Thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhờ có thủy lợi mà có thể cung cấp nước tưới cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu, đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài ngày và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Mặt khác nhờ có hệ thống thủy lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lần lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có những nơi lên đến 2,4-2,7 lần. Nhờ có nước tưới mà nhiều vùng đã chủ động được sản xuất 4 vụ, trước đây do hệ thống thủy lợi của nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có 2 vụ trong 1 năm. Ngày này do hệ thống thủy lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đạt tới 60-80 triệu đồng trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng. Hiên nay do có sự quan tâm và đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành thủy lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiện nay nước ta đang đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo… Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trọng trong cuộc sống của nhân dân, nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhưng nó cũng mang lại nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề về chất lượng công trình không đảm bảo, có những công trình mới đưa vào sử dụng chưa hết thời gian bảo hành đã bị hư hỏng và hư hỏng nặng không phát huy được hiệu quả của dự án, đặc biệt là công trình thủy lợi đang là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm. Vậy chất lượng công trình nằm ở đâu? Nằm ở khâu nào? Và ai là người quản lý về chất lượng công trình?. Để giải đáp cho các câu hỏi trên là một cán bộ công tác tại Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp trực tiếp điều hành và quản lý các dự án công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lai Châu tôi xin chọn đề tài cho luận văn của mình là “ Quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp -Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư”.
Trang 1- -NGUYỄN THỊ HUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP - SỞ NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Hà Nội, năm 2013
Trang 2- -NGUYỄN THỊ HUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP - SỞ NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ LỆ THUÝ
Trang 4quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì côngtrình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõnguồn gốc./
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
Trang 5Trong suốt quá trình học tập tại Khoa khoa học quản lý, Viện đào tạo sau Đạihọc và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đónggóp, chỉ bảo quý báu của các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôicòn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS Nguyễn Thị Lệ Thúy là cô giáohướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn
Bên cạnh, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Quản lý dự ánchuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng thẩmđịnh dự án, Phòng Quản lý chất lượng công trình, và các anh chị em và bạn bèđồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình vàngười thân
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5
1.1 Dự án thủy lợi và chất lượng dự án thủy lợi 5
1.1.1 Dự án thủy lợi và chu trình đầu tư dự án thủy lợi 5
1.1.2 Chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư 7
1.2 Quản lý cưhất lượng của Ban quản lý dự án 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng 9
1.2.3 Nội dung quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án 12
1.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý của Ban quản lý dự án đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư 21
1.3.1 Yếu tố thuộc về Ban quản lý dự án 21
1.3.2 Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của Ban quản lý dự án 23
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP 25
2.1 Tổng quan về Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu .25
2.1.1 Lịch sử hình thành 25
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp 25
2.2 Thực trạng chất lượng các dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư thuộc sự quản lý Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 -2012 26
2.2.1 Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình thủy lợi thuộc sự quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu 26
2.2.2 Thực trạng chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư thuộc sự quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu .28
2.3 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện
Trang 72.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về chất lượng 37
2.3.3 Thực trạng kiểm soát về chất lượng 47
2.4 Đánh giá quản lý chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp 59
2.4.1 Điểm mạnh quản lý chất lượng 59
2.4.2 Điểm yếu quản lý chất lượng 61
2.4.3 Nguyên nhân của những điểm yếu 65
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2015 70
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến 2015 70
3.1.1 Quy hoạch phát triển các công trình thủy lợi tỉnh Lai Châu 70
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến 2015 72
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án Thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến 2015 73
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện kế hoạch về chất lượng 73
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng 75
3.3.3 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng 80
3.3 Một số kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện quản lý đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án đến 2015 87
3.3.1 Kiến nghị thuộc về trách nhiệm Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp .87 3.3.2 Kiến nghị đối với Chủ đầu tư 90
3.3.3 Kiến nghị với UBND tỉnh Lai Châu 91
3.3.4 Kiến nghị với Chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua 91
3.3.5 Kiến nghị với Chính phủ 91
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 9SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Chu trình đầu tư dự án ĐTXD nói chung và thủy lợi nói riêng 6
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức 38
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế 56
Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm soát chất lượng thi công 57
Sơ đồ 3.1: Quy trình thẩm định hồ sơ khảo sát, thiết kế 83
Sơ đồ 3.2: Quy trình giám sát thi công 85
BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình kè bảo vệ 11
Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình kè bảo vệ 11
Bảng 2.1: Danh mục công trình thủy lợi thực hiện trong giai đoạn 2006-2012 26
Bảng 2.2: Tổng hợp các sai sót trong công tác khảo sát, thiết kế dự án thủy lợi được Ban tiến hành trong giai đoạn 2006-2012 29
Bảng 2.3: Tổng hợp các sai sót trong công tác thiết kế do đơn vị tư vấn thực hiện .30
Bảng 2.4: Chất lượng thi công một số công trình 31
Bảng 2.5: Bảng kế hoạch kiểm soát khảo sát, thiết kế công trình kè chống xói lở bờ suối Nậm Bum 35
Bảng 2.6: Bảng kế hoạch kiểm soát chất lượng thi công 36
Bảng 2.7: Năng lực Nhân sự kiểm soát chất lượng của Ban 41
Bảng 2.8: Bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ Ban QLDA 43
Bảng 2.9: Số liệu tập huấn nghiệp vụ cho Nhà thầu 44
Bảng 2.10: Kết quả khen thưởng đối với Nhà thầu 45
Bảng 2.11: Kết quả khiển trách đối với Nhà thầu 46
Bảng 2.12: So sánh sai lệch trong công tác khảo sát hố móng thuộc công trình hồ Phiêng Lúc 48
Bảng 2.13: Chất lượng thiết kế công trình Hồ chứa nước Nậm Thi 49
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình kè bảo vệ bờ suối Nậm Tăm 51
Bảng 2.15: Kết quả kiểm tra nhân lực gói thầu số 03 thuộc công trình Hồ Phiêng Lúc 51
Bảng 2.16: Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý xi măng gói thầu số 08 thuộc công trình Hồ Nậm Thi 52
Bảng 2.17: Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý cát gói thầu số 08 công trình hồ Nậm Thi .53
Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng một số gói thầu giai đoạn 2006-2012 53
Trang 11NGUYỄN THỊ HUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP - SỞ NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Trang 13
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trọng trong cuộc sống của nhân dân,
nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuậntrực tiếp nhưng nó cũng mang lại nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành nàykéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước
Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề về chất lượng công trình khôngđảm bảo, có những công trình mới đưa vào sử dụng chưa hết thời gian bảo hành đã
bị hư hỏng và hư hỏng nặng không phát huy được hiệu quả của dự án, đặc biệt làcông trình thủy lợi đang là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm Vậychất lượng công trình nằm ở đâu? Nằm ở khâu nào? Và ai là người quản lý về chấtlượng công trình? Để giải đáp cho các câu hỏi trên là một cán bộ công tác tại BanQLDA chuyên ngành nông nghiệp trực tiếp điều hành và quản lý các dự án côngtrình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lai Châu tôi xin chọn đề tài cho luận văn của mình là
“ Quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp- Sở Nông nghiệp tỉnh Lai
Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư”
Mục tiêu của đề tài là làm rõ bản chất và vai trò quản lý chất lượng dự ángiai đoạn thực hiện đầu tư Từ đó phân tích thực trạng quản lý chất lượng dự án giaiđoạn thực hiện đầu tư từ 2006-2012 của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệptỉnh Lai Châu để tìm ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân Trên cơ sở đó luậnvăn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện quản lý đối với chất lượng
dự án thủy giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA đến 2015
Đối với phương pháp thu thập thông tin, luận văn thu thập từ nguồn dữ liệuthứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo kết quả kiểm soát chấtlượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư từ 2006-2012 của các phòng QLCLcông trình; phòng thẩm định dự án; các đơn vị thí nghiệm; kiểm định chất lượng
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, trong đó:
Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện
đầu tư của Ban QLDA
Trang 141.1 Dự án thủy lợi và chất lượng dự án thủy lợi
Trong phần này, tác giả đã làm rõ khái niệm dự án thủy lợi và chu trình đầu tư
dự án thủy lợi, khái niệm chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư.Vai trò của dự án thủy lợi là gì, đặc điểm của dự án thủy lợi ra làm sao
1.2 Quản lý chất lượng của Ban QLDA
Tiếp theo, tác giả làm rõ khái niệm quản lý chất lượng dự án thủy lợi Bộ tiêuchí đánh giá chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư đó là:
* Bộ tiêu chí về sản phẩm đầu ra của công trình thủy lợi
(1) chất lượng công trình (an toàn chịu lực, công năng sử dụng và kiến trúc),(2) an toàn trong thi công xây dựng; phòng chống chát nổ và việc thực hiện các camkết về bảo vệ môi trường,(3) công tác quản lý chất lượng của các chủ thể tham giaxây dựng công trình; sự tuân thủ về các quy định quản lý chất lượng; các quy trình;quy phạm trong xây dựng,(4) việc thực hiện đúng tiến độ xây dựng công trình đãđược cơ quan; cấp có thẩm quyền phê duyệt,(5) ứng dụng công nghệ mới; vật liệumới; tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng,(6) đánh giá của người quản lý; sửdụng công trình và dư luận xã hội về chất lượng công trình
* Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khảo sát địa hình, địa chất
Một hoạt động khảo sát địa hình, địa chất dự án thủy lợi đảm bảo chất lượng
là hoạt động khảo sát phải phù hợp với đề cương khảo sát đã được Chủ đầu tư phêduyệt gồm về mục đích khảo sát, phạm vi khảo sát, phương pháp khảo sát, phương
án kỹ thuật khảo sát, phù hợp với vị trí giới hạn và điều kiện tự nhiên của khu vựckhảo sát xây dựng, phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất công trình
Các sản phẩm khảo sát phải đạt được các tiêu chuẩn về khảo sát được ápdụng cho từng loại công tác của khảo sát xây dựng Hiện nay, tiêu chuẩn khảo sátđịa hình địa chất công trình thủy lợi gồm 2 tiêu chuẩn (1) tiêu chuẩn TCVN:8478-
2010 về Công trình thủy lợi yêu cầu thành phần khối lượng khảo sát địa hình trongcác giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; và (2) tiêu chuẩnTCVN:8477-
2010 về Công trình thủy lợi yêu cầu thành phần khối lượng khảo sát địa hình trongcác giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Trang 15* Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế
Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã phê duyệt; sự hợp lý của các giảipháp kết cấu công trình; sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng; đánhgiá mức độ an toàn công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây truyền và thiết bịcông nghệ ( nếu có); sự tuân thủ về bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy.Hiện nay tiêu chuẩn thiết kế dự án thủy lợi gồm: TCXD57-53 về thiết kế tườngchắn công trình thủy công; TCVN8419-2010 về thiết kế đê kè bảo vệ bờ sông đểchống lũ; thiết kế tường chắn công trình thủy công; TCVN8419-2010 về thiết kế đê
kè bảo vệ bờ sông để chống lũ; TCVN4253-1986 vềTiêu chuẩn nền các công trìnhthủy công; Quy phạm C876 về tính toán thủy lực đập tràn; TCVN8422-2010 vềCông trình thủy lợi thiết kế tầng lọc ngược CT thủy công; 14TCN 100-2001 vềThiết bị quan trắc cụm đầu mối công trình thủy lợi; QP TLC1-75 về Tính toán thủylực cống dưới sâu; 14TCN157-2005 vềTiêu chuẩn thiết kế đập đầm nén
* Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thi công
Gồm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình kè và công trình hồchứa
Từ các bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dự án giai đoạn thực hiện đầu tư tácgiả dựa theo nội dung quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tưcủa Ban QLDA để nghiên cứu Từ đó tác giả đưa ra được những yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn
thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
2.1 Tổng quan về Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu
Tại phần này, tác giả giới thiệu khái quát về Ban QLDA chuyên ngành Nôngnghiệp tỉnh Lai Châu Ban được giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của nhànước và các nguồn vốn khác (nếu có) để Đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi (baogồm các dự án thuỷ lợi và đê điều) theo quy định của pháp luật hiện hành về quản
lý Đầu tư và Xây dựng Ban QLDA là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách phápnhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để
Trang 16hoạt động theo quy định của pháp luật Có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ cơquan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư,thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng theo hình thứcchủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật Chi phí hoạt độngcủa Ban được tính trong kinh phí đầu tư của từng Dự án theo quy định hiện hành
2.2 Thực trạng chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
Tác giả đã nêu danh mục các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thuộc
sự quản lý của Ban QLDA và thực trạng chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạnthực hiện đầu tư thuộc sự quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
2.3 Phân tích thực trạng chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu
Trong phần này luận văn đi sâu phân tích thực trạng chất lượng dự án thủy lợigiai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công từ các hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng dự áncủa Ban, cụ thể gồm:
- Thực trạng xây dựng kế hoạch về chất lượng
Về chính sách chất lượng
Xây dựng kế hoạch về khảo sát
Xây dựng kế hoạch về thiết kế (thẩm định)
Xây dựng kế hoạch về thi công
- Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát
Thực trạng bộ máy quản lý chất lượng của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệptỉnh Lai Châu
Thực trạng chỉ đạo thực hiện các kế hoạch về kiểm soát chất lượng
Thực trạng về kiểm soát chất lượng
Thực trạng về quy trình kiểm soát chất lượng
Thực trạng về các công cụ kiểm soát chất lượng
2.4 Đánh giá quản lý chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu
tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
Cuối cùng, tác giả đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dự án thủy lợi giaiđoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đó
Trang 17Tìm ra nguyên nhân của những điểm yếu bao gồm
Nguyên nhân khách quan: Môi trường tự nhiện, chính sách pháp luật, chínhquyền địa phương, năng lực của nhà thầu
Nguyên nhân chủ quan: Hạn chế trong các khâu lập; thẩm định dự án, hoạtđộng lựa chọn nhà thầu, sự quan tâm của lãnh đạo Ban QLDA, tính hiện đại côngnghiệ và trang thiết bị, công tác tuyển dụng nhân sự, công tác đào tạo cán bộ, mốiliên hệ của Ban với cộng đồng
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi
giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp đến 2015
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban đến 2015
Trong mục này, tác giả đã nêu phương hướng hoàn thiện quản lý chấtlượng là:
Căn cứ quy hoạch tổng thể; quy hoạch hàng năm để Ban QLDA chuyênngành Nông nghiệp triển khai; thực hiện đảm bảo mục tiêu của quy hoạch
Kiện toàn bộ máy quản lý chất lượng và quy chế hoạt động của bộ máy kiểmsoát chất lượng Ban QLDA phải tổ chức bộ máy, số lượng cán bộ tham gia quản lý
dự án có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp với dự án
Thực hiện quản lý chất lượng dự án theo một quy trình được chuẩn bị từtrước kể từ khâu lập, thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổ chức thực hiệnđền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thi công và giám sát thi công công trình BanQLDA phải lập quy trình thẩm tra, trình duyệt các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiệnđầu tư, kết thúc xây dựng một cách khoa học
Tham gia kết hợp với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, huyện nơi có dự án trongviệc vận động, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, thực hiện tốtquyền và nghĩa vụ của người hưởng lợi từ công trình để có ý thức xây dựng và bảo
vệ công trình
Bổ sung hoàn thiện những hạn chế của bản kế hoạch và quy trình kiểm tra,giám sát chất lượng công việc của các Nhà thầu, Tư vấn trong thời gian qua để đảmbảo dự án được thực hiện đúng như thiết kế đã phê duyệt (chất lượng, tiến độ dự án)
và hợp đồng đã ký kết
Quản lý tiến độ thi công và năng lực của các nhà thầu phải được kiểm soátchặt chẽ và quyết liệt hơn nữa
Trang 183.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu
Nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra, tác giả xin đưa ra một số giải pháp đểhoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư như:
Giải pháp hoàn thiện kế hoạch về chất lượng
Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng
Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng
3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp
Để các giải pháp đạt được kết quả như mong đợi, tác giả đưa ra một số kiến nghị:Kiến nghị thuộc về trách nhiệm Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
Kiến nghị đối với Chủ đầu tư
Kiến nghị với UBND tỉnh Lai Châu
Kiến nghị với Chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua
Kiến nghị với Chính phủ
Trang 19- -NGUYỄN THỊ HUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
NGÀNH NÔNG NGHIỆP - SỞ NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ LỆ THUÝ
Trang 21MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế nôngnghiệp Nhờ có thủy lợi mà có thể cung cấp nước tưới cho những khu vực bịhạn chế về nước tưới tiêu, đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưakéo dài ngày và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổbiến Mặt khác nhờ có hệ thống thủy lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ
đó tạo ra khả năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lần lênđến 2-2,2 lần đặc biệt có những nơi lên đến 2,4-2,7 lần Nhờ có nước tưới mànhiều vùng đã chủ động được sản xuất 4 vụ, trước đây do hệ thống thủy lợicủa nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có 2 vụ trong 1 năm Ngày này do hệthống thủy lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đạt tới 60-80 triệuđồng trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng Hiên nay do
có sự quan tâm và đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đótạo cho ngành thủy lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xóađói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiệnnay nước ta đang đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo…
Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trọng trong cuộc sống của nhân dân,
nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuậntrực tiếp nhưng nó cũng mang lại nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành nàykéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước
Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề về chất lượng công trình khôngđảm bảo, có những công trình mới đưa vào sử dụng chưa hết thời gian bảo hành
đã bị hư hỏng và hư hỏng nặng không phát huy được hiệu quả của dự án, đặcbiệt là công trình thủy lợi đang là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quantâm Vậy chất lượng công trình nằm ở đâu? Nằm ở khâu nào? Và ai là ngườiquản lý về chất lượng công trình? Để giải đáp cho các câu hỏi trên là một cán
bộ công tác tại Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp trực tiếp điều hành vàquản lý các dự án công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lai Châu tôi xin chọn đề
tài cho luận văn của mình là “ Quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành
Nông nghiệp -Sở Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư”
Trang 222 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạnthực hiện dự án
- Phân tích thực trạng quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp –Sở Nông nghiệp đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án công trìnhthủy lợi của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp – Sở Nông nghiệp trong giaiđoạn thực hiện dự án
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình thủy lợi của Ban QLDAchuyên ngành Nông nghiệp: Tập trung vào quản lý chất lượng dự án trong giai đoạnthực hiện đầu tư
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quản lý chất lượng của BanQLDA chuyên ngành Nông nghiệp- Sở Nông nghiệp đối với các dự án thủy lợi trên địabàn tỉnh Lai Châu mà không nghiên cứu sự quản lý của các chủ thể quản lý khác
- Về Nội dung:
+ Chỉ nghiên cứu QLCL trong giai đoạn thực hiện đầu tư: giai đoạn khảo
sát, thiết kế và thi công và chủ yếu nghiên cứu về kiểm soát chất lượng
+ Nghiên cứu quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án đối với nhà thầu khảosát, thiết và thi công, không nghiên cứu quản lý của Ban đối với lựa chọn nhà thầu
- Về thời gian: Phân tích thực trạng từ 2006-2012 và đề xuất các giải phápđến năm 2015
Trang 234 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Khung lý thuyết
4.2 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm về QLCL công trình thủy lợi
nhằm xây dựng khung lý thuyết về QLCL đầu tư xây dựng công trình thủy lợi giaiđoạn thực hiện đầu tư Phương pháp nghiên cứu là phương pháp mô hình hóa, phântích hệ thống
Bước 2: Nguồn thu thập thông tin thứ cấp về quản lý chất lượng công trình thủy
lợi của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu từ năm 2006 -2012 Các
số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, thông tin nội bộ từ năm 2006 đến
2012 của phòng kế hoạch tổng hợp, phòng thẩm định dự án, phòng quản lý chất lượngcông trình thuộc Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu, các báo cáophát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển thủy lợi của UBND tỉnh Lai Châu
Bước 3: Phân tích thực trạng và đánh giá quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai
đoạn 2006 -2012, xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân Phương pháp được sửdụng bao gồm: phương pháp so sánh, đối chiếu, so sánh, đối chiếu, phương phápphân tích, thống kê
Quản lý của Ban QLDA đối với chất lượng Dự
án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
- Xây dựng kế hoạch về chất lượng
- Tổ chức thực hiện kế hoạch về chất lượng
- Kiểm soát chất lượng
Đảm bảo chất lượng Dự án thủy lợi
- Đảm bảo chất lượng công trình
- Chất lượng khảo sát;
- Chất lượng thiết kế;
- Chất lượng thi công:
Các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý chất lượng Dự án:
a.Yếu tố thuộc về Ban
b.Yếu tố thuộc về môi
trường bên ngoài
+ MT tự nhiên
+ Chính sách pháp luật
+ Nhà thầu
Trang 245 Kết cấu đề tài gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý của chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư đến năm 2015
Trang 251.1.1 Dự án thủy lợi và chu trình đầu tư dự án thủy lợi
a) Dự án thủy lợi
Theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình thủy lợi làcông trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống táchại do nước gây ra, bảo vệ môi trường sinh thái, và cân bằng sinh thái bao gồm: hồchứa, đập, cống, trạm bơm, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờbao các loại
Dự án thủy lợi là dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, là một tậphợp có tổ chức của các hoạt động và quy trình đã được tạo ra để thực hiện các mụctiêu xây dựng các công trình thủy lợi trong giới hạn nguồn lực, ngân sách và các kỳhạn đã xác lâp
Dự án thủy lợi bao gồm những dự án nào đầu tư xây dựng những công trìnhthủy lợi như: Hồ chứa nước; Đập ngăn nước (đập đất, đập đất - đá, đập bê tông); Đê
- Kè - Tường chắn: Đê chính (sông, biển); đê bao; đê quai; Tràn xả lũ, cống lấynước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, trạmbơm và công trình thủy lợi khác; Hệ thống thủy nông; công trình cấp nước nguồncho sinh hoạt, sản xuất Luận văn chủ yếu tập vào các dự án xây dựng kè và hồchứa nước là những công trình chủ yếu phục vụ cho thủy lợi tại các tỉnh phía Bắc
- Đặc điểm của dự án thủy lợi là: (1) cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi
và khắc phục các mặt có hại để phục vụ nhu cầu của con người (2) phải thườngxuyên đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá hoạithường xuyên và sự phá hoại bất thường (3) là kết quả tổng hợp và có quan hệ mậtthiết hữu cơ về lao động của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực bao gồm từ côngtác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo thi công đến quản lýkhai thác (4) chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau.(5) vốn đầu tư thường là rất lớn (6) thời gian để ra đời một công trình thủy lợi phảimất nhiều năm và hàng chục năm đối với những công trình lớn Tuổi thọ của công
Trang 26trình là hàng trục đến hàng trăm năm tùy theo cấp công trình Những đặc điểm này
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình thủy lợi vì thế nếu xảy ra kém chấtlượng ở bất kỳ khâu nào, trong thời gian nào cũng có thể dẫn đến sự cố lớn hoặcnhỏ Điều đó cũng có nghĩa là sự cố ở các công trình thủy lợi có quan hệ mật thiếtvới những đặc điểm đã nêu trên
b) Chu trình đầu tư dự án thủy lợi
Sơ đồ 1.1: Chu trình đầu tư dự án ĐTXD nói chung và thủy lợi nói riêng
Chu trình dự án bao gồm 3 giai đoạn:
(1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Là việc lập dự án đã được xác định Khi một
dự án được xem là khả thi đó là lúc cần tiến hành thẩm định phê duyệt quyết địnhđầu tư, việc chuẩn bị dự án hay tiến hành lập dự án là bước đề cập tới việc điều tra,khảo sát về khả năng công việc các mặt như: thị trường; kỹ thuật; tài chính; kinh tế
và hoạt động của dự án Khi một dự án được coi là khả thi trên mọi phương diện thìbước tiếp theo là phải xem xét thẩm định của người có thẩm quyền quyết định đầu
tư và nguồn vốn đầu tư
(2) Giai đoạn thực hiện đầu tư: Bao gồm giai đoạn khảo sát, thiết kế; giai
đoạn lựa chọn nhà thầu thi công; và giai đoạn thi công Trong đó, Ban quản lý dự áncần quản lý nhà thầu ở giai đoạn khảo sát, thiết kế và giai đoạn thi công Giai đoạnthi công là một trong những nội dung của giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn này
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dự án đầu tư
(3) Giai đoạn sau đầu tư: Vận hành và bảo dưỡng công trình đây là giai đoạn
đánh giá chất lượng quá trình thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kếtthúc bàn giao đưa vào sử dụng
Giai đoạn
chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn khảo sát thiết kế
Lựa chọn nhà thầu
Giai đoạn thi công
Giai đoạnthực hiện đầu tư
Giai đoạn sau đầu tư
Trang 271.1.2 Chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng dự án đầu tư đã xuất hiện từlâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và thông dụng trong đời sống Tuy nhiên, hiểuthế nào về chất lượng là vấn đề không đơn giản Chất lượng là một phạm trù rấtrộng và phức tạp, do đó có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng được cáchọc giả nổi tiếng thế giới đưa ra: Joseph Juran, Armand Feigenbaum, Philip Crosby,Ishikawa, Taguchi… Khái quát chung có ba quan điểm cơ bản về chất lượng tuỳtheo các cách tiếp cận khác nhau:
Dựa trên nhu cầu người tiêu dùng (Joseph Juran - Viện Juran Nhật bản):Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng và công dụng
Dựa theo yêu cầu về chất lượng (Philip Crosby): Chất lượng là sự phù hợpvới các yêu cầu nhất định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội
Dựa trên quy trình sản xuất (Armand Feigenbaum): Chất lượng sản phẩm làtập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng sảnphẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm…
Xét trên quan điểm chung nhất về chất lượng được Nhà nước thống nhất làđịnh nghĩa được nêu trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 “ Chất lượng là mức độ thoảmãn của một tập hợp các thuộc tính đối với yêu cầu” Yêu cầu là những nhu cầu haymong đợi tương lai Khái niệm này được chấp nhận rộng rãi trong hoạt động quản
lý kinh doanh hiện nay
a Khái niệm chất lượng dự án thủy lợi
Khái niệm chất lượng dự án thủy lợi: Là những yêu cầu về an toàn, bềnvững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình thủy lợi nhưng phải phù hợp với quichuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật cóliên quan và hợp đồng kinh tế
Các hạng mục công trình của Dự án thuỷ lợi được xây dựng, hoàn thành phùhợp với tiêu chuẩn thiết kế được duyệt, dung sai của các chỉ tiêu được xác định nằmtrong giới hạn cho phép của yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy địnhđược đề cập trong hồ sơ thiết kế phê duyệt để đánh giá mức độ hoàn thành chấtlượng Chất lượng có thể được xác định trên các khía cạnh như thuộc tính vật chấtcủa sản phẩm
Chất lượng dự án thủy lợi có được từ một quá trình bắt đầu từ việc lựa chọncông ty tư vấn và Nhà thầu xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng Thật vậy, trongbước thực hiện các dự án xây dựng luôn tiềm ẩn và nảy sinh các yếu tố rủi ro cả
Trang 28trong kỹ thuật lẫn tài chính và có thể làm sai lệch tiến độ Kinh nghiệm đã chỉ rarằng để có được sản phẩm chất lượng dự án thủy lợi tốt thì ngoài biện pháp cơ bản
để rút ngắn thời gian thực hiện các dự án chính là khả năng phối hợp giữa nhữngcon người cụ thể với toàn bộ các công việc ngay từ thời điểm đầu tiên đến khi kếtthúc công trình
b Chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
Chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư là tổng hợp tất cảcác đặc tính phản ánh công trình xây dựng đã được thực hiện đáp ứng được các yêucầu trong thiết kế, các qui định của tiêu chuẩn, qui phạm thi công và nghiệm thu kỹthuật chuyên môn liên quan và các điều giao ước trong hợp đồng về các mặt mỹthuật, độ bền vững, công năng sử dụng và bảo vệ môi trường, được thể hiện ra bênngoài hoặc được dấu kín bên trong từng kết cấu hay bộ phận công trình
Chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm chất lượngkhảo sát, thiết kế và chất lượng thi công công trình thủy lợi
Chất lượng khảo sát công trình thủy lợi là việc sản phẩm được lập phù hợpvới nhiệm vụ khảo sát, phù hợp với quy mô công trình
Chất lượng thiết kế dự án thủy lợi là việc sản phẩm thiết kế được tạo ra bởi
tổ chức hoặc cá nhân phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tựnhiên và các quy định về kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng đã được duyệt hoặc chủtrương đầu tư; các sản phẩm thiết kế có công nghệ đảm bảo ổn định, an toàn chocông trình và công trình lân cận; Yêu cầu của từng bước thiết kế thỏa mãn về côngnăng sử dụng, đảm bảo mỹ quan, giá thành hợp lý
Chất lượng thi công dự án thủy lợi là: Công trình thủy lợi phải ổn định,bền lâu, an toàn tuyệt đối trong quá trình khai thác Chất lượng thi công phảiđảm bảo chống lật, lún, nứt nẻ, chống thấm, chống xâm thực tốt, , xây lắp với độchính xác cao
1.2 Quản lý cưhất lượng của Ban quản lý dự án
1.2.1 Khái niệm
Quản lý chất lượng Dự án Thuỷ lợi là tập hợp hoạt động của các Chủ thểquản lý nhằm tác động lên chất lượng dự án thủy lợi bao gồm lập kế hoạch chấtlượng, tổ chức đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng dự án thủy lợi Nộidung QLCL có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác nhau, mỗi nội dung là kết quả dohai nội dung kia đem lại, đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quảthực hiện hai nội dung kia Trên thực tế quản lý chất lượng Dự án nhà nước là sự
Trang 29phối hợp của các chủ thể tham gia vào quá trình Dự án đầu tư xây dựng: Nhà nước(Bộ xây dựng, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Cục Giám định Nhà nước về chấtlượng công trình xây dựng…), Chủ đầu tư, Nhà thầu khảo sát, cơ quan thẩm định( Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Xây Dựng), Nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, cơquan kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, công ty Bảo hiểm, các tổ chức xã
hội, cộng đồng…
Để phát huy được vai trò của dự án theo đúng nội dung đầu tư được duyệtBan QLDA có trách nhiệm quản lý chất lượng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư; thựchiện đầu tư đến khi bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng Trong đó quản
lý chất lượng dự án thủy lợi của Ban quản lý dự án giai đoạn thực hiện đầu tư làhoạt động quản lý quan trọng nhất nhằm đảm bảo chất lượng dự án thủy lợi
Quản lý của Ban quản lý dự án đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạnthực hiện đầu tư là sự tác động của Ban quản lý dự án lên các Nhà thầu tư vấn khảosát; thiết kế; thi công công trình thủy lợi thông qua một quá trình quản lý lập kếhoạch chất lượng; tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng; kiểm soát chất lượngnhằm đảm bảo chất lượng công trình thủy lợi theo quy định đã được phê duyệt
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng
- Mục tiêu: Mục tiêu quản lý của Ban quản lý dự án đối với chất lượng dự ánthủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm đảm bảo (1) đạt được những mục tiêu tiêuchuẩn về chất lượng công trình thủy lợi; (2) đáp ứng được những yêu cầu của Chủ đầu
tư, của những tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ Dự án Thuỷ lợi mang lại; (3) đảmbảo chất lượng dự án công trình thủy lợi nhằm tối ưu trong quá trình điều tiết nướctưới tiêu cho nông nghiệp; thủy điện và nước sinh hoạt cho người hưởng lợi từ dự
án theo đúng nhiệm vụ đầu tư của dự án đã phê duyệt; (4) nâng cao chất lượng dự
án góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở địa phương
- Tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dự án giai đoạn thực hiện đầu tư
Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình xây dựng là có sự phân biệt đốivới các công trình xây dựng thủy lợi khác nhau
a) Bộ tiêu chí về sản phẩm đầu ra của công trình thủy lợi
Sản phẩm đầu ra của công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng phải thỏa mãncác tiêu chí: (1) chất lượng công trình (an toàn chịu lực, công năng sử dụng và kiếntrúc), (2) an toàn trong thi công xây dựng; phòng chống chát nổ và việc thực hiệncác cam kết về bảo vệ môi trường,(3) công tác quản lý chất lượng của các chủ thểtham gia xây dựng công trình; sự tuân thủ về các quy định quản lý chất lượng; các
Trang 30quy trình; quy phạm trong xây dựng, (4) việc thực hiện đúng tiến độ xây dựng côngtrình đã được cơ quan; cấp có thẩm quyền phê duyệt, (5) ứng dụng công nghệ mới;vật liệu mới; tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng, (6) đánh giá của người quảnlý; sử dụng công trình và dư luận xã hội về chất lượng công trình.
b) Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khảo sát địa hình, địa chất
Một hoạt động khảo sát địa hình, địa chất dự án thủy lợi đảm bảo chất lượng
là hoạt động khảo sát phải phù hợp với đề cương khảo sát đã được Chủ đầu tư phêduyệt gồm về mục đích khảo sát, phạm vi khảo sát, phương pháp khảo sát, phương
án kỹ thuật khảo sát, phù hợp với vị trí giới hạn và điều kiện tự nhiên của khu vựckhảo sát xây dựng, phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất công trình
Các sản phẩm khảo sát phải đạt được các tiêu chuẩn về khảo sát được ápdụng cho từng loại công tác của khảo sát xây dựng Hiện nay, tiêu chuẩn khảo sátđịa hình địa chất công trình thủy lợi gồm 2 tiêu chuẩn (1) tiêu chuẩn TCVN:8478-
2010 về Công trình thủy lợi yêu cầu thành phần khối lượng khảo sát địa hình trongcác giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; và (2) tiêu chuẩnTCVN:8477-
2010 về Công trình thủy lợi yêu cầu thành phần khối lượng khảo sát địa hình trongcác giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
c) Tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế
Hoạt động thiết kế là hoạt động của các nhà thầu thiết kế trong đó nhà thầucần dựa trên tài liệu địa chất chính xác để thiết kế xử lý nền, lập tổng tiến độ thicông, phương pháp thi công, trình tự thi công và dự toán các hạng mục công trình
Một sản phẩm của hoạt động thiết kế phải đảm bảo các tiêu chí sau: sự phùhợp với các bước thiết kế trước đã phê duyệt; sự hợp lý của các giải pháp kết cấucông trình; sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng; đánh giá mức độ antoàn công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây truyền và thiết bị công nghệ ( nếucó); sự tuân thủ về bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy Hiện nay tiêu chuẩnthiết kế dự án thủy lợi gồm: TCXD57-53 về thiết kế tường chắn công trình thủycông; TCVN8419-2010 về thiết kế đê kè bảo vệ bờ sông để chống lũ; thiết kế tườngchắn công trình thủy công; TCVN8419-2010 về thiết kế đê kè bảo vệ bờ sông đểchống lũ; TCVN4253-1986 vềTiêu chuẩn nền các công trình thủy công; Quy phạm
Trang 31C876 về tính toán thủy lực đập tràn; TCVN8422-2010 về Công trình thủy lợi thiết
kế tầng lọc ngược CT thủy công; 14TCN 100-2001 về Thiết bị quan trắc cụm đầumối công trình thủy lợi; QP TLC1-75 vềTính toán thủy lực cống dưới sâu;14TCN157-2005 vềTiêu chuẩn thiết kế đập đầm nén
d) Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình kè bảo vệ
1.Tường chân kè: TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT;
14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL; TCVN 4055-1985 tổ chức thi công; TCVN 4447-2012 công tác đất tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu; TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT toàn khối.
2 Đào; đắp; lu nèn đất TCVN 4447-2012 công tác đất tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu; TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT; 14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ
cơ sở trong CTTL
3 Thi công dầm ngang, dầm dọc TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT toàn khối.
Nguồn: Phòng quản lý chất lượng thi công
Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình kè bảo vệ
Tên hoạt động trong
thi công
Tiêu chuẩn
công tác đất tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu;
nghiệm thu; TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT; 14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL
3.Định vị tuyến đập; định vị tim; tuyến tràn TCXDVN 309-2004 công tác trắc địa trong XDCT;
14TCN 102-2002 quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong CTTL
TC4453-1995 kết cấu BT và BTCT toàn khối.
5 Rải cấp phối nền đường 22TCN334-2006 quy trình thi công và nghiệm thu
lớpcấp phối đá răm kết cấu áo đường
Nguồn: Phòng quản lý chất lượng thi công
1.2.3 Nội dung quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu
Trang 32tư của Ban quản lý dự án
1.2.3.1 Xây dựng kế hoạch về chất lượng
a) Xây dựng chính sách về chất lượng: Xây dựng chính sách về chấtlượng là chức năng quản lý nhằm thiết lập mục tiêu, yêu cầu chất lượng, yêu cầu hệthống chất lượng, các quy định đảm bảo chất lượng và xác định các công việc cụ thể
để thực hiện các mục tiêu yêu cầu đó Chính sách chất lượng được xây dựng chotoàn bộ các công việc bao gồm quy trình quản lý chất lượng, mô hình quản lý, hìnhthức quản lý, tiến độ và kiểm soát toàn bộ hoạt động chất lượng
Ban quản lý dự án căn cứ các văn bản pháp lý, các quy định của Nhà nước(Chính Phủ các Bộ, ngành liên quan) các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho công tác khảosát, thiết kế và thi công xây dựng công trình … để đưa ra chính sách chất lượngchung cho Dự án Tuy nhiên, tùy theo thẩm quyền mà Ban quản lý dự án có thểđược hoặc không được phê duyệt chính sách chất lượng mà phải trình lên cho Chủđầu tư phê duyệt chính sách chất lượng
b) Xây dựng các kế hoạch kiểm soát chất lượng
Các kế hoạch kiểm soát chất lượng bao gồm kế hoạch kiểm soát khảo sát địahình; địa chất, thiết kế(thẩm định thiết kế), kế hoạch kiểm soát thi công
Kế hoạch kiểm soát khảo sát địa hình; địa chất: Là một loại kế hoạch xác
định mục tiêu của kiểm soát khảo sát xây dựng và những nội dung khảo sát xâydựng công trình thủy lợi, thời gian, địa điểm khảo sát Kế hoạch kiểm soát bao gồm
kế hoạch nhiệm vụ khảo sát, kế hoạch kiểm soát khảo sát thực địa (xác định vị tríkhảo sát; quy trình thực hiện khảo sát; thí nghiệm hiện trường), kế hoạch nghiệmthu kết quả khảo sát (tiêu chuẩn áp dụng khảo sát; khối lượng khảo sát thực hiện).Ban QLDA được sự ủy quyền của Chủ đầu tư sẽ lập kế hoạch nhiệm vụ khảo sáthay đề cương khảo sát
Kế hoạch kiểm soát thiết kế công trình: Là kế hoạch xác định mục tiêu
kiểm soát thiết kế và nội dung kiểm soát thiết kế, thời gian, địa điểm, nguồn lựcthực hiện Các kế hoạch kiểm soát thiết kế bao gồm kế hoạch giám sát thực hiệnhợp đồng về tiến độ; kế hoạch thẩm tra ( đơn giá; định mức áp dụng đã phù hợp haychưa? phương án thiết kế đưa ra đã phù hợp với nhiệm vụ công trình hay chưa?),nghiệm thu sản phẩm thiết kế gồm khối lượng công việc đã thực hiện
Kế hoạch kiểm soát thi công bao gồm:
Trang 33- Mục tiêu kế hoạch là thi công theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượngphát huy được nhiệm vụ của dự án, mục tiêu thể hiện ở các tiêu chí về thời gian, chiphí, yêu cầu chất lượng
- Nội dung kế hoạch kiểm soát chất lượng thi công bao gồm kế hoạch về thờigian, tiến độ và chi phí kiểm soát cụ thể các nội dung sau đây:
(1) kiểm tra các điều kiện khởi công công trình; kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng cộng trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu đưa vào công trường.+ Về nhân lực: Sự phù hợp về số lượng, trình độ chuyên môn theo văn bằng;chứng chỉ của đội ngũ cán bộ của Ban điều hành, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật đượchuy động đến công trường, trưởng các bộ phận tham gia dự án, gói thầu, công trình
+ Về thiết bị: Sự phù hợp về số lượng, chủng loại của máy móc, thiết bị đượchuy động đến công trường so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng; giấy đăngkiểm; giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụthi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình:+ Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu từ cấp lãnh đạo đến các phòng,ban, bộ phận nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô dự án,gói thầu, công trình xây dựng
+ Bảng tiến độ thi công tổng thể phù hợp với tiến độ hợp đồng: Tiến độ thicông chi tiết các hạng mục công trình, hạng mục công trình phù hợp với tiến độ thicông tổng thể Kế hoạch kiểm soát tiến độ thi công tổng thể Kế hoạch kiểm soáttiến độ thi công của Nhà thầu trong đó có quy định cụ thể việc cập nhật tiến độ thicông thực tế hiện trường và các giải pháp điều chỉnh kịp thời đảm bảo khắc phụcphần khối lượng thi công chậm
+ Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu trên công trường: Sơ đồ tổ chứccác bộ phận và các quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ của từng cá nhân trongviệc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tiến độ, chất lượng xây dựng công trình
(2) Kiểm tra quá trình thi công
- Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình
do Nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của hồ sơ thiết kếbao gồm: (1) kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của Nhà sản xuất, kết quả thínghiệm của các phòng thí nghiệm; (2) kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa theoquy định hợp đồng và hồ sơ dự thầu; (3) kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị
Trang 34lắp đặt vào công trình.
- Kiểm tra biện pháp thi công; các biện pháp đảm bảo an toàn lao động;phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
- Kiểm tra; giám sát chất lượng thi công các bộ phận công trình; hạng mụccông trình: (1) kiểm tra, giám sát thường xuyên, có hệ thống quản lý Nhà thầu triểnkhai các công việc tại hiện trường về sự tuân thủ hợp đồng xây dựng, chỉ dẫn kỹthuật, về biện pháp thi công, sơ đồ tổ chức thi công, máy móc thiết bị thi công, nguồngốc xuất xứ, chủng loại, chất lượng thiết bị, vật tư, vật liệu sử dụng (2) phát hiện, xử
lý kịp thời các sai sót, bất hợp lý về thiết kế và các phát sinh trong quá trình thi công
để điều chỉnh hoặc yêu cầu tư vấn thiết kế điều chỉnh (3) tổ chức kiểm định ngaychất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình khi có nghi ngờ vềchất lượng (4) kiểm tra nhật ký thi công công trình và công tác lập, quản lý hồ sơhoàn công theo tiên độ hoàn thành thi công bộ phận; hạng mục công trình
1.2.3.2 Tổ chức thực hiện về kế hoạch chất lượng
a) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án
* Giám đốc Ban
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ đầu tư về thựchiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ, côngvụ của cán bộ công chức thuộc thẩm quyền quản lý
- Giám đốc quyết định việc phân công cán bộ ở đơn vị Trong thời gian vắngmặt giám đốc ủy quyền cho Phó giám đốc thay mặt để giải quyết các công việc theothẩm quyền của giám đốc
- Trong quá trình điều hành, khi cần thiết giám đốc sẽ trực tiếp chỉ đạo thựchiện những công việc quan trọng của Ban QLDA, không hạn chế ở các lĩnh vực đãphân công do Phó giám đốc phụ trách
- Nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn 5 năm, hàngnăm về đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi; Quản lý tài chính, tài sản được giaotheo quy định của Pháp luật; Ký hợp đồng kinh tế với các Nhà thầu; Chủ tịch hộiđồng nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; Công tác đốingoại của Ban QLDA với các sở Ban ngành
* Phó giám đốc
Giúp giám đốc quản lý, điều hành công việc của Ban QLDA; trực tiếp quản
lý một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của giám đốc Chịu trách nhiệmtrước giám đốc trước giám đốc Ban; Chủ đầu tư và trước pháp luật về kết quả thực
Trang 35hiện công việc được giao
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong phạm vi được giám đốc phân công và
ủy quyền Thực hiện chế độ báo cáo đối với giám đốc về tình hình và kết quả thựchiện nhiệm vụ được phân công và ủy quyền
Ký thay giám đốc các văn bản đã ủy quyền; Thay mặt Ban quản lý, điềuhành và quản lý trên công trường; Chủ trì các cuộc giao ban công việc hàng tuầnvới các Nhà thầu về tình hình thực hiện khối lượng, tiến độ của các Nhà thầu
* Phòng Tài chính- Kế toán
Tham mưu cho Giám đốc thực hiện nghiêm chỉnh Luật Ngân sách, Luật Kếtoán, và các quy định khác của pháp luật có liên quan Thống nhất quản lý toàn bộhoạt động tài chính của Ban, hướng dẫn, giám sát công tác kế toán của từng dự ántheo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ Quản lý và thực hiện việcthanh toán các hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, chịutrách nhiệm trong việc thu hồi công nợ, tạm ứng và tham gia thanh lý hợp đồng khihết hạn Lập kế hoạch trình Giám đốc Ban ký trình Chủ đầu tư phê dự toán chi phíhoạt động của Ban, đảm bảo mọi hoạt động chi tiêu của Ban nằm trong kế hoạchđược giao Giao dịch với Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước đảm bảo mọi hoạt động tàichính có liên quan Chủ trì, phối hợp với các Phòng trực thuộc quyết toán vốn côngtrình, dự án hoàn thành
* Phòng kế hoạch tổng hợp: Là thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu, tham gia lựa
chọn nhà thầu và thông báo kết quả trúng thầu
* Phòng Thẩm định dự toán
(1) Thẩm định trình Giám đốc Ban phê duyệt đề cương khảo sát, nhiệm vụkhảo sát, dự toán khảo sát, dự toán chi phí thiết kế, trong trường hợp chỉ định thầu
tư vấn khảo sát, thiết kế (2) Chủ trì, phối hợp với các Phòng thẩm tra, thẩm định và
dự toán các quyết định trình Giám đốc Ban phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sungTKBVTC-TDT, các dự án do Ban quản lý điều hành, tham mưu cho Giám đốc biệnpháp xử lý những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện dự án (3) Theo dõi,kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị tư vấn, thi công đảm bảo các mụctiêu, tiến độ triển khai lập dự án, chất lượng thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công (4)Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và định mức kinh tế kỹthuật trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình (5) Chủ trì thẩm tra tổngmức đầu tư của dự án hoặc điều chỉnh lại tổng mức đầu tư ở giai đoạn lập dự án đầutư; thẩm tra, thẩm định tổng dự toán của dự án hoặc điều chỉnh, bổ sung tổng dự
Trang 36toán ở các giai đoạn thiết kế theo quy định, thẩm định dự toán các hạng mục côngtrình (6) Chủ trì phối hợp với các Phòng kiểm tra chế độ, chính sách; dự thảo cácquyết định phê duyệt dự toán trình Giám đốc Ban phê duyệt (7) Chủ trì , phối hợpvới các phòng trong việc tổ chức, thực hiện công tác lựa chọn Nhà thầu các gói thầu
tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hoá theo quy định của Luật Đấu thầu và pháp luật cóliên quan (8) Phối hợp với phòng Kế toán- Tài chính trong công tác soạn thảo hợpđồng trình Giám đốc Ban ký kết, nghiệm thu, thanh lý các loại hợp đồng và quyếttoán công trình hoàn thành, thanh tra, kiểm toán những phần việc do Phòng phụtrách (9) Chủ trì, phối hợp với Phòng quản lý chất lượng công trình nghiệm thu sảnphẩm tư vấn , đề xuất xử lý vi phạm hợp đồng tư vấn Chịu trách nhiệm chính trongviệc đảm bảo trình tự, nội dung và quản lý chất lượng các bước khảo sát, thiết kế dự
án, đề xuất thuê thẩm tra, phản biện, đánh giá tác động…
* Phòng Quản lý chất lượng công trình
(1)Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo thi công từ công tác khảo sát địahình, địa chất, thực hiện bản vẽ thi công, tổ chức thực hiện xây lắp đảm bảo mụctiêu, chất lượng kỹ thuật, tiến độ, an toàn, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng
và quá trình bảo hành công trình theo quy định của pháp luật Dự thảo trình Giámđốc Ban các văn bản xử lý kỹ thuật trong quá trình thi công đảm bảo không làmthay đổi quy mô, nhiệm vụ, thông số kỹ thuật, kết cấu chịu lực Có quyền kiến nghịBan yêu cầu Nhà thầu cho tạm ngừng thi công làm lại những bộ phận, hạng mụccông trình không đảm bảo chất lượng (2) Công tác quản lý chất lượng: Đôn đốc,kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các các Nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế thực hiệncác quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các quy định về hồ sơ, nhật
ký thi công, nhật ký giám sát, quy định về nghiệm thu, về lấy mẫu kiểm tra, muasắm hàng hoá trong việc thực hiện đồ án thiết kế, giám sát tác giả, các tiêu chuẩn kỹthuật, quy trình, quy phạm thi công, biện pháp tổ chức, biện pháp an toàn lao động
đã được phê duyệt (3)Công tác đấu thầu: Là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu,tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch đấu thầu, tham gia lập phầnyêu cầu kỹ thuật và kiểm tra khối lượng trong hồ sơ mời thầu (4)Công tác nghiệmthu, bàn giao: Chủ trì, phối hợp với Nhà thầu và các Phòng chuyên môn, nghiệp vụchuẩn bị đầy đủ các nội dung, điều kiện để nghiệm thu, bàn giao công trình hoànthành đưa vào khai thác, sử dụng, làm việc với thanh tra, kiểm toán các công trìnhxây dựng về những công việc do Phòng phụ trách
* Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng trong quản lý chất lượng
Trang 37Quản lý chất lượng thường được chuyên môn hóa theo chức năng, nhiệm vụnhư: Quản lý chất lượng khảo sát; thiết kế; thi công Vì vậy để đảm bảo chất lượngcông trình thì các bộ phận quản lý theo chức năng này cần phải có sự phối hợp vớinhau trong toàn bộ công đoạn từ khảo sát thiết kế đến thi công.
Để phối hợp cần phải có những kế hoạch phối hợp, nội dung phối hợp, nhân sựlàm công tác phối hợp và phối hợp thông qua các cuộc trao đổi, họp tổng kết, giao ban
*Giao quyền hạn của lãnh đạo cho các bộ phận trong quản lý chất lượng
Để đảm bảo chất lượng đạt kết quả các bộ phận quản lý chất lượng phải cóđược quyền tự quyết ở phạm vi nhất định Ví dụ trong giám sát chất lượng thi côngNhà thầu thi công không đúng theo thiết kế cán bộ giám sát có quyền yêu cầu Nhàthầu dừng thi công mà không cần phải báo cáo chờ xin ý kiến lãnh đạo Ban
b) Nhân lực quản lý chất lượng giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án
Nhân lực quản lý chất lượng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ là nhân tốquyết định, đảm bảo thực hiện mục tiêu của dự án Như chúng ta đã biết, bất kỳ một
tổ chức nào trong quá trình hoạt động của mình đều sử dụng tất cả các nguồn lựchiện có của tổ chức nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức Và trong tất cảcác nguồn lực mà Ban QLDA sử dụng thì nguồn nhân lực được xem là quan trọngnhất, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củaBan QLDA cũng như của xã hội
Năng lực quản lý của cán bộ quản lý chất lượng trong Ban QLDA rất quantrọng trong việc điều hành và quản lý dự án, Theo kinh nghiệm quản lý cũ thì chấtlượng dự án thường đổ lỗi cho Nhà thầu thi công nhưng hiện nay với phương phápquản lý mới thì chất lượng dự án được nằm ở tất cả các khâu và các chủ thể thamgia Năng lực quyết định phần lớn đến kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế, thicông của Nhà thầu
Cán bộ QLCL phải có kiến thức chuyên môn về thủy lợi và quản lý các dự án thủylợi ( am hiểu về an toàn hồ; đập, địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, quy trình thicông ) Đồng thời các cán bộ quản lý phải có kiến thức và kỹ năng về quản lý đặc biệt làkỹ năng giám sát công trình Về phẩm chất đạo đức phải là người công bằng, minh bạch,công khai để tránh việc thông đồng các Nhà thầu
Thực tế cho thấy, việc bố trí lao động không phù hợp với trình độ chuyên môn,kỹ thuật được đào tạo sẽ gây nhiều thiệt thòi và lãng phí rất lớn cho tổ chức đó và làmmất đi khả năng cạnh tranh Việc bố trí kỹ sư mới ra trường chưa qua thực tế vào côngviệc quản lý chất lượng thi công là sẽ không phù hợp, thậm chí gây nguy hại đến Ban
Trang 38QLDA Hay việc bố trí những kỹ sư có kinh nghiệm quản lý chất lượng thi công trên 8năm vào việc giám sát công tác khảo sát của Nhà thầu trong khi nhu cầu chỉ cần kỹ sư cókinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm là đủ …Việc bố trí sai về chất lượng như vậy sẽ gâylãng phí rất nhiều cho Ban QLDA.
Về giới tính: Vấn đề này nó liên quan đến tính chất công việc và môi trườnglàm việc như: Đối với cán bộ quản lý chất lượng khảo sát; thi công thì nên bố trí cán
bộ là nam giới
Về độ tuổi: Độ tuổi của cán bộ Ban QLDA thể hiện khả năng và kinh nghiệmtrong hoạt động Việc bố trí công việc sao cho phù hợp với từng độ tuổi sẽ đem lạihiệu quả rất lớn và ngược lại việc bố trí công việc không phù hợp với độ tuổi cũng
là một trong những nguyên nhân không mang lại mục tiêu của Ban QLDA Chính vìvậy, việc cơ cấu lao động trong Ban QLDA phù hợp với chức năng và nhiệm vụ lànhân tố quyết định, đảm bảo thực hiện mục tiêu của Ban QLDA
c) Chỉ đạo thực hiện các kế hoạch về chất lượng
Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tiến hành các biện pháp: truyềnthông, tư vấn, các biện pháp về kinh tế, kỹ thuật tổ chức - hành chính, đào tạo giáodục, điều chỉnh phối hợp nhằm thực hiện kế hoạch, chính sách chất lượng cụ thể:
- Truyền thông và Tư vấn
Truyền thông và tư vấn để mọi chủ thể, cá nhân tham gia vào hệ thống quản
lý chất lượng của Dự án từ cấp lãnh đạo đến nguời lao động hiểu về kế hoạch, chínhsách chất lượng, hiểu rõ mục tiêu, sự cần thiết và những nội dung cần làm để đảmbảo chất lượng dự án Trong hoạt động truyền thông có hoạt động thông tin chấtlượng chỉ sự phản ánh tình hình và số liệu cơ bản của các công tác quản lý chấtlượng công trình, Thông tin chỉ thị chất lượng về tiêu chuẩn, chính sách về chấtlượng mang tính kế hoạch, mục tiêu, phương trâm được lãnh đạo quyết định; Thôngtin tình hình chất lượng là những tư liệu liên quan đến chất lượng đến hoạt độngthường ngày của đơn vị, công trình, dự án Ban quản lý dự án cũng cần truyềnthông, phổ biến các chính sách về chất lượng, các kế hoạch kiểm soát về chất lượngtới các Nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công để đảm bảo họ nắm rõ các kế hoạchkiểm soát về thời gian, tiến độ, nội dung
- Đào tạo, giáo dục, tập huấn về chất lượng và quản lý chất lượng
Ban QLDA tổ chức các buổi sinh hoạt và giáo dục cần thiết đối với chủ thể,
cá nhân tham gia thực hiện chính sách, kế hoạch chất lượng quá trình thực hiện dự
án Các buổi sinh hoạt là để nâng cao nhận thức viên chức trong từng hệ thống dự
Trang 39án Ngoài ra, Ban QLDA phải tiến hành giáo dục kiến thức quản lý chất lượng, đạođức nghề nghiệp và ý thức chất lượng, đối với công việc kỹ thuật phức tạp cho cáccán bộ QLCL thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Ban tổ chức, Ban QLDA
tổ chức tham quan các mô hình thực hiện cụ thể của một số dự án ở tỉnh bạn tương
tự đã và đang thi công học hỏi rút kinh nghiệm về cách làm, huấn luyện cho đội ngũQLCL thao tác trước, đồng thời đưa ra những biện pháp khống chế chất lượng vàquy trình công nghệ Ban QLDA tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ giám sát,quản lý dự án, an toàn lao động, nghiệp vụ văn thư, hành chính, lao động tiềnlương Bên cạnh đó, Ban QLDA có thể tổ chức các buổi tập huấn và trao đổi về chấtlượng cho các Nhà thầu thầu khảo sát, thiết kế và thi công nhằm đảm bảo họ nắmchắc các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng và có thái độ tích chức trong việc đảm bảochất lượng
- Tạo động lực nâng cao chất lượng
Tạo động lực nâng cao chất lượng thực hiện thông qua chế độ thưởng và phạtđối với tổ chức, người lao động tham gia thực hiện dự án Ban QLDA có thể khuyếnkhích các cán bộ quản lý chất lương thực hiện tốt công tác kiểm soát thông qua cácchính sách khen thưởng, động viên những cá nhân tiêu biểu chính sách đãi ngộ hợp
lý Ban QLDA có thể tổ chức cho các thành viên, các bộ phận thường xuyên trao đổithông tin và thỏa mãn yêu cầu ngay trong Ban QLDA tạo ra một môi trường làm việc
mà trong đó mọi thành viên, mọi bộ phận am hiểu lẫn nhau tạo thuận lợi cho công tácquản lý chất lượng trong Ban QLDA từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả Ban quản lý
dự án có thể có những chính sách tuyên dương, khen thưởng cho các nhà thầu quản lýchất lượng và đảm bảo chất lượng đối với các dự án thủy lợi
1.2.3.3 Kiểm soát chất lượng
Khái niệm kiểm soát chất lượng
Kiểm soát của Ban quản lý dự án đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạnthực hiện dự án là sự tác động của Ban quản lý dự án lên Nhà thầu thi công côngtrình thủy lợi thông qua một quá trình giám sát, đo lường, đánh giá, và chấn chỉnhcác hoạt động trong quá trình thực hiện dự án thủy lợi nhằm đảm bảo chất lượngcông trình thủy lợi theo quyết định đã được phê duyệt
Nội dung kiểm soát
- Kiểm soát chất lượng khảo sát: Là kiểm soát năng lực của Nhà thầu khảo sát,phương án kỹ thuật khảo sát, việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng khảo sát xâydựng, thiết bị, công nghệ, con người, các nguồn lực khác mục tiêu đáp ứng yêu cầu
Trang 40của nhiệm vụ khảo sát; phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình.
- Kiểm soát chất lượng thiết kế: Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cáchcủa hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của phápluật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xâydựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật cóliên quan; đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế
cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.Công việc chính trong giai đoạn này là việc kiểm soát chất lượng hồ sơ, bản vẽ, tiến
độ của các đơn vị tư vấn và làm việc với các cơ quan chức năng để thẩm định, phêduyệt những hồ sơ đó
- Kiểm soát chất lượng giai đoạn thi công là: Kiểm soát chất lượng trong giaiđoạn chuẩn bị thi công Kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công xây dựngcông trình Nghiệm thu khối lượng công việc, hạng mục hoàn thành
Quy trình kiểm soát
Quy trình kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án bao gồm (1)xác định mục tiêu và tiêu chuẩn kiểm soát việc khảo sát, thiết kế và thi công củacông trình thủy lợi thông qua hồ sơ và bộ tiêu chuẩn quy định; (2) giám sát để xácđịnh những thông tin về kết quả chất lượng khảo sát, thiết kế và thi công của côngtrình thủy lợi thông quá kiểm tra trực tiếp, thông qua báo cáo của nhà thầu; (3) xácđịnh các sai lệch xảy ra so với các tiêu chuẩn yêu cầu về khảo sát, thiết kế và thicông của công trình thủy lợi; (4) xác định các nguyên nhân sai lệch là do khâu nào,
do ai hay do các điều kiện khách quan nào khác; (5) xác định các hoạt động điềuchỉnh nếu thây cần điều chỉnh các sai lệch xảy ra bằng việc yêu cầu các nhà thầusửa chữa hoặc điều chỉnh việc khảo sát, thiết kế và thi công; (6) kiểm soát lại kếtquả sau khi điều chỉnh sửa chữa sai lệch
Công cụ kiểm soát chất lượng
Các cán bộ quản lý chất lượng áp dụng các TCVN quy phạm thi công vànghiệm thu nêu trên còn phải áp dụng các tiêu chuẩn ngành để kiểm soát chất lượnghạng mục công trình như (1) tiêu chuẩn ngành về cát: 14TCN 68-2001- Cát dùngcho bê công thủy công- yêu cầu kỹ thuật, (2) tiêu chuẩn ngành về đá: 14TCN 70-
2001 - Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho bê tông thủy công- yêu cầu kỹ thuật; (3)tiêu chuẩn ngành về xi măng: 14TCN 66-2001- Xi măng dùng cho bê tông thủycông- yêu cầu kỹ thuật; (4) tiêu chuẩn ngành về vật liệu đất: 14TCN-150÷154-Phương pháp xác định độ ẩm; độ chặt; thể tích; thấm nước; (5) các tiêu chuẩn thi