1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý Giáo dục

93 99 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện thành công sự nghiệp lớn lao này đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Riêng đối với sinh viên, trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của mình trong sự nghiệp chung, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự đi lên mạnh mẽ của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi sinh viên lúc này là phải học tập: học tập một cách khẩn trương, kiên trì, không biết mệt mỏi để nắm lấy mọi tri thức cần thiết, chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học công nghệ, trở thành những người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, những nhà quản lý giỏi, tích cực nghiên cứu, sáng tạo góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc, đưa đất nước sánh vai với bè bạn năm châu. Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học chính là chìa khóa thành công của sinh viên trên đường học tập và nghiên cứu ở nhà trường đại học, cao đẳng. Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo những người cán bộ ở trình độ đại học. Nó phát triển tối ưu tư duy sáng tạo, phát triển tính linh cảm khoa học, phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học của người sinh viên trong quá trình tiếp nhận tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên tự thể hiện nhân cách của mình và hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học…, sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn. Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và khu vực về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục – nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn khát vọng học tập, sáng tạo và cống hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiên đại, nhân văn. Học viện nói chung và Khoa Quản lý nói riêng rất quan tâm tới hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên, có một số nhận định rằng, đa số sinh viên hiện nay lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, do đó, chưa thực sự có sự hứng thú, say mê, đầu tư đúng mức vào hoạt động này. Trong quá trình tiến hành làm các bài tiểu luận cuối kỳ, thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, em nhận thấy nhận định này là chính xác. Phần lớn sinh viên khoa Quản lý, Học Viện Quản lý giáo dục ít quan tâm và không chú trọng đến vấn đề nghiên cứu khoa học, tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học còn thấp. Bên cạnh thực tế đó, các cấp quản lý tuy rằng đã có một số thành tích đáng kể trong việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tổ chức bài bản các hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học, tuy nhiên vẫn chưa có sức thu hút đối với sinh viên cũng như chưa huy động được đa số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Vì thế mỗi năm học, số lượng đề tài tham gia rất hạn chế, cũng như chất lượng các đề tài vẫn chưa cao so với mong đợi của các nhà quản lý. Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý Giáo dục” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-˜˜˜ -NGUYỄN MINH HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

(Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục)

Hà Nội - 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-˜˜˜ -NGUYỄN MINH HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

(Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục)

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đậu Thị Hồng Thắm

Trang 3

Hà Nội - 2019

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự cho phép của Ban Chủ nhiệm Khoa, em đã tiến hành nghiên

cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản

lý giáo dục”.

Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Đậu Thị HồngThắm, giảng viên Khoa Quản lý, Học viện quản lý giáo dục, người đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thànhkhóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa Quản lý, các côchuyên viên phòng Quản lý Khoa học đã nhiệt tình cung cấp những thông tinquý báu về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viênkhoa Quản lý, Học viện quản lý giáo dục, những thông tin này là nguồn tưliệu thiết thực giúp em có thể hoàn thành khóa luận một cách chu đáo nhất.Xin chân thành cảm ơn các bạn và các em sinh viên của Khoa Quản lý,

đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát, phỏng vấn để thu thập những thôngtin cần thiết cho khóa luận

Mặc dù đã đầu tư nhiều công sức, nhưng chắc chắn khóa luận không thểtránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của quý Thầy, Cô,quý anh, chị và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn

Trân trọng biết ơn!

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

BGD&ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo

KH&CN Khoa học và công nghệ

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 7

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ 7

MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Mục đích nghiên cứu 9

3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 9

4 Phạm vi nghiên cứu 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Cấu trúc Khóa luận 10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 12

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 12

1.1.1 Vấn đề nghiên cứu trong nước 12

1.1.2 Vấn đề nghiên cứu ngoài nước 14

1.2 Những khái niệm cơ bản 15

1.2.1 Quản lý 15

1.2.2 Quản lý giáo dục 16

1.2.3 Khoa học 17

1.2.4 Nghiên cứu khoa học 18

1.2.5 Nghiên cứu khoa học của sinh viên 19

1.2.6 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 20

1.3 Những vấn đề lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 20

Trang 7

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 20

1.3.2 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 21

1.3.3 Hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên 23

1.4 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 23

1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 23

1.4.2 Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 24

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 25

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 26

1.5 Phương pháp Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 27

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động của sinh viên 28

1.6.1 Năng lực học tập – nghiên cứu khoa học của sinh viên 28

1.6.2 Năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ hướng dẫn khoa học 28

1.6.3 Các văn bản pháp quy về Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 29

1.6.4 Nguồn kinh phí và cở sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 29

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 31

2.1 Khái quát về Học Viện Quản Lý Giáo Dục và khoa Quản lý 31

2.1.1 Khái quát về Học Viện Quản Lý Giáo Dục 31

2.1.2 Khái quát về khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục 33

2.2 Giới thiệu hoạt động khảo sát, nghiên cứu thực trạng của sinh viên Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục 35

2.2.1 Mục đích khảo sát 35

2.2.2 Nội dung khảo sát 35

2.2.3 Công cụ khảo sát 36

2.2.4 Phương pháp khảo sát 36

Trang 8

2.2.5 Phương thức xử lý số liệu 36

2.3 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục 36

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý 46

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 46

2.4.2 Thực trạng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 48

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 49

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 51

2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản Lý 54

2.5 Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản Lý 56

2.5.1 Mặt mạnh 56

2.5.2 Mặt yếu và nguyên nhân 57

Tiểu kết chương 2 60

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 61

3.1 Căn cứ đề xuất biện pháp 61

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 61

3.1.2 Đảm bảo tính khả thi 61

3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 61

3.1.4 Đảm bảo tính hệ thống 62

3.1.5 Đảm bảo tính đồng bộ 62

3.2 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý 62

Trang 9

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiên cứu

khoa học của sinh viên 62

3.2.2 Biện pháp 2: Phân công, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ hoạt động hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên 65

3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học trong Học viện 66

3.2.4 Biện pháp 4: Huy động và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 68

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 69

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71

1 Kết luận 71

2 Khuyến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 76

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học

và công tác Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 37

Bảng 2 2 Số lượng sinh viên khoa Quản lý đăng ký và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp 39

Bảng 2.3 Số lượng, kết quả đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý các năm 40

Bảng 2.4 Nguyên nhân không tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý 41Bảng 2.5 Hiệu quả thực hiện các hình thức nghiên cứu khoa học của 44

Bảng 2.6 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 46Bảng 2.7 Thực trạng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.48Bảng 2.8 Thực trạng chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.49

Bảng 2.9 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 51

Bảng 2.10 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản Lý 54

DANH MỤC HÌNH VẼ , BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Nguyên nhân không tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên

Biểu đồ 2.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá Để thực hiện thành công sự nghiệp lớn lao này đòi hỏi phải phát huy sứcmạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Riêng đối với sinh viên,trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của mình trong sự nghiệpchung, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự đi lên mạnh mẽ củađất nước Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi sinh viên lúc này là phải học tập: học tậpmột cách khẩn trương, kiên trì, không biết mệt mỏi để nắm lấy mọi tri thứccần thiết, chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học công nghệ, trở thànhnhững người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, những nhà quản lý giỏi,tích cực nghiên cứu, sáng tạo góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc, đưađất nước sánh vai với bè bạn năm châu Phương pháp học tập và nghiên cứukhoa học chính là chìa khóa thành công của sinh viên trên đường học tập vànghiên cứu ở nhà trường đại học, cao đẳng

Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong những phươngpháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo những người cán bộ ở trình độ đạihọc Nó phát triển tối ưu tư duy sáng tạo, phát triển tính linh cảm khoa học,phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học của người sinh viêntrong quá trình tiếp nhận tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một sốvấn đề lý luận và thực tiễn Nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên tự thểhiện nhân cách của mình và hình thành kỹ năng làm việc nhóm Hoạt độngnghiên cứu khoa học sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo củanhà trường

Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập,khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học…, sinh viên sẽ được rèn luyện khả

Trang 12

năng trình bày một vấn đề, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh mộtcách khoa học những quan điểm; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiếnthức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt độngnghiên cứu khoa học Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra nhữngbước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộcsống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn.

Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và khuvực về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục –nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn khát vọng học tập, sáng tạo và cốnghiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiên đại, nhân văn Học viện nói chung vàKhoa Quản lý nói riêng rất quan tâm tới hoạt động nghiên cứu khoa học củasinh viên

Tuy nhiên, có một số nhận định rằng, đa số sinh viên hiện nay lại chưanhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, do đó, chưa thực sự

có sự hứng thú, say mê, đầu tư đúng mức vào hoạt động này Trong quá trìnhtiến hành làm các bài tiểu luận cuối kỳ, thực hiện công trình nghiên cứu khoahọc, em nhận thấy nhận định này là chính xác Phần lớn sinh viên khoa Quản

lý, Học Viện Quản lý giáo dục ít quan tâm và không chú trọng đến vấn đềnghiên cứu khoa học, tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoahọc còn thấp

Bên cạnh thực tế đó, các cấp quản lý tuy rằng đã có một số thành tíchđáng kể trong việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tổchức bài bản các hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học, tuy nhiên vẫn chưa cósức thu hút đối với sinh viên cũng như chưa huy động được đa số sinh viêntham gia nghiên cứu khoa học Vì thế mỗi năm học, số lượng đề tài tham giarất hạn chế, cũng như chất lượng các đề tài vẫn chưa cao so với mong đợi củacác nhà quản lý

Trang 13

Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý Giáo dục” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản

lý tại Học Viện Quản lý Giáo dục

4 Phạm vi nghiên cứu

- Các nghiên cứu, khảo sát được tiến hành đối với việc Quản lý hoạtđộng nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý, Học viên Quản lýgiáo dục hệ đào tạo chính quy khóa 9 và khóa 10

- Hồi cứu và sử dụng các số liệu từ năm 2014 trở lại đây

- Đề xuất biện pháp cho chủ thể Quản lý là lãnh đạo khoa Quản lý

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứukhoa học của sinh viên

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý giáo dục

Trang 14

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học củasinh viên khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý giáo dục.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, văn bản, lý luận vềquản lý, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họcnhằm tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động nghiêncứu khoa học của sinh viên

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu tham dò ý kiến sinhviên hệ chính quy, cán bộ, giảng viên về công tác Quản lý hoạt động NCKHcủa sinh viên Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục

- Phương pháp quan sát: tham khảo tài liệu, hồ sơ lưu trữ về công tácquản lý hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Quản lý, Học viện QLGD

- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: gặp gỡ, trao đổi trực tiếp vớichuyên viên quản lý khoa học, cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Quản lý

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

7 Cấu trúc Khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, các phụlục; luận văn được tổ chức thành ba chương sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của

sinh viên trường Đại học

Trang 15

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh

viên khoa Quản lý tại Học viện Quản lý giáo dục

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh

viên khoa Quản lý tại Học viện Quản lý giáo dục

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Vấn đề nghiên cứu trong nước

Hiện nay các trường Đại học trên cả nước luôn xem NCKH sinh viên làmột trong những nhiệm vụ quan trọng, và luôn có nhiều hoạt động khuyếnkhích, tạo động lực để SV tham gia tích cực Bên cạnh đó, còn thường xuyên

tổ chức cuộc thi NCKH hằng năm cho SV nhà trường với sự đầu tư kinh phí,nguồn lực Cụ thể như trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã xác định rõ quyềnlợi của SV khi tham gia NCKH trong Quyết định số 1357/QĐKH của Hiệutrưởng về việc ban hành Quyết định Nghiên cứu khoa học của Sinh viên vàCăn cứ theo công văn số 6716/BGDĐT-KHCNMT ngày 7/10/2011:

- Được chọn báo cáo khoa học ở Khoa/Viện, Trường, dự các hội thảokhoa học trong và ngoài Trường

- Những sinh viên có đề tài nghiên cứu được chọn báo cáo sinh hoạt khoahọc từ lớp trở lên được ưu tiên khi xét các danh hiệu sinh viên xuất sắc, tiêntiến, xét các loại học bổng về học tập và khuyến khích tài năng

- Sinh viên đạt kết quả tốt trong kỳ thi chuyên đề, học sinh giỏi, có cáccông trình NCKH được đánh giá xuất sắc, được Nhà trường xét cộng điểmhoặc cho miễn thi môn học có liên quan

- Sinh viên có đề tài nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị khoa học từcấp Khoa/Viện trở lên được cộng điểm khi xét ngành học giai đoạn hai

- Sinh viên được xét chuyển tiếp nghiên cứu sinh trong và ngoài nước phải

có ít nhất 1 công trình nghiên cứu được khen thưởng từ cấp Trường trở lên.Hay sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội có truyền thống nghiêncứu khoa học (NCKH) tốt, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Trang 17

(KH XH&NV) Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức hoạt động nghiên cứukhoa học sinh viên, thu hút gần 300 sinh viên (SV) tham gia với trên 100 đềtài các loại được duyệt Do vậy, nhà trường đã tạo ra một văn hóa nghiên cứukhoa học trong sinh viên Còn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, theo thông lệ, vào đầu năm học, nhàtrường tổ chức lớp tập huấn nghiên cứu khoa học nhằm trang bị cho sinh viênnhững vấn đề lý thuyết, phương pháp nghiên cứu cơ bản cũng như cách thứctriển khai nghiên cứu và viết sản phẩm nghiên cứu

Về kinh phí cho hoạt động NCKH của SV thì theo PGS.TS Vũ VănTích, thực trạng tài chính cho hoạt động KHCN của các trường đại học hiệnnay thực sự rất khiêm tốn Trong bản báo cáo kết quả khảo sát, nhóm nghiêncứu cho biết đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN trong cả nước bình quân

cả giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 1,7% ngân sách Nhà nước - tương đương0,4% GDP, thấp so với các nước trong khu vực: Thái Lan là 0,48%; Malaysia1,26% và Singapore là 2,2% GDP (theo tính toán của World Bank năm 2016)

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác NCKH, nhiều tác giả đãlựa chọn vấn đề nghiên cứu khoa học của sinh viên làm nội dung nghiên cứucủa mình, như:

- Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí (2000), Phương pháp thực hiện

đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Nxb Khoa học và Kĩ thuật

- Phạm Viết Vượng (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

giáo dục (Dùng cho các trường đại học và đại học sư phạm), Hà Nội.

- Lê Thị Tuấn Nghĩa (2010), Để hướng dẫn sinh viên NCKH thành

công, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 112, 9/2011

Hay trong các luận văn thạc sĩ có nhiều đề tài quan tâm đến thực trạng

và biện pháp quản lý hoạt động NCKH của SV như:

Trang 18

- Lê Thi Thanh Chung (2006), Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên

cứu khoa học giáo dục của sinh viên đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo

dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [8]

- Đinh Ái Linh (2006), Công tác quản lí hoạt động học tập và nghiên

cứu khoa học của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Luận

văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM [14]

- Bùi Thị Kiều Phượng (2016), Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa

học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí

Quản lý Giáo dục số 82-3/2016 Đã đánh giá những mặt mạnh và hạn chế củaviệc quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đã đề xuất các biện phápquản lý có tính khoa học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý hoạtđộng NCKH của SV và chất lượng đào tạo của trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn [21]

- Vũ Thị Thanh Mai (2015), Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản

lý Giáo dục Luận văn đã đề xuât được những biện pháp quản lý phù hợp,bám sát thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả NCKH của sinh viên góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường [16]

1.1.2 Vấn đề nghiên cứu ngoài nước

Các trường Đại học trên thế giới cũng rất quan tâm đến hoạt độngNCKH của sinh viên và xem đây như là một hoạt động quan trọng nhằm pháttriển chất lượng sinh viên Như các trường Đại học ở Liên Xô trước đây, rấtcoi trọng các hình thức NCKH cho SV, trong đó tổ chức cho SV làm khóaluận, luận văn tốt nghiệp được xem là quan trọng nhất

Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm “Tổ chức và phương pháp

công tác NCKH” đã giới thiệu những đặc trưng cơ bản của hoạt động NCKH

của SV: tác giả đánh giá tầm quan trọng của tổ chức cho SV làm niên luận,

Trang 19

khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức tập dượt NCKH nhờ đó mà

SV có khả năng tự học suốt đời

Trong tác phẩm “Research and Report Writing”, tác giả Francesco

Cordasco và Elliots S.M.Galner đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hìnhthành kỹ năng NCKH cho sinh viên

Tại Singapore năm 1983, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp

đã biên soạn tài liệu “The management of a student research project”,

nhằm giúp sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu

Hay “Quản lý công tác nghiên cứu khoa học”, K.Bexle, E Delsen,

Xlasinxki do Nguyễn Văn Lân dịch từ bản tiếng Nga, Nguyễn Xuân Khoahiệu đính, bản viết tay, 1983 tại thư viện Đại học sư phạm Hà Nội

1.2 Những khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Trong từ điển Giáo dục học “quản lý” là tổ chức điều khiển hoạt độngcủa một đơn vị, một cơ quan [11, tr.1363]

Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là một quá trình định

hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến

hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định

hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [22, tr.10].

Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người Quản

lý là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những ngườikhác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả

Trang 20

Hiểu một cách khái quát nhất: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ

chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.

1.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có tính hướngđích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điềuphối, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạtđộng phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội

Theo M.I.Kônđakôp khẳng định: “Quản lý giáo dục là tập hợp những

biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”.

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng

quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [3, tr.31]

Bản chất Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức của chủ thể

QL tới khách thể QL và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáodục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục

Như vậy, Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có

kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục được quản lý, vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các mục tiêu giáo dục đề ra.

