1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài vận dụng hình thức dạy học ngoại khóa trong dạy học môn đạo đức lớp 2 ở trường tiểu học

37 2,4K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 84,42 KB

Nội dung

Đề tài tốt nghiệp đại học: Vận dụng hình thức dạy học ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức lớp 2. Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề liên quan đến việc vận dụng HTDH ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức lớp 2.Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Nội dung của đề tài nêu ra một số vấn đề về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng HTDH ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức lớp 2.

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

III KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1 Khách thể nghiên cứu 3

2 Đối tượng nghiên cứu 3

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

V PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 3

2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 4

I CƠ SỞ LÍ LUẬN 4

1 Môn Đạo đức lớp 2 4

1.1 Mục tiêu dạy học 4

1.2 Định hướng xây dựng chương trình môn học 4

1.3 Nội dung chương trình 6

2 Khái niệm chung và phân loại hình thức tổ chức dạy học 6

2.1 Khái niệm chung hình thức tổ chức dạy học 7

2.2 Phân loại hình thức tổ chức dạy học 7

3 Phân biệt hình thức tổ chức dạy học với phương pháp dạy học và hình thức tổ chức giáo dục 8

3.1.Phân biệt giữa HTTCDH với PPDH 8

3.2.Phân biệt hình thức tổ chức dạy học với hình thức tổ chức giáo dục 8

4 Các hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở tiểu học 9

4.1.Bài lên lớp (giờ học trên lớp) 9

4.2 Học tập ở nhà hay tự học 9

4.3.Tham quan 9

4.4 Ngoại khóa 9

5 Hình thức tổ chức dạy học trong môn Đạo đức 10

5.1.Khái niệm 10

Trang 2

5.2.Một số hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức 10

5.3.Hình thức tổ chức dạy học hoạt động ngoại khóa trong daỵ học môn Đạo đức 11

5.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa trong môn Đạo đức 11

5.3.Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa môn Đạo đức 12

5.4.Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa môn Đạo đức 12

5.5.Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức 13

5.6 Cách thức tổ chức 14

5.7.Tác dụng của hoạt động ngoại khóa 14

II CƠ SỞ THỰC TIỄN 16

1 Khái quát quá trình điều tra 16

1.1 Mục đích điều tra 16

1.2 Nội dung điều tra 16

1.3 Đối tượng điều tra 16

2 Kết quả điều tra 16

2.1 Thực trạng về trình độ của giáo viên Tiểu học 16

2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên Tiểu học về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa đối với dạy học môn Đạo đức 16

2.2.Thực trạng về việc vận dụng hình thức dạy học ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức 18

III KẾT LUẬN CHƯƠNG CHƯƠNG II VẬN DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 21

I TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC 21

1 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa 21

2 Yêu cầu sư phạm khi tổ chức hoạt động ngoại khóa 23

II KHẢ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 23

IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC 26

1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội khác 26

2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho cán bộ, giáo viên 26

3 Bồi dưỡng năng lực hoạt động cho học sinh 27

4 Chỉ đạo đổi mới hình thức các hoạt động ngoại khóa 27

C KẾT LUẬN 29

I KẾT LUẬN 29

II ĐỀ XUÂT 30

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

ĐỀ TÀI:

VẬN DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA

TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đang có những chuyểnbiến đáng kể, cùng với việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học thì cáchình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) cũng được đặc biệt quan tâm Nghị quyếtĐại hội X năm 2006 của Đảng đã nêu mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và

đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: “Chuyển dần mô hình giáo

dục hiệu quả này sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời…xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người

và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều cơ hội khác nhau cho người học”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc cũng đãnêu lên cách thức học tập phải gắn liền lí luận với thực tiễn: Phải luôn gắn giáodục với thực tiễn Việt Nam, học phải đi đôi với hành, lí luận phải liên hệ vớithực tế, học phải kết hợp với lao động Có như vậy thì giáo dục mới có tínhhướng đích đúng đắn, rõ ràng, thiết thực Người cũng chỉ rõ việc tổ chức họcphải được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọngviệc tự học và đào tạo lại Đối với mỗi người, việc học ở trường lớp chỉ là mộtphần, còn phần chủ yếu là học trong lao động, trong công tác và trong hoạt độngthực tiễn

Nhưng một thực tế đang diễn ra của Giáo dục Việt Nam hiên nay là vẫncòn nặng về lí thuyết, chưa kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa lí luận và thựchành Điều đó trước hết được thể hiện qua HTTCDH của giáo dục phổ thôngViệt nam hiện nay chỉ được tiến hành trên lớp, học sinh tiếp nhận kiến thứcthông qua bài giảng trên lớp của giáo viên Thứ hai là được thể hiện ở số lượnghọc sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp mặc dù kiến thức và lí thuyết nắm rất vữngnhưng yếu kém ở khâu thực hành, không áp dụng được lí thuyết vào trong thựctiễn

Trang 5

Hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường hiện nay còn nhiều bất cậpnhất là ở môn Đạo đức (ở bậc tiểu học), môn Giáo dục công dân (ở THCS, trướcđây được gọi là môn Chính trị) Trên tạp chí Cộng sản số 43 năm 1993, cố thủ

tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Tôi muốn nói đến môn Giáo dục chính trị, giáo

dục đạo đức…Đối với chế độ ta, nước ta, sự nghiệp ta các môn giáo dục này chính là giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục lòng yêu nước, yêu tổ quốc, yêu dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục về những phẩm chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục về quyền con người, về quyền công dân, giáo dục về Nhà nước và pháp luật… Một môn học như vậy bản thân nó là một môn học hấp dẫn Nhưng mấy năm gần đây…môn học này không được coi trọng Đây là một hiện tượng không bình thường, không thể chấp nhận được Dứt khoát các cơ quan có trách nhiệm về Giáo dục và Đào tạo trong hệ thống chính trị ta phải xem xét lại vấn đề mà tôi cho là trọng yếu này” Điều đó cho thấy đây là những

môn học có vị trí rất quan trọng Nhưng thực tế hiện nay vị trí của những mônhọc này chưa được đánh giá đúng và thậm chí còn có tâm lí xem nhẹ trong tưtưởng của phụ huynh, học sinh Ngay cả trong đội ngũ giáo viên hay cán bộquản lí giáo dục vẫn còn tình trạng nhận thức lệch lạc về vị trí, vai trò của mônĐạo (ở TH) và môn Giáo dục công dân (ở THCS) Họ cho rằng đây là môn phụnên không cần thiết phải đầu tư trong giảng dạy cũng như trong học tập

Hiện nay với chủ trương đổi mới Giáo dục căn bản và toàn diện, mục tiêu

giáo dục được khẳng định :“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam

phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thức và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Trích Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005) cùng với sự

chỉ đạo sát sao của các cấp bộ ngành liên quan đến giáo dục nên bộ môn Đạođức ở trường Tiểu học đang dần tìm lại “ đúng vị thế” của nó Trong giảng dạymôn học này đã có nhiều đổi mới tích cực về phương pháp giảng dạy, nhưngthiết nghĩ vẫn chưa đủ, bởi điều quan trọng không kém là phải có HTTCDHthích howpjhown, gắn liền với thực tiễn hơn

Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “ Vận dụng hình thức dạy học ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức lớp 2” để nghiên cứu.

