C (Thu nhập)

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

kết hợp với các khoản mục đã được đầu tư trong danh mục đầu tư hiện tại, các NHTM có thể làm giảm tỷ lệ rủi ro tín dụng của cả bộ đầu tư từ δpA đếnδpB

trong khi tỷ lệ thu nhập không thay đổi.

Đồ thị 1.4:Đa dạng hoá danh mục đầu tư của các NHTM

Rp C (Thu nhập) (Thu nhập) Rp B A 0 δpB δpA

Danh mục đầu tư sau khi thực hiện đa dạng hoá B là một danh mục đầu tư hiệu quả (mức rủi ro thấp) với tỷ lệ thu nhập Rp. Bằng việc thay đổi mức sinh lời Rp, Tăng lên hoặc giảm xuống và tương ứng với chúng là các mức rủi ro nhất định, chúng ta có thể hình thành một đường cong của các danh mục đầu tư hiệu quả, là những kết hợp khác nhau giữa các kkhoản tín dụng, các trái phiếu và các cổ phiếu. Mỗi kết hợp được coi là hiệu quả vì: tại mức sinh lời nhất định, mức rủi ro tín dụng của danh mục đầu tư là thấp nhất. Tuy nhiên, nếu nhìn vào đồ thị, trong tất cả khả năng kết cấu một danh mục đầu tư hiệu quả, danh mục B có mức rủi ro thấp nhất. Điều này có nghĩa là kết cấu các khoản mục đầu tư trong bộ đầu tư B đã khai

thác ở mức độ tối đa lợi thế của việc đa dạng hoá và không thể có một kết cấu nào tạo nên mức rủi ro thấp hơnδpB. Vì thế B được coi

là danh mục đầu tư có mức rủi ro tối thiểu. Như thế không có nghĩa là B tạo ra mức thu nhập cao nhất. Cách kết cấu này thường hấp dẫn các nhà đầu tư không ưa thích sự mạo hiểm, mục tiêu duy nhất của họ là giảm thiểu rủi ro mà ít tính đến mức sinh lời của các khoản đầu tư. Tuy nhiên phần lớn các nhà đầu tư đều chấp nhận, ở các mức độ khác nhau, mâu thuẫn giữa rủi ro và tỷ lệ sinh lời. Họ sẵn sàng kết cấu cả một bộ đầu tư có tính rủi ro cao hơn nếu nó được bù đắp bằng tỷ lệ sinh lời thoả đáng. Trường hợp này được thể hiện bằng danh mục đầu tư C trên đồ thị. Đây là một danh mục đầu tư hiệu quả, trong đó người đầu tư đã kết hợp các khoản vay, trái phiếu và các công cụ đầu tư khác để đảm bảo một mức rủi ro tối thiểu tương ứng với tỷ lệ sinh lời cao hơn.

Lý thuyết danh mục đầu tư là một công cụ hấp dẫn để đo lường rủi ro tín dụng của cả bộ đầu tư, đặc biệt là đối với các NHTM và các TCTD chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với các tổ chức tài chính không sở hữu các tài sản có tính thị trường cao, thí dụ các ngân hàng nhỏ, các tổ chức tiết kiệm, việc áp dụng công cụ này để đo lường rủi ro tín dụng sẽ gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w