Luận văn tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học: Đề tài xây dựng hệ thống bài tập trong môn đạo đức lớp 1
Trang 1MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
III KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1 Khách thể nghiên cứu 2
2 Đối tượng nghiên cứu 2
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
V PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 2
2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2
B PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP 4
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 4
I CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
1 Một số vấn đề cơ bản về đạo đức 4
2 Vị trí, mục tiêu, đặc điểm môn Đạo đức 6
3 Nội dung môn Đạo đức 10
II CƠ SỞ THỰC TIỄN 12
1 Khái quát quá trình điều tra 12
2 Kết quả điều tra 13
3 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức 13
III KẾT LUẬN CHƯƠNG 14
CHƯƠNG II CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 15
I BÀI TẬP VỀ TRI THỨC 15
1.Bài tập đúng - sai (Đ - S) 15
2.Bài tập nhiều lựa chọn 16
3.Bài tập ghép đôi 17
4.Bài tập điền khuyết 18
5 Bài tập trả lời ngắn 19
II BÀI TẬP VỀ THÁI ĐỘ 19
III BÀI TẬP VỀ KỸ NĂNG HÀNH VI 22
1.Bài tập tự nhận xét, đánh giá hành vi bản thân 22
2 Bài tập nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của người khác 23
Trang 23 Bài tập về xử lí tình huống đạo đức 25
4.Bài tập về thực hiện các thao tác, hành động theo mẫu hành vi đạo đức 26
5 Bài tập thực hiện trò chơi 26
6 Bài tập về điều tra 27
7.Bài tập về rèn luyện hành vi 28
C KẾT LUẬN 29
I KẾT LUẬN 29
II KHUYẾN NGHỊ 29
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 3đã chỉ rõ vị trí, tính chất của Giáo dục Tiểu học: “Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân”
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ , thể chất, thẩm mĩ vàcác kĩ năng cơ bản Với mục tiêu đó, từng môn học ở Tiểu học đều có vai tròquan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra cho bậc học Do đó, ở tiểu họccác em phải được tạo điều kiện phát triển tối đa, toàn diện Ở tiểu học, môn nàocũng có vị trí và vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách
của con người Việt Nam Bác Hồ có câu nói rất nổi tiếng đó là: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Chính vì vậy ngoài các môn Toán, Tiếng việt, Tự nhiên và xã hội, … thì
Đạo đức cũng là môn học rất quan trọng trong chương trình học, có nhiệm vụtạo dựng cơ sở ban đầu, giúp học sinh xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tìnhcảm, hình thành những chuẩn mực hành vi phù hợp với các quan hệ: bản thân,gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội và môi trường tự nhiên
Việc dạy học môn Đạo đức đã giữ vai trò không nhỏ trong quá trình dạyhọc ở trường Tiểu học Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cầnphải quan tâm Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người đượcđặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đứccủa con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xãhội Việc nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn học Đạo đức trongtrường Tiểu học là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi ngườigiáo viên Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức ở bậc Tiểuhọc, bên cạnh việc tăng cường đổi mới các phương pháp dạy học tích cực thìvấn đề xây dựng hệ thống bài tập trong môn Đạo đức cũng góp một phần khôngnhỏ để nâng cao chất lượng dạy – học Đạo đức trong trường Tiểu học
Trang 4Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng hệ thống bài tập trong môn Đạo đức ởTiểu học nói chung và môn Đạo đức lớp 1nói riêng còn khiến một số giáo viênbăn khoăn như: Cần xây dựng những dạng bài tập nào cho phù hợp với nội dungbài học, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với khả năng của học sinh… Vậy phảixây dựng hệ thống bài tập như thế nào cho có hiệu quả ?, làm thế nào để giúpcác em lĩnh hội được các tri thức, kĩ năng một cách có hiệu quả mà không bị áp
lực, nặng nề? Với những trăn trở đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:" Xây dựng
hệ thống bài tập môn Đạo đức lớp 1" làm nội dung nghiên cứu.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xây dựng hệ thống bài tậptrong môn Đạo đức lớp 1, nhằm góp phần nâng cao chất lương dạy và học mônĐạo đức lớp 1
III KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Khách thể nghiên cứu
Là quá trình dạy và học môn Đạo đức lớp 1 ở trường tiểu học
2 Đối tượng nghiên cứu
Là việc xây dựng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học môn Đạo Đức lớp1ở trường tiểu học
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Xây dựng hệ thống bài tập áp dụng trong dạy học môn Đạo đức c
V PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề về việc xây dựng hệthống bài tập trong môn Đạo đức lớp 1, nhằm góp phần nâng cao chất lương dạy
và học môn Đạo đức lớp 1
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách báo, văn bản liên quan đến
đề tài
2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Cách thức xây dựng và vận dụng hệ thống bài tập
trong môn Đạo đức lớp 1 của giáo vên tiểu học
.- Phương pháp điều tra: Điều tra, trưng cầu ý kiến giáo viên về việc xây dựng
hệ thống bài tập trong môn Đạo đức lớp 1
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Trò chuyện trao đổi với giáo viên về
việc xây dựng hệ thống bài tập trong môn Đạo đức lớp 1nhằm tìm hiểu những
Trang 5thuận lợi, khó khăn của việc xây dựng hệ thống bài tập trong môn Đạo đức lớp1.
Trang 61.1 Khái niệm đạo đức
Một trong những đặc trưng của loài người là con người sống trong cộngđồng, xã hội với những mối quan hệ rất đa dạng với những người xung quanh
Để xã hội tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân trong xã hội cần thực hiện nhữnghành vi, thể hiện thái độ phù hợp trên cơ sở lợi ích của cộng đồng, xã hội, lợi íchcủa người khác và của bản thân mình Những cách cư xử thích hợp được sự tánđồng của đa số thành viên trong cộng đồng, xã hội và được nhiều người khác noitheo Dần dần, chúng sẽ trở thành những quy tắc ứng xử chung của những cánhân trong cộng đồng xã hội đó Những hành vi cử xử theo các quy tắc nàyđược coi là thiện, là đạo đức Những hành động ngược lại – có hại cho lợi íchcộng đồng, xã hội, của người khác, bị coi là ác, vô đạo đức và do đó, bị lên án,phê phán
Khi nói đến giá trị đạo đức, chỉ có thể là tích cực hoặc tiêu cực, không cógiá trị trung hòa Có thể chia ra 4 loại hành động: hành động đạo đức, khôngthực hiện hành động đạo đức, hành động vô đạo đức và không thực hiện hànhđộng vô đạo đức Trong thực tế cuộc sống, khó có thể nói một con người là hoàntoàn đạo đức hay vô đạo đức Vì vậy, đánh giá một con người là đạo đức hay vôđạo đức là việc rất khó, phức tạp Nói chính xác hơn, đánh giá một hành động làđạo đức hay không, dễ hơn là đánh giá đạo đức của con người nói chung
Đạo đức của con người biểu hiện ở năng lực hành động tự giác vì lợi íchcủa người khác và lợi ích của cộng đồng, xã hội, phù hợp với những quy định,những chuẩn mực đạo đức xã hội Đạo đức xã hội là tổng hợp những nguyêntắc, quy tắc, chuẩn mực được xã hội thừa nhận và đòi hỏi các thành viên thựchiện sao cho phù hợp với lợi ích của xã hội, cộng đồng, bản thân, nhằm đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với conngười, giữa con người với cộng đồng, xã hội
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có tác dụng điều chỉnhhành vi của con người trên cơ sở sự đối lập thiện và ác Đặc trưng của đạo đức
Trang 7là nó phản ánh tồn tại xã hội bằng các quy tắc, chuẩn mực về lối ứng xử giữacon người với các thành viên trong xã hội và xã hội nói chung liên quan đến lợicủa con người, cộng đồng, xã hội.