Trang 6

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu kĩ hơn về mặt lí luận các HTDHngoại khóa trong môn Đạo đức lớp 2 Qua đó thấy được sự cần thiết phải ápdụng nhiều HTDH ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Đạođức

III KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Khách thể nghiên cứu

Là quá trình dạy và học môn Đạo đức lớp 2 ở trường tiểu học dưới các hình

thức HTDH ngoại khóa

2 Đối tượng nghiên cứu

Là hình thức tổ chức dạy học ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức lớp 2

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng HTDH ngoại khóatrong dạy học môn Đạo đức lớp 2

V PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề liên quan đến việc vậndụng HTDH ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức lớp 2

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách báo, văn bản liên quanđến đề tài

2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

Trang 7

Môn Đạo đức lớp 2 nhằm giúp học sinh:

- Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức

và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bảnthân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việcthực hiện theo các chuẩn mực đó

- Về kĩ năng: Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của

bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn

và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tìnhhuống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện

- Về thái độ: Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; yêu thương, tôn

trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cáisai, cái xấu

- Ngoài dạy theo Chuẩn kiến thức kỹ năng còn chú trọng việc Rèn kỹ năngsống – Giáo dục Bảo vệ môi trường cho các em cũng là yêu cầu mà các em cầnđạt được sau mỗi phần, mỗi chủ điểm và sau mỗi năm học

1.2 Định hướng xây dựng chương trình môn học

a Bảo đảm phù hợp và phục vụ việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học

Mục tiêu giáo dục tiểu học là “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sởban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm

mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” (theo Điều

27 của Luật giáo dục, 2005)

Như vậy, theo mục tiêu này thì chương trình môn Đạo đức phải:

Trang 8

- Tạo được những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức cho học sinh tiểu học: Điều này các chuẩn mực hành vi trong chươngtrình phải là những chuẩn mực cơ bản, vừa sức, phản ánh các mối quan hệthường gặp của các em Đồng thời, chúng cũng tạo điều kiện cho học sinh tiểuhọc phát triển đạo đức của mình qua việc mở rộng các mối quan hệ khác nhau.

- Chuẩn bị thiết thực cho học sinh tiểu học học tiếp trung học cơ sở: Tức là,việc giáo dục đạo đức ở tiểu học phải có kết quả tốt để các em có đủ tư cách vàtrách nhiệm thực hiện tốt việc học tập và rèn luyện ở bậc học mới; ngoài ra, mônĐạo đức còn có nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh học tốt môn Giáo dục công dân

ở Trung học cơ sở Vì vậy, các chuẩn mực hành vi đạo đức ở tiểu học phải gópphần hình thành ở các em hệ thống tri thức về các chuẩn mực đạo đức cơ bản,thái độ học tập tích cực, kĩ năng và thói quen hoạt động tập thể, cư xử đúng đắnvới những người xung quanh, tính năng động, sáng tạo trong các công việc khácnhau…

b Bảo đảm tính cơ bản, hiện đại, thiết thực, gắn với thực tiễn Việt Nam

Theo định hướng này, nội dung chương trình môn Đạo đức cần phải:

- Phản ánh được các mối quan hệ thường gặp của học sinh tiểu học như :

+ Quan hệ với bản thân ( tự trọng, ngăn nắp, ý chí, trung thực…).

+ Quan hệ với gia đình (yêu quý, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh

chị em, là các công việc khác nhau để giúp đỡ…)

+ Quan hệ với nhà trường (yêu quý, vâng lời, kính trọng thầy cô giáo, yêu

mến, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè, giữ gìn vệ sinh, thực hiện nội quy trường lớp,chăm chỉ học tập…)

+ Quan hệ với cộng đồng, xã hội (yêu quê hương, đất nước, tôn trọng

những nội quy, quy định nơi công cộng, tôn trọng, giúp đỡ, cư xử lịch sự vớinhững người xung quanh…)

+ Quan hệ với môi trường tự nhiên (yêu quý, bảo vệ cây trồng, vật nuôi,

thiên nhiên, môi trường…)

- Giúp học sinh tiểu học hòa nhập với cuộc sống văn minh, hiện đại trongbối cảnh đất nước đổi mới toàn diện, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa,hòa nhập quốc tế Vì vậy, trong chương trình, cần có những chuẩn mực hành viliên quan đến tôn trọng, thực hiện những quy định, luật lệ của nhà nước, xã hội,ứng xử đúng đắn với người nước ngoài, thiếu nhi quốc tế, hiểu biết và tôn trọngcác tổ chức quốc tế…

c Góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiểu học

Trang 9

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học của chương trình tiểu học mớiđược thể hiện trong chương trình môn đạo đức ở chỗ:

- Chương trình tiểu học nêu định hướng là, phương pháp phải tập trungvào việc dạy cách học, trong đó, giúp học sinh biết cách học và từ đó, có nhucầu tự học, thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống

- Chương trình coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở tổ chức hoạtđộng học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó tạo điều kiện chocác em phát hiện tri thức mới, tự giải quyết các vấn đề của bài học

- Chương trình mới đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứcphải song song với đổi mới phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giákết quả dạy học…

1.3 Nội dung chương trình

Chương trình môn Đạo đức lớp 2 được thiết kế theo hướng xác định quyềntrách nhiệm, bổn phận đối với học sinh Bao gồm các chuẩn mực hành vi đạođức phù hợp với lứa tuổi học sinh theo năm mối quan hệ trong cuộc sống như:

a Quan hệ với bản thân:

 Khi có lỗi, biết xấu hổ, nhận lỗi và sửa lỗi

b Quan hệ với người khác:

 Thật thà, không tham của rơi

 Đoàn kết với bạn bè

 Lễ độ, lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị; khi nhận và gọi điện thoại; khiđến nhà người khác

những việc làm phù hợp với khả năng

c Quan hệ với công việc:

 Tích cực tham gia làm những việc phù hợp với khả năng

 Giữ gìn vệ sinh trường lớp

d Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại:

 Yêu hòa bình, ghét chiến tranh

e Quan hệ với môi trường tự nhiên:

 Tôn trọng, quy định về trật tự, vệ sinh công cộng

 Yêu quý và bảo vệ loài vật có ích

Trang 10

2 Khái niệm chung và phân loại hình thức tổ chức dạy học

2.1 Khái niệm chung hình thức tổ chức dạy học

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hình thức dạy học Theo tác giả PhạmViết Vượng (Giáo dục học, 2008) định nghĩa “ Hình thức tổ chức dạy học làcách thức tổ chức, sắp xếp giờ học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của từngbài, phù hợp với điều kiện và môi trường lớp học nhằm làm cho quá trình dạyhọc đạt kết quả tốt nhất.”

Hình thức tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợpchặt chẽ giữa giáo viên và học sinh được thực hiện trong một trật tự quy định vàmột chế độ xác định làm việc của giáo viên Hay nói cách khác HTTCDH làhình thức trong đó thể hiện cách thức làm việc của giáo viên và học sinh nhằmđạt tới hiệu quả tốt nhất của việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức Thông qua cácHTDH, giáo viên vừa có thể truyền thụ, củng cố tri thức cho học sinh vừa rènluyện cho học sinh thói quen vận dụng tri thức vào cuộc sống, phát triển tư duylogic, khả năng sáng tạo độc lập

Vận dụng vào hoạt động giáo dục có thể nói HTTCDH là cách sắp xếp, tổchức các biện pháp sư phạm Từ đây ta có thể định nghĩa: “ HTTCDH là cách tổchức, sắp xếp và tiến hành các buổi dạy”

HTTCDH thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ dạy học, tùy theo số lượngngười học Các nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học đượctiến hành qua các HTTCDH

2.2 Phân loại hình thức tổ chức dạy học

Cho đến nay trong các tài liệu về HTTCDH ở nước ta cũng như ở nướcngoài chưa có được một sự phân loại rõ ràng, chưa được mọi người thừa nhận

về các HTTCDH Tuy nhiên dựa vào lịch sử phát triển của các HTTCDH, cáchsắp xếp các HTTCDH của một số tác giả, căn cứ vào kinh nghiệm của một sốgiáo viên, chúng ta có thể quy ước chia các HTTCDH ra làm ba loại tùy theotính chất, chức năng của chúng Đó là các HTTCDH sau:

a HTTCDH nhằm tìm tòi tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.