Trang 21

1.2.3 Khoa học

Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm khoa học, tiêu biểu là tácgiả Phạm Viết Vượng Tác giả đã phân tích khái niệm khoa học trên ba khíacạnh:

- Thứ nhất, khoa học là một hình thái, yếu tố xã hội

- Thứ hai, khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy vànhững quy luật phát triển khách quan của nó được hình thành trong lịch sử xãhội của nhân loại

- Thứ ba, khoa học luôn vận động, biến đổi, vận động và phát triển đểđón đầu, định hướng cho sự phát triển của xã hội

Sau khi phân tích ông giới thiệu định nghĩa về khoa học: “Khoa học là

hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.”

Từ đó có thể thấy, khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ranhững kiến thức mới, học thuyết mới… về tự nhiên và xã hội Những kiếnthức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, khôngcòn phù hợp Ví dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác đượcthay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận

Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vậtchất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tưduy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triểntrên cơ sở thực tiễn xã hội Các nhà nghiên cứu đã phân biệt ra 2 khái niệmthuộc hệ thống tri thức đó là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt độngsống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa conngười với thiên nhiên Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về

Trang 22

cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con ngườitrong xã hội Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng vàphát triển trong hoạt động thực tế Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật

sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mốiquan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉphát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là

cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học

- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệthống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xácđịnh và sử dụng phương pháp khoa học Không giống như tri thức kinhnghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua nhữngthí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong

tự nhiên Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộmôn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinhhọc…

1.2.4 Nghiên cứu khoa học

Theo Từ điển Triết học (1986), khoa học được định nghĩa là “lĩnh vực

hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội, tư duy và bao gồm tất cả những điều kiện, những yếu tố của sự sản xuất này: nhà khoa học, cơ quan khoa học, phương pháp, thông tin khoa học”.

Thông thường người ta hiểu: Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên,

về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xãhội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và khôngngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựatrên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy

Trang 23

luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướngnghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những môhình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).

Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều con người chưa biết đến hoặc chưa biết đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sựvật, quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụngvào thực tiễn Là sự khám phá, phát hiện những quy luật vận động của thếgiới tự nhiên và xã hội (bao gồm cả con người), là sự sáng tạo các giải pháp

và sử dụng các giải pháp khoa học được khám phá nhằm phục vụ sự tiến bộcủa loài người

1.2.5 Nghiên cứu khoa học của sinh viên

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trongchương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương

pháp NCKH, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và

Trang 24

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là quá trình sinh viên đang theohọc tại các trường Cao đẳng, Đại học tham gia vào quá trình tìm hiểu, nghiêncứu nhằm tìm ra những tri thức mới, luận điểm mới và phát triển hoàn thiệncác kỹ năng bản thân phục vụ công việc.

1.2.6 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là quá trình tác động có mụcđích của chủ thể quản lý (các đơn vị quản lý khoa học, trường học…) tácđộng lên các đối tượng quản lý (sinh viên) bằng các chương trình, kế hoạch,điều phối, can thiệp, huy động, giúp đỡ, điều chỉnh, kiểm tra nhằm đạt đượcnhững mục đích của tổ chức

Cũng có thể định nghĩa quản lý nghiên cứu khoa học thực chất là nhữngtác động của chủ thể quản lý vào quá trình NCKH (được tiến hành bởi tập thểcác nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên, với sự hỗ trợ đắc lựccủa các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nền khoahọc nước nhà

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là quá trình định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều khiển và theo dõi đánh giá thực hiện hoạt động NCKH của sinh viên và sử dụng biện pháp quản lý để tác động nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng NCKH.

1.3 Những vấn đề lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hướng đếnmục tiêu chung của hoạt động khoa học và công nghệ trong trường Đại họcđược quy định tại Điều 39, Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13:

Trang 25

“1 Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, năng lực nghiên cứu và khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ của giảng viên, nghiên cứu viên, cán

Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiệnnhằm ba mục đích chính, đó là:

- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;

- Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học;

- Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn

Nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm khơi dậy và phát huy tinhthần tích cực, tự học, tự bồi dưỡng của SV, đảm bảo để hoạt động NCKH củatrường đạt được mục đích, mục tiêu mong muốn

1.3.2 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chiến lược trọng tâmcủa một trường đại học, hai nhiệm vụ này có mối liên hệ mật thiết với nhau.Hoạt động KH- CN vừa góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của xãhội, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trongnhà trường, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược

phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 chỉ rõ: "Phát triển

khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững Khoa học và

Trang 26

công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học

và được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chấtlượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng caocủa xã hội Nó không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còntạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của nhânloại Và vai trò, tầm quan trọng của NCKH đã được nhắc rõ tại Nghị quyếtHội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt

Nam đã nêu: "Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học,

công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống"

Nghiên cứu khoa học trước hết giúp sinh viên vận dụng những kiếnthức đã học từ học phần Phương pháp luận NCKH, bước đầu làm quen vớiphương pháp luận NCKH để giải quyết một vấn đề khoa học Bên cạnh đó,còn giúp sinh viên hệ thống hóa, củng cố những kiến thức đã được được học,

mở rộng kiến thức, vốn sống mới; giúp sinh viên phát huy khả năng phân tích,đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều mới mẻ vừa khám phá được đểgiải quyết những vấn đề đang quan tâm, thắc mắc Quá trình đó sẽ giúp sinhviên rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ haychứng minh một cách khoa học quan điểm hay vấn đề nào đó

Nghiên cứu khoa học là cơ hội giúp sinh viên củng cố và rèn luyệnnhiều kỹ năng quan trọng: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy độclập, kỹ năng xử lý số liệu, kỹ năng quan sát, kỹ năng đánh giá, kỹ năng thuyếttrình… Những kiến thức và kỹ năng tích lũy được qua quá trình nghiên cứukhoa học còn giúp sinh viên tự tin và có phong cách làm việc khoa học, hiệuquả hơn sau khi tốt nghiệp

Trang 27

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là con đường hiệu quả nhất để nângcao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực người học.

1.3.3 Hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được tổ chức dưới cáchình thức sau:

- Tham gia câu lạc bộ khoa học sinh viên, xêmina chuyên đề khoa học;

- Báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học;

- Công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành;

- Tham gia khảo sát thực địa, thực nghiệm khoa học;

- Thực hiện khóa luận, đồ án tốt nghiệp;

- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoahọc vào thực tế

- Thực hiện viết tiểu luận

1.4 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Xây dựng kế hoạch là việc làm rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lýtrong mọi công tác quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu vàchương trình hành động nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra

Để xây dựng được một kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học củasinh viên, người CBQL cần phải trả lời được 4 câu hỏi:

- Hoạt động NCKH của sinh viên nhà trường hiện nay đang ở đâu?

- Chúng ta muốn hoạt động NCKH của SV sẽ như thế nào?

- Chúng ta đến đó bằng cách nào?

- Làm thế nào ta biết ta đã tới nơi?

Khi tiến hành xây dựng kế hoạch nói chung và kế hoạch hoạt độngNCKH của SV cần đảm bảo thực hiện các công việc sau:

Trang 28

- Xác định mục tiêu của hoạt động NCKH của SV (Làm gì? - What?):Khi lập kế hoạch hoạt động NCKH của SV thì người CBQL cần phải xác địnhđược những mục tiêu nào cần hướng tới và đạt được Để làm căn cứ cho quátrình hoạt động và định hướng, điều chỉnh hướng vào đảm bảo mục tiêu.

Xây dựng các nội dung thực hiện hoạt động NCKH của SV (Ai làm? Who?): Cần xác định và phân định rõ những công việc cần tiến hành triểnkhai để thực hiện, và ai là người thực hiện

Lựa chọn phương thức thực hiện (Làm như thế nào? How?): Sau khi

đã xác định những công việc cần làm, thì người hiệu trưởng cần lựa chọn cácphương pháp, hình thức thực hiện phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả cao

- Thời gian (Khi nào làm? - When?); Địa điểm (Làm ở đâu? - Where?):Xác định rõ ràng mốc thời gian hoàn thành và địa điểm tiến hành các hoạtđộng NCKH của SV

1.4.2 Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là giai đoạn hiệnthực hóa bản kế hoạch đã xây dựng thành hành động thực tế, nó có ý nghĩagiúp cho kế hoạch được triển khai thực hiện có tổ chức, khoa học và đạt tớimục tiêu Tổ chức thực hiện kế hoạch NCKH của SV là xây dựng bộ máy nhân

sự, thiết kế cơ cấu các bộ phận, giao quyền, quy định chức năng nhiệm vụ(phương thức hoạt động) tạo sự liên kết, phối hợp giữa bộ phận

Thực hiện chức năng tổ chức trong quản lý hoạt động NCKH của SV,người CBQL nhà trường cần:

- Xác định những công việc phải làm để triển khai hoạt động NCKH của

SV tại nhà trường

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phận? Tráchnhiệm chính là ai?

Trang 29

- Cơ chế phối hợp hoạt động ra sao, quan hệ giữa các bộ phận được thiếtlập như thế nào để hoạt động được hiệu quả….

- Huy động và sử dụng các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực

để phục vụ hoạt động như thế nào?

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Chỉ đạo là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong nhà trường,theo dõi các hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo để đạt được hiệu quả cao, khuyếnkhích SV tích cực nhằm đạt được các mục tiêu NCKH đã đề ra Là một quátrình tác động đến con người (đặc biệt là sinh viên) để họ phấn đấu cho cácmục tiêu NCKH Hoạt động chỉ đạo, điều khiển có vai trò quyết định đến sựthành công hay thất bại của công tác quản lý hoạt động NCKH

Chỉ đạo thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là quátrình người CBQL nhà trường thực hiện các hoạt động tác động đến sinh viên,cán bộ hướng dẫn sao cho họ tự nguyện, nhiệt tình phấn đấu để đạt được mụctiêu thông qua các hoạt động điều hành, hướng dẫn, phối hợp ra lệnh

Và để thực hiện các chỉ đạo hoạt động NCKH của SV có hiệu quả caothì Cán bộ Quản lý cần tập trung vào các nội dung sau:

- Đưa ra các quyết định chỉ đạo về hoạt động NCKH của SV trong nhàtrường đúng đắn Việc đưa ra các quyết định vừa giúp CBQL nhà trường thựchiện quyền lực của mình, vừa có sự tác động rất lớn tới chất lượng hoạt động.Quyết định đúng sẽ kích thích sinh viên tham gia tích cực hơn nữa Ngược lại,nếu quyết định sai lầm hay duy ý chí, thiên về cảm tính của CBQL nhà trường

sẽ làm cho mọi người thiếu động lực để thực hiện hoạt động hiệu quả

- Xây dựng các nhóm, tổ chức nghiên cứu khoa học và làm việc với cácnhóm, tổ chức đó

- Giải quyết kịp thời, hiệu quả các tình huống phát sinh trong quá trình

QL hoạt động NCKH của SV

Trang 30

- Giao tiếp, đàm phán, động viên, quan tâm, khích lệ SV tham giaNCKH và đội ngũ hướng dẫn KH.

- Giám sát, kiểm tra, điều chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong quá trìnhthực hiện hoạt động NCKH của SV

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trong bất kỳ hoạt động quản lý nào cũng không thể thiếu được khâukiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá là hai mặt của một quá trình, kiểm tra

là thu thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được, đánh giá là sosánh đối chiếu với mục tiêu NCKH của SV đưa ra những phán đoán kết luận

về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó Đánh giá gắn liền với kiểm tra,nằm trong chu trình kín của quá trình quản lý

Kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của SV kịp thời sẽ giúp cho ngườiCBQL thấy được những điểm tích cực, những hoạt động đạt hiệu quả cao đểkịp thời có những biện pháp để giúp duy trì và phát huy Mặt khác, cũng sẽgiúp cho người CBQL nắm bắt được các hoạt động còn hạn chế, khiếmkhuyết, chưa mang lại hiệu quả mong đợi, để từ đó tìm hiểu nguyên nhân vàquyết định những biện pháp tác động phù hợp để sửa đổi giúp cho hoạt độngngày càng hiệu quả hơn

Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của SV, bao gồm:

- Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả NCKH của SV;

- Kiểm tra hoạt động của các bộ phận tham gia;

- Phát hiện, điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động NCKH của SV;

- Đánh giá việc thực hiện các hoạt động so với mục tiêu;

- Tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện NCKH của SV và côngtác quản lý

Kiểm tra, đánh giá có vai trò trong quá trình QL, là nhu cầu cơ bản để thực

Trang 31

hiện các quyết định QL Có thể thấy, vai trò của việc KT, ĐG các hoạt độngNCKH của SV là hết sức quan trọng, nhằm:

- Bảo đảm cho kế hoạch NCKH của SV và kế hoạch quản lý được thựchiện với hiệu quả cao

- Đảm bảo thực thi hiệu lực QL của người CBQL nhà trường

- Giúp nhà trường theo sát và đối phó với những thay đổi của môi trường

và tạo tiền đề cho hoạt động NCKH của SV thực hiện bám sát với điều kiệnthực tế nhà trường

1.5 Phương pháp Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Các phương pháp quản lý phổ biến để quản lý hoạt động nghiên cứukhoa học của sinh viên đó là:

- Phương pháp hành chính – tổ chức

Đây là phương pháp có tính pháp chế, cưỡng ép sinh viên thực hiện, lànhững hình thức, biện pháp mà chủ thể quản lý (CBQL nhà trường) trực tiếpđưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu để đối tượng bị quản lý (Sinh viên)thực hiện Phương pháp thường được thể hiện trình bày qua văn bản, thôngbáo, chỉ thị… Các yêu cầu, công việc mà chủ thể quản lý đưa ra cần được banhành dưới dạng văn bản, được công khai và lưu trữ

- Phương pháp kinh tế

Đây là các cách thức tác động gián tiếp lên sinh viên nghiên cứu khoahọc bằng sự kích thích hoặc áp chế lợi ích vật chất để tạo ra động lực thúc đẩycon người hoàn thành tốt nhiệm vụ Phương pháp này cần có các quy định, cơchế rõ ràng, công khai và sự đồng thuận cao của các cá thể trong tổ chức, cónhư vậy các biên pháp này mới đạt được hiệu quả mong muốn mà không gâycác phản ứng ngược tiêu cực, gây các hậu quả xấu trong quá trình quản lý.Các biện pháp này được thực hiện thông qua các cơ chế quản lý kinh tếnhư: thưởng, phạt, chế độ thưởng khi có thành tích cao Các hành động tác

Trang 32

động trực tiếp đến lợi ích của sinh viên nhằm tạo ra động lực, kích thích nhằmnâng cao hiệu quả làm việc của họ.

- Phương pháp tâm lý – xã hội

Đây là phương pháp tác động vào sinh viên bằng các biện pháp lôgic vàtâm lý xã hội, nhằm biến những yêu cầu, công việc cần thực hiện thành nghĩa

vụ tự giác, nhu cầu và lý tưởng phấn đầu của sinh viên Với các phương phápnày, CBQL nhà trường cần thực hiện các hành động xây dựng môi trườngNCKH trong nhà trường trở nên tích cực, lành mạnh Bầu không khí làm việcthân thiện, thoải mái, tự giác tích cực và mọi thành viên đoàn kết, gắn bó tintưởng lẫn nhau, tạo thành một tập thể, yên tâm công tác sẽ tạo động lực vànâng cao hiệu quả công việc

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động của sinh viên

1.6.1 Năng lực học tập – nghiên cứu khoa học của sinh viên

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên bị ảnh hưởng, chịu sự chiphối trực tiếp từ yếu tố năng lực học tập - NCKH của chính bản thân sinhviên Hoạt động NCKH muốn thành công, hiệu quả đòi hỏi SV phải có nănglực, trình độ tốt, có đam mê nghiên cứu và khả năng tư duy, sáng tạo, làmviệc độc lập Chính vì thế, bản thân sinh viên phải luôn cố gắng, nỗ lực tronghọc tập, bồi dưỡng để ngày càng hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu và thựchiện có hiệu quả mục tiêu của NCKH sinh viên

1.6.2 Năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ hướng dẫn khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên không thể thiếu được vaitrò của người hướng dẫn khoa học Họ sẽ là người định hướng, tư vấn, giúp

đỡ sinh viên hoàn thành công trình nghiên cứu của bản thân Họ là người sẽlàm việc thường xuyên, trực tiếp với sinh viên để giải quyết vấn đề nghiêncứu và thay mặt cho nhà trường quản lý trực tiếp các hoạt động nghiên cứuhoạt động của sinh viên Chính vì vậy, mà đòi hỏi ở người hướng dẫn khoa

Trang 33

học phải có kinh nghiệm, học thức, năng lực nghiên cứu khoa học, khả nănghướng dẫn và tư vấn tốt Chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên phụthuộc, ảnh hưởng nhiều từ đội ngũ hướng dẫn khoa học này.

1.6.3 Các văn bản pháp quy về Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Các văn bản chỉ đạo của ngành về hoạt động NCKH của sinh viên hay vềcông tác quản lý của nhà trường sẽ là kim chỉ nam có tác dụng định hướng,chỉ đạo cho các hoạt động của nhà trường đảm bảo tính thống nhất, khoa họchướng tới mục tiêu chung Việc vận dụng một cách đúng đắn, hiệu quả, sángtạo phù hợp với điều kiện nhà trường sẽ giúp cho hoạt động thành công

1.6.4 Nguồn kinh phí và cở sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Là yếu tố cơ bản, có tính chất điều kiện nhằm duy trì hoạt động nghiêncứu khoa học của sinh viên được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và đạt chất lượng.Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và thiết bị sẽ giúp cho sinh viên có công cụ hỗtrợ để nghiên cứu Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ nghiên cứu KH của sinhviên và công tác quản lý của nhà trường bao gồm: hệ thống lớp học, thư việnvới nhiều đầu sách tham khảo, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hệthống máy tính, internet

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động quan trọng của cáctrường Đại học, với sinh viên thì đây là hoạt động bổ ích và giúp cho sinhviên hình thành năng lực nghiên cứu, giải quyết vấn đề logic, hệ thống hơn

Vì vậy, việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên có ý nghĩađặc biệt quan trọng

Để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề, em đã giải thích rõ các khái niệm cơbản: quản lý, quản lý giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa họccủa sinh viên, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh đồng thờiphân tích cụ thể những vấn đề liên quan tới hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên như: mục tiêu, vai trò và quy trình nghiên cứu khoa học củasinh viên

Công tác quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên, được nghiên cứu,phân tích với cách tiêp cận nội dung gồm: lập kế hoạch quản lý; tổ chức; chỉđạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên Các phương phápquản lý hay các yếu tố ảnh đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đượctrình bày cụ thể

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng và đềxuất các biện pháp ở các chương tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượngcông tác QL hoạt động NCKH của sinh viên trường đại học hiệu quả hơn

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

2.1 Khái quát về Học Viện Quản Lý Giáo Dục và khoa Quản lý

2.1.1 Khái quát về Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Học viện Quản lý giáo dục được thành lập trên cơ sở Trường Cán bộ

quản lý giáo dục và đào tạo theo Quyết định số: 501/QĐ-TTg ngày 03/4/2006

của Thủ tướng Chính phủ; Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục đạihọc trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chức năng

Học viện Quản lý giáo dục có chức năng đào tạo nguồn nhân lực quản lýgiáo dục; nghiên cứu và phát triển khoa học quản lý giáo dục; ứng dụng khoahọc quản lý giáo dục, tham mưu và tư vấn cho các cơ quan QLGD nhằm đápứng những yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước

Học viện có các nhiệm vụ chính sau:

a) Đào tạo, bồi dưỡng

b) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản lý giáo dục:

c) Hỗ trợ và liên kết chuyên môn vối các đơn vị trong hệ thống các cơ

sở đào tạo, bồi dưỡng CB QLGD

Trang 36

Tầm nhìn:

Học viện Quản lý Giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước vàkhu vực về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáodục - nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn có khát vọng học tập, sáng tạo vàcống hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhân văn

Giá trị:

Trách nhiệm - Chuyên nghiệp – Hợp tác

- Học viện cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạtđộng bao gồm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao côngnghệ và phục vụ cộng đồng

- Học viện xây dựng các quy trình quản lý và thực hiện các hoạt động, từngthành viên thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc thực hiện quy trình

- Học viện duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế để triểnkhai đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Trang 37

4 Phát triển nguồn lực (cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, công nghệthông tin, tài chính…) phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiệnphát triển Học viện;

5 Trang bị cho người học kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng giao tiếp và làmviệc sáng tạo; có năng lực tư duy, năng lực hợp tác và khả năng tự học nângcao trình độ suốt đời

2.1.2 Khái quát về khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục

Lịch sử hình thành và phát triển

- Thời kì tiền thân:

Ngày 1/10/1976 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường cán

bộ quản lý giáo dục Năm 1977 Hiệu trưởng GS Nguyễn Ngọc Quang quyếtđịnh thành lập Tổ cán bộ giảng dạy gồm giảng viên tất cả các bộ môn

Năm 1979 Tổ bộ môn Quản lý Trường và Tổ bộ môn Quản lý ngành rađời

Năm 1983 tổ bộ môn Lý luận quản lý giáo dục ra đời

Năm 1990 Trường Cán bộ quản lý giáo dục được đổi thành TrườngCán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Từ bộ môn Quản lý Trường và bộ mônQuản lý nghành đã phát triển thành Khoa Nghiệp vụ quản lý GD-ĐT (gọi tắt

là Khoa Nghiệp vụ quản lý)

- Thời kỳ từ 2006 đến nay:

Ngày 04 tháng 03 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ quyết định số TTg thành lập Học viện Quản lý giáo dục trên cơ sở Trường Cán bộ quản lýgiáo dục và đào tạo Giám đốc Học viện đã quyết định thành lập Khoa Quản

501/QĐ-lý (trên cơ sở khoa Cơ Sở và khoa Nghiệp vụ quản 501/QĐ-lý)

Cơ cấu tổ chức và đội ngũ

- Ban lãnh đạo khoa hiện tại

+ Phó Trưởng khoa phụ trách: TS Trịnh Văn Cường

Trang 38

+ Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

+ Phó Trưởng khoa: TS Đặng Thị Minh Hiền

- Trong tiến trình phát triển, do có sự biến động về đội ngủ giảng viên,năm 2012, khoa đã kiện toàn cơ cấu lại các bộ môn và hiện nay khoa có 04

Bộ môn, 01 bộ phận văn phòng Cụ thể như sau:

+ Bộ môn Hành chính - pháp luật

+ Bộ môn Khoa học quản lý

+ Bộ môn Khoa học Quản lý giáo dục

+ Bộ môn Kinh tế học

+ Bộ phận Văn phòng

Hoạt động đào tạo

Từ chỗ chỉ tổ chức đào tạo cử nhân 01 ngành Quản lý giáo dục Năm

2014, khoa đã xây dựng thêm chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tếgiáo dục và đến nay đã tuyển sinh đào tạo khóa thứ 4 Khoa cũng đã hoànthành việc chuyển đổi các chương trình đào tạo từ niên chế sang hệ thống tínchỉ đúng quy định Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018, khoa đã đào tạođược 12 khóa đào tạo với hơn 2.200 sinh viên, trong đó có 2.098 sinh viênngành QLGD và 102 sinh viên ngành kinh tế giáo dục, đã có 1710 SV ngànhQLGD tốt nghiệp, tham gia đào tạo được hơn 800 thạc sỹ Quản lý giáo dục, 5khóa đào tạo NCS chuyên ngành Quản lý giáo dục với hơn 50 Học viên

