MUCLUC MỤC LỤC PHAN MO DAU 1 Lý do chọn đê tải
2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đỀ ch rrrrrerrrre 12 3 Mục đích nghiên cứu
4, Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu . ss.ccccerccc .L3
5 Nhiém vu mghién Ci on eee eee ee ẻ
6 Phạm vi nghiên cứu
7 Các phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 1
TONG QUAN LY LUAN VE GIAO TIEP VA KY NANG GIAI QUYET TINII
HUỖNG TRONG GIAO TIẾP net, TỔ
1.1 Khái niệm chung 1.1.1, Khái niệm giao tiếp
1.1.2 Vai trò của giao tiếp
1.1.3 Chức năng của giao tiếp
1.1.3.1 Chức năng xã hội 2222221121 zrrreee.TB
1.1.3.2 Chức năng tâm ly
12 Các phương tiện giao tiẾp - 5c cssnssrerrrrrrrrrrrrrerrrrsrrrrrrrrrrrrrrecvrc TỢ 1.2.1 Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
1.2.2 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ 22220222cttrrrrreeco 22 1.3 Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản co cc221222 u 25 1.3.1 Kỹ năng lắng nghe ceeeeeii 25 1.3.2 Kỹ năng đặt câu hỏi .àoiiceerirrrrrrrrir B 1.3.3 Kỹ năng thuyết phục
Trang 21.3.3.2 Quy trimh thuyét phe ccecccceeesseesssseessssseseessesssstennnsstiennisiititenenseeeeeeseeeeeseee3O 1.3.4 Kỹ năng thuyết trình 22222 2.re 31
1.3.4.1 Các bước thuyết trình 31
1.3.4.2 Một số điểm cần lưu ý với người thuyết trình cceeeiiieeerrrei 33 1.3.5 - Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản 5522211 34 1.3.5.1 Kỹ năng đọc
1.3.5.2 Kỹ năng tóm tắt văn bản
1.4, Các tinh huống giao tiếp đặc trưng, .-.ceeec 38 1.4.1 Tỉnh huống giao tiếp trong gia đình óc c2 35
1.4.2 Tình huống giao tiếp trong nhà trường, .-. cccscceeerreeerr 3Ó
1.4.3 Tình huống giao tiếp trong xã hội
1.5 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 38 1.5.1, Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm
1.5.2 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp CHƯƠNG 2
THUC TRANG NHU CAU GIAO TIEP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHAM KỸ THUẬT - TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG
2.1.1 _ Thực trạng nhu câu giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỳ thuật 42
2.1.2 Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 43 2.1.3 Sự khác nhau trong nhu cầu giao tiếp giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa
Sư phạm Kỹ thuật
2.1.4, So sánh nhụ cầu giao tiếp giữa 2.2 Nội dung giao tiếp
2.3 Mức độ cởi mở của cá nhân
Trang 3
2.3.3 Sự khác nhau về mức độ cởi mở cá nhân piữa sinh viên nam và sinh viên nữ
Khoa Sư phạm Kỹ thuật + 5+ 5+ +rEeET1272111.T.E.Ekkree 55 24 Khả năng giao tiếp
2.4.1 Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật 57 2.4.2 Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 62
CHƯƠNG3
XÂY DỰNG HỆ THỎNG BÀI TẬP TÌNH HUỖNG Ĩ cccecvrrnrrred 69
3.1 Tình huỗng giao tiếp trong gia đình 2-cccec 6O) 3.2 Tinh huồng giao tiếp trong nhà trường
3.2.1 Tình huống giao tiếp trong trường Đại học
3.2.2 Tình huống giao tiếp trong khi thực tập sư phạm 4
3.3 Tình huống giao tiếp trong xã hội 0
3.3.1 Tình hudng giao tiép thong thường trong xã hội 0 3.3.2 Tình huỗng giao tiếp trong qúa trình xin việc, phịng vấn xin việ 3
PHAN KET LUAN VÀ KIÊN NGHỊ 7
1 Kết luận s. 2222211 22222211112122221T11122 021121 202 E22 87
Trang 4PHAN MO DAU
1 Ly do chgn dé tai
Giao tiếp là đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, nó không
những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức,
nhân cách mà còn giúp cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu qua trong
mọi lĩnh vực hoạt động
Đổi với nghề day hoc, giao tiếp không những có vai trị quan trong trong sự
nghiệp hình thành và phát triển nhân cách giáo viên mà còn là bộ phận cấu thành hoạt
động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất đề tổ chức hoạt động dạy và học
Nếu khơng có giao tiếp thì không thể hướng hoạt déng sư phạm của thầy Và trò vào việc đạt được mục đích giáo dục Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sự phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động chuẩn bị cho mình về năng
lực giao tiếp
Trường DHSP Kỹ thuật Hưng Yên là một trong những nơi đảo tạo nghề cho những nhà giáo tương lai phục vụ công tác xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
của xã hội Hành trang của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên ngoài tư cách, phẩm
chất, đạo đức, nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người còn phải vững mạnh về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ sư phạm, trong đó có năng lực giao tiếp Vì vậy, việc rèn luyện năng lực giao tiếp mà cụ thể là kỳ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên sư phạm là vấn để thiết yếu
Trang 5bên cạnh đó là vấn đề về sự chênh lệch gidi, về thái độ giao tiếp của từng sinh
viên, cũng làm ảnh hưởng khơng ít đến ky năng giao tiếp
Để khắc phục những khó khăn ấy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật thì một hệ thống bài tập tình huỗng giao tiếp là vô cùng cần
thiết Vì vậy, tôi mạnh đạn chọn đề tài : “Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để
luyện tập kỹ năng giải quyết tình huỗng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp ,Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên” Với hy vọng góp phần nhỏ bé nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết vẫn để, nâng cao khả năng giao tiếp cho các bạn sinh viên
trong khoa - những nhà giáo ưu tú tương lai
2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề
Giao tiếp là một phần không thể thiếu của con người, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên Sư phạm nói riêng - Những nhà giáo dục tương lai của đất nước
Hiện nay, giao tiếp hay cụ thể hơn là kỹ năng giao tiếp ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại xã hội ngày càng văn minh Kỹ nang giao tiếp có tốt hay khơng thé hiện rõ nét nhất trong cách ứng xử, giải quyết lình huống giao tiếp
diễn ra hàng ngày xung quanh mỗi chúng ta
Thực tế đã có rất nhiều người nghiên cứu các vấn đẻ liên quan đến kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp, có thế kê đến như Nhà giáo ưu tú Trần Trọng Thuỷ (Trong cuỗn “Bài tập thực hành tâm lý”), Ths Nguyễn Đình Chất (với đề tài Thạc sĩ “Kỹ năng giải quyết tình huỗng sư phạm của sinh viên trường CĐSP Đà Lạt - Lâm
Đồng), Ths Lê Quang Sơn (với bài viết “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Trường Cao đăng Sư phạm Quảng Trị” trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số
Trang 6Vì vậy, tơi thấy cần thiết phải đi sâu vào nghiên cứu nội dung này với hy vọng xây dựng được một hệ thống các tình huồng giao tiếp điển hình trên nhiều mặt để nâng cao một cách hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp - Trường ĐIISP Kỹ thuật Hưng Yên
3 Mục đích nghiên cứu
Xây đựng được một hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tinh hudng trong giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường
ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên
4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Xây đựng hệ thống bài tập thực hành dé luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp luyện tập giải quyết tình huống giao tiếp 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 _ Nghiên cứu cơ sở lý luận của để tài
5.2 Tìm hiểu nhu cầu giao tiếp, thực trạng kỹ năng giao tiếp và giải quyết tình
huống giao tiếp của sinh viên Sự phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên
5.3 Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên
6 Pham vi nghiên cứu
Trang 7hợp với nhu cầu giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật cũng như phù hợp với những kỹ năng thiết yếu trong giao tiếp
1 71 72 743 74 75
Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được đùng trong suốt quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài,
từ việc xây dựng đề cương nghiên cứu vấn đề đến việc xác định cơ sở lý luận
của giao tiếp và xây dựng hệ thống bài tập tình huỗng Số lượng tài liệu tham khảo là trên 10 sách và tư liệu có liên quan (xem phần Tài liệu tham kháo) Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân tích va tống hợp tài liệu lý thuyết về giao tiếp để xây dựng những bài tập tình huống phù hợp nhất
Phương pháp điều tra bằng phiếu
Phiếu điều tra đám bảo tính khách quan, tống hợp, gồm 95 câu hỏi về 4 lĩnh vực là: Nhu cau giao tiếp, nội dung giao tiếp, mức độ cời mở của cá nhân và kỹ năng giao tiếp, yêu cầu sinh viên chọn ý kiến phù hợp với mình Từ đó dựa vào barem điểm, cho điểm các phiểu điều tra
Phiếu điều tra được phát ra hơn 200 phiếu trên hơn 200 đỗi tượng là sinh viên
các lớp: KTK3, KTK4.2, KTKS.1, KTK5.2, KTKó.1, KTKó6.2, KTK?, KTK39,
KTK6LC Téng số phiếu thu được là 200 phiếu Phương pháp quan sát
Qua quan sát những biểu hiện trong các mặt hoạt động để tìm hiểu thực trạng nhụ cầu giao tiếp vả kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Phương pháp trao đối, trò chuyện
Trang 87.6
điều tra, từ đó phát hiện ra yếu tố ánh hưởng tới nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
Phương pháp tông kết kinh nghiệm
Nhóm phương pháp này được thực hiện trong việc đưa ra các nhận định, luận cứ
có tính thực tiễn, có độ tin cậy cao trong phan tim hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, nêu ra những nguyên nhân hạn chế của việc giao tiếp và xử lý tình huống giao tiếp, tổng kết rút kính nghiệm từ nhiều chuyên gia về kỹ năng giao tiếp
Trang 9CHUONG 1
TONG QUAN LY LUAN VE GIAO TIEP VA KY NANG GIAI QUYET TINH
HUONG TRONG GIAO TIEP
1.1 Khai niệm chung 1.1.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dang và phức tạp của con người Nên khái niệm giao tiếp được giải thích cũng rất đa đạng và có nhiều bàn cãi trong lĩnh vực này
nhận thông tin trao đổi giữa người với người
T.Chuc Com (Mỹ): Giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách dẫn
đến việc hình thành những ý nghĩa biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động
Quan niệm này cụ thể hơn, đề cập đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp nhưng chưa nêu được bản chất của giao tiếp
T.Stéc Sen (Pháp) đặc biệt chú ý đến sự thay đổi ý nghĩa, tình cảm và xúc cám giữa con người với con người và khi đó ơng coi sự trao đổi này là quá trình hai mặt
của sự thông báo thiết lập, sự tiếp xúc và trao đối thông tin
L.X Vưgôtxki (nhà tâm lý học Liên Xô) cho rằng: Giao tiếp xem như là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần tuý giữa con người, như là sự trao đỗi quan điểm và xúc cảm (L.X.Vưgôtxki)
Ngày nay, cùng với việc xây dựng một cách tích cực và khoa học hệ phương pháp nghiên cứu giao tiếp thì bản chất, hiện tượng giao tiếp cũng được lý giải ngày cảng đầy đủ và rõ ràng Ở một khái niệm chung nhất chúng ta có thể hiểu: Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với cun người, mà trong quả trình của nó nảy xinh
su tiếp xúc tâm lý, dược thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sự
rung cảm lẫn nhau, sự biểu biết lẫn nhau, và cuỗi cùng là những quan hệ qua lại giữa
Trang 10Ngày nay, giao tiếp trở thành vẫn đề rộng lớn, có ý nghĩa quan trọng trong khoa
học và cuộc sống
Người ta không thể nghiên cứu con người với tính cách là đơn vị độc lập, không phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh vì: “Bản chất con người không phải là
trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hoà của tất cả những mối quan hệ xã hội” (Mác — Anghen “Tuyển tập” — Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1971)
Cơ sở của quan hệ phụ thuộc lẫn nhau là những nhu cầu của con người biểu thị mỗi liên hệ của con người với những người khác cũng như với những đổi tượng và những hồn cánh có ý nghĩa quan trọng sơng cịn đối với họ và quy định vị trí cá nhân trong mơi trường xã hội, Nói cho thật đúng thì tất cả những nhụ cầu của một người riêng lê đều chỉ có thể thố mãn khi tính đến những nhu cầu của những người xung quanh Đồng thời cơ cấu nhu cầu càng phức tạp thì quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa người này với người khác càng tăng Chăng hạn chúng ta khó mà tưởng tượng là nhu
cầu muốn được người khác tôn trọng lại có thể thoả mãn ngoài mỗi liên hệ với những
người xung quanh
Giao tiếp là điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành bản thân con người như
là con người xã hội, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người Chính vì
Trang 11giống nhau sẽ cúng cố thái độ đạo đức nảy sinh một cách tự phát Còn trong trường hợp có những quan niệm khác nhau thì sẽ nảy ra sự đầu tranh quan niệm dẫn đến việc hình thành quan điểm chung
Trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi kiến thức cho nhau và chính như thế là nâng cao trình độ văn hoá chung của tập thể cũng như của mỗi thành viên trong đó Điền quan trọng không phải là bản thân các kiến thức được truyền dat lai ma
là thái độ tích cực đối với các kiến thức đó Điều đó giải thích tại sao lại có sự lựa chọn
thiên lệch đối với một số nghề nghiệp, sách báo phổ biến, khoa học, tác phẩm nghệ thuật nào đó - Do ảnh hưởng của chúng mà hình thành một cái mà ta có thể gọi là “mốt” trong nhận thức thẩm mỹ Và trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi
cho nhau các kinh nghiệm riêng về cuộc sống và lao động, tác động vào ý chí và tình
cám của nhau nhằm mục dích tạo nên sự thống nhất rộng lớn dé giái quyết các van dé
xã hội một cách có kết quả
Co thé nói rằng con người hiểu biết mình và nhận thức mình như là một nhân cách qua quá trình giao tiếp Nhận thức được sức mạnh tỉnh thần và thể lực của mình trong sự thơng nhất với người khác Từ đó, có được tình đồng chí, bè bạn và sự giúp đỡ lẫn nhau, lịng tín tưởng ở chính mình, thủ tiên sự cô lập Dặc biệt qua quá trình giao tiếp, con người có được an tượng mới và thơng tìn mới, truyển thụ cho nhau những kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống, tạo nên sự phong phú thực sự về mặt tính thần của mỗi cá nhân
1.1.3 Chức năng của giao tiếp 1.1.3.1 Chức năng xã hội
Trang 12lý, cảm xúc Sự thiểu théng tin sé lam cho con người cảm thấy lạc lõng và cô đơn, mắt đi tính cộng đồng vốn có
Trong xã hội, con người luôn hoạt động trong một hay nhiều tổ chức nhất định Đó có thê là gia đình,lớp học, trường học, cơng ty, Và trong một tổ chức, một công việc thường đơ nhiều bộ phân, nhiều người cùng thực hiện Để có thể hồn thành cơng
việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những con người này phải thống nhất với nhan, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng Muốn vậy họ phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người, phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc và trong quá trình thực hiện cũng phải có những “‡ín hiệu” để mọi ngươi hành động một cách thống nhất Đây chính là chức năng tổ
chức phổi hợp hành động của giao tiếp