- Theo số lượng HS tham gá, người ta phân chia thành 3 hình thức cơ bảnlà: Dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp

- Theo thời gian tiến hành, người ta phân chia thành 2 hình thức là dạy họctheo tiết và dạy học theo buổi

Trang 11

- Theo không gian tiến hành, người ta phân chia thành dạy học trên lớp, dạyhọc ngoài lớp, dạy học ngoại khóa, dạy học tham quan cơ sở thực địa, dạy họcqua mạng.

- Theo tính chất tương tác giữa giáo viên và học sinh có hình thức dạy họctrực tiếp và gián tiếp

- Theo mục tiêu dạy học, người ta có HTTCDH như giờ học hình thành líthuyết, giờ học thực hành kĩ năng, giờ học hình thành các giá trị sống

b HTTCDH nhằm kiểm tra và đánh giá kĩ năng, kĩ xảo

- Kiểm tra, thi học kì, thi lên lớp…

3.1.Phân biệt giữa HTTCDH với PPDH

- HTTCDH là PP tổ chức DH được hiểu theo nghĩa rộng, chúng ta có thểhọc được nhận diện qua hoạt động của thầy, trò và mục tiêu dạy học, chúng taphải trực tiếp dự ở trong môi trường học tập mới có thể nhận diện được

Ví dụ : Khi đi ngang qua hay một người ngoài nhìn vào môi trường họcchúng ta có thể nhận ra ngay hình thức tổ chức dạy học trong môi trường ấy làhọc theo lớp, nhóm, dạy kèm… nhưng phải khi tham gia dự giờ lớp học ấy,nhóm học ấy chúng ta mới biết được chính xác PPDH ở đây là gì: trực quan,thuyết trình giảng giải hay tình huống

3.2.Phân biệt hình thức tổ chức dạy học với hình thức tổ chức giáo dục

Hình thức tổ chức giáo dục được tổ chức theo trình tự và chế độ nhất địnhnhằm thực hiện các nhiệm vụ : Hình thành ở người được giáo dục ý thức và tìnhcảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội, đặc biệt là hành vi và thói quen hành

vi phù hợp với các chuẩn mực đó Thường thường có những hình thức tổ chứcgiáo dục: lên lớp ( chủ yếu về các môn đạo đức ), thảo luận ngoại khóa, thamquan, thực hành… về các chủ đề giáo dục, tự giáo dục, giúp đỡ riêng… Cáchình thức tổ chức giáo dục được thể hiện theo phạm vi toàn trường, toàn lớp,từng nhóm, từng cá nhân với sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của nhà giáo

Các yếu tố Hình thức tổ chức dạy học Hình thức tổ chức giáo dục

Trang 12

Phạm vi Toàn trường, lớp, nhóm, cá

nhân

Toàn trường, lớp, nhóm, cánhân

Đối tượng

tham gia

Người học và người học vàngười dạy trực tiếp

Người học với sự tham gia trựctiếp hay gián tiếp của người dạy

Nội dung Nội dung nhất định, theo

4 Các hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở tiểu học

4.1.Bài lên lớp (giờ học trên lớp)

Bài lên lớp là HTTCDH tương đối phổ biến hiện nay Là HTTCDH cơ bản,

có nhiều khía cạnh tích cực Nó đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu giáo dục

và tâm lí học Những yêu cầu này xuất phát từ quy luật của quá trình lĩnh hohộitài liệu học tập

