CHƯƠNG II. CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
III. BÀI TẬP VỀ KỸ NĂNG HÀNH VI
1.Bài tập tự nhận xét, đánh giá hành vi bản thân
Theo dạng bài tập này, học sinh được yêu cầu đánh giá về việc bản thân đã thực hiện hành vi đạo đức liên quan đến chuẩn mưc được học.
Dạng bài tập này có một số phương án như sau: Theo phương án thứ nhất, học sinh cần tự xác định mức độ thực hiện hành vi của mình – thường xuyên, ít khi, chưa bao giờ hoặc khẳng định mình đã thực hiện hành vi đó hay chưa.
Ví dụ: Bài “Bảo vệ hoa và và cây nơi công cộng”
Hãy cho biết việc thực hiện bảo vệ hoa và cây nơi công cộng của em bằng cách đánh dấu vào những cột dưới đây cho thích hợp:
STT Công vệc mà em làm Thường xuyên
Ít khi Chưa làm 1
2 3 4
Trồng cây Tưới cây Làm cỏ Nhặt rác
Những yêu cầu sư phạm đối với bài tập này:
• Nội dung hành vi, việc làm mà học sinh tự nhận xét phải phù hợp với cuộc sống thực của các em; tránh hiện tượng yêu cầu học sinh tự đánh giá những hành vi mà trong cuộc sống các em không có điều kiện thực hiện.
Ví dụ: Tự đánh giá hành vi của em trong việc bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
• Cần có biện pháp kiểm tra để bảo đảm tính xác thực của hành vi học sinh;
tránh hiện tượng thiếu sự kiểm tra nhưng lại thừa nhận chúng một cách dễ dàng (cần đề phòng hiện tượng đối phó của học sinh; nếu giáo viên khen thì điều đó sẽ có tác dụng phản giáo dục vì đã vô tình khuyến khích trẻ nói dối)
Ví dụ: Giáo viên hỏi học sinh
- Tổ em thường chăm sóc cây trong vườn trường vào những ngày nào?
- Em thường làm những việc gì?
- Em thường lao động cùng ai?
• Cần xem xét không chỉ việc thực hiện mà cả điều kiện, tình huống mà học sinh thể hiện hành vi.
Ví dụ: những trường ở thành phố không có vườn trường, các em không thể trồng cây, làm cỏ,…
• Cần yêu cầu học sinh làm rõ kết quả tích cực hay hậu quả tiêu cực của hành vi mà mình thực hiện để rút kinh nghiệm, bài học cho bản thân, cho người khác.
Ví dụ: Trong bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”. Nếu học sinh nói em có 1 lần xả vòi nước rồi bỏ quên (do lúc đó bị cúp nước) tới khi phát hiện thì nước đã chảy lan ra ngoài đường. Lúc này giáo viên không vội chê cười mà phải dặn dò học sinh sau này cẩn thận hơn
• Tránh biến việc tự nhận xét hành vi thành việc tự kiểm điểm nặng nề, gây căng thẳng cho học sinh, có khi vô tình “tạo điều kiện” cho các em nói ra những việc mà mình chưa từng thực hiện (để đối phó, làm vừa lòng học sinh, để được khen,…)
• Để tránh điều này, có một số cách khắc phục như lồng việc tự nhận xét hành vi vào một quá trình khác (xử lý tình huống đạo đức, nhận xét trò chơi…) chỉ hỏi đến một số em “đặc biệt” mà giáo viên phải quan tâm, kiểm tra cả lớp bằng phiếu bài tập.
2. Bài tập nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của người khác
Theo dạng bài tập này, một số hành vi liên quan đến bài đạo đức được đưa ra và yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá: hành vi đó là đúng hay sai, vì sao?
Hành vi này có thể là:
- Tích cực (tốt, thiện, có lợi) hay tiêu cực (xấu, ác, có hại).
- Lấy từ thực tiễn xung quanh hay do giáo viên tự xây dựng.
- Một chiều (tức là điều tốt, hay ngược lại) hoặc gồm hai hành động trái ngược (thường là của hai nhân vật) được thực hiện trong cùng một tình huống.