Đạo đức của con người còn mang tính tự giác Sự đánh giá của cá nhân vềmối quan hệ giữa lợi ích của mình với lợi ích của những người xung quanh, củacộng đồng, xã hội có tác dụng định hướng cho con người hành động
Sự đánh giá biểu hiện qua thái độ của chủ thể liên quan đến một quan hệxác định – tích cực hay tiêu cực, tán thành hay phản đối, chấp nhận hay phủnhận
Đạo đức của con người thể hiện qua hành vi đạo đức Hành vi đạo đức do
ý thức đạo đức quy định, khi có sự thống nhất giữa hành vi và ý thức Trongthực tế, không phải điều đó luôn luôn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp có sựxung đột giữa lợi ích cá nhân với lợi ích người khác và với lợi ích cộng đồng, xãhội
1.2 Chức năng của đạo đức
1.2.1 Chức năng nhận thức
Đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đếncách ứng xử của mình với người khác, với cộng đồng, xã hội Với nhận thứcđúng đắn, con người biết được sự cần thiết của việc thực hiện hành vi đạo đứcphù hợp, những hành vi, việc làm được khuyến khích, nhận được sự đồng tìnhcủa những người xung quanh, của cộng đồng, xã hội; những hành vi bị lên án…
Đạo đức giúp con người hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển
xã hội, trong việc mang lại hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình và cả xã hội nóichung; những phẩm chất đạo đức mà mỗi con người chân chính cần rèn luyện
Các cá nhân trong xã hội nhận thức không như nhau Nói cách khác, chứcnăng nhận thức của đạo đức được thực hiện qua quá trình giáo dục và tự giáodục, trải nghiệm cuộc sống của từng cá nhân
Nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi và giúpcon người đánh giá hành vi của người khác và hành vi của bản thân một cáchkhách quan
1.2.2 Chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi của đạo đức
Đạo đức giúp con người hành động đúng trong các tình huống khác nhautrong cuộc sống hằng ngày của mình sao cho không làm tổn lợi ích của nhữngngười xung quanh, của cộng đồng, xã hội
Khi mình làm điều chưa phù hợp với các quy tắc đạo đức, con người tựđiều chỉnh hành vi của mình
Trang 8Khi làm được việc tốt, con người tiếp tục thực hiện hành vi tương tự.
Sự định hướng hành vi của đạo đức phụ thuộc phần lớn vào nhận thức, sựđiều chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó (từ xã hội và từ bản thân )
1.2.3 Chức năng đánh giá của đạo đức
“Thước đo” cơ bản của sự đánh giá này là những quy tắc, chuẩn mực đạođức, xã hội
Đánh giá từ xã hội có thể là khen ngợi, đồng tình, hay ngược lại, lên án,phê phán
Đánh giá từ phía bản thân là “tòa án lương tâm”
Đạo đức còn giúp con người đánh giá hành vi của những người khác
2 Vị trí, mục tiêu, đặc điểm môn Đạo đức
- Là một môn học có chức năng riêng biệt là giáo dục đạo đức cho học sinhtiểu học, môn Đạo đức với nét đặc thù về mục tiêu, nội dung, phương pháp vàhình thù tổ chức hướng dẫn có khả năng to lớn góp phần thực hiện quá trìnhgiáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
2.1.2 Môn Đạo đức là một môn học trong hệ thống các môn học ở Tiểu học,
có tác dụng định hướng cho các môn học khác về giáo dục đạo đức
- Bất kì môn học cũng phải được thực hiện cả nhiệm vụ giáo dục
- Môn Đạo đức với những nét đặc thù của mình sẽ định hướng giáo dục giáodục cho các môn học khác
- Giáo dục đạo đức qua các môn học khác nhau làm cho quá trình giáo dụcđạo đức cho học sinh tiểu học liên tục, luôn được củng cố, nên càng có hiệu quả
2.1.3 Môn học có mối quan hệ mật thiết với con đường giáo dục qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Môn Đạo đức định hướng cho việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Nhờ có những tri thức, kĩ năng, thái độ được hình thành qua môn Đạo đức,học sinh có khả năng thực hiện được các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng củng cố, khắc sâu, mởrộng kết quả dạy học môn Đạo đức
Trang 92.1.4 Môn Đạo đức ở tiểu học tạo tiền đề và cơ sở cho học sinh học tiếp nối môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở
- Môn Đạo đức ở tiểu học giúp cho học sinh dần dần nắm được những trithức sơ đẳng ngày càng có tính khái quát về những chuẩn mực hành vi đạo đức.Đến cuối bậc học, ở các em đã hình thành được những khái quát sơ đẳng cầnthiết
- Những khái quát sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi này tạo nên tiền đề vàđiều kiện để các em học tiếp môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở với nộidung bao gồm những khái niệm về những phẩm chất đạo đức và những bổnphận đạo đức và pháp luật
2.2 Mục tiêu môn Đạo đức
Những điểm cần chú ý:
- Đây là kết quả mong muốn cần đạt được ở học sinh qua quá trình dạy họcmôn Đạo đức (mà không phải ở giáo viên, chương trình hay tài liệu dạy họcmôn Đạo đức,…)
- Những mục tiêu này có tác dụng định hướng cho việc tổ chức quá trình dạyhọc môn Đạo đức để đạt được những kết quả trên
- Chúng là một căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả dạy môn Đạo đức
- Những mục tiêu này phản ánh các khía cạnh khác nhau của những chuẩnmực hành vi đạo đực – hiểu biết về chuẩn mực, thái độ liên quan và việc thựchiện chuẩn mực đó
2.2.1 Mục tiêu về tri thức
Sau khi học môn học môn Đạo đức, học sinh nêu được những tri thức cơ bản,cần thiết về các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp lứa tuổi, phản ánh các mốiquan hệ hằng ngày thường gặp của các em, từ đó, bước đầu, các em có niềm tinđạo đức đúng đắn
Tri thức đạo đức là cơ sở của việc hình thành niềm tin, nhờ đó học sinh mới
có được ý thức đạo đức tự giác
Những tri thức có thể bao gồm:
- Yêu cầu của chuẩn mực hành vi
- Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi:
+ Ý nghĩa: mối quan hệ giữa học sinh và đối tượng liên quan đến chuẩnmực
+ Tác dụng: những lợi ích, điều tốt đẹp mang lại cho đối tượng, nhữngngười xung quanh, bản thân học sinh
Trang 10+ Tác hại của việc làm trái chuẩn mực hành vi: những cái ác, điều xấumang lại cho đối tượng, những người xung quanh, bản thân học sinh.
- Cách thực hiện chuẩn mực đó theo các tình huống liên quan:
Kĩ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của việc dạy học mônĐạo đức (nhưng đồng thời cũng là khó khăn nhất) vì đạo đức của con người nóichung và học sinh tiểu học nói riêng được đánh giá chủ yếu qua hành động, việclàm mà không phải chỉ qua lời nói
Những kĩ năng, hành vi này bao gồm:
- Biết tự nhận xét hành vi của bản thân
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác
- Biết xử lí những tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống
- Biết thực hiện các thao tác, hành động đúng đắn theo mẫu, qua trò chơi,hoạt cảnh,…
- Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức
- Thực hiện được những hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày củamình phù hợp với các chuẩn mực hành vi,…
2.2.3 Mục tiêu về thái độ
Sau khi học môn Đạo đức, học sinh bày tỏ được những xúc cảm, thái độ phùhợp liên quan đến những chuẩn mực hành vi đạo đức và từ đó, có tình cảm đạođức bền vững
Thái độ, tình cảm đạo đức đóng vai trò quan trọng trong đời sống vì thái độ,tình cảm đúng đắn được coi là “chất men kích thích” từ bên trong nội tâm, giúpcon người vượt qua những khó khăn trở ngại, làm điều thiện, làm cho cuộc sốngtrở nên nhân ái hơn, giàu tình người hơn
Những thái độ, tình cảm này bao gồm:
- Thái độ tự giác, tích cực thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định
- Thái độ đồng tình với hành động tích cực; thái độ phê phán đối với hànhđộng tiêu cực
Trang 11- Tình cảm đối với những đối tượng khác nhau do các bài đạo đức quyđịnh.