Khái niệm: Bài lên lớp là HTTCDH tương đối phổ biến, trong đó GV tiếnhành dạy cho một số lượng HS nhất định có cùng trình độ, ở một không gian vàkhoảng thời gian nhất định (thường được tính theo đơn vị tiết học), thực hiệnmột đơn vị bài học nhất định nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu dạy học

cụ thể

4.2 Học tập ở nhà hay tự học

Khái niệm: Học tập ở nhà hay tự học là HTTCDH trong đó học sinh tiếnhoạt động học tập ngoài giờ lên lớp bằng sự tự giác và nỗ lực học tập của cánhân, theo kế hoạch đặt ra mà không có GV trực tiếp HTTC này thường đượctiến hành ở nhà, ở thư viện, tại thực địa, Việc học tập thường được tiến hànhbằng phương pháp tự học, tự nghiên cứu

Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mục tiêu hình thành và giáo dục con ngườinăng động, sáng tạo, có bản sắc, đề cao tự học trong xã hội học tập suốt đời thìHTDH này ngày càng được chú trọng

4.4 Ngoại khóa

Trang 13

Khái niệm: Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) là những hoạt động được thựchiện ngoài giờ học, tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi họcsinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường HĐNK có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể, dạng nhóm theonăng khiếu, dạng thường kì hay đột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội Vídụ: cắm trại chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lậpĐoàn TNCS HCM ; học nhảy cuối tuần; nữ công

- HĐNK có thể được tổ chức theo những hình thức như: câu lạc bộ môn học;diễn đàn; hội thi; trò chơi v.v

- HĐNK có thể do tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh và học sinh của một lớp, một khối lớp hay toàn trường thựchiện

Như vậy, HĐNK là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động nằmngoài chương trình học chính khóa, kết hợp dạy học với vui chơi, nhằm mụcđích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội

5 Hình thức tổ chức dạy học trong môn Đạo đức

5.1.Khái niệm

Theo cách hiểu chung nhất, HTTCDH là biểu hiện bên ngoài của hoạt độngphối hợp giữa giáo viên và học sinh được thực hiện theo trình tự và chế độ xácđịnh HTTCDH môn Đạo đức được vận dụng cụ thể từ những hình thức tổ chứcdạy học nói chung nhưng nó có những nét riêng do tính chất của quá trình dạyhọc môn Đạo đức quy định

Theo lí luận chung, các HTTCDH môn Đạo đức được phân biệt với nhau bởi

số lượng học sinh tham giá ( dạy học cá nhận, dạy học theo nhóm, cả lớp), thờigian tiến hành ( dạy học nội khóa, dạy học ngoại khóa), mục đích chính của bài học(bài hình thành tri thức mới – tiết 1; bài thực hành kĩ năng , hành vi – tiết 2)… Cũng như các môn học khác, bài trên lớp được coi là HTTCDH cơ bảnmôn Đạo đức Bên cạnh đó, các HTTCDH khác như dạy học tại hiện trường,tham quan, hoạt động ngoại khóa…cũng được vận dụng vào quá trình dạy họcmôn Đạo đức

Sự vận động bên trong của quá trình dạy học môn Đạo đức từ mục tiêumôn học đến kết quả dạy học được thực hiện qua các bài lên lớp, qua việc họcsinh tự giác thực hiện hành vi ở mọi nơi, tổ chức cho các em tham quan, thamgia các hoạt động ngoại khóa…Còn các HTTCDH môn Đạo đức là sự vận độngbên ngoài của quá trình này

Trang 14

5.2.Một số hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức

Trong hoạt động dạy học môn Đạo đức hiện nay gồm có các HTTCDH như sau:

- Bài lên lớp

- Dạy học tại hiện trường

- Tham quan

- Hoạt động ngoại khóa

5.3.Hình thức tổ chức dạy học hoạt động ngoại khóa trong daỵ học môn Đạo đức

a Khái niệm

Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) trong dạy học môn Đạo đức là những hoạtđộng được tổ chức vào ngoài giờ lên lớp cho học sinh nhằm giúp các em thựchiện những hành vi, việc làm trong thực tiễn cuộc sống của mình theo chuẩnmực hành vi đạo đức quy định Như vậy, điều quan trọng nhất của hình thức tổchức này là, khi tham gia HĐNK, HS không dừng lại ở hình thành kĩ năng mà làrèn luyện được hành vi đạo đức đích thực Đó cũng là kết quả quan trọng nhấtcủa quá trình dạy học môn Đạo đức

5.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa trong môn Đạo đức

Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khóa , đồngthời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữanhu cầu nhận thức của học sinh với kế hoạch của chương trình Để giải quyếtmâu thuẫn này, người ta tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiệncho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú,năng lực cá nhân.Họat động ngoại khóa có các đặc điểm sau:

- Họat động ngoại khóa được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tínhbắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích nguyện vọng của mỗi học sinhtrong khuôn khổ khả năng và điều kiện có được của nhà trường

- Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể

thể là theo nhóm nhưng cũng có thể là tập thể đông người Trong điều kiện chophép có thể huy động HS toàn trường tham gia, không phân biệt trình độ HS

- Họat động ngoại khóa cần có kế hoạch cụ thể về mục đích, nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức, lịch hoạt động cụ thể và thời gian thực hiện

- Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khácnhau: tổ chức ngoại khóa, câu lạc bộ, cuộc thi…

Trang 15

- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, phongphú, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều HS tham gia.

- Hoạt động ngoại khóa môn Đạo đức thường do giáo viên chủ nhiệm hoặctổng phụ trách đội tổ chức

- Kết quả hoạt động ngoại khóa của HS không đánh giá bằng điểm số nhưđánh giá kết quả học tập nội khóa Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoạikhóa thông qua tính tích cực, sáng tạo của HS và sản phẩm của quá trình hoạtđộng Ngoài ra, kết quả của hoạt động ngoại khóa được đánh giá một cách côngkhai thông qua cả GV và HS Để khích lệ quá trình hoạt động của HS thì cũngcần có sự khuyến khích và phần thưởng động viên kịp thời cho các em

5.3.Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa môn Đạo đức

- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường

- Phát triển hứng thú học tập hóa học, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩnăng thực nghiệm, hóa học

- Phát triển tính sáng tạo, trí thông minh, rèn luyện kĩ năng của học sinhtrong việc giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến bài học đạo đức

- Huy động học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến nội dung vềmôn Đạo đức: Giữ gìn đồ dùng học tập, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông,các hoạt động nhân đạo…

-Tổ chức vui chơi giải tri một cách bổ ích, trí tuệ

Như vậy, hoạt động ngoại khóa có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đốivới học sinh

5.4.Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa môn Đạo đức

- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động ngoại khóa phảiđược lên kế hoạch, chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện

- Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động phải vừa sức và

đủ điều kiện để thực hiện thống nhất giữa nội dung ngoại khóa và chương trình

- Đảm bảo sự thống nhất của yêu cầu của giáo viên với sự tự nguyện, chủđộng và hứng thú, nhu cầu học hỏi của học sinh Tự nó sẽ là nguốn lực để độngviên học sinh tích cực tham gia

- Đảm bảo nguyên tắc phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học

- Nội dung hoạt động ngoại khóa phải linh hoạt, phong phú, cấn đối giữacác loại hình hoạt động: tập thể, nhóm, cá nhân

Trang 16

- Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, đoàn thể, địa phương và hộiphụ huynh học sinh Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu và thầy

cô, có sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức

5.5.Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Đạo đức

a Các hoạt động xã hội và nhân văn:

- Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trong nước hoặc ở

địa phương

- Học tập tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương

- Học tập tuyên truyền về nội quy nhà trường, những quy định về pháp luật,chính sách của Đảng và Nhà nước

- Hưởng ứng tham gia các hoạt động văn hoá truyền thống, lễ hội ở địaphương

- Các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớnguồn…

b Hoạt động tiếp cận khoa học

- Các trò chơi hỏi đáp tìm hiểu về xã hội, khoa học theo các chuyên đề…

- Sưu tầm tìm hiểu về các danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc, các nhàkhoa học, những tấm gương hiếu học…

c Hoạt động văn hoá , nghệ thuật

- Thi làm báo tường, vẽ tranh

- Trồng cây, chăm sóc công trình làm đẹp trường lớp

- Lao động giúp đỡ địa phương, các cơ sở kết nghĩa

Trang 17

g Hoạt động thông tin tuyên truyền

- Xây dựng chương trình phát thanh măng non được phát thanh vào đầu các

buổi học, đây là kênh thông tin từ học sinh đến học sinh, kênh thông tin này góp phần chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh một cách thường xuyên

- Nội dung phát thanh là nêu gương những gương điển hình tiên tiến tong họctập cũng như rèn luyện đạo đức; nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm nội quy trường lớp, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh

- Tổ chức thành một ngày (08 tiết) - Ở trường tiểu học ít thực hiện

- Tổ chức theo buổi (04 tiết)

- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng cộng đồng, cha mẹ học sinh

(Về quy mô, thời lượng, địa điểm và người tổ chức không phải lúc nào cũng

theo 5.7.Tác dụng của hoạt động ngoại khóa

Luật giáo dục 2005 quy định : Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người ViệtNam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề

Trang 18

nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành

và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

HĐNK là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trườngphổ thông trong việc giáo dục HS phát triển toàn diện Hoạt động này có ý nghĩa

hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồidưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, kích thích thiên hướng của

HS về một mặt hoạt động nào đó Có thể thấy những tác dụng quan trọng củaHĐNK nói chung là:

- HĐNK có tác dụng giải stress, nâng cao hứng thú học tập chính khóa “Trẻ

em như búp trên cành – Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”, thế nhưngtrong cuộc sống hiện tại phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm đến việc chọn trường,chọn lớp sao cho trẻ học càng nhiều càng tốt Với lịch học dày đặc và một núibài tập trẻ dần cảm thấy việc học ngày càng căng thẳng, mệt mỏi Nếu tình trạngnày xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất củatrẻ Để giúp trẻ cân bằng cuộc sống thì việc tổ chức các HĐNK trong dạy học sẽgiải tỏa được tâm lí căng thẳng, áp lực đó và giúp lấy lại hứng thú học tập

- Nội dung của HĐNK rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hoạt động

xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, nghiên cứu khoa họcv.v…nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được củng cố, khắcsâu, áp dụng và mở rộng thêm trên thực tế

- HĐNK góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ vàhợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế Ngoại khoá được thực hiện cơ bảndựa trên sự tự nguyện, tự giác của học sinh cộng với sự giúp đỡ thích hợp củagiáo viên sẽ động viên học sinh nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra

- HĐNK làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú đa dạng, làm choviệc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học sinh lòng hăngsay yêu công việc, đó là điều kiện để phát triển năng lực sẵn có của học sinh

- Trong khi tiến hành HĐNK, học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình tìmhiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng Chính vì thếHĐNK góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo vàtinh thần tập thể của học sinh

- Vì điều kiện thời gian, trong chương trình chính khoá có những phần giáoviên không thể giới thiệu hết được Những phần này nếu được bổ sung bởiHĐNK thì kiến thức của học sinh sẽ được mở rộng thêm

Ngày đăng: 13/07/2018, 08:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phan Thị Hạnh Mai (Đồng tác giả), Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lí học Tiểu học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
3. Nguyễn Hữu Hợp, Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học, NXB ĐHSP, tái bản năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy học môn đạođức ở tiểu học
Nhà XB: NXB ĐHSP
4. Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng, Đạo đức học, NXB Giáo dục Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Nhà XB: NXB Giáo dục HàNội
5. Đỗ Đình Hoan, Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới, NXB Giáo dục Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
6. Nguyễn Hữu Hợp (Đồng tác giả), Bài tập Đạo đức 2, NXB Giáo dục, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Đạo đức 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Lưu Thu Thủy (chủ biên), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 2, NXB GD, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Thu Thủy (chủ biên), "Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 2
Nhà XB: NXB GD

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w