐẦU
Tham nhũng là tệ nạn gắn liền với sự vận hành của Nhà nước đã và đangxảy ra ở khắp nơi trên thế giới và trong mọi thời đại Nó hiện hữu ở tất cả cácquốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang pháttriển hoặc kém phát triển Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hưhỏng, biến chất không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả nhữngngười được giao thực hiện những công vụ bình thường đã làm biến dạng quyềnhạn và công vụ được giao phó Nói cách khác, quyền hạn hay công vụ trao cho
họ đáng lý ra phải được thực hiện vì lợi ích chung của cả xã hội thì lại bị lạmdụng vào mục đích trục lợi cho riêng cá nhân
Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã cảnh báo về bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu Người coi đó là một thứgiặc độc ác ở trong lòng, là “kẻ thù của nhân dân” Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật vềvấn đề này, bên cạnh đó đã tham gia tích cực các diễn đàn quốc tế về phòng,chống tham nhũng Sau khi Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực(01/6/2006) đã tác động đến nhận thức và hành động của các cấp các ngànhtrong việc đấu tranh chống tham nhũng và tạo ra bước chuyển biến khá tích cực,tuy nhiên có thể nói nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi một cách cơ bản Tình trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp, đã vàđang tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm hạn chế tới thànhquả của công cuộc đổi mới; nếu chúng ta không chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thìchúng ta sẽ không những không hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, thậm chí không giữ được độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia
Do đó cần phải có nhận thức toàn diện hơn về bản chất và nguyên nhân củatham nhũng để có giải pháp hữu hiệu, đây cũng là lý do em đã chọn đề tài:
“Nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận môn Thời đại và những vấn đề lớn của thế giới ngày nay.
Trang 3NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG
1.1 Khái niệm về tham nhũng
Theo Từ điển Tiếng Việt, “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng
nhiễu nhân dân lấy của” Điều 1, Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/2/1998
ghi rõ: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước” Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2006 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó để vụ lợi Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International) cho rằng tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng có thể hiểu làtham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, lộnghành, sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực để mưu lợi cánhân, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao túng quyền lực,chiếm đoạt quyền lực,…
Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bềnvững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tếchậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rốiloạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngàycàng trầm trọng Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vàoNhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện chocác thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh
Trang 41.2 Các loại hình tham nhũng
Các hành vi tham nhũng và các thủ đoạn tham nhũng hết sức đa dạng và đãđược nêu rõ trong pháp lệnh chống tham nhũng Việc nhận diện tham nhũng làrất khó, có người ví tham nhũng như đám mây nhìn xa thì thấy, lại gần thì chẳngthấy đâu Nhưng chúng ta vẫn có cách để phân loại nhằm nhận diện tham nhũng
để có cách phòng chống hữu hiệu hơn
Phân loại tham nhũng theo cách quan hệ giữa tiền và quyền: mối quan hệ
đặc trưng của tham nhũng là mối quan hệ giữa quyền và tiền Ở đây quyền là têngọi chung cho quyền lực nhà nước các cấp và các quyền kinh doanh (thươngquyền), tiền là tên gọi tóm tắt của mọi lợi ích tư nhân Theo mối quan hệ giữaquyền và tiền thì người có quyền bán quyền để kiếm tiền Tất nhiên như vậyphải có những người có tiền mà không có quyền hay không đủ quyền Họ bỏtiền ra để mua quyền Trong nhiều trường hợp còn phải có những người làmtrung gian cho "giao dịch mua, bán quyền" Người bán quyền là người nhận hối
lộ, người mua quyền là người đi hối lộ, người trung gian là môi giới hối lộ
Phân loại tham nhũng theo quan hệ với pháp luật: loại tham nhũng rõ ràng
vi phạm pháp luật, được gọi là tham nhũng đen; loại tham nhũng do thủ đoạn
xảo quyệt, khôn khéo của kẻ tham nhũng, có tính chất nhập nhằng, không thểcoi là hợp pháp, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, song cũng khó kết luận là bấthợp pháp hoặc là vi phạm pháp luật, loại tham nhũng này được gọi là tham
nhũng xám Pháp luật càng nhiều sơ hở và lỗ hổng, mơ hồ hiểu thế nào cũng
đúng thì tham nhũng xám càng sinh sôi nảy nở
Phân loại tham nhũng theo các khâu của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật: tham nhũng trong quá trình thi hành pháp luật Đây là loại thông
thường nhất; tham nhũng theo kiểu tam giác quyền lực, giới chủ câu kết vớinhóm soạn thảo văn bản, quyết định và ban hành pháp luật, từ những đạo luậtđến sắc lệnh, Nghị định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư ở cấp quốc gia và cấpdưới Khi cố ý tạo ra những chỗ hở để tham nhũng thì mức độ tham nhũng này
Trang 5là cực kỳ nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến đảo lộn xã hội - mất ổn định chínhtrị, đe dọa đảng cầm quyền.