2.3 Đặc điểm môn Đạo đức
2.3.1 Dạy học môn Đạo đức là một hoạt động giáo dục đạo đức
- Học sinh thực sự tham gia hoạt động giáo dục như được nói, được trao đổivới bạn, được thực hành, vận dụng tri thức và kĩ năng vào thực tiễn cuộc sốngcủa mình,…
- Khi tham gia hoạt đông, học sinh có thể hình thành cho mình cả 3 mặt: trithức, kĩ năng, hành vi và thái độ
- Hạn chế của việc giáo dục học sinh chỉ qua sách vở: tri thức nông cạn, kĩnăng kém bền vững, hành vi không được thực hiện, thái độ và tình cảm hời hợt,
…
2.3.2 Tính cụ thể của các chuẩn mực hành vi đạo đức
- Những nguyên nhân cơ bản của việc đưa chuẩn mực đạo đức dưới dạngchuẩn mực hành vi cụ thể: tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, khả năng nhận thứchạn chế, kinh nghiệm sống nghèo nàn, tính bắt chước,…
- Tính cụ thể của chuẩn mực hành vi phù hợp với những tình huống thườnggặp trong cuộc sống của các em
2.3.3 Tính đồng tâm của các chuẩn mực hành vi đạo đức
- Sự cần thiết xây dựng các chuẩn mực hành vi theo cấu trúc đồng tâm – khảnăng nhận thức, kinh nghiệm sống còn hạn chế, mối liên hệ, ràng buộc giữa cácchuẩn mực hành vi và đạo đức,…
- Biểu hiện của tính đồng tâm:
+ Các chuẩn mực cùng chủ đề lặp đi, lặp lại từ lớp dưới lên lớp trên
+ Mức độ khái quát của chúng càng được nâng cao
- Tính đồng tâm thể hiện không đồng đều theo các chủ đề, các mối quan hệ,
- Các giai đoạn hình thành chuẩn mực hành vi đạo đức:
+ Hình thành mẫu hành vi đạo đức
+ Tổ chức phát hiện bản chất hành vi đạo dức
+ Tổ chức luyện tập, thực hành
Trang 12- Sơ đồ logic trên: M B T
2.3.5 Thời gian 2 tiết dành cho mỗi bài đạo đức
- Mỗi bài đạo đức được thực hiện trong 2 tiết
- Nhiệm vụ cơ bản của tiết 1: giúp học sinh nắm được những tri thức vềchuẩn mực hành vi, đồng thời bước đầu góp phần hình thành thái độ, kĩ năng vàhành vi tương ứng
- Nhiệm vụ cơ bản của tiết 2: tổ chức cho học sinh hình thành kĩ năng, rènluyện hành vi, qua đó, củng cố tri thức, và giáo dục thái độ tương ứng
- Mối quan hệ giữa hai tiết đạo đức: tiết 1 chuẩn bị cho tiết 2; tiết 2 củng cố
và khẳng định kết quả tiết 1
3 Nội dung môn Đạo đức
3.1 Định hướng xây dựng chương trình môn Đạo đức
3.1.1 Bảo đảm phù hợp và phục vụ việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học
Mục tiêu giáo dục tiểu học là “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sởban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” (theo Điều
27 của Luật giáo dục, 2005)
Như vậy, theo mục tiêu này thì chương trình môn Đạo đức phải:
- Tạo được những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức cho học sinh tiểu học: Điều này các chuẩn mực hành vi trong chươngtrình phải là những chuẩn mực cơ bản, vừa sức, phản ánh các mối quan hệthường gặp của các em Đồng thời, chúng cũng tạo điều kiện cho học sinh tiểuhọc phát triển đạo đức của mình qua việc mở rộng các mối quan hệ khác nhau
- Chuẩn bị thiết thực cho học sinh tiểu học học tiếp trung học cơ sở: Tức là,việc giáo dục đạo đức ở tiểu học phải có kết quả tốt để các em có đủ tư cách vàtrách nhiệm thực hiện tốt việc học tập và rèn luyện ở bậc học mới; ngoài ra, mônĐạo đức còn có nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh học tốt môn Giáo dục công dân
ở Trung học cơ sở Vì vậy, các chuẩn mực hành vi đạo đức ở tiểu học phải gópphần hình thành ở các em hệ thống tri thức về các chuẩn mực đạo đức cơ bản,thái độ học tập tích cực, kĩ năng và thói quen hoạt động tập thể, cư xử đúng đắnvới những người xung quanh, tính năng động, sáng tạo trong các công việc khácnhau…
3.1.2 Bảo đảm tính cơ bản, hiện đại, thiết thực, gắn với thực tiễn Việt Nam
Theo định hướng này, nội dung chương trình môn Đạo đức cần phải:
- Phản ánh được các mối quan hệ thường gặp của học sinh tiểu học như :
+ Quan hệ với bản thân ( tự trọng, ngăn nắp, ý chí, trung thực…).
