Trong nền kinh tế thị truờng rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển kinh tế cuả mỗi quốc gia. Sự an toàn trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn là mối quan tâm của xã hội, bởi vì những vụ phá sản ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hơn bất cứ vụ phá sản ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế-chính trị và xã hội của mỗi nước, trong nền kinh tế thị truờng cạnh tranh càng khốc liệt thì nguy cơ rủi ro của hệ thống ngân hàng càng dễ phát sinh. Trên thế giới người ta đã thống kê được tới 11 loại rủi ro cố hữu trong hoạt động ngân hàng như rủi ro lãi xuất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quốc gia... Song được quan tâm nhất là rủi ro tín dụng, bởi vì trong thưc tiễn hiện nay, phần lớn thu nhập của các ngân hàng thương mại là từ hoạt động kinh doanh tín dụng, mặt khác đây lại là mặt trận kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng .
PHẦN I MỞ ĐẦU 3 PHẦN II NỘI DUNG 4 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 4 1.Vai trò của hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại 4 1.1.Những hoạt động chính của các ngân hàng thương mại 4 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 4 1.1.2. Hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại 5 1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng ngân hàng 6 2. Rủi ro tín dụng 8 2.1. Định nghĩa về rủi ro tín dụng 8 2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 9 2.2.1. Cho vay các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp 9 2.2.2. Cho vay xây dựng nhà ở (cho vay địa ốc) 9 2.2.3. Cho vay tiêu dùng 9 2.2.4. Các khoản cho vay đối với chính phủ và các tổ chức tài chính khác 10 2.3. Đo lường rủi ro tín dụng 10 2.3.1. Mô hình chất lượng 11 2.3.2. Các mô hình tính điểm tín dụng 14 2.3.3. Mô hình quyền chọn trong rủi ro tín dụng 18 2.3.4. Mô hình đa dạng hoá danh mục đầu tư 21 3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 24 3.1. Nguyên nhân khách quan 24 3.2. Nguyên nhân chủ quan 25 3.2.1. Thông tin không cân xứng 25 3.2.2. Sự yếu kém từ phía ngân hàng thương mại 26 II. VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 27 1. Thực trạng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 27 2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 29 2.1. Nguyên nhân khách quan 29 2.2. Nguyên nhân chủ quan 30 3. Quản lý rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại Việt Nam 32 3.1. Hạn chế tín dụng 32 3.2. Hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam 33 3.2.1. Nhiệm vụ của Hệ thống thông tin tín dụng 33 3.2.2. Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam (CIC) 52 3.3. Dự phòng rủi ro 38 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 39 1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng thu thập từ phòng tín dụng của các ngân hàng thương mại 40 2. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC 41 2.1.Giải pháp về mô hình tổ chức 41 2.2.Giải pháp về phí thông tin 42 2.3.Giải pháp đối với khâu thu thập thông tin 42 2.4.Giải pháp đối với khâu xử lý thông tin 43 3. Giải pháp đối với việc trích lập và sử dụng quý dự phòng rủi ro 44 4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 45 5. Từng bước hoàn thiện quy chế, thể lệ, luật liên quan đến hoạt động ngân hàng , tạo môi trừng pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động 46 6. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 46 7. Đa dạng hoá danh mục đầu tư 47 8. Áp dụng các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn vào quản lý 48 rủi ro tín dụng 8.1. Các hợp đồng tương lai và rủi ro tín dụng 49 8.2. Hợp đồng quyền chọn và rủi ro tín dụng 50 PHẦN III KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHẦN I MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị truờng rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển kinh tế cuả mỗi quốc gia. Sự an toàn trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn là mối quan tâm của xã hội, bởi vì những vụ phá sản ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hơn bất cứ vụ phá sản ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế- chính trị và xã hội của mỗi nước, trong nền kinh tế thị truờng cạnh tranh càng khốc liệt thì nguy cơ rủi ro của hệ thống ngân hàng càng dễ phát sinh. Trên thế giới người ta đã thống kê được tới 11 loại rủi ro cố hữu trong hoạt động ngân hàng như rủi ro lãi xuất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quốc gia . Song được quan tâm nhất là rủi ro tín dụng, bởi vì trong thưc tiễn hiện nay, phần lớn thu nhập của các ngân hàng thương mại là từ hoạt động kinh doanh tín dụng, mặt khác đây lại là mặt trận kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng . Trước thực trạng nợ quá hạn hiện nay thì vấn đề rủi ro tín dụng lại cần phải được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa, để từ đó chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, và đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó mà em đã chọn dề tài: "Giải pháp Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại Việt Nam '' cho đề án của mình. Nội dung của đề án gồm 3 phần cơ bản như sau: I. những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng II.Vấn đề rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại Việt Nam III. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại Việt Nam Đề án này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để em có được nhận thức xâu sắc hơn, toàn diện hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Lê Thanh Tâm đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. PHẦN II NỘI DUNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những hoạt động chính của các ngân hàng thương mại 1.1.1. khái niệm về NHTM Trong nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính và các trung gian tài chính thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từ những người để giành là những người nhiều vốn tới những người chi tiêu là những người thiếu vốn. Trên các thị trường tài chính những người đi vay, vay vốn trực tiếp từ người cho vay bằng cách bán cho họ những chứng khoán, những chứng khoán này là những trái quyền (quyền được hưởng) đối với thu nhập hoặc tài sản tương lai của người vay. Còn những trung gian tài chính là những là những tổ chức tài chính đứng giữa người cho vay (người tiết kiệm) và người đi vay( người chi tiêu) và giúp chuyển vốn từ người này sang người sang người kia. Một trung gian tài chính thực hiện điều này bằng cách vay vốn của người tiết kiệm và sau đó, ngược lại, cho người đi vay (người chi tiêu) vay vốn. Nhờ có quy mô hoạt động lớn nên các trung gian tài chính có thể phân tán được rủi ro, giảm chúng tới mức tối thiểu để thu được lợi nhuận cho mình và đảm bảo thuận lợi đối với khách hàng. Trong thực tế, các trung gian tài chính được hình thành ở rất nhiều dạng, nhưng nội dung và hoạt động của chúng lại đan xen lẫn nhau, rất khó phân biệt rõ ràng. Trong số các trung gian tài chính thì hệ thống các NHTM chiếm vị trí quan trọng nhất cả về quy mô tài sản lẫn thành phần các nghiệp vụ. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về NHTM, theo Frederic S.Mishkin( tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính) thì: " NHTM là một trung gian tài chính, các trung gian tài chính này thu hút vốn bằng cách phát hành: Tiền gưởi có thể phát sec (tiền gưởi không kỳ hạn),các tiền gưởi tiết kiệm (là các món tiền gưởi có kì hạn thanh toán định trước). sau đó họ dùng các vốn này để thực hiện cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp và để mua các chứng khoán của chính phủ,các chứng khoán của chính quyền địa phương''. Tại Việt Nam NHTM được hiểu như là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt: " là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gưởi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán'' ( ĐiềuI khoản1,pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Theo luật các TCTD thì: “NHTM là một loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và những hoạt động khác có liên quan như nhận tiền gưởi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Như vậy điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính khác là NHTM được thực hiện mọi hoạt động ngân hàng, các trung gian tài chính khác chẳng hạn như các công ty bảo hiểm, công ty tài chính không được nhận tiền gưởi không kỳ hạn, không được cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.2. Hoạt động cơ bản của một NHTM Các NHTM hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nghĩa là thực hiện 3 nghiệp vụ cơ bản: Nghiệp vụ quản lý tài sản nợ: nghiệp vụ này bao gồm việc huy động các nguồn vốn: Huy động tiết kiệm có thời hạn và không thời hạn, phát hành trái phiếu và thương phiếu, vay các tổ chức tín dụng(TCTD), các NHTM khác, vốn tiếp nhận tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư . quản lý vốn khả dụng, quản lý sự khớp đúng giữa tài sản nợ và tài sản có. Các nghiệp vụ tài trợ cho nền kinh tế : Đây là những nghiệp vụ chủ yếu của NHTM, nó vừa giúp các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh tín dụng, tăng thêm lợi nhuân, vừa giúp cho các đơn vị vay có đủ vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm việc cho vay để thu lãi suất và đầu tư mua các loại chứng khoán trái khoán chủ yếu là trái phiếu chính phủ, bán lại chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá chứng khoán. các hoạt động ngoại bảng: Dịch vụ thanh toán: Dịch vụ thanh toán là đặc thù của các NHTM, tính hiệu quả của những dịch vụ này đã đem lại lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế . Chúng ta thấy rằng, bất kỳ một trục trặc nào trong hệ thống thanh toán của NHTM cũng đủ để gây sự bế tắc và thiệt hại cho nền kinh tế. Nghiệp vụ tài trợ hoạt động ngoại thương: nghiệp vụ này bao gồm việc cho vay tín dụng bằng ngoại tệ cho khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu, mở L/C ngoại tệ cho khách hàng, làm dịch vụ chuyển tiền ngoại tệ cho khách hàng. Dịch vụ tư vấn: bao gồm tư vấn về tài chính của công ty, quản lý tiền mặt cho khách hàng, chủ yếu là cho các công ty, tư vấn môi giới chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, kể cả các dịch vụ pháp lý để công ty có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Nó còn bao gồm việc thiết kế cho các khoản vay hợp vốn cho khách hàng đầu tư vào các dự án lớn, mua lại các công ty khác. Nghiệp vụ bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh các khoản vay trong nước và bảo lãnh các khoản vay ngoại tệ, phát hành hối phiếu cho khách hàng trong hoạt động thương mại. Ngoài ra còn phải kể đến một số các hoạt động khác như: Dịch vụ phát hành chứng khoán, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc đá quý, dịch vụ thuê mua (cho thuê văn phòng, máy móc thiết bị) ,dịch vụ chuyển tiền . Trong các hoạt động của NHTM thì nghiệp vụ tín dụng được xem là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM, bởi nghiệp vụ này tài trợ nguồn vốn cho nền kinh tế, và đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. 1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng ngân hàng Khái niệm về hoạt động tín dụng Theo điều 2.8 luật các TCTD thì:" hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng ". Trong đó "cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác". Như vậy đối với các NHTM hoạt động tín dụng bao gồm 2 nghiêp vụ cơ bản đó là huy động các nguồn vốn trong dân chúng và dùng nguồn vốn đó để tài trợ cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành viên của nền kinh tế. Vai trò của tín dụng ngân hàng Hoạt động tín dụng của các NHTM là 1 hoạt động quan trọng trong nền kinh tế của chúng ta vì rằng: Thứ nhất, Tín dụng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, nó khơi nguồn vốn từ những người có thể vì lí do gì đó không dùng nó một cách sinh lợi sang những người có ý muốn dùng nó để sinh lợi. Tức là dẫn vốn từ những người để giành là những có người dư vốn tới những người chi tiêu là những người có cơ hội đầu tư để sinh lợi nhưng thiếu vốn. Thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM, các doanh nghiệp nhận khối lượng vốn bổ sung rất lớn, từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất, tín dụng ngân hàng tập trung những khoản tín dụng nhỏ lẻ tẻ thành các khoản vốn lớn, tạo khả năng đầu tư vào các công trình lớn, hiệu quả cao. Thông qua quá trình tích tụ và tập trung, vốn tín dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng. Sau nữa tín dụng là công cụ bình quân bình quân hoá tỷ xuất lợi nhuận. Tín dụng giúp cho các nhà doanh nghiệp đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, kích thích khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Tín dụng trở thành công cụ làm cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trở nên năng động hơn, mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn và đạt được hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó tín dụng làm tăng vòng quay của vốn và tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông. Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động với nguồn vốn chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng, theo báo cáo của NHNN Việt Nam, có đến 80%-90% vốn kinh doanh của các doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay ngân hàng và các TCTD (Trương Quốc Thụ, tạp chí ngân hàng số 7/1998). Nhờ nguồn vốn tín dụng của các NHTM, các doanh nghiệp không những đảm bảo được quá trình sản xuất bình thường mà còn mở rộng được sản xuất, cải tiến kĩ thuật, áp dụng kĩ thuật mới, hoạt động tín dụng đã làm cho lưu thông hàng hoá được phát triển ở trong nước lẫn ngoài nước. Tín dụng có vai trò quan trọng, nó là đòn bẩy kinh tế trong hệ thống các đòn bẩy kinh tế được sử dụng thường xuyên và linh hoạt nhất đối với mọi thành phần kinh tế. Hiệu quả kinh doanh tín dụng của các NHTM trực tiếp tạo ra một phần giá trị mới, giá trị thặng dư, làm tăng giá trị tổng sản phẩm quốc nội và tăng nguồn thu ngân sách quốc gia. Hiệu quả kinh doanh tín dụng góp phần quan trọng thúc đẩy điều kiện kinh tế xã hội tiến bộ, tăng công ăn việc làm, tăng thu nhập của người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy dân giàu nước mạnh. Hai là, Thông qua hoạt động tín dụng của mình NHTM có thể tăng cường giám sát và kiểm tra hoạt động của các công ty. Một khi kỳ hạn tín dụng ngắn, thì thông qua việc lặp đi lặp lại xét duyệt tín dụng trong một năm, NHTM đã trở thành người nắm bắt được thông tin tề tình hình tài chính của cũng như điều kiện kinh doanh của công ty. Thông qua quan hệ với NHTM mà các thông tin trung thực về tình hình tài chính của các công ty được công khai. Trong trường hợp thông tin tốt thì công ty có thể phát hành được chứng khoán ra công chúng với chi phí thấp hơn. Hơn nữa thông qua quan hệ tín dụng với NHTM mà các thông tin về công ty được công khai hoá, do đó những thông tin sai lệch về công ty sẽ được các nhà đầu tư điều chỉnh. Điều này khuyến khích được các luồng vốn luôn chuyển đúng địa chỉ, làm tăng hiệu quả đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM, theo số liệu điều tra từ một số ngân hàng nước ta cho thấy nguồn thu lợi nhuận của NHTM có đến 80% trở lên có nơi tới 90% là thu lợi nhuận từ kinh doanh tín dụng (Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số7/1999). Hơn nữa thông qua hoạt động tín dụng các NHTM có được thông tin tài chính của các doanh nghiệp, là cơ sở để làm tốt dịch vụ tư vấn và một số nghiệp vụ khác. 2. RỦI RO TÍN DỤNG 2.1 Định nghĩa về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ.