1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

32 535 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 218 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Lời mở đầu 3

Chương I: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại 5

1.Vai trò của hoạt động tín dụng với các Ngân hàng thương mại 5

1.1.Khái niệm Ngân hàng thương mại 5

1.2.Tín dụng và vai trò của tín dụng Ngân hàng 5

2.5 Công cụ quản lý rủi ro tín dụng 9

Chương II: Thực tiễn rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam 14

1 Thực trạng về rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại Việt Namhiện nay 14

1.1.Đánh giá chung 14

1.2.Cho vay bất động sản 16

2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại ViệtNam 16

2.1 Thông tin không cân xứng 16

2.2 Môi trường kinh tế 17

2.3 Môi trường pháp lý của Việt Nam còn nhiều hạn chế 18

3 Quản lý rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại Việt Nam 18

Trang 2

3.1 Hạn chế sự phát sinh các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ

khó đòi 18

3.2 Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề 20

Chương III: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại Việt Nam 22

1 Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngân hàng 22

1.1.Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng 22

1.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộtín dụng 22

2 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 23

3 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tíndụng 24

3.1 Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp,cầm cố 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, từng bước hội nhậpvới nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới Trải qua nhiều khókhăn và thử thách nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đángkhích lệ Để đạt được những điều đó có sự đóng góp không nhỏ của ngànhNgân hàng với vai trò là “đòn bẩy kinh tế” thông qua hoạt động tín dụng Tín dụng Ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần thúcđẩy sự phát triển và cân đối của các ngành, các lĩnh vực theo sự định hướngcủa nhà nước Tín dụng Ngân hàng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngânhàng thương mại Tuy nhiên hoạt động tín dụng Ngân hàng lại là hoạt độngchứa đựng nhiều rủi ro.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân Ngânhàng thương mại mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế Chính vì vậy côngtác hạn chế rủi ro luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm Xuất pháttừ tính cấp thiết của vấn đề nay, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phòngngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam”

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu sau đây

Thứ nhất : Làm rõ vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại và rủi ro tíndụng

Thứ hai : Phân tích thực trạng, nguyên nhân và vấn đề quản lý rủi ro tíndụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đề xuất các giải phápphòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại ViệtNam

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng và các biện pháp nhằmphòng ngừa hạn chế rủi ro.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng rủi ro tín dụng trong thời gian qua, từ đó đưa biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả.

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.

5 Cấu trúc nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được trình bày gồm ba phần lớn:

Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực tiễn rủi ro tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Chương 3: Những giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 5

Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng với các Ngân hàngthương mại

1.Vai trò của hoạt động tín dụng với các Ngân hàng thương mại

1.1.Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thươngmại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượngcác Ngân hàng.

Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhấtcủa Ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn Ngân hàng thương mại là cầunối giữa cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khanhiếm Hoạt động của Ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh mộthàng hóa đặc biệt đó là “vốn – tiền”, trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãisuất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đấy là lợi nhuân của Ngân hàngthương mại… Hoạt động của Ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầuvề vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiêp, và các tổ chứckhác trong xã hội.

1.2.Tín dụng và vai trò của tín dụng Ngân hàng

1.2.1.Khái niệm

Tín dụng là quan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay Tuy nhiên khi

gắn tín dụng với chủ thể nhất định như Ngân hàng hoặc trung gian tài chínhkhác, ví dụ như tín dụng Ngân hàng thì chỉ bao hàm nghĩa Ngân hàng chovay

Trang 6

Việc xác định như thế này là rất cần thiết để đinh lượng tín dụng tronghoạt động kinh tế.

1.2.2.Vai trò của tín dụng Ngân hàng

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng nói riêng và của

các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản,tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất.