Trang 13+ Quan hệ với gia đình (yêu quý, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh
chị em, là các công việc khác nhau để giúp đỡ…)
+ Quan hệ với nhà trường (yêu quý, vâng lời, kính trọng thầy cô giáo, yêu
mến, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè, giữ gìn vệ sinh, thực hiện nội quy trường lớp,chăm chỉ học tập…)
+ Quan hệ với cộng đồng, xã hội (yêu quê hương, đất nước, tôn trọng
những nội quy, quy định nơi công cộng, tôn trọng, giúp đỡ, cư xử lịch sự vớinhững người xung quanh…)
+ Quan hệ với môi trường tự nhiên (yêu quý, bảo vệ cây trồng, vật nuôi,
thiên nhiên, môi trường…)
- Giúp học sinh tiểu học hòa nhập với cuộc sống văn minh, hiện đại trongbối cảnh đất nước đổi mới toàn diện, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa,hòa nhập quốc tế Vì vậy, trong chương trình, cần có những chuẩn mực hành viliên quan đến tôn trọng, thực hiện những quy định, luật lệ của nhà nước, xã hội,ứng xử đúng đắn với người nước ngoài, thiếu nhi quốc tế, hiểu biết và tôn trọngcác tổ chức quốc tế…
3.1.3 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiểu học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học của chương trình tiểu học mớiđược thể hiện trong chương trình môn đạo đức ở chỗ:
- Chương trình tiểu học nêu định hướng là, phương pháp phải tập trungvào việc dạy cách học, trong đó, giúp học sinh biết cách học và từ đó, có nhucầu tự học, thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống
- Chương trình coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở tổ chức hoạtđộng học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó tạo điều kiện chocác em phát hiện tri thức mới, tự giải quyết các vấn đề của bài học
- Chương trình mới đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứcphải song song với đổi mới phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giákết quả dạy học…
3.2 Những phương hướng cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học
- Giúp học sinh không những nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà cònbiết được cách thức học tập, cách thức tự học, tạo điều kiện thuận lợi nhất chohọc sinh tự thể hiện, tranh luận, thảo luận hợp tác với nhau giúp các em tựphát hiện ra những tri thức mới
- Kích thích, khuyến khích học sinh vận dụng những điều được học vàothực tiễn vào cuộc sống cộng đồng như giải quyết các hiện tượng , xây dựng
và cải tạo cuộc sống xung quanh theo chiều hướng tốt đẹp hơn
Trang 14- Tạo cơ hội cho học sinh tự nghiên cứu làm cho phương pháp học tập, tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học như: Làm thực nghiệm, tham gia các công tác khảo sát điều tra
- Giúp học sinh chủ động tự kiểm tra đối với việc học tập của mình , phát hiện ra những thiếu sót và tự sửa chữa, khắc phục
- Khai thác khả năng phong phú to lớn của phương tiện dạy học, đa dạng hóacác hình thức tổ chức dạy học
3.4.Vở bài tập môn Đạo đức
Các lớp 1, 2, 3 không có sách giáo khoa nên ở đây tôi chỉ dề cập đến phần vởbài tập môn Đạo đức
- Vở bài tập đạo đức là một tài liệu học tập dành cho học sinh Theo xu thếchung, ở các lớp 1, 2, 3 không có sách giáo khoa đạo đức mà thay vào là vở bàitập nhưng không bắt buộc sử dụng Ngoài ra, lớp 4, 5 có sách giáo khoa đạo đứcnhưng người ta cũng biên soạn vở bài tập để hỗ trợ môn này
- Theo đổi mới dạy học môn Đạo đức hiện nay, môn Đạo đức được coi làhoạt động giáo dục Trong trường hợp này, vở bài tập được coi là phương tiệngiúp học sinh thực hiện các hoạt động do giáo viên tổ chức Như vậy, vở bài tậpgiúp học sinh phát hiện tri thức đạo đức, hình thành kĩ năng, hành vi và bày tỏthái độ của mình liên quan đến bài đạo đức
- Tuy nhiên, giáo viên phải thật tỉnh táo khi sử dụng vở bài tập Bởi lẽ, nếulạm dụng nó thì có thể không đạt được mục tiêu bài học đã đề ra, đặc biệt là mụctiêu về hành vi
- Mỗi bài đạo đức trong vở bài tập thường có hai phần:
+ Các bài tập: Thường rất đa dạng với số lượng khoảng 4 đến 6 bài đạo đức.Chúng được nêu ra qua nhiều hình thức khác nhau, ví như: điền đúng sai vào ôtrống, nối nội dung với hình vẽ, xác định hành vi trong tranh là đúng hay sai… + Ghi nhớ: Cũng được nêu ra tương tự như sách giáo khoa
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Khái quát quá trình điều tra
1.1 Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức lớp 1 ở
trường tiểu học
1.2 Nội dung điều tra
Điều tra khảo sát về thực trạng nhận thức của giáo viên Tiểu học về việcxây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức
Trang 15 Thực trạng việc việc xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức lớp 1 ởtrường tiểu học.
1.3 Đối tượng điều tra
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành điều tra 30 giáo viên trựctiếp giảng dạy môn Đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Ứng Hòa– Thành phố Hà Nội
2 Kết quả điều tra
2.1 Nhận thức của giáo viên về việc xây dựng hệ thống bài tập trong dạy học môn Đạo đức
Bảng 1 Nhận định của giáo viên về mức độ cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập trong môn Đạo đức
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Qua bảng 1 kết quả hỏi ý kiến 30 giáo viên cho thấy: 100% giáo viên chorằng việc xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức là cần thiết Trong đó có40,6% cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức là rất cần thiết.Điều này chứng tỏ giáo viên có nhận thức khá đầy đủ về sự cần thiết phải xâydựng hệ thống bài tập môn Đạo đức
2.2 Nhận thức của giáo viên về căn cứ để xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức
Bảng 2 Căn cứ xây dựng hệ thống bài tập của giáo viên
Căn cứ vào các khâu của quá trình dạy học 3,3Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học 100Căn cứ vào hình thức và phương pháp học tập 56,6
Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương 43,3
Phân tích kết quả: Nhìn vào bảng kết quả cho chúng ta thấy
100% giáo viên căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học là hoàn toàn hợp
lý Có 80% ý kiến căn cứ vào đối tượng học sinh để xây dựng bài tập
53,6% số giáo viên căn cứ vào hình thức và phương pháp học tập và43,3% căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương Điều đó cho thấy họphải xây dựng hệ thống bài tập một cách linh hoạt để việc phát huy tính
Trang 16tích cực của học sinh được tối đa
Có 3,3 % ý kiến giáo viên cho rằng phải căn cứ vào các khâu của quá trìnhdạy học
3 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức
3.1 Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Đạo đức có trình độ chuyên môn tốt.Hầu hết các giáo viên đều tham gia giảng dạy rất lâu năm Với trình độ vàkinh nghiệm giảng dạy đó họ có khả năng nắm bắt đặc điểm, tâm sinh lý,nhận thức … của học sinh được tốt hơn nên việc xây dựng hệ thống bàitập môn Đạo đức sẽ phù hợp lí hơn
Các giáo viên luôn quan tâm đến vấn đề tích cực hóa trong dạy học, cũngnhư nghiên cứu các biện pháp, kỹ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạyhọc Các giáo viên đều nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc xâydựng hệ thống bài tập môn Đạo đức
Số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu trên Internet liên quan đếndạy học môn Đạo đức ngày càng nhiều là cơ sở để giáo viên có thể thamkhảo, kế thừa, thiết kế, sáng tạo các dạng bài tập sao cho phù hợp với nộidung bài học
3.2 Khó khăn
Số lượng học sinh thụ động trong học tập còn nhiều nên việc thực hiệnyêu cầu của một số dạng bài tập chưa tốt ( Ví dụ: Dạng bài tập điều tra,dạng bài tập rèn luyện hành vi…)
Hiện nay chương trình giáo dục Tiểu học vẫn còn rất nhiều áp lực về nộidung chương trình, thời lượng…Hơn nữa, tâm lí chỉ coi trọng môn chính( Toán, Tiếng Việt, tiếng Anh) còn các môn phụ ( Đạo đức, Tự nhiên xãhội…) thì không được coi trọng nên việc dành thời gian để xây dựng bàigiảng, hệ thống bài tập cũng như việc tìm tòi ứng dụng các phương phápgiảng dạy tích cực trong môn Đạo đức vẫn còn hạn chế
Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống bài tập có phù hợp và đem lại hiệu quảhay không còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực tổ chức các hoạt độnghọc tập của giáo viên
III KẾT LUẬN CHƯƠNG
Qua việc điều tra, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực trạng xây dựng
hệ thống bài tập môn Đạo đức ở bậc Tiểu học nói chung và ở môn Đạo đức lớp1nói riêng, tôi nhận thấy rằng: hầu hết giáo viên và học sinh nhận thức đúng
Trang 17đắn về sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập trong quá trình dạy họcmôn Đạo đức.
Đa số giáo viên đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng hệthống bài tập môn Đạo đức nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vàhoạt động này đã cho được một số kết quả Tuy nhiên, trong xây dựng hệ thốngbài tập môn Đạo đức cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải giải quyết
Trong chương I, chúng tôi đã phân tích rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễncủa việc vận dụng xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức nói chung và mônĐạo đức lớp 1nói riêng Đây là những cơ sở rất có giá trị là tiền đề, căn cứ đểchúng tôi xây dựng xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát huy tính tích cực họctập của học sinh, góp phần nâng cao kết quả học tập môn Đạo đức
Trang 18CHƯƠNG II CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
I BÀI TẬP VỀ TRI THỨC
1.Bài tập đúng - sai (Đ - S)
Tính chất của dạng bài tập này là, trước một câu dẫn, một phát biểu nào đó,học sinh cần xác định – câu đó là đúng hay sai hoặc đánh dấu + hay tương ứng
Ví dụ 1: Bài “Đi bộ đúng quy định ”
Hãy ghi chữ Đ vào ô trước các ý kiến đúng và chữ S vào ý kiến sai:
Đi bộ trên vỉa hè, không có vỉa hè phải đi sát lề đường bên phải
Qua đường ở ngã ba, ngã tư đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định
Đi bộ dưới lòng đường
Đi hàng ngang và đá bóng dưới lòng đường
Đèn hiệu màu đỏ dừng lại, màu vàng chuẩn bị, màu xanh ta đi
Ví dụ 2: Bài “ Cảm ơn và xin lỗi”.
Hãy ghi dấu + vào ô trước các ý kiến đúng về việc cảm ơn và xin lỗi.
Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ
Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và làm phiền người khác
Chỉ nói lời cảm ơn khi người khác quan tâm giúp những việc lớn
Chỉ biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác
Những yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này là:
Nội dung phát biểu phải vừa sức với học sinh tiểu học, tránh đưa ra nhữngnội dung đúng sai một cách quá “lộ liễu”, tức là chúng rất đơn giản, dễdàng ngay cả đối với học sinh trung bình, cho nên không vừa sức với cácem
Không nên trích nguyên văn nội dung trong sách giáo khoa ở phần ghinhớ, bài học để hỏi học sinh