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng có những bước pháttriển mạnh mẽ Nhiều giảng viên của Khoa là chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Bộ

và cấp cơ sở Trong 05 năm trở lại đây, các GV trong khoa đã chủ trì thựchiện được 1 đề tài cấp Bộ trọng điểm, 02 đề tài cấp Bộ và 13 đề tài cấp cơ sở,qua nghiệm thu đều được xếp loại khá và tốt Khoa có nhiều đề tài NCKH củasinh viên được khen thưởng cấp Học viện và cấp Bộ, Khoa cũng đã tổ chức

Trang 39

được nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, seminar góp phần quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên.Hàng năm Khoa đều có các giảng viên tham gia viết bài cho các Hội thảoQuốc tế do Học viện tổ chức bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Khoa Quản lý đã xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học: tập trungphát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến thực hiện đổi mới giáo dụctheo tinh thần nghị quyết số 29 NQ/TW của Đảng và đề án phát triển Giáodục của Ngành Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học có sự tham gia củagiảng viên và sinh viên; Duy trì tốt các sinh hoạt khoa học thường kỳ để traođổi học thuật, tìm kiếm ý tưởng, tham mưu tích cực cho ngành trong hoạchđịnh chính sách và phát triển hệ thống giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển đấtnước trong bối cảnh hội nhập; Đảm bảo mỗi giảng viên đều có bài viết khoahọc đăng trên các Tạp chí Quản lý giáo dục và các Tạp chí khoa học khác củangành hàng năm, phấn đấu có giảng viên đăng bài trên tạp chí khoa học quốc

QL phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động NCKH của

SV khoa QL Học viện Quản lý Giáo dục

2.2.2 Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viênkhoa Quản lý

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên khoa Quản lý

Trang 40

2.2.3 Công cụ khảo sát

Để đánh giá thực trạng hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKHcủa SV khóa Quản lý, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra dành cho 250 SVkhóa 9, khóa 10 khoa Quản lý và phiếu điều tra dành cho 21 CBQL, GV gồmCBQL, GV khoa QL và các CBQL, chuyên viên phòng Quản lý khoa học,Học viện Quản lý Giáo dục

X – Là tổng số đối tượng trả lời các tiêu chí cụ thể

Y – Là tổng số đối tượng điều tra

2.3 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản

lý, Học viện Quản lý Giáo dục

Về nhận thức:

Để nắm rõ thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV khoa QL về tầmquan trọng của hoạt động NCKH và công tác QL hoạt động NCKH của

SV, em đã tiến hành khảo sát ý kiến và phỏng vấn, kết quả thu được thểhiện như bảng sau:

Ngày đăng: 28/06/2019, 15:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào taọ, Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày30/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào taọ, Quy định về hoạtđộng khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01/6/2012 quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày01/6/2012 quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viêntrong các cơ sở giáo dục đại học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
4. Chính phủ (2014), Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 về việc ban hành Điều lệ trường đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 vềviệc ban hành Điều lệ trường đại học
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
5. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về Quản lý Giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý GD&ĐT TW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về Quản lý Giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1977
7. Bùi Hiến, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quýnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiến, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quýnh, Vũ Văn Tảo
Nhà XB: NXB Bách khoa
Năm: 2001
9. Vũ Thị Thanh Mai (2015), Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động NCKH của sinh viênTrường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Vũ Thị Thanh Mai
Năm: 2015
10. Lê Thị Tuấn Nghĩa (2010), Để hướng dẫn sinh viên NCKH thành công, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 112, 9/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để hướng dẫn sinh viên NCKH thành công
Tác giả: Lê Thị Tuấn Nghĩa
Năm: 2010
11. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập 1
Tác giả: Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB Giáodục – Hà Nội
Năm: 1988
13. Nguyễn Ngọc Quang ( 1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quảnlý giáo dục
14. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Nxb Khoa học và Kĩ thuật 15. Quốc Hội (2012), Luật số 08/2012/QH13 của Quốc Hội: Luật giáo dụcĐại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thực hiện đềtài nghiên cứu khoa học trong sinh viên", Nxb Khoa học và Kĩ thuật15. Quốc Hội (2012), "Luật số 08/2012/QH13 của Quốc Hội: Luật giáo dục
Tác giả: Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Nxb Khoa học và Kĩ thuật 15. Quốc Hội
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kĩ thuật15. Quốc Hội (2012)
Năm: 2012
18. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia, Hà NộiMột số trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia
Năm: 1997
19. Nguyễn Vân Anh (2009), Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạtđộng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm-Đạihọc Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Vân Anh
Năm: 2009
20. Trần Ngọc Anh (2014), Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Công nghệ và thông tin truyền thông, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học củagiảng viên trường Đại học Công nghệ và thông tin truyền thông
Tác giả: Trần Ngọc Anh
Năm: 2014
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/3/2000 về việc ban hành quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng Khác
8. Học viện Quản lý Giáo dục (2011), Quy chế hoạt động Khoa học và Công nghệ của Học viện Quản lý giáo dục Khác
12. Phòng Quản lý khoa học, Học viện Quản lý giáo dục, Báo cáo kết quả chính về hoạt động khoa học công nghệ của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục trong năm học 2016-2017 và định hướng năm học 2017-2018 Khác
16. Thủ tướng chính phủ (2012), Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020 Khác
1. Theo Thầy (Cô), tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý tại Học viện Quản lý Giáo dục như thế nào?Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Khác
2. Thầy (Cô) tự đánh giá mức độ hài lòng của bản thân đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý tại Học viện Quản lý Giáo dục như thế nào?Rất hài lòng Hài lòngKhông hài lòng Khác
3. Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về việc xác định mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý tại Học viện Quản lý Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w