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là tài trợ cho khách hàngtrên cơ sở tín nhiệm (tín dung) Hình thức tín dụng truyền thống của Ngânhàng thương mại là cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản, giúp kháchhàng mua hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu; sau đó mở rộng thành nhiều hìnhthức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng các chứngkhoán, bằng giấy tờ lưu kho hoặc không cần thế chấp Các Ngân hàng thươngmại lớn hiện nay thực hiện đa dạng các hình thức tín dụng từ cho vay (tiền)ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh cho khách (để khách hàng có thể phát hànhcác chứng khoán huy động vốn, mua hàng mà chưa cần trả tiền ngay hoặc vayngười thứ ba…), mua các tài sản để cho thuê… Các hình thức tín dụng nàymột mặt mang lại thu nhập mặt khác chứa đựng nhiều rủi ro cho Ngân hàng.

Tín dụng Ngân hàng được coi như là“ đòn bẩy” cho sự phát triển kinh tế,là nguồn vốn quan trọng chủ động để phát triển nguồn vốn trong nước.Nghiệp vụ tín dụng cũng là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng quyếtđịnh của mỗi Ngân hàng Giống như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạtđộng tính dụng cũng chứa đựng những rủi ro Do đặc thù kinh doanh tín dụnglà kinh doanh của yếu dựa trên tiền của người khác, kinh doanh qua tay ngườikhác nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn cao hơn rủi rocủa các doanh nghiệp vì nó vừa phụ thuộc vào kết qủa kinh doanh của Ngânhàng, vừa phụ thuộc vào kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, rủiro xảy ra trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nóiriêng còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với rủi ro trong các ngành kinh doanhkhác Hậu qủa của nó rất dễ lan truyền trong cả hệ thống Ngân hàng, gây ranhững vụ sụp đổ hàng loạt Ngân hàng và những hậu qủa nghiêm trọng về kinhtế xã hội và đặc biệt là suy giảm lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo củaĐảng và Chính phủ, điển hình là vụ đổ vỡ hàng loạt của gần 500 quỹ tín dụng

Trang 7

đô thị và hàng nghìn hợp tác xã tín dụng nông thôn ở nước ta những năm1989-1900.

2 Rủi ro tín dụng

2.1 Khái niệm:

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngânhàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủcả vốn và lãi.

Khi thực hiện cho vay đối với một khách hàng cụ thể, ngân hàng không dựkiến khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoản cho vay đó luônhàm chứa rủi ro Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý của toàn bộngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xácđịnh trước trong chiến lược hoạt động chung Do vậy khi tổn thất dưới mức tỷlệ tổn thất dự kiến thì xem như là một thành công trong hoạt động quản lý.

2.2 Bản chất:

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớnnhất của ngân hàng thương mại – hoạt động tín dụng Khi thực hiện một hoạtđộng tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người đi vaysao cho độ an toàn là cao nhất Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định chovay khi thấy an toàn Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài banào có thể dự đoán chính xác các vấn đề xảy ra Khả năng hoàn trả tiền vaycủa khách hàng có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân Hơn nữa nhiều cán bộngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng Do vậytrên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránhkhỏi, là khách quan Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạnđường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế nhưng không thể loại trừ.

2.3 Nguyên nhân

2.3.1 Những nguyên nhân bất khả kháng

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến người vay, làm họ mấtkhả năng thanh toán cho ngân hàng Ví du: Thiên tai, chiến tranh, hoặc những

Trang 8

thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuếquan…) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động lien tục tới người vay,tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều người vay, với bản lĩnh củamình có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn Trongnhững trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất nhưng vẫn có khả năngtrả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi Tuy nhiên, khi tác động củanhững nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trảnợ của họ bị suy giảm.

2.3.2 Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay

Trình độ yếu kém của người vay trong việc dự đoán các vấn đề kinhdoanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo các cán bộ ngân hàng, châyì…là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Rất nhiều người vay sẵn sang mạohiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao Để đạt được mục đích của mình, họsẵn sang tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin saihay mua chuộc… Nhiều người vay đã không tính toán kỹ lưỡng hay là khôngcó khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khảnăng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh Trong trườnghợp còn lại, người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàngđúng hạn Họ chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ hoặc chiếm dụng vốn vaycàng lâu càng tốt.

2.3.3 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá về khách hàng hoặcđánh giá không tốt, cố tình làm sai…là một trong những nguyên nhân của rủiro tín dụng Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiềuvùng, thậm chí là nhiều quốc gia Để cho vay tốt, họ phải am hiểu về kháchhàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống.Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề lien quan đến người cho vay… Nhưvậy, họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện.Khi nhân viên tín dụng tiến hành cho khách hàng vay mà họ không hiểu kỹlưỡng thỉ rủi ro tín dụng luôn luôn rình rập Sống trong môi trường “tiền bac”nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi những cám dỗ của đồng tiền.

Trang 9

Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng Như vậy chất lượng nhân viênngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo lànguyên nhân của rủi ro tín dụng.

2.4 Tác động

Rủi ro tín dụng nói riêng và rủi ro nói chung gắn liền với hoạt động củangân hàng thương mại, phản ánh các tình huống bất thường xảy ra gây tổnthất cho ngân hàng Khi tổn thất xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng bịgiảm sút, dẫn đến tỷ suất lợi tức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm Việccổ phiếu bị giảm giá, nếu không được kip thời chấn chỉnh, sẽ có thể kéo theoviệc bán hàng loạt cổ phiếu trên thị thường, là điểm mở đầu của quá trình mualại, sát nhập, hoặc thay thế ban quản lý của ngân hàng Rủi ro tín dụng có thểkéo theo rủi ro thanh khoản với hàng loạt người gửi tiền rút tiền ra khỏi ngânhàng buộc ngân hàng phải đóng cửa và tuyên bố phá sản Tổn thất (ở mứcthấp), làm giảm quỹ dự phòng, giảm vốn và quỹ của ngân hàng Để đối phóvới tình huống trên, ngân hàng có thể giảm tiền lương hay các chi phí khác,giảm lao động…dẫn đến các ảnh hưởng không tốt về nhân sự, về thị trườngnguồn hoặc công nghệ…

Phá sản ngân hàng

-Washington Mutual (2008) -Lehman Brothers (2008) -Bear Stearns (2008) -Northern Rock (2007) -Barings Bank (1995) -Bank of England (1992)

-Bank of Credit and Commerce International (1991)

-Continental lllinois National Bank and Trust Company (1984) -Banco Ambrosiano (1982)

-Franklin National Bank (1974)

Trang 10

-Đại khủng hoảng (1923 – 1933): 9000 ngân hàng bị xóa tên

Phá sản ngân SFCG là vụ phá sản lớn nhất tại Nhật trong 7 năm qua Sốnợ mà SFCG “gánh” tại thời điểm phá sản là 338 tỷ Yên, tương đương với 3,6tỷ USD Nguyên nhân là do thua lỗ đậm ở hoạt động cho vay cầm cố địa ốcđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.5 Công cụ quản lý rủi ro tín dụng2.5.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng

Khái niệm: là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủiro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàntối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

Phân loại:

a Mô hình 6C

-Tư cách người vay (Character)-Năng lực người đi vay (Capacity)-Thu nhập của người đi vay (Cash)-Bảo hiểm tiền vay (Collateral)-Các điều kiện (Conditions)-Kiểm soát (Control)

b Mô hình Moody và S&P

Xếp hạng Moody S&P

Chất lượng vừa cao hơn A A

Chất lượng vừa thấp hơn Ba BB

Trang 11

Trái phiếu có lợi nhuận C

c Mô hình điểm số Z

Z=1,2 X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5X1: Vốn lưu động / Tổng tài sản

X2: Lãi chưa phân phối / Tổng tài sản

X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) /Tổng tài sản

X4: Giá tri thị trường Vốn Chủ sở hữu / Giá trị hạch toán tổng nợX5: Doanh thu / Tổng tài sản

Mô hình này do E.I.Altman dung để cho điểm tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dung làm thước đo tổng hợp để phânloại rủi ro tín dụng đối với người đi vay, phụ thuộc vào:

-Trị số các chỉ tiêu tài chính của người đi vay

-Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợcủa người vay trong quá khứ

2.5.2 Đánh giá rủi ro tín dụng

-Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn là khoảnnợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợpđồng tín dụng Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợgốc còn lại của hợp đồng sẽ chuyển thành nợ quá hạn.

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ Nợ khó đòi là khoản nợquá hạn và kèm theo một số chỉ tiêu khác như quá một kỳ hạn gia hạn nợ,hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thualỗ triền miên, phá sản…

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mứcđộ rủi ro tín dụng khác nhau Đối với ngân hàng, việc khách hàng không

Trang 12

trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phígia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng.Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng: Hi vọng thu lại tiền vay trởnên mong manh, ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

Các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau về kỳ hạn nợvà nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này biến dạng:

Thứ nhất, do định kỳ hạn nợ không đúng

Nhiều cán bộ ngân hàng khi cho vay không quan tâm thích đáng đếnchu kỳ kinh doanh của người vay, hoặc do nguồn ngắn hạn là chủ yếu, họđặt kỳ hạn ngắn để hạn chế rủi ro Kỳ hạn nợ không phù hợp với chu kỳthu nhập của người vay Đến kỳ han, dĩ nhiên người vay sẽ không trả nợđược, gây nợ quá hạn Khoản nợ này trở thành mối đe dọa tài chính đối vớingười vay, buộc họ phải trả thêm khoản “phụ phí” để gia hạn nợ, hoặc phảichịu lãi suất phạt.

Thứ hai,do đảo nợ hoặc giãn nợ

Nhiều khoản nợ mà người vay không có khả năng hoàn trả có thể đượcđảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thực tế Để che dấu đối với ngân hàngcấp trên, hoặc để không phải chịu lãi phạt, khách hàng và nhân viên ngânhàng phải thỏa thuận vay khoản mới để trả nợ cũ Nhân viên ngân hàngcũng có thể thực hiện giãn nợ đối với khoản nợ mà chắc chắn người vaykhông thể trả được Những hành vi này khiến chỉ tiêu nợ quá hạn và nợkhó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng

Thứ ba, do chính sách cho vay

Rất nhiều các khoản cho vay khó đòi không thể thu hồi bằng phát mạitài sản (doanh nghiệp nhà nước, người nghèo, tài sản không rõ ràng…)Những khoản vay này phần lớn là cho vay theo chỉ thị của Chính phủ KhiChính phủ chưa có biện pháp giải quyết chúng vẫn tồn tại trên bảng Cânđối kế toán của ngân hàng, trở thành tài sản “ảo” Xử lý những khoản nợnày rất phức tạp Nhiều ngân hàng loại chúng ra khỏi chỉ tiêu nợ quá hạnvà nợ khó đòi, xếp vào nợ khoanh (khi được Chính phủ đồng ý) Tuy nhiên

Trang 13

chúng chỉ thực sự đe dọa thu nhập của các ngân hàng nếu Chính phủkhông tìm được nguồn bù đắp.

-Nợ có vấn đề (có khả năng trở thành nợ quá hạn)

Tỷ lệ càng cao, tốc độ tăng cho thấy rủi ro cao và có xu hướng tăng vàngược lại Nhiều khoản cho vay tuy chưa xếp vào nợ quá hạn, xong ngânhàng nhận thấy rủi ro đang gia tăng (có các dấu hiệu không tốt như doanhthu giảm, chi phí gia tăng.

-Tình hình tài chính và phương án người vay (các yếu tố của người vay),môi trường hoạt động của người vay

Nếu tình hình