Ví dụ: Bài: “ Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”
Hãy nhận xét về hành vi, việc làm trong các tình huống sau:
1. Đi tham quan, bắt chước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên lên thân cây.
Hai bạn làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
2. Vào dịp Tết, Lan cùng các cô chú trong tham gia tết trồng cây do thôn tổ chức.
Việc làm của Lan và mọi người có lợi ích gì?
Ở những Ví dụ trên:
+ Hành vi của Quân và Dũng là sai trái việc làm đó vừa ảnh hưởng đến môi trường (nhiều người khắc tên lên sẽ làm cây chết) và ảnh hưởng thẩm mỹ chung, có thể lấy từ thực tiễn xung quanh.
+ Hành vi của Lan và mọi người trong xóm là tích cực, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.
Những yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này:
• Hành vi được nêu phải bám sát bài đạo đức; tránh hiện tượng bài đạo đức một đằng nhưng hành vi được nêu ra lại không liên quan.
• Hành vi được đưa ra cần thường gặp, gần gũi với các em; tránh những hành vi xa lạ, ít gặp đối với học sinh, không phù hợp với cuộc sống thường nhật của các em.
Ví dụ: Ở bài: “ Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”
Nếu đưa tình huống: “ Dũng cùng mẹ đi tham quan lễ hội hoa anh đào. Khi đến đó Dũng nhìn thấy một số khách thăm quan bẻ những cành hoa anh đào . Nếu em là Dũng em sẽ làm gì? Vì sao?”. Tình huống này không phù hợp với học sinh miền núi hoặc vùng nông thôn vì ở nơi các em sinh sống không có những lễ hội như vậy.
• Tránh việc mô tả các chi tiết của nội dung hành vi mang tính chất đứng hay sai một cách quá “lộ liễu” (làm cho học sinh dễ dàng nhận biết mà không cần động não nhiều).
Ví dụ: Bài: “Đi học đúng giờ”
Không nên đưa ra hành vi sao cho học sinh đánh giá:”Bạn Tuấn thường xuyên đi học muộn” vì các em dễ dàng nhận ra cái sai của hành vi. Cách khắc phục ở đây là cần dùng những từ “gây nhiễu” để “bao che” cho cái sai (như “vì nhà bạn ở xa trường học” hay “ vì bạn đi bộ đến trường”…) về hành vi của bạn Tuấn nêu trên.
• Hành vi được đưa ra cần rõ ràng đúng hoặc sai; không nên yêu cầu học sinh nhận xét những hành vi khó xác định tính chất đúng – sai của nó.
Ví dụ: Bài: “Lễ phép vâng lời thầy cô giáo” không nên đưa hành vi sao cho các em đánh giá: Bạn Hà đang tưới nước và nhổ cỏ cho cây trong vườn trường. Khi thấy thầy cô giáo đi qua bạn ấy chỉ cất lời chào mà không khoanh tay trước ngực.. Những chi tiết không rõ ràng ở đây: Bạn Hà đang tưới cây và nhổ cỏ cho cây nên không thể khoanh tay trước ngực để chào thầy cô giáo. Do đó trong trường hợp này không xác định được, hành vi của Hà là đúng hay sai.
3. Bài tập về xử lí tình huống đạo đức
Theo dạng bài tập này, một tình huống liên quan đến chuẩn mực hành vi được nêu ra để học sinh nêu cách xử lí, giải quyết và lí giải cách ứng xử của mình.
Nhân vật phải gặp một trường hợp, hoàn cảnh khác thường cần phải ứng xử, giải quyết nhưng nhân vật còn băn khoăn, do dự vì chưa biết nên làm như thế nào…Khi đó, giáo viên đặt học sinh vào tình huống (“Nếu em là bạn đó, em sẽ làm gì khi đó?”, “Nếu em có mặt ở đó thì em sẽ khuyên bạn như thế nào?”, hay “Theo em, bạn phải làm gì khi đó cho đúng?”…) và ra quyết định thay cho nhân vật.
Tình huống đưa ra có thể là “đóng” hoặc “mở”. Ở tình huống “đóng”, giáo viên cho sẵn một số cách ứng xử và yêu cầu học sinh chọn cách ứng xử đúng hoặc đúng nhất.
Ví dụ: Bài: “ Giữ gìn sách vở”
Hãy xử lí các tình huống đạo đức sau bằng cách đánh dấu +vào ô tương ứng với các cách ứng xử em chọn:
- Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ xử sự như thế nào?
Tuấn không làm và để mình Bằng làm.
Tuấn đồng ý với ý kiến của Bằng.
Không xé sách và khuyên Bằng chơi trò khác.
Chỉ lấy những giấy thừa không dùng nữa.
Những yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này
• Tình huống đạo đức nêu ra phải thường gặp đối với học sinh; tránh những tình huống xa lạ với cuộc sống thực hằng ngày của các em.
• Ví dụ: Bài “Cảm ơn và xin lỗi” có thể học sinh chưa trải qua tình huống này nhưng giáo viên đưa ra tình huống: Nếu hôm nay em chưa làm bài tập, em sẽ nói gì với cô giáo
• Tình huống nêu ra phải vừa sức giải quyết của các em; tránh những tình huống quá đơn giản mà học sinh không cần động não cũng có thể trả lời được. Hay tình huống quá phức tạp mà học sinh không đủ kinh nghiệm, khả năng để giải quyết.
Ví dụ 1: Bài: “Chào hỏi và tạm biệt”, giáo viên đưa ra tình huống cho hoc sinh xử lí:
Khi có khách đến chơi nhà em cần làm gì khi đó? Vì sao?
Ở đây, tình huống quá đơn giản nên các em có thể trả lời ngay được là, em sẽ chào hỏi khách. Chúng ta có thể tin rằng, ít có học sinh nào lại đưa ra cách úng xử khác.
• Đáp án về cách xử lí tình huống được nêu ra phù hợp với cuộc sống thực tế mà không nên một cách máy móc “theo bài học đạo đức”.
4.Bài tập về thực hiện các thao tác, hành động theo mẫu hành vi đạo đức Đối với một số mẫu hành vi, giáo viên tập cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động cụ thể tương ứng với mẫu đó. Những mẫu này thường được phân tích thành các thao tác, hành động cụ thể liên quan đến các bộ phận cơ thể.
Ví dụ: Bài “Nghiêm trang khi chào cờ” (lớp 1)
- Những thao tác của hành vi nghiêm trang chào cờ mà học sinh cần thực hiện là:
+ Bỏ mũ, nón (nếu có).
+ Quần áo gọn gàng, chỉnh tề.
+ Đứng thẳng, nghiêm.
+ Mắt nhìn thẳng quốc kì.
+ Nét mặt tươi, trang nghiêm.
+ Hát đúng, to, rõ bài quốc ca.
Những yêu cầu sư phạm:
• Học sinh cần biết mẫu hành vi đạo đức rồi mới thực hiện thao tác, hành động theo mẫu. Trong trường hợp ngược lại, học sinh sẽ thực hiện mò mẫm, theo kinh nghiệm của mình, cho nên rất dễ sai sót.
• Các thao tác, hành động không nên đưa ra theo mẫu một cách máy móc mà cần phải thích hợp với những hành vi, tình huống thường gặp trong cuộc sống của các em.
• Cần yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác, hành động trong tình huống xác định.
• Mẫu hành vi do chuẩn mực hành vi quy định cần phân tích thành các thao tác cụ thể.
5. Bài tập thực hiện trò chơi
Trong dạy học môn Đạo đức, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện nhiều trò chơi khác nhau như trò chơi đố vui, trò chơi vận động, trò chơi sắm vai…
Ví dụ: Khi dạy bài “ Giữ gìn sách vở ” có thể đưa ra trò chơi sau:
- Tên trò chơi: Lô tô nhận biết hành vi đúng
- Nội dung: Những hành vi đúng và sai để giữ gìn sách vở.
- Cách chơi: Mỗi lần chơi có 2 đội tham gia, mỗi đội có 3 – 4 em. Mỗi đội chơi được phát một bộ hình (4 hình mặt cười, 4 hình mặt mếu). Khi giáo viên hô
“Bắt đầu” thì lần lượt từng thành viên của mỗi đội sẽ dán hình mặt cười vào hình vẽ thể hiện hành vi đúng và dán mặt mếu vào hình vẽ thể hiện hành vi sai vào phần tranh của đội mình.
- Cách phân thắng bại:
+ Đội nào dán xong sớm nhất được 10 điểm + Dán đúng mỗi hình được 10 điểm
Đội nào có tổng số điểm cao hơn là đội chiến thắng
Những yêu cầu sư phạm:
• Nội dung phải phù hợp với đạo đức
• Nội dung phải vừa sức đối với học sinh
• Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn.
• Trò chơi phải có tính khả thi.
6. Bài tập về điều tra
Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh tìm hiểu thực trạng một số vấn đề có liên quan đến bài đạo đức, phân tích nguyên nhân, đề ra biện pháp giải quyết.
Đây là loại bài quan trọng vì nó gúp học sinh gắn bài đạo đức với cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên ở độ tuổi của học sinh lớp 1, khả năng tự lập, các kĩ
năng, nhận thức của các em còn nhều hạn chế nên dạng bài tập điều tra này ít được áp dụng mà chủ yếu dành cho các lớp lớn hơn ( lớp 3,4,5). Nếu xây dựng nội dung bài tập điều tra cho học sinh lớp 1 thì cần lưu ý lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng của các em.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Gia đình em ” giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu về các thành viên trong gia đình của các em.. Kết quả điều tra có thể ghi lại theo mẫu sau
STT Tên các thành viên trong gia đình
Quan hệ với em Tuổi Nghề nghiệp 1
2
…
Những yêu cầu sư phạm:
• Công việc điều tra phải có tính giáo dục rõ ràng.
• Nội dung điều tra cần vừa sức đối với học sinh.
• Nội dung điều tra có thể đánh giá được và cần được đánh giá khách quan.
• Nội dung điều tra phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
7.Bài tập về rèn luyện hành vi
Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia thực hiện các hành vi, hoạt động theo yêu cầu của bài học đạo đức. Học sinh không thực hiện nó trên sách vở bằng bút, lời nói mà qua thực tiễn ở gia đình, nhà trường, cộng đồng ngoài xã hội bằng dụng cụ lao động, việc làm cụ thể với sức lực của chính mình. Từ đó kết quả của bài tập này không phải là những dòng chữ mà là những hành vi đạo đức và thói quen tương ứng. Đây là loại bài tập có khả năng tốt nhất, quan trong nhất trong việc hình thành hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học.
Ví dụ: Bài “Cảm ơn và xin lỗi” (lớp 1)
Khi dạy bài này giáo viên cho học sinh về nhà thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc. Nhờ đó, học sinh hình thành được hành vi đạo đức tương ứng. Sau khi đã thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh ghi chép lại những việc đã làm với những nội dung sau:
Thứ, ngày Lời cảm ơn/ xin lỗi Sự việc ( vì việc gì, với ai)
Những yêu cầu sư phạm đối với loại bài tập này:
• Công việc, hoạt động được tổ chức phải vừa sức với học sinh.
• Công việc rèn luyện phải phù hợp với thực tế địa phương.
• Hoạt động phải mang tính khả thi cao.
Ví dụ: Bài “Tôn trọng khách nước ngoài”, giáo viên phải căn cứ thực tế đại phương thường có khách du lịch người nước ngoài đến hay không. Nếu đó là vùng sâu, hiếm khi có người nước ngoài xuất hiện thì việc bảo các em thực hành chào hỏi, tỏ ra thân thiện với họ là không phù hợp và không có tính khả thi cao.
• Kết quả rèn luyện của học sinh cần được đánh giá. Việc đánh giá này có tác dụng khẳng định nỗ lực của học sinh, giúp các em rút kinh nghiệm cần thiết, mang lại niềm vui khi thực hiện được hành vi đạo đức tốt… Bỏ qua khâu này dễ tạo cho học sinh lối suy nghĩ xấu “ làm tốt công việc hay không thì đều như nhau”.