Chức năng điều khiển được thể hiện ở khía cạnh tác động ảnh hưởng qua lại của giao tiếp Trong giao tiếp, chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác và ngược lại, người khác cũng tác động, ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thuyết phục, ám thị, bắt chước Dây là một chức năng rất quan trọng của giao tiếp
Trong xã hội, mỗi con người là một chiếc gương Giao tiếp với họ chính là ching ta soi minh trong chiếc gương đó Từ đó chúng ta thấy được những ưu điểm,
những thiểu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân Chức năng phê bình và
tự phê bình này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn điện của con người, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới hiện nay của xã hội
1.1.3.2 Chức năng tâm lý
Bên cạnh nhóm chức năng xã hội, giao tiếp còn mang những chức năng tâm lý
nhất định
Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong đời sông tâm lý của con người Trong giao tiếp, con người còn khơi gợi ở nhau
Trang 13chân tình được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm
người khác tự tin, cảm thấy phải có gắng làm việc tốt hơn
Giao tiếp khơng chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn là cách thức để con người thiết lập các mỗi quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ đã có Tiếp xúc, gặp gỡ nhau — Dó là khởi đầu của các mối quan hệ Nhưng các mỗi quan hệ này có tiếp tục phát triển hay khơng, có trở nên bền chặt hay không, diéu này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ Những niềm vụi hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bị quan, chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự
đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình,
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thâm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: Chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì khơng đẹp; cái gì
Tiên làm, cái gì cần làm, cái øì khơng được làm và từ đó mà thể hiện thái độ, hành động
cho phù hợp Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác, Đó chính là q trình hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi chúng ta
Như vậy giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chức năng này thì điều đó khơng những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động, mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý nhân cách của mỗi chúng ta 1.2 Các phương tiện giao tiếp
Trong quá trình giao tiếp chúng ta phải sử dụng những phương tiện giao tiếp khác nhau Phương tiện giao tiếp là tắt cả những yếu tổ mà chúng ta ding dé thé hiện
thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong một cuộc giao
Trang 14Phương tiện giao tiếp hết sức phong phú và đa đạng nhưng chúng ta có thể chia chúng thành hai nhóm chính: Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau Trong các mỗi quan hệ tương đối gần gũi, thân thiết, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm ưu thể hơn, còn trong các mối quan hệ ít nhiều có tính chất xã giao thì nó làm nên cho giao tiếp ngôn
ngir
1.2.1 Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, Bằng ngơn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một thông tin nào, như điễn tả tỉnh cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật Ở phương tiện này, sự giao tiếp thường dựa vào những yếu tố sau đây:
- Nội dung ngân ngữ:
Tức là ý nghĩa của lời nói, của từ Ở đây chúng ta cần lưu ý đến vai trò của ý cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp Một từ hay một tập hợp từ dều có một hay vài ý nghĩa nhất định Ý nghĩa của ngơn ngữ có hai hình thức tồn tại: Khách quan va chit quan Khách quan bởi nó khơng phụ thuộc vào sở thích, ý muốn của một cá nhân nào Chắng hạn, không ai đùng từ “cái túi” đễ chỉ “cái cây” và ngược lại Tính chủ quan thể hiện ở chỗ, có những từ vê thưởng vô phạt, nhưng trong qua trình sử dụng gây ra những phản ứng, những cảm xúc tích cực hay tiêu cực nào đó Đây chính là ý cá nhân của ngơn ngữ Ví dụ: từ “ma tuý” đối với người nghiện hut thi không gợi lên cảm giác tiêu cực như ở những người bình thường
Ngay trong một nhóm người, đơi khi cũng có những quy định riêng cho một số tập hợp từ Tiếng “lóng” là một ví dụ Mỗi cá nhân, mỗi nhóm người từ cộng đồng địa phương đến đẳng cấp đân tộc đều có những sắc thái riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi là
Trang 15- Tính chất của ngơn ngữ:
Trong giao tiếp, tính chat cua ngôn ngữ như nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu cũng, đóng vai trị quan trọng Có người trơng vẻ ngồi hình thức khá hoàn hảo khiến mọi người thích thú, nhưng khi họ thốt ra những tiếng chát chúa hay the thé làm cho ta cam thấy thất vọng ngay Cũng có người nhờ tiếng nói ấm áp, dịu dàng, quyến rũ làm cho người nghe cảm tình ngay, mặc đù dung mạo khơng lấy gì làm khả ái
Trong khí nói, chúng ta cần chú ý tới giọng điệu, ngữ điệu Lời nói có được rõ
ràng, khúc triết hay không, phụ thuộc nhiều vào cách nhắn giọng Nhờ cách nhắn giọng người nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình Muốn nhấn giọng cho đúng phải hiểu rõ mình nói những gì và suy nghĩ, đắn đo từng lời một Hiết nhắn mạnh những lời quan trọng và dễ những lời nói phụ lướt nhẹ di
Hai yếu tố khác có thẻ thay đổi ý nghĩa của lời nói là cách uốn giọng và ngữ
điệu Trong lúc nói phải có lúc lên giọng, xuống giọng, lúc nhặt, lúc khoan, lúc nói
nhẹ lúc gần từng tiếng thì lời nói mới nổi bật lên Trước và sau khi nói ra những lời quan trọng phải ngừng một lúc, để cho người nghe chú ý
- Điệu bộ khi nói
Điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt Có khi vừa nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa nói vừa vuốt ve, âu yém, Thường điệu bộ
phụ hoạ theo lời nói dé giúp thêm ý nghĩa cho nó Tuy nhiên, việc sử dụng điệu bộ khi nói cũng phải phủ hợp với phong tục, tập quán, nền văn hoá Những cử chí, điện bộ tự
nhiên là đáng yêu nhất, đừng gị ép mình bằng cách bắt chước điệu bộ của người này
hay người khác
1.2.2 Phương tiện giao tiếp phí ngôn ngữ
Trong giao tiếp, chỉ một tỷ lệ những điều hiểu nhau mà chúng ta có được là nhờ nghe qua lời nói Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong giao tiếp tác động của từ ngữ chỉ chiếm từ 30% - 40% , phần còn lại là do cách diễn đạt bằng cơ thể, hoặc giao tiếp
Trang 16phương tiện phi ngôn ngữ là hết sức quan trọng, giúp chúng ta trở nên nhạy cảm hơn trong giao tiếp
- Nét m@t:
Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người Các cơng trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ sáu cảm xúc: Vui mừng,
buôn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởờm Ngồi tính biểu cảm, nét mặt còn cho ta
biết ít nhiều về cá tính con ngươi Người có nét mặt căng thẳng thường là người dứt
khốt, trực tính; người có nét mặt mềm mại ở vùng miệng thì hồ nhã, thân mật, biết
vụi đùa và để thích nghỉ trong giao tiếp
Nhướn mày thường là dấu hiệu cho biết người ta không hiểu và muốn lặp lại thông tin, Đơi khi nó chỉ sự không tin tường mấy, Nhăn trán, cau may 14 dấu hiệu phổ biển của sự lúng túng và sự lo lắng, và đôi khi là biểu hiện của sự giận dữ
- Nụ cười:
Trong giao tiếp, người ta có thể đùng nụ cười đề biểu lộ tình cảm, thái độ cúa
mình Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính Có cái cười tươi tắn,
hồn nhiên, đơn hậu, có cái cười chua chát, miễn cưỡng, đanh ác, có cái cười đồng tình,
thơng cảm nhưng cũng có cái cười chế giễn, cười khinh bỉ Mỗi điệu cười biển hiện một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp, chúng ta phải tỉnh nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp đề biết được lòng dạ của họ
