THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

VIỆT NAM HIỆN NAY

Hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian gần đây đã thu được rất nhiều thành tựu đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập thể hiện ở chất lượng tín dụng thấp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nổi lên tất cả là tình trạng cho vay không thu hồi được nợ, mà biểu hiện cụ thể là tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi đang ở mức rất cao so với thông lệ quốc tế . Tình hình đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với các NHTM cổ phần đô thị, sau đó là các NHTM quốc doanh, các NHTM cổ phần nông thôn.

Thực tế dã cho thấy đến ngày 31/ 08 /1998 tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng lên đến 100 ngàn tỷ đồng, trong đó số nợ quá hạn chiếm khoảng 10%, và tính riêng nợ khó đòi khoảng 6,8% . Nếu xét riêng từng loại hình NHTM thì:

Với các NHTM cổ phần đô thị có dư nợ quá hạn chiếm khoảng 20% và nợ khó đòi vào khoảng 10% so với tổng dư nợ. Đây là một tỷ lệ đáng báo động gây mất an toàn trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống NHTM nước ta, cần phải có biện pháp khắc phục.

Với các NHTM quốc doanh có mức dư nợ quá hạn khoảng 11% và nợ khó đòi vào khoảng 8% so với tổng dư nợ .

Với các NHTM cổ phần nông thôn có mức dư nợ quá hạn vào khoảng 5,6% và nợ khó đòi vào khoản 0,7% so với tổng dư nợ .

Tình hình khá khả quan hơn đối với các chi nhánh NHTM nước ngoài ở Việt Nam, các tỷ lệ trên thấp hơn, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,3%, nợ khó đòi là 1,2% so với tổng dư nợ.

Để xem xét một cách có hệ thống, qua bảng số liệu tạm thời phản ánh mức độ diễn biến nợ quá hạn cũng như chất lượng tín dụng của toàn bộ hệ thống NHTM qua một số năm gần đây: Năm 1993 1994 1995 1996 1997 8/1998 Tổng nợ quá hạn /vốn tự có Tổng nợ quá hạn / tổng nợ Tổng nợ quá hạn/tổng tài sản có Tổng nợ quá hạn / tổng tài sản 95,5 11,1 6,6 6,9 85,0 6.0 5,5 6,9 61,9 7,8 4,4 7,1 75,7 9,3 5,5 7,3 62,3 9,5 5,4 7,9 46 10 8 , 11 5 , 5

(Nguồn báo cáo của ngân hàng thế gới số 17031VN đăng trên tạp chí ngân hàng số chuyên đề tháng 12/1998)

Đến 31/12/1998 tổng dư nợ quá hạn chiếm 12,5% tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh một số khoản dư nợ tiền vay tuy chưa quá hạn nhưng đã xác định được là mất do người vay chết, mất tích, phá sản, giải thể, thì đa số các khoản nợ tồi là do bị khách hàng lừa đảo. Điển hình trong vụ án Minh Phụng-Epco (với 77 bị cáo trong đó có 18 cán bộ ngân hàng). Tăng Minh Phụng cùng Liên Khui Thìn đã thành lập ra hàng loạt công ty con, và mượn tư cách pháp nhân của các công ty khác như công ty Thái Tuế, công ty Huỳnh Gia, công ty Tuấn Nghi... để lập hồ sơ vay vốn ngân hàng.

Bằng các hình thức ký 217 hợp đồng tín dụng, 99 hợp đồng bảo lãnh và 9 L/C, các bị cáo đã rút lấy, chiếm đoạt của ngân hàng công thương thành phố Hồ Chí Minh và ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh tổng số tiền là 5.223 tỷ đồng ( tạp chí ngân hàng số 15/1999 trang59) gây thiệt hại cho hệ thống ngân hàng hơn 4.300 tỷ đồng ( tạp chí ngân hàng số 15/1999 trang51). Tất cả số tiền ở 325 hợp đồng tín dụng và bảo lãnh nói trên đến thời hạn thanh toán đều quá hạn không thu hồi được vốn hoặc tuy còn trong hạn thanh toán nhưng không có khả năng thanh toán.

Mặc dù đến nay NHNN và chính phủ đã có nhiều biện pháp để hạn chế và xử lý nợ quá hạn giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% nâng cao chất lượng tín dụng tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn năm 99 giảm so với năm 2000 không đáng kể, Năm 200 tỷ lệ nợ quá hạn của toàn bộ hệ thống ngân hàng đã giảm 1,1%

so với năm 1999 nhưng số lượng tuyệt đối vẫn không ngừng tăng lên số lượng nợ quá hạn cũng như tổng nợ xấu đang rất lớn và vẫn tiếp tục tăng.

So với tỷ lệ bình quân các khoản vay khó đòi ở một số nước đông nam á như Thái Lan, Hàn quốc, Trung Quốc thì tỷ lệ bình quân các khoản vay khó đòi ở Việt Nam vẫn còn tương đối thấp. Nhưng điều đáng lo ngại là các khoản vay ở đây gần như không có khả năng thu hồi được lại chiếm trên 40%

tổng dư nợ tín dụng quá hạn. Đặc biệt đáng báo động là tinh hình cho vay quá hạn, mất khả năng thu hồi vốn ở các NHTM cổ phần trên dưới 50% gây mất an toàn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp kịp thời để khắc phục.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w