NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chúng ta đã nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ở các NHTM (phần I.3). Song ở mỗi nước khác nhau thì thực trạng rủi ro tín dụng lại diễn ra với quy mô khác nhau, đặc điểm khác nhau, và có những nguyên nhân đặc thù khác nhau gây nên, căn cứ vào đặc thù riêng của Việt Nam hiện nay và sự phân tích tổng hợp(phần I.3). Chúng ta có thể khái quát một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam như sau:

2.1. nguyên nhân khách quan

Điều kiện tự nhiên

Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, có nhiều thiên tai như: bão, lũ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh. Những thiên tai gây thiệt hại cho các ngành sản xuất, dịch vụ, gây thiệt hại cho người dân lao động. Làm họ gặp rủi ro mất vốn, mất khả năng chi trả, ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất kinh doanh tín dụng của các NHTM.

Do môi trường kinh tế,môi trường pháp luật

Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách kinh tế của Việt Nam chưa đồng bộ hoàn chỉnh, nhiều khi còn chồng chéo, thường xuyên thay đổi, bổ xung dẫn đến môi trường kinh doanh không ổn định. Còn thiếu những cơ sở để bảo vệ an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng, kẻ xấu dễ lừa đảo chiếm đoạt. ảnh hưởng đến chiến lược, đến hoạt động kinh doanh của các

NHTM. Bên cạnh đó môi trường kinh tế, môi trường kinh doanh chưa thật sự ổn định làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn như hàng hoá sản xuất ra đã không cạnh tranh nổi với thị trường hàng ngoại nhập tràn lan...Hàng Việt Nam không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, hàng loạt khách hàng của các NHTM phải đối đầu với các khó khăn về thị trường, về đầu tư, tài chính... Điều đó dẫn tới một số doanh nghiệp trong nước thua lỗ trong sản xuất kinh doanh và phá sản.

Vốn tín dụng đầu tư vào khu vực kinh tế quốc doanh còn rất lớn

Trong cả nước, phân tích xu hướng diễn biến tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước trong 10 năm qua (1990 - 2000) có thể thấy như sau: Năm 1991 dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước chiến tỷ trọng 90 % năm 1995 là 55,2%, năm 1997 là 50,7%, năm 1999 là 49,2% và năm 2000 là 48,5% (Tạp chí ngân hàng số 6 năm 2001 trang 14). Tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế nhà nước tuy có giảm, tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn rất lớn so với số lượng và chất lượng, cũng như quy mô hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. điều này ảnh hưởng đến nguyên tắc đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng của các NHTM. Hơn nũa khu vực kinh tế của nhà nước vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

Môi trường thông tin không hoản hảo

Hệ thống thông tin tín dụng hoạt động góp phần rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng giúp các NHTM đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, chọn lựa đối nghịch, rủi ro đạo đức. Tuy nhiên thông tin tín dụng ở nước ta hiện nay chưa đầy đủ, chưa cập nhật, chưa chính xác. Còn thiếu những trung tâm sản xuất và bán thông tin. Điều này gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc thu thập và xử lý thông tin tín dụng về khách hàng.

Nguyên nhân về phía khách hàng

Hiện nay trình độ quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp nước ta còn yếu kém do vậy sử dụng vốn không hiệu quả, đến hạn không trả được nợ cho

ngân hàng. Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, chây ì, cố tình dây dưa chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Ở nước ta hiện nay phần lớn rủi ro tín dụng xảy ra là do bị khách hàng lừa đảo, một số vụ án có mức độ rất nghiêm trọng, trong vụ án Minh Phụng-Ép Cô các bị cáo đã cố tình lách luật để vay vốn, Mua chuộc một số cán bộ tín dụng và cán bộ nhà nước, cũng trong vụ án này ông Huỳnh Văn Thành (chủ tịch UBND quận 3 thành phố Hồ Chí Minh) đã xác nhận vốn điều lệ của công ty Ép Cô là 15 triệu USD, trong khi thực tế chỉ là 5 tỷ đồng, chúng đã cố tình nâng giá tài sản thế chấp, hoặc một tài sản thế chấp đem thế chấp ở nhiều ngân hàng. Tình trạng vay vốn của doanh nghiệp cao nhiều gấp nhiều lần điều lệ cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó khăn cho ngân hàng. Chính vì vậy mà ngân hàng gặp khó khăn trong việc giám sát khách hàng về việc họ có sử dụng khoản vay đúng mục đích hay không. Trong thực tế các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng vốn sai mục đích các khoản vay để đắp chỗ này, bù chỗ kia. Một số trường hợp khi doanh nghiệp sử dụng khoản vay không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ lại tiếp tục vay đảo nợ. Đây là một điều đáng lưu ý với các NHTM khi cho vay.

Nguyên nhân về phía ngân hàng

Trình độ của cán bộ tín dụng nước ta còn thấp, thực tế nhiều cán bộ tín dụng của NHTM thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực phân tích và xử lý các thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát các khoản vay, thậm chí có trường hợp cán bộ tín dụng còn làm sai quy trình tín dụng. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng còn chưa am hiểu về pháp luật, kiến thức tổng hợp về kinh tế thị trường, tài sản thế chấp còn non kém do vậy thẩm định, tính toán mức cho vay, nguồn trả nợ không chính xác.

Công tác thu thập và xử lý thông tin chưa được coi trọng, do vậy đã xảy ra tình trạng ngân hàng cho vay vốn tín dụng nhưng lại thiếu những thông tin chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp và thiện chí trả nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó công tác thẩm định điều kiện vay vốn cũng chưa được coi trọng. Có một số doanh nghiệp do quen thuộc nên không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào thông tin do doanh nghiệp cung cấp, thay cho những số liệu đáng tin cậy. Hoặc trong quan hệ tín dụng có mối liên kết “ đen ” giữa cán bộ ngân hàng và

doanh nghiệp, do vậy trong việc giải quyết cho vay đã hạ thấp các têu chuẩn cho vay, nâng cao giá trị tài sản thế chấp để tham ô, trục lợi.

Hệ thống kiểm soát của các NHTM chưa phát huy đúng tác dụng của nó . Do đó thường thì sau khi giải quyết cho vay, các NHTM yên tâm với tài sản thế chấp, cầm cố, bão lãnh và thiếu sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản cho vay trong khi tài sản thế chấp, cầm cố, bão lãnh còn bị đánh giá sai lệch về mặt giá trị.

Nguyên nhân về phía ngân hàng nhà nước

Vai trò quản lý của NHNN còn hạn chế. Việc giám sát, thanh tra, xử lý hiệu lực còn thấp, thiếu kiên quyết, không dứt điểm, do vậy chưa phát huy được tác dụng. Chưa ban hành được hệ thống luật, cần thiết liên quan đến hoạt động ngân hàng. Quy chế hướng dẫn còn chưa đồng bộ, chậm trễ bổ xung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w