- Ảnh mắt:
Dân gian có câu nói: “Đôi mắt là cửa số tâm hồn” bởi lẽ cặp mắt là điểm khởi đầu cho tất cả mọi nghiên cứu quan sát, tìm hiểu qua ánh mắt con người có thể nói lên nhiều thứ Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con người ra bên ngoài
Trang 17là người có vai trị cao hơn) thường nhìn vào mắt của người kía nhiều hơn, kể cả khi
nói, lẫn khi nghe
Ảnh mắt của một người còn phản ánh cá tính của người đó: Người có óc thực tế thường có cái nhìn lạnh lùng, người ngay thắng nhân hậu có cái nhìn thắng và trực
điện, người nham hiểm đa nghi có cái nhìn soi mới, lục lọi,
- Cúc cứ chỉ:
Các cử chỉ gầm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu, ), của bản tay
(vẫy, chào, khua tay), của cánh tay, Vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp Thật vậy, chuyển động của đầu có thé 1a “đồng ý” hay “không đồng ý”, của
bàn tay là lời mời, sự từ chỗi, chống đôi hay van xin,
Người ta cũng có thể dùng cử chi dé điều khiển cuộc giao tiếp, chăng hạn như một số vận động của tay và đầu có ý nhắc người dối thoại nói nhanh, chậm, dừng lại hay giải thích thêm
Mũi cũng là phương tiện truyền thông, bởi vì khi nhìn người khác với cái vẻ coi khinh người ta thường nhìn xuống mũi của mình Khí động tác này đi kèm với một cái
hít vào khinh khinh thì thái độ phủ nhận lại càng được gia tăng Ngoài ra, lưỡi, cằm, cứ chỉ của bàn tay, vị trí của đôi chân, cũng nói lên nhiều điều
- Tự thế:
Tư thế cũng là một trong các phương tiện giao tiếp Nó có liên quan mật thiết
VỚI vai trị, vị lrí xã hội của cá nhân Thường thường, một cách vơ thức, nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đang đảm nhận Ví dụ, tư thế ngồi thoải mái, đầu hơi ngã
ra phía sau là tư thế của bề trên, của lãnh đạo Tư thế ngồi hơi cúi đầu về phía trước, tựa hỗ lắng nghe là tự thế của người cấp dưới
Tư thế có vai trị biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tỉnh thần thoải mái hay căng thẳng Những tư thé dé “m6” tay và chân tựa như tạo điều kiện để tiếp
Trang 18- Điện mạo:
Là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi được như lạng người (cao hay thấp, mập hay ốm, mặt vuông hay dài, môi mỏng hay đày ), sắc đa (trắng hay đen, xanh xao vàng vọt hay “ngăm ngăm” ), và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm, trang sức, trang phục
Diện mạo có thể Bây ấn tượng rất mạnh, nhất là lần đầu tiên Ví dụ, đàn ơng cao
táo, có vẻ khoẻ mạnh, sẽ gây ấn tượng tốt hơn là người thấp bé hay gầy đét; một người “tốt tướng” thường được mọi người tôn trọng từ cái nhìn đầu tiên Cách trang sức, cách ăn mặc cũng nói lên nhiều cá tính, văn hoá, nghé nghiệp, địa vị, lửa tuổi của một cá nhân,
- Những hành vi giao tiếp đặc bì,
Đó là động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa dầu, khoác tay, bắt tay, Những phương tiện này gọi là đặc biệt vì trong những mối quan hệ đặc biệt ta mới sử dụng chúng Chắng hạn, không phải gặp ai ta cũng có thế ôm hôn được; hoặc ở nước ta người lớn xoa đầu trẻ con chứ không được phép ngược lại
Những cái bắt tay cũng nói lên cá tính và thái độ của hai người đối với nhau: Bắt tay mạnh mẽ, khô ráo chứng tỏ con người có cá tính mạnh và nhân cách đáng tin; còn cái bắt tay o lá, ướt át thuộc vé con ngươi yếu đuối và đáng ngờ
1.3 Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản
Giao tiếp vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật Muến thành công trong
giao tiếp, chúng ta không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này mà còn phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn hoạt động giao tiếp của mình Tức là nắm vững kỹ năng và không ngừng trau đổi, rèn luyện dé đạt đến mức nghệ thuật Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp
13.1, Kỹ năng lắng nghe
Trong quá trình giao tiếp, chứng ta vừa phải tác động lại vừa phải quan sát lắng nghe “đối phương” Việc lắng nghe người khác, nắm bắt, thông hiểu các thông tin để
Trang 19có thái độ, hành vi tương xứng là điều rất có ý nghĩa trong giao tiếp Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, trong cuộc sống, mỗi ngày làm việc, ít ra là chúng ta phải dùng nửa thời gian để lắng nghe và xử lý thông tin trên cơ sở đó mà chúng ta có những tác
động phản hồi đối với mọi người
Đọc Viết 17% 14% Nói 16% Nghe 53%
Hình 1.1 Biểu đà thời lượng sử dụng các kỹ năng 1.3.1.1 - Đế có thể lắng nghe tốt
Trong quan hệ giao tiếp, việc lắng nghe tích cực thường diễn ra khi ta thật sự
quan tâm đến vấn dé nào đó và vì thế, tất nhiên khi có quan hệ, tác động ta hướng tat
cả sự chú ý vào vấn đề Tuy nhiên có những trường hợp ngược lại: Do công việc yêu cầu, do thái độ ứng xử đối nghịch của đối phương gây cho chúng ta sự ức chế về mặt
tâm lý, đòi hỏi sự tự kiềm chế khá căng thăng
Để có thể vượt qua tình thế như vậy và có thể lắng nghe có hiệu quả cần tự điều
chỉnh để tự thích ứng với tình hình, và hình thành được thái độ sau:
Thái độ tự thấu cảm: Ta tự đặt mình vào vị trí, hồn cảnh của người nói, thử đặt mình vào tình cảnh như vậy, từ đó mà tạo ra sự thấu hiểu thông điệp cả từ hai phía: Phía cơng khai và những gì tiềm ẩn bên trong các thơng điệp đó Trong phần lớn trường hợp người truyền thơng tin thường có mong muốn ta thấu hiểu họ một cách đầy đủ cả hai khía cạnh Ấy, nhất là ở phía “ý tại ngơn ngoại”, tiềm ân bên trong
Trang 20Sự tập trung, chú ý vào nội dung thông tin với thái độ khách quan là không thé thiếu Cần hết sức chăm chú nắm bất thông tin, sẵn sàng phán hồi bằng ngơn ngữ, bằng
tín hiệu, bằng biểu cảm (thái độ) ví dụ như: Gật gù tỏ vẻ hiểu, hưởng ứng, mỉm cười
tán đồng Tắt nhiên đề bộc lộ thái độ khách quan như vậy, ta phải hết sức tự kiềm chế,
kiên nhẫn với thái độ tự tin để đuy trì sự giao lưu, tiếp xúc điển ra một cách thuận lợi Đơi lúc có thể kiêm tra ngược lại hoặc để tâm xem lại những điều mình đã nắm được,
ta có thế xen kẽ bằng những câu nhắc lại những gợi ý khéo như: “Theo anh nên hiểu vấn đề ấy như thế nào?” hoặc gợi mở thêm sự giao lưu được tiếp tục kiểu như “Hình
như anh cũng cảm thấy khó xử ” thậm chí có thé to thái độ trung lập với những gợi ý
vô thưởng vô phạt như “lôi hiểu anh trong trường hợp này ” Tác dụng của những câu đưa đây ấy sẽ đuy trì được sự giao lưu, tiếp xúc và nếu có dụng ý ta sẽ gián tiếp hiểu được thái dộ đích thực của đối tượng giao tiếp
13.1.2, Những trở ngại trong việc lắng nghe
Có nhiều trở ngại khiến cho chất lượng lắng nghe người khác nói khơng phải lúc nào cũng như nhau, đo nhiều nguyên nhân rất đễ sa vào tình trạng chất lượng kém với các mức độ khác nhau như: Do không tập trung chú ý nên chăng nắm được nội dung, nghe lõm bõm, chỉ thông hiển một phần, nghe nhưng nắm thông tin không chính xác, nghe rồi nhưng khơng có chủ định và quên mắt thơng tín,
Trước hết phải nói đến trở ngại về mặt tâm lý - Ví dụ như tốc độ suy nghĩ, chúng ta có thể nghe với tốc độ nhanh nhưng người nói lại rẻ rà, quá chậm Do vậy có những khống trống, khiến ta để liên tưởng, đễ suy nghĩ lan man vẻ các vẫn đẻ khác Hơn thể nữa, trong trường hợp tâm trạng chúng ta xao động, ta mải chú ý van dé khác, nếu người nói lại không “tâm lý” đễ dẫn ta dến trạng thái suy nghĩ lan man, Có thể xem trở ngại tâm lý là trở ngại quan trọng nhất, làm giám hiệu quá của sự lắng nghe
Trang 21Cũng có thể do thiến kiến thức, đôi khi trong trao đổi, một bên cứ nói và một
bên cứ lắng đi, không chịu “nghe” Như vậy là trong giao tiếp, sự hiếu biết về đối
tượng: Cá lính, trình độ học vấn, kinh nghiệm xử thế, thì chắc chắn sẽ gap il tro ngai
hon
Về mặt cá tính, một số người có tính thiếu kiên nhẫn trong giao tiếp - Thái độ
này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao lưu, tiếp xúc Với tâm trạng như vậy, chúng ta nói vào tai này thì thơng tin sẽ trượt ra tai khác, vô hiệu quả
Thực tế chứng tô rằng đôi khi thái độ thờ ơ, tiêu cực trong giao tiếp nảy sinh ra do định kiến, thành kiến và nhân cách của ai đó; thái độ gây nên trạng thái ức chế, cán trở sự trao đổi thông tin, nghĩa là không chịu tiếp nhận, trao đổi các thông tin
1.3.2 Kỹ năng đặt câu hỏi
Thu thập thông tin từ người khác là một kỹ năng khá quan trọng trong giao tiếp Có nhiều thơng tin chúng ta cần được chứa dựng trong não bộ của người khác Có lúc chính họ tự nguyện, tự giác cho ta tin tức, nhưng đa xố trường hợp chúng ta phải khai thác nó bằng các câu hỏi khác nhau Muốn khai thác thông tin có hiệu quả chúng ta cần
thực hiện nó một cách có bài bản
Muốn khuyến khích việc cung cấp tin, bạn phải làm sao cho việc ấy trở thành niềm vui thú đối với người khác Hãy sử dụng nghệ thuật lắng nghe dé tao hứng thú ở đối tượng cung cấp thông tin
Khi muốn khai thác thông tin, bạn hãy bắt đầu bằng một câu hỏi dễ Những câu
hỏi dễ sẽ giúp người khác có cơ hội trả lời đúng một cách dé dàng, Chúng làm cho đối
tượng thoái mái, bớt căng thắng va ty tin hơn Nói chung, trước hết cần phải làm nóng, cuộc nói chuyện dễ khi người đổi thoại thấy được sức cuốn hút thì anh ta sẽ say sưa trút bầu tâm sự
Sau khi đã làm cho người khác cảm thầy thoái mái, bạn cần biết đặt những câu
Trang 22- Cau hoi hẹp:
Đó là những câu hỏi nhằm thu hẹp vấn để để tranh thủ những thơng tin chính
xác, ngắn gọn Ví dụ: “Ai thực hiện việc này?”, “Tên anh là gì?° Những câu hỏi hẹp
có ích khi bạn cần những đữ kiện rõ ràng, thăng thắn Hầu hết các cuộc gặp gỡ đêu có
những câu hỏi hẹp ở một thời điểm nào đó
- Câu hải trực tiếp:
Tức là hỏi thăng vào vẫn đề mà mình cần tìm hiểu Loại này có ưu điểm là thu thập thông tin một cách nhanh chóng và thường tạo ra yếu tố bất ngờ ở đối tượng Hỏi trực tiếp thường để lộ mục đích tìm hiểu, làm cho đối tượng không được tự nhiên - Câu hải gián tiến:
Tức hỏi về một vẫn đề này để suy ra vấn dé mình cần tìm hiểu Loại câu hôi này thường dùng để khai thác những yếu tố tế nhị mà không thể hỏi trực tiếp
- Câu hồi gợi mở:
Là loại câu hỏi mà không thể trả lời có hoặc khơng được, chúng địi hỏi phải có
lời giải thích tại sao Nhờ câu hỏi này mà chúng ta bước vào một giai đoạn mới của
cuộc đàm phán độc thoại chuyén thành đối thoại Loại câu hỏi này làm dễ đàng cho
người đối thoại Mục đích của loại câu hỏi này chủ yếu là thu thập thông tín sâu hơn mà câu hỏi hẹp không làm được
- Câu hỏi để suy nghĩ:
Mục đích của câu hỏi này nhằm xây dựng bầu không khí thân thiện, hiểu biết
lẫn nhau Chúng đặc biệt có lợi khi nhắc lại một phần các ý kiến đã phát biểu Câu hỏi
này sẽ tạo điều kiện cho dối tác cái chính, bd sung van đề đã được trình bày 1.3.3 Kỹ năng thuyết phục
Trang 23ta Trong trường hợp này, việc chúng ta có đạt được mục đích hay khơng phụ thuộc vào khả năng thuyết phục của chúng ta Thuyết phục chính là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy đúng, thấy hay mà tin theo, mà làm (heo 1.3.3.1 Những điểm cần chú ý khi thuyết phục
Thuyết phục người khác là một công việc không hề đơn giản, bởi một lẽ thường tinh 1a bat kỳ ai, khi đã có ý kiến về một vấn dé nào đó, cũng có niềm tin nhất định vào
mình và khơng muốn tiếp thu ý kiến của người khác Hơn nữa không phải ai cũng biết
cách thuyết phục người khác Để thuyết phục có hiệu quả chúng ta cần chú ý một số
điểm sau đây:
Bầu khơng khí bình đắng là điều kiện đầu tiên đẻ có thể thành cơng trong thuyết phục, bởi vì nó làm cho người đối thoại cảm thấy thoái mái, được tôn trọng, làm giâm su dé phòng, phản kháng của họ
Thông thường người đối thoại luôn muốn bảo vệ ý kiến của mình, khơng muốn tiếp thu ý kiến của người khác Muốn thuyết phục họ, trước hết phải tôn trọng và lắng nghe họ Đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện chỗ hở trong quan điểm của người đối thoại
vì thiếu thơng tin, vì cân nhắc chưa thấu đáo Lúc nảy họ sẽ cảm thấy thiếu ty tin va
muốn nghe ý kiến Dây chính là lúc để thuyết phục
Khi trình bày ý kiến cần lưu ý: Lý lẽ đưa ra phải rõ ràng và có cơ sở; lời nói phải ngắn gọn và có trọng tâm, không nên đài đòng tràn lan, phải nhã nhặn, ôn tổn, lịch
sự; ngôn ngữ và cách lập luận phải phù hợp với trình độ nhận thức của người đối thoại;
biết thừa nhận những điểm có lý trong ý kiến của người đối thoại; cần tác động đến cả nhận thức, tình cảm và ý chí của người đối thoại
1.3.3.2 Quy trình thuyết phục
Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra một quy trình thuyết phục bao gồm các bước cơ bản:
Trang 24Sau khi đã tạo được một không khí cởi mở nhất định, chúng fa cần tìm hiểu, lắng nghe
để hiểu tâm lý người đối thoại Muốn thuyết phục ai đó về một vấn đề nào đó Trước hết hãy lìm hiểu quan điểm cá nhân của họ về vẫn để, những vướng mắc, bận lâm
khiến họ lo ngại, từ chối Chúng ta không thé dua ra cách giải cho một bài toán khi
chưa biết đề bài [lay vận đụng hết khả năng lắng nghe trong bước này
Bất kỳ ai cũng đều mong muốn có được sự đồng cảm, chia sẻ của người khác với những ý kiến, lo lắng của mình Hãy chứng tô sự cảm thơng với những vướng mắc đó, coi vướng mắc của người đối thoại cũng chính là vướng mắc của người thuyết phục
Và cuối cùng, khi đứng trên quan điểm của người đối thoại đồng thời trên quan điểm của người đựa ra được cách giải quyết những vướng mắc ấy, chúng ta cần dùng lý lẽ đễ giải tôa lo ngại và bận tâm của người đối thoại
13.4 Kỹ năng thuyết trình
Trong cuộc sống, có những khi đối tượng chúng ta cần trình bày quan điểm, suy nghĩ về vấn để nào đó, khơng chỉ là một hay hai người, mà có thể là mười người, hai
mươi người, một trăm người, hay hơn thế nữa Đó chính là lúc chúng ta thực hiện một
bài thuyết trình Thuyết trình hay cịn gọi là điễn thuyết, là nói chuyện trước nhiều
người về một vấn để nào đó một cách có hệ thống
1.3.4.1 Các bước thuyết trình
Một bài thuyết trình thành cơng bao giờ cũng đi qua ba bước: Chuẩn bị thuyết trình, tiễn hành thuyết trình và kết thúc thuyết trình
- Chuẩn bị thuyết trình
Trang 25cương vị của người nói có được người nghe chấp thuận hay khơng? Nói cách khác, tằm quan trọng của vấn đề phải ngang tầm với người diễn thuyết, nếu không người nghe sẽ thiếu tin tưởng
Bài nói chuyện phải được xây đựng xung quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm Cùng một vấn đề nhưng nói cho những đối tượng khác nhau thì cách xây dựng bài nói cũng khác nhau Chẳng hạn, cùng một vấn để thời sự nhưng nói cho sinh viên khác với nói cho giáo viên Vì vậy, người thuyết trình cần tìm hiểu người nghe là ai, giới tính, tuổi tác, nghề nghiện, tín ngưỡng để chuẩn bị bài nói chuyện cho phù hợp
Bài điễn thuyết cần được chuẩn bị một cách chu đáo Người diễn thuyết có thể thảo sẵn nội dụng diễn thuyết ra giấy hoặc chỉ it cũng phải lập một để cương chỉ tiết các ý cần phải trình bày và những dẫn chứng, những số liệu để minh hoạ Không nên quá tin tưởng vào trí nhớ Nếu lần đầu diễn thuyết thì cần tập đượt trước Sự chuẩn bị tốt luôn làm người diễn thuyết tự tin trong quá trình nói chuyện
~ Tiễn hành thuyết trình
Khi tiến hành thuyết trình, điều quan trọng nhất của người diễn thuyết là kiếm soát được nội dung mà rnình đang trình bày Tránh tình trạng, vì một vài câu hỏi hay
một vài yếu tố khách quan dẫn đến quên mắt trình tự hay quên mắt nội dung định trình bày Để có được một bài thuyết trình hay, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là
khả năng dẫn dat van dé, kha năng gây thiện cam, kha năng xử lý tình huỗng của người thuyết trình,
- Kết thúc thuyết trình
Người thuyết trình cần biết kết thúc đúng lúc Khi người nói đã đùng đến cụm
Trang 26thiết, cần dành một ít thời gian để giải đáp những ý kiến, những thắc mắc của người nghe
13.4.2 Một số điểm cần lưu ý với người thuyết (rình
An tượng đầu tiên bao giờ cũng có một vị trí nhất định trong sự thành công của
bai thut trình Để có được những ấn tượng tốt đẹp Ấy, người thuyết trình cần chú ý một số điểm sau:
Trước hết người thuyết trình phải ăn mặc nghiêm túc, lịch sự, phù hợp với tính chất của buổi thuyết trình Tránh những bộ quần áo cầu kỳ, kiểu cách, xa lạ với người nghe Quần áo phủ hợp sẽ làm cho người thuyết trình thêm tự tin Bên cạnh đó, đáng đi chững chạc cũng thể hiện sự đường hoàng, tự tin của người thuyết trình, khơng nên đi quá nhanh nhưng cũng đừng chậm chạp, ung dung, thong thả quá Khi bước ra chào, cần tiếp xúc bằng mắt và mỉm cười với người nghe
Khi dứng trên bục, người thuyết trình cần dứng thắng người với tư thế tự nhiên, không bỏ tay túi quần, mat nhìn thẳng xuống người nghe, ánh mat nhẹ nhàng, tôn trọng
và quan tâm Trước khi nói chuyện, cần tự giới thiệu về bản thân, những lời giới thiệu
này nên ngắn gọn, khơng rườm rà dài dịng
Khi nói, giọng nói cần to, rõ ràng đủ cho người ngồi xa nhất cũng có thể nghe
thấy Thêm vào đó, cần thay đổi tốc độ nói, nhịp độ nói: Khi lên, khi xuống, khi tram,
khi bổng, khi nhanh, khi chậm, khí lướt qua, khi nhấn mạnh, tuỳ thuộc vào nội dung trình bày Trong quá trình trình bày, thường xuyên đưa mắt xuống người nghe, bao
quát tắt cả những người có mặt trong phịng, đừng để ai đó có cảm giác bị “bô rơi”
Trang 27Trong trường hợp này, những học sinh ngồi ở đãy bàn đầu dé phan tán chú ý và sẽ khó tiếp thu bài giảng hơn
1.3.5 Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản 1.3.5.1, Kỹ năng đọc
Đọc là hoạt động nhận thức có từ lâu đời, nó xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước công nguyên Dọc là một kỹ năng Để đọc có hiệu quả, chúng ta cần được đạy cách đọc
và không ngừng rèn luyện để biến kỹ năng thành kỹ xảo Để đọc có hiệu quả, cần chú ý
một vài khía cạnh sau:
Khi đọc một đoạn văn bản, chúng ta cần nắm được thông tin chứa đựng trong đó Trở ngại lớn nhất cho sự lĩnh hội là khi đọc, người đọc không được tiếp xúc trực tiếp với người viết Vì vậy, điều cốt lõi khi đọc là người đọc phải thực hiện một cuộc đối thoại trong tưởng tượng với người viết, tức là phải tập trung tư tướng cao độ đặt câu hỏi, phân tích, và tự tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó Đó là đọc tích cực
Tốc độ đọc cũng ảnh hướng đến hiệu quả của việc đọc Các kết quá nghiên cứu cho thấy, tốc độ đọc trung bình vào khoảng 250 từ/1 phút Bí quyết để đọc có hiệu quả
là chọn tốc độ đọc phù hợp với tài liệu Không nên đọc nhanh với bat kỳ tài liệu nảo, cũng đừng bận tâm đọc kỹ mọi thứ Đề có thể quyết định có nên đọc một tài liệu nào đó hay khơng, hoặc đọc phần nào, tốc độ nào, người đọc có thể sử dụng phương pháp
khảo sát, phân tích và đọc với tốc độ phù hợp Khi khảo sát, người đọc chỉ cần đọc phần đầu, phan cuối và lướt qua bố cục Điền này giúp người đọc nắm bắt được cấu trúc tổng quát và những điểm chính của văn bán Từ đó, mả quyết định văn bản có đáng đọc hay không và đọc với tốc độ nào
Trang 2813.5.2 Kỹ năng tóm tắt văn bản
Tóm tắt văn bản là trình bảy lại nội dung của văn bản, có loại bỏ những thơng tín khơng cần thiết theo mục đích đã định Như vậy, văn bản tóm tắt bao giờ cũng ngắn gọn hơn văn bản gốc Trong tóm tắt văn bản, việc lựa chọn thông tin nào để đưa vào văn bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người tóm tắt
Khi tóm tắt văn bản, cần loại bỏ hết những thông tin không cần thiết đối với mục đích tóm tắt, diễn đạt lại nội dung văn bản bằng cách vấn tắt và súc tích nhất nhưng vẫn phản ánh trung thực nội dung của văn bản gốc Điều khác biệt giữa văn bản tom tắt và văn bản gốc là người tóm tắt phải diễn đạt lại văn bản gốc theo ý của mình, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng lại các câu, các đoạn của văn bản gốc
Nói chung, van ban tom tat dai bao nhiêu là phụ thuộc vào văn bản gốc và mục đích và mục đích tóm tắt của chúng ta Cũng có những trường hợp cả một bài văn dài,
chỉ được tóm tắt bằng một câu Ví dụ, khi giới thiệu bộ sử thì Ramayana của An Độ
thời cổ đại, tác giá Cao Huy Dinh viết: “Ramayana chủ yếu mơ tả cuộc tình duyên trắc trở và mối tình chung thuỷ của hoàng tử Rama và nàng Xita”
1.4 _ Các tình huống giao tiếp đặc trưng
Con người sống trong một xã hội với rất nhiều mối quan hệ giao tiếp phức tạp Các tình huồng giao tiếp diễn ra hàng ngày với mỗi người cũng vô cùng phong phú Để tìm hiểu một cách chung nhất, ta có thể xem xét các tình huỗng giao tiếp nảy sinh trong ba mơi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội
1.4.1 Tình hung giao tiếp trong gia đình
Gia đình xét trên quan điểm của tâm lý học là một tập thế nhỏ, trong đó mọi người quan tâm đến nhau, chú ý đến những nhu cầu, hứng thú của nhau Giao tiếp trong gia đình là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách của mỗi con TIgười
Trang 29ngay từ những ngày đầu tiên, con trẻ đã được phát triển dưới ánh hưởng của sự giao tiếp thường xuyên với cha mẹ, ông bà, anh chị em Sự giao tiếp thường xuyên và tích cực này khơng chỉ gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, mà còn xây đựng một nên tảng vững chắc cho việc hình thành kỹ năng giao tiếp sau này của trẻ
Mỗi một cá nhân sống trong gia đình đều có vị trí nhất định, họ mang trên mình
nhiều chức danh Ví dụ: Người phụ nữ trong gia đình có thể là vừa là người vợ, người mẹ, người con, người em, Với mỗi một chức danh họ lại có những tiêu chuẩn đạo đức, văn hoá, cách giao tiếp khác nhau Làm sao đảm bảo trong gia đình có đầy đủ lễ nghĩa, có trên có dưới để trở thành một gia đình văn hố
‘Thai gian sống trong gia đình của mỗi cơn người là rất lớn, vì vậy mà thời gian giao tiếp cũng như các tình huồng giao tiếp xảy ra trong gia đình cũng vơ cùng phong phú và khá phức tạp “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi gia đình đều có
những truyền thống, những đặc điểm Tiêng, vì vậy mà những tình huỗng phát sinh
trong các gia đình khác nhau là khác nhau
Tình huống giao tiếp trong gia đình nảy sinh đo nhiều nguyên nhân như: Truyền
thống đạo đức, khác biệt giữa các thế hệ, bất đồng về tính cách giữa các thành viên,
Những tình huống này có khi chỉ là tình huống giao tiếp xã giao thông thường như: Mời, chào, hỏi, Nhưng có khi nó lại là những tỉnh huống giao tiếp có mâu thuẫn náy sinh mà muốn giải quyết được, các thành viên trong gia đình phải có những kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống nhất định
Xử lý tốt các tình hng giao tiếp nảy sinh trong gia đình sẽ mang đến khơng khí n vui, hạnh phúc Góp phần làm nền tăng tỉnh thần và vật chất của mỗi thành viên thêm vững chắc
1.4.2, Tinh huống giao tiếp trong nhà trường
Sau gia đình, nhà trường được xem như môi trường giao tiếp quan trọng thứ hai,
Trang 30mà còn là nơi thiết lập những mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi người đó là tình thầy trị, tỉnh bạn
Môi trường giao tiếp trong nhả trường là lớp học Trong đó, đối tượng giao tiếp là thầy cô, bạn bè, sách vớ Khác với gia đình cá nhân trong nhà trường khơng có quan hệ về huyết thống và đặc điểm giao tiếp trong môi trường này cũng có những sắc thái riêng, đó là “Kính thầy, yêu bạn” Cũng chính từ sắc thái riêng này mà chúng ta có thể phan chia cdc tinh huống giao tiếp trong nhà trường thành hai mang do 1a: Tinh buéng giao tiếp giữa thầy giáo - Hoc sinh và tình huống giao tiếp giữa người học với người
học
+)ể xử lý tốt cả hai mang tình huống trên, trước hết, chứng ta cần thế hiện sự
khéo léo, tế nhị, linh hoạt của bản thân sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau,
dôồng thời phái đâm bảo những nguyên tắc cơ bản giữa các mối quan hệ Những nguyên tắc cơ bản đó là gì? Sự tơn trọng, yêu mến, hết lòng vì học sinh của thầy đối với trò; là lòng kính yêu kính trọng của trò với thầy giáo; là tình cảm u thương, đồn kết, tôn trọng lẫn nhau giữa những người học
Xử lý tốt các tình huồng giao tiếp diễn ra trong nhà trường không những đem
lại hiện quả cao trong học tập mà còn làm đẹp thêm giá trị nhân cách của mỗi con
người
1.4.3 Tình huống giao tiếp trong xã hội
Môi trường giao tiếp thứ ba này là môi trường rộng lớn nhất, phức tạp nhất và phong phú nhất Ở dây, chúng ta chỉ xét trên những mỗi quan hệ xã hội phổ biển nhất đối với sinh viên
Trang 31Các tình huống giao tiếp nảy sinh trong những mối quan hệ xâ hội của sinh viên
chủ yếu trên ba mặt sau: Tình bạn, tình u cơng việc (cơng việc làm thêm, khi đi phỏng vẫn, ), và mối quan hệ xã hội khác (trong xóm trọ, trong kí túc xá, ) Những
tình huỗng giao tiếp này anh hướng tới sinh viên về nhiều mặt như tâm lý, tình cảm, sự nghiệp Dễ giải quyết tốt các tình huống này, cần có những yêu cầu khác nhau như trong phỏng vấn xin việc cần có kỹ năng trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, trong tình yêu cần có sự cám thơng, chia sẻ, tơn trọng
Tóm lại, để xử lý tốt các tình huỗng giao tiếp nói trên, mỗi sinh viên chúng ta, ngoài nhiệm vụ học tập dé trang bị cho mình tri thức mới, cần trang bị thêm những kỹ
năng giao tiếp dễ hoàn thiện thêm hành trang để làm chủ cuộc sống sau này
15 Đặc iễm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 1.5.1, Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm
Giao tiếp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi người Con người luôn sống trong xã hội, nên giao tiếp giữa người với người là nhụ cầu tất yếu Sinh viên Sư phạm cũng như con người, luôn luôn cuỗn vào những hệ thống khác nhau của giao tiếp Trong q trình giao tiếp đó những nguyên tắc sống, những tiêu chuẩn đạo đức được hình thành và ngày càng hoàn thiện
Trong trường Đại học, sinh viên nói chung và sinh viên Sư phạm nói riêng sống trong những lớp học, một trong những đơn vị cơ sở trong hệ thông đạy học trong trường Ở đó, họ có cuộc sống tập thể, tiếp thu tri thức mới hiện đại, sâu sắc của lồi người, hình thành và phát triển nhân cách, tu dưỡng những phẩm chất đạo đức và năng lực của mình Bên cạnh những vấn đẻ trên giao tiếp cũng trở thành một vấn dé đặc biệt quan trọng và có đặc thù riêng ở mỗi trường Nhưng hầu hết sinh viên Sư phạm dều mang những đặc điểm sau trong giao tiếp:
Nhu cầu giao tiếp của sinh viên Sư phạm ngày một tăng cao theo yêu cầu của
Giáo dục đó là xu thế phù hợp với xu thế chung của xã hội và lịch sử Khơng thể có sự
cô đơn trong đa số các trường hợp như quan niệm của một số học giả Tiến sĩ
Trang 32Pham vi giao tiếp của sinh viên Sư phạm là rất tập trung Nó đặc trưng bởi hoạt động học tập Đối tượng chú yếu lả bạn học, ngoài ra còn giao tiếp với cán bộ trong trường, với hoc sinh phổ thông và các đổi tượng khác
Nội dung giao tiếp của sinh viên sư phạm đặc trưng bởi hoạt động chủ đạo là
học tập Ngồi ra cịn trao đổi với bạn bè về tình bạn, tình u Khơng khí giao tiếp
trong tập thé sinh viên tốt, lành mạnh, cởi mở, sơi nỗi, có sự thống nhất hành động
1.5.2 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
Trong giao tiếp, sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp cũng mang những đặc điểm chung của sinh viên, cũng như sinh viên Sư phạm Nhưng bên cạnh đó, họ lại có những nét riêng, được hình thành do ngành học
Môn Kỹ thuật Công nghiệp là một trong những môn học của học sinh phổ thông
trên cả nước Mặc dù được đưa vào và trở thành một mơn học chính thức, bắt buộc
trong chương trình đào tạo đã từ lâu Nhưng cho đến nay, môn học này vẫn chưa được đánh gia ding mirc, và bị xếp vào một trong những môn “phụ” bên cạnh các môn
“chính” như: Tốn, lý, hoả, văn, ngoại ngữ, Sinh viên theo học ngành học này trong các trường trên cá nước không nhiều và hầu hết là sinh viên nữ Cơ hội làm việc của
sinh viên trong các hoạt động giáo dục khi theo học ngành học này cũng không cao
như các sinh viên Sư phạm ngành học khác Lẫy ví dụ như một cơng việc làm thêm
phổ biến của sinh viên Sư phạm đó là làm gia sư Một phần giúp sinh viên tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho nghề nghiệp của mình sau này, một phần có thu nhập thêm về kinh tế Nhưng một điều dé nhận thấy là sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Cơng nghiệp có tỷ lệ làm gia sư thấp hơn so với các khoa khác, đơn gián vì nhu cầu của người học không đúng chuyên môn của họ Số lượng giáo viên Kỹ thuật Công
nghiệp trong các trường phổ Thông cũng ít hơn rất nhiều so với giáo viên Toán, Ly,
Tróa,
Chính những đặc điểm trên về ngành học tạo nên một vài nét riêng biệt trong
Trang 33tượng giao tiếp bị thu hep Sự chủ động và tích cực trong giao tiếp còn hạn chế Điều này được thể hiện không chỉ qua công việc làm thêm mà ở cả các hoạt động ngoại khoá trong trường và xã hội do sinh viên Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp thực hiện Hầu hết sinh viên Sư phạm Kỹ thuật còn “ngại” khi giao tiếp với những môi trường giao tiếp
ngoài sách vở, trường lớp và bạn học
Trang 34CHUONG 2
THUC TRANG NHU CAU GIAO TIEP VA KY NANG GIAO TIEP CUA SINH
VIEN KHOA SU PHAM KY THUAT - TRUONG DHSP KY THUAT HUNG YEN
Trong phần tim hiểu thực trạng nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Ansquest) trên 200 sinh viên của khoa ở cả 4 khối: Năm I, năm II, năm III, năm IV Cụ thé 14 cae lop: KTK7.1, KTK39, KTK6.1, KTK6.2, KTKS.1, KTK5.2, KTK4.2, KTK3, KTK7LC Trong đó có 73 nam và 127 nữ, riêng lớp KTK7LC, tôi xếp chung với nhóm năm IV, vi hau hét phiều điều tra phát ra tại lớp KTK7LC đều trên đối tượng là sinh viên lớp KTK36 của khoa, tốt nghiệp tháng 8 nam 2009, nhập học tháng 10 năm 2009
Phiếu điều tra chia làm bốn phần: I - Nhu cầu giao tiếp; II - Nội dung giao tiếp; II - Mức độ cởi mở của cá nhân; IV - Kỹ năng giao tiếp Tổng số là 95 câu Với mỗi mục khác nhau, có số lượng câu hỏi và cách đánh giá khác nhau Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục
2.1 Nhu cầu giao tiếp
Dé tim hiểu nhu cầu giao tiếp cúa sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, tôi đã sứ dụng phiếu trắc nghiệm P.O do Trường ĐHSP Lênin (Liên Xô cũ) Gồm 33 câu hỏi trả
lời “Đúng”, “Không” Trả lời “Đúng” ở những câu sau đây được một điểm: 1, 2, 7, 8,
11, 12, 13, 14, 17, 18, 19, 20, 21, 22 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32 Trả lời “Không” ở
Trang 35Sau đó tính tổng số điểm đạt được của đối tượng được điều tra rồi đối chiếu theo bảng,
phân mức độ
Nhìn chung, giao tiếp là một vấn đề không thế thiếu được trong đời sống của sinh viên Sư phạm nói chung và sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật nói riêng Hoạt động giao tiếp là một trong những hoạt động nỗi bật của người sinh viên Phần lớn sinh viên đều có nhu cầu muốn được giao tiếp với người khác và nhu cầu giao tiếp ngày cảng phong phú, đa dạng, phù hợp hơn với xu thế phát triển đi lên của xã hội, phù hợp với sự tiến bộ của khoa bọc kỹ thuật Cũng qua tìm hiểu thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật, tôi nhận thay nhụ cầu giao tiếp là khơng đồng đều, có sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa các khối lớp
2.1.1 Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật
Nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam có sự chênh lệch giữa các khối theo các mức độ khác nhau, được thể hiện rõ nét qua bảng sau:
Bang 2.1 Nhu câu giao tigp của xinh viên nam Khoa Su phạm Kỹ thuật
Mức độ Thấp TB thap Trung TB cao Cao
(3-20) | (1-22) bình (25-27) | (28-32) Nam hoe (23 - 24) SL |TL% |SL |TL% |SL TL% |SL |TL% |SL TL% 1/2ngờ) |3 [25 |4 |33,33/3 25 2 11667/0 0 H(12ngườ) |7 |5§,33 |2 16,66 | 2 16,66 | 1 833 |0 0 IH (/9 ngwoi) |10 | 52,63 | 4 21,05 | 3 15,78 | 2 10,52 | 0 0 IV (30 người |14 | 46.67 |7 23,33 |7 23,33 |2 6,67 |0 0 X(73ngườij |34 |46,57|17 |23/28 |15 | 20,54] 7 9,59 |0 0
Qua bảng số liệu ta thấy một điểm nỗi bật, đó là: mức độ nhụ cầu giao tiếp cao,
Trang 36Trong khi đó, tý lệ của sinh viên nam ở mức độ thấp lại chiếm khá cao 34/73
người (46,57%) và sinh viên năm thứ II có tÿ lệ mức độ nhụ cầu giao tiếp thấp là cao
nhất 7/12 người (58.339)
Ở mức độ nhu cầu giao tiếp trung bình cao, tỷ lệ sinh viên nam đạt được chiếm
tỷ lệ khiêm tốn 7/73 người (9,59%) Trong đó, cao nhất là sinh viên năm I với 2/12 người (16.67%)
Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy rằng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam khoa
Sư phạm kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là khối sinh viên năm II Bên cạnh đó, giữa các
năm học có sự chênh lệch khá lớn về nhu cầu giao tiếp
2.1.2 Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Để đánh giá một cách rõ nét thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa
Sư phạm Kỹ thuật, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bang 2.2 Nhu edu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật
Mức độ Thấp TB thấp Trung TB cao Cao
(3-20) (1-22) binh (25-27) | (8-32) Năm (23 - 24) SL |TL% SL |TL% |SL |TL% |SL |TL% |SL | TL% I(26ngudi) | 10 | 3846 5 19,23 | 5 19,23 |3 11,53 11.53 U(20ngiedi) | 13 | 65 3 15 3 15 1 5 0 3 0 Tl (45ngudi) | 12 | 26,67 13 |2889|17 | 37,77 |3 6,67 |0 0 IV(Góngười) |8 2222 12 |3333|8 2222 |4 11113 8.33 >(127ngườ) |44 | 34.65 33 | 25.98] 33 | 25.98] 11 | 8.66 16 472
Nêu như ở mức độ cao, không có sinh viên nam nào thì ở nữ, tý lệ sinh viên đạt
mức này chiếm 4.22% (6/127 người)
Trang 37Sinh viên năm II cũng là khối sinh viên nữ duy nhất không đạt mức nhu cầu giao tiếp cao (0%)
Sinh viên nữ năm I có tỷ lệ nhu cầu giao tiếp ở mức cao và trung bình cao là cao nhat 11.53% (3/20người)
Sinh viên nữ năm IV có tỷ lệ nhu cầu giao tiếp ở mức cao và mức trung bình cao đứng thú hai, chỉ san sinh viên năm J
Như vậy, nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ cũng có sự chênh lệch giữa các
năm Nhưng chiếm tỷ lệ nhu cầu giao tiếp cao nhất vẫn là sinh viên năm I và năm IV
2.1.3 Sự khác nhan trong nhu cầu giao tiếp giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật
Qua điều tra thực tế cho thấy trong nhu cau giao tiếp có sự chênh lệch giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Điều này được thể hiện qua bảng số liệu đưới đây:
Bảng 3.3 So sánh nhụ cầu giao tiệp của sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm
Kỹ thuật
Mức độ Thấp TBthấp Trung bình | TBcao Cao
Trang 38Nam ONG | |
Thap TBthấp Trungbình TBcao
MỨC ĐỘ
Hình 2.1 Blều đồ nhu cầu giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm
Kỹ thuật
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu ta thấy:
Ở mức độ thấp, nhu cầu giao tiếp của nam chiếm tỷ lệ 46.57% cao hơn ở nữ là
34.65%
Ở mức độ trung bình thấp thì nhu cầu giao tiếp của nam và nữ xấp xỉ bằng
nhau, chỉ chênh nhau 1.13%
Ở mức độ trung bình, tỷ lệ nhu cầu giao tiếp ở nữ (25.98%) cao hơn so với ở nam (19.17%)
Ở mức độ trung bình cao, tỷ lệ của nữ thấp hơn so với tỷ lệ của nam Còn ở mức
độ cao, thì ở nam là khơng có, cịn ở nữ là 4,72%
Trang 39Như vậy, giữa sinh viên nam và sính viên nữ khoa Sư phạm kỹ thuật có sự
chênh lệch khá lớn về nhu cầu giao tiếp Sinh viên nữ có nhu cầu giao tiếp lớn hơn so với sinh viên nam
2.1.4 So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật
Cũng qua quả trình nghiên cứu và tìm hiểu, tơi nhận thấy nhu cầu giao tiếp không chỉ có sự chênh lệch về giới, mà cịn có sự chệnh lệch giữa sinh viên ở các năm
học
Bảng 2.4 So sảnh nhụ cầu giao tiến giữa các khôi lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật
ức độ Thấp TR thấp Trung TB cao Cao X | Bae
Năm bình SL |TL% |SL TL% |SL |TL% |SL |TL% |SL | TL% 1 13, |34.21/9 23.68|8 | 21.05] 5 13.15 | 3 7.89 2.37) 1 (3&—người) II 18 | 56.25 | 6 18.75 | 6 18.75|2 | 6.25 |0 0 1.75 | 4 (32người) Tl 22 | 34.37/17 26.56/20 | 31.25] 5 7.81 10 0 2133 (64người) IV 22 |33433|19 28.79/15 |2273|6 |9.09 |3 4.55 2.182 (66người)
Qua cột xếp thứ bậc ta dé dàng nhận thấy rằng sinh viên năm I có nhu cầu giao tiếp cao nhất, đứng thứ hai là sinh viên năm IV, sau đó đến sinh viên năm TI, va cudi cùng là sinh viên năm thứ II Tỷ lệ cụ thể ở từng mức độ như sau:
G mức độ thấp, sinh viên năm II có tý lệ cao nhất (56,25%), sau đó đến sinh
viên năm III (34.37%), sình viên năm IV có tỷ lệ thấp nhất (33.339)
Trang 40Ö mức độ trung bình, sinh viên năm thứ III có tỷ lệ cao nhất (31,25%), sau đó
đến sinh viên năm IV (22.73%), năm I (21.05%), sinh viên năm II có tỷ lệ thấp nhất
(18,75%)
Ở mức độ trung bình cao, tỷ lệ sinh viên đạt được ở các năm đã giám khá nhiều
Nhưng đứng đầu vẫn là sinh viên năm thứ I (13.15%) , thứ hai là sinh viên năm IV
(9.09%)
Ở mức độ trung bình cao, chỉ có sinh viên năm I và năm IV có tý lệ, và sinh
viên nam I cao hơn (7,89%) so với sinh viên năm IV (4.553%) còn năm II và năm III
khơng có sinh viên nào
Sự khác biệt này là do ở năm thứ nhất, sinh viên rất hồ hởi, háo hức bước vào môi trường hoạt động mới ~ môi trường mà ở đó phạm vi giao tiếp rộng rãi hơn, tỉnh thần tập thể, tính tự chủ cao hơn Đặc biệt vì vẫn cịn bỡ ngỡ, chưa quen với nếp sống
mới cho nên nằm thứ nhất được sự quan tâm của nhà trường, của khoa một cách
thường xuyện Họ háo hức chờ đón những cái mới mà cái mới này được tiếp thu thông qua con đường giao tiếp Bởi vậy, ở sinh viên năm thứ nhất ln có mong muốn, nhu cầu tiếp xúc với người khác Và kết quả điều tra cho thấy nhu cầu giao tiếp của họ rất cao và là cao nhất
Nhưng đến năm thứ hai, nhu cầu giao tiếp của sinh viên bị giảm đi một cách đột
ngột Ở năm thứ hai, sau khi đã làm quen với môi trường tiếp xúc mới, sinh viên bắt
đầu học các môn khoa học, kiến thức được mở rộng, cái mới nhiều hơn lẽ ra nhu cầu
giao tiếp cũng phải cao hơn? Nhưng ngược lại, kết quả điều tra lại cho thấy, nhu cầu giao tiếp của sinh viên năm hai là thấp nhất Phái chăng hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thé dục thể thao và những hoạt động khác của trường cịn ít, và khơng có sự đổi mới,
không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của sinh viên)