Phân loại tham nhũng theo mức độ nghiêm trọng: Giai đoạn một của tham
nhũng là tham nhũng có tính chất bộ phận, nhỏ lẻ, mỗi vụ không lớn, ít người
tham gia, số vụ tham nhũng chưa nhiều; Giai đoạn hai của tham nhũng là tham
nhũng có tính chất hệ thống, có tổ chức chỉ huy, có những vụ tham nhũng lớn vàrất lớn, có những đường dây tham nhũng do những người có chức quyền caocầm đầu, móc nối cả trong nước và ngoài nước Tuy nhiên tham nhũng này chưa
có tính chất phổ biến, lan tràn khắp nước và ở mọi lĩnh vực, với số người tham
gia đông; Giai đoạn ba, giai đoạn này nặng nhất của tham nhũng là loại tham
nhũng đã trở thành đặc tính của cả hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, lôi cuốnnếu không phải tất cả thì cũng hầu hết hoặc phần lớn công chức và doanh nhân,lôi cuốn cả một bộ phận quan trọng các gia đình và cá nhân, hình thức thủ đoạnrất đa dạng, từ những đường dây và những vụ tham nhũng lớn, đến nhữngchuyện tham nhũng lặt vặt hàng ngày, khiến cho tham nhũng gần như trở thànhmột thứ văn hóa, một thứ tập quán diễn ra không chỉ che giấu mà nhiều khi côngkhai, thậm chí trắng trợn
Từ phân loại tham nhũng như trên có thể giúp chúng ta phân tích và nhậndiện tình hình tham nhũng ở một quốc gia, một ngành hay một địa phương từ đó
có thể có giải pháp chống tham nhũng hiệu quả cao
1.3 Hậu quả của tham nhũng
Một là, đối với kinh tế.
Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, tiền của, thờigian, công sức của nhân dân Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tớitham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉđồng Đó là những con số lớn và đáng lo ngại so với số thu ngân sách hằng nămcủa nước ta Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích
Trang 6của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của ngườithực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gâythiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tậpthể, của công dân Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu,sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạntrong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, côngsức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như: xin cấp các loạigiấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác Nếu xét từng trườnghợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợpnhững vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhândân thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã báocáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012, cho thấy:Các cơ quan thanh tra nhà nước đã phát hiện 49 vụ, 67 người có hành vi liênquan đến tham nhũng với giá trị tài sản là 132,7 tỷ đồng; Lực lượng cảnh sátđiều tra tội phạm khởi tố mới 222 vụ, 469 bị can đã thu hồi nộp ngân sách nhànước trên 410 tỷ đồng Các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sáchnhà nước 7.948 tỷ đồng và 2.610 ha đất (đã thu hồi được 2.334 tỷ đồng); kiếnnghị xử lý, kỷ luật hành chính đối với 520 tập thể, 899 cá nhân; chuyển cơ quanđiều tra xử lý hình sự 25 vụ, 41 người
Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết được 59.496/70.587 vụkhiếu nại, tố cáo, đạt tỷ lệ 84,3% Qua đó đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước96,7 tỷ đồng, 84 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 215,5 tỷ đồng, 132,3 ha đất;minh oan cho 343 người; trả lại quyền lợi cho 2.960 người, kiến nghị xử lý hànhchính 493 người, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 49 vụ việc, 56 người.Kiểm toán Nhà nước đã công bố Báo cáo kiểm toán năm 2011 về niên độngân sách năm 2010, phát hiện nhiều dạng sai phạm, đã kiến nghị tăng thu ngânsách nhà nước 2.215,5 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 2.133,7 tỷ đồng;
Trang 7các khoản nợ đọng phát hiện thêm 1.204,3 tỷ đồng, các khoản phải nộp, hoàn trả
và quản lý qua ngân sách nhà nước 14.382,1 tỷ đồng, các khoản xử lý khác 772
tỷ đồng, kiến nghị các cấp, các ngành rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi,
bổ sung 69 văn bản không phù hợp
Hai là, đối với thu hút đầu tư.
Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài kêu ca, phàn nàn về tệ quan liêu, thamnhũng ở nước ta, những lời phàn nàn ấy làm mất sức hấp dẫn, gây nản chí cácnhà đầu tư Trong khi đó chúng ta đang cần vốn, cần khoa học công nghệ của
họ, trong hoạt động kinh doanh lấy được niềm tin đã khó nhưng để mất niềm tinlấy lại còn khó hơn nhiều Nếu chúng ta không ngăn chặn, đẩy lùi và khống chếđược nạn quan liêu, tham nhũng thì chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu xa hơn về kinh
tế, công cuộc CNH, HĐH của chúng ta sẽ gặp muôn vàn khó khăn, mục tiêu dângiàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh khó thực hiện được
Có nhà nghiên cứu cho rằng quy mô tham nhũng tỷ lệ nghịch với mức đầu
tư và tăng cường kinh tế, có nghĩa là tham nhũng càng nhiều thì đầu tư càng ít
và tăng trưởng kinh tế càng chậm Cụ thể là, nếu chỉ số tham nhũng được cảithiện thêm một độ lệch tiêu chuẩn so với chỉ số "bình thường" thì tỷ lệ đầu tưtăng thêm 4% và tỷ lệ tăng trưởng GDP/đầu người tăng 0,5%
Nạn tham nhũng tràn lan sẽ là lực cản lớn nhất ngăn cản dòng vốn đầu tưtrực tiếp của nước ngoài, thu hút tài trợ, viện trợ quốc tế, lao động xuất nhậpkhẩu, quan hệ tín dụng quốc tế Nguy hại hơn là hệ thống uy tín quốc tế đối vớiđất nước
Ba là, đối với bản sắc văn hóa dân tộc.
Làm vẩn đục bản sắc văn hóa dân tộc, băng hoại đạo đức của công chức
nhà nước (kể cả cấp cao), của doanh nhân và một bộ phận nhân dân, nêu gươngxấu cho thế hệ trẻ Đặc biệt, có một số cán bộ sống buông thả, thực dụng, coitiền hơn tình, gây bức xúc trong xã hội
Trang 8Bốn là, làm mất lòng tin của Đảng cầm quyền.
Tham nhũng làm giảm sút, mất lòng tin của nhân dân đối với đảng cầmquyền với bộ máy và viên chức nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sựphát triển có thể gây đảo lộn xã hội Điều này đã được Lênin cảnh tỉnh: "Nếu cócái gì có thể tiêu diệt được CNXH, thì đó chính là tham nhũng quan liêu" Thamnhũng làm tổn hại và phá hoại uy tín của Chính phủ của đảng cầm quyền, làmdao động lòng tin của nhân dân vào pháp luật và các thể chế chính trị, gây bấtbình và phẫn nộ trong nhân dân, có thể dẫn đến mất ổn định và rối loạn chính trị
- xã hội Hậu quả của tham nhũng là rõ ràng Tuy nhiên từ sự quan sát thực tế,một nhà nghiên cứu đã vạch ra rằng: cũng có những trường hợp tham nhũng (ởmức độ và hình thức không nặng) lại có tác dụng tích cực, mang lại hiệu quảkinh tế cao hơn cho cả nền kinh tế, chứ không phải chỉ cho những kẻ thamnhũng Trong những trường hợp ấy, có người xem tham nhũng là "tra dầu bôitrơn", chứ không phải "đổ cát làm tắc guồng máy kinh tế chung" Nhưng đó chỉ
là trường hợp quá độ, không nên và không thể kéo dài, không nên lấy ngoại lệ
để bao che cho tham nhũng, không được để tham nhũng trở thành quốc nạn.Cán bộ, đảng viên và nhân dân ta rất bất bình trước những hiện tượng thamnhũng ngày càng gia tăng và khả năng đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi lại rất hạnchế Vấn đề càng trở nên bức xúc cùng với tâm lý bất bình, sốt ruột đòi hỏi phảiđấu tranh dập tắt ngay nạn tham nhũng, thậm chí thiếu tin tưởng vào khả năngchống tham nhũng thành công của Đảng Có người đặt vấn đề phải đánh tan bọntham nhũng ngay trong một thời gian ngắn bằng mọi sức mạnh quyền lực củaĐảng và Nhà nước ta Có người lại cho rằng tham nhũng là thuộc tính vốn cógắn liền với mọi loại hình nhà nước, do đó nhà nước còn thì tham nhũng cònphải chấp nhận sống chung với nó Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phứctạp, là hành vi của người có chức, có quyền, lợi dụng chức quyền để tham ô củacải, tài chính, hạch sách, nhũng nhiễu dân để vụ lợi cho cá nhân và gia đìnhmình Tham nhũng gắn liền với quyền lực của người có chức vụ, quyền hạntrong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế Việc lựa
Trang 9chọn, sử dụng, quản lý, giám sát người trong các bộ máy của hệ thống chính trị,các tổ chức kinh tế là vấn đề có tính quyết định để chống tham nhũng.
Tham nhũng là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ, tham lam,ham làm giàu, thu lợi bất chính của người đã bị tha hóa, biến chất Đảng ta nói
rõ tham nhũng gắn liền với sự "suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lốisống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên" Từ sự suy thoái biến chất vềchính trị, tư tưởng dẫn đến suy thoái về đạo đức lối sống Sự suy thoái đó làmmất đi phẩm chất, ý thức trách nhiệm, lương tâm của người cán bộ, đảng viên.Cho nên tham nhũng không chỉ là phạm trù kinh tế mà là cả phạm trù đạo đức.Không những thế những người tham nhũng lại nằm trong bộ máy của hệ thốngchính trị, các tổ chức kinh tế Hành vi tham nhũng của họ làm cho nhân dângiảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khả năng quản lý của Nhà nước Vì vậy
tham nhũng còn thuộc phạm trù chính trị Kẻ thù đang lợi dụng triệt để những
hiện tượng tiêu cực, tệ nạn tham nhũng để thổi phồng, bôi đen chế độ, nói xấucán bộ, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ ta, nhằm lật đổ vai trò của ĐảngCộng sản
Trang 10CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THAM NHŨNG
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay
Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hìnhtham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống nhưmột tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần nổi của tảngbăng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý - mà thôi Tuy nhiên, thông quakết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứvào việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định
rằng: tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.
Có thể nói, ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, tệ tham nhũng đã trở thànhquốc nạn, nó không phải là nguy cơ nữa mà đã đã hiển hiện gây tác hại lớn cho
nền kinh tế và xã hội nước ta Tham nhũng có ở mọi nơi, mọi lúc, nó len lỏi đến
mọi ngõ ngách, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giảm uy tín của Đảng vàNhà nước, cản trở công cuộc phát triển đất nước của chúng ta
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản: thamnhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp,khu đô thị; giao đất, cho thuê đất; định giá đất khi thu hồi, đền bù; cấp phép khaithác tài nguyên, khoáng sản v.v… Một số đối tượng đã lợi dụng chức vụ, quyềnhạn để giao đất không đúng thẩm quyền; lập hồ sơ khống hoặc khai tăng diệntích đất khi đền bù Ví dụ như: vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thihành công vụ xảy ra tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long -Vân Trì, Hà Nội, thiệt hại ước tính khoảng 14 tỷ đồng; vụ lợi dụng chức vụ,quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Trang 11Dương, gây thiệt hại gần 11 tỷ đồng; vụ tham nhũng về đất đai tại Đồ Sơn và tạiQuán Nam, thành phố Hải Phòng
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêucực của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàngthương mại hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với các đốitượng bên ngoài thông qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính,đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy tác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thấtthoát lớn Ví dụ như: vụ Lê Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội, tham ô 24 tỷ đồng; vụ Phan VănTưởng, cán bộ Ngân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10 tỷđồng; vụ Đoàn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam nhận của khách hàng 5 tỷ đồng, là khoản trích từ 3% - 10% trong sốtiền mà khách hàng được vay của Ngân hàng này; vụ Nguyễn Thị Thùy Vântham ô hơn 24 tỷ đồng ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội; vụHoàng Thị Thu Hà, Giám đốc chi nhánh miền Bắc của Tổng công ty vàng bạc
đá quý Sài Gòn (SJC) lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụgây thất thoát 19 tỷ đồng; vụ Vũ Việt Hùng, Giám đốc ngân hàng Phát triểnchi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, nhận 92 tỷ đồng, 100 ngàn USD và một ô tôBMW của Cao Bạch Mai và Trần Thị Xuân để cho vay không đúng quy định Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: phần lớn các công trình xây dựngđều xảy ra thất thoát tài sản, chủ yếu do tham ô và cố ý làm trái Sai phạm xảy ra
ở hầu hết các khâu, từ việc lập dự án, thiết kế, dự toán, phê duyệt kế hoạch cấpvốn đến đấu thầu, tư vấn, giám sát, thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình.Thủ đoạn chủ yếu là không chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơbản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trịvật tư, thiết bị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi công
Trang 12sai quy trình để giảm chi phí Điển hình như: vụ tham ô, cố ý làm trái và lợidụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự
án di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Banquản lý dự án đại lộ Đông - Tây, TP.Hồ Chí Minh nhận hối lộ 260 nghìn USD
để xét thầu, nghiệm thu có lợi cho người đưa hối lộ; vụ tham ô xảy ra tại dự ánxây dựng cầu Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh
Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp: thủđoạn tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơn giátrị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợpđồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giáhoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi Ví dụ: Nguyễn Bi, Chủ tịchHội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền, Phó Tổnggiám đốc, kế toán trưởng của Công ty Vifon - TP.Hồ Chí Minh, đã lập chứng từkhống chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng và không thu về cho Công ty 59,9 tỷ đồngnhằm chiếm đoạt khi cổ phần hóa Công ty này; vụ Trần Văn Khánh, Tổng Công
ty Vật tư nông nghiệp tham ô, cố ý làm trái, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng; vụCông ty xăng dầu Hàng không khai khống tỷ lệ dầu hao hụt nhằm chiếm đoạthàng chục tỷ đồng; vụ Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn nâng khống giá thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷđồng Ngoài ra, một số đối tượng còn sử dụng tài sản công vào mục đích cánhân hoặc biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng, như vụ Bùi Tiến Dũng ởBan quản lý dự án quốc lộ 18 (PMU18) cho mượn hàng chục ô tô đắt tiền
Trong công tác cán bộ, dư luận về tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạycông chức” vẫn còn nặng nề, nhưng trong thực tế chưa phát hiện, xử lý đượctrường hợp nào Dư luận nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ tiến thân bằngcon đường chạy chọt, nịnh bợ cấp trên (tìm hiểu sở thích, nhu cầu cá nhân của
Trang 13cấp trên và gia đình họ để tìm cách đáp ứng; sẵn sàng biếu cấp trên những mónquà có giá trị lớn như nhà ở, đất ở, cổ phần trong các dự án, công ty ) Nhiềungười nói rằng, hiện nay mọi thứ đều “có giá”, từ việc tuyển dụng, phân côngcông việc đến bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư pháp lợidụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạmtrong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án Ví dụ: vụ Vũ Văn Lương,Thẩm phán quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhận hối lộ 70 triệu đồng trong vụ tranhchấp 2,7 m2 công trình phụ; vụ Hà Công Tuấn, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnhQuảng Ninh bị bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng nhằm xử nhẹ tội cho bịcáo… Ngoài những lĩnh vực trên, tình trạng nhũng nhiễu còn khá phổ biếntrong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công chức nhà nước với người dân vàdoanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với khách hàng, như: cảnhsát giao thông, cán bộ thuế, các cơ quan cấp phép, cơ sở khám, chữa bệnh, cáctrường học… gây bức xúc trong dư luận xã hội
Đến nay chúng ta chưa có những nghiên cứu toàn diện và bài bản để đánh giá,
đo lường mức độ tham nhũng Tuy nhiên, trên thế giới đã có một tổ chức làmviệc đó, đó là Transparency International (TI-Tổ chức minh bạch quốc tế) Hàngnăm, tổ chức này tiến hành các công trình khảo sát nghiên cứu ở các quốc gia
(do các viện nghiên cứu độc lập triển khai), tổng hợp kết quả, tính toán chỉ số
cảm nhận tham nhũng (CPI) và đưa ra bảng xếp hạng minh bạch các quốc gia.Mức độ tham nhũng càng cao nếu chỉ số CPI càng thấp
Những năm gần đây, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam được xếpnhư sau: năm 2007 đạt 2,6 điểm, xếp thứ 123/179 quốc gia và vùng lãnh thổđược xếp hạng; năm 2008 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 121/180; năm 2009 đạt 2,7điểm, xếp thứ 120/180; năm 2010 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 116/178; năm 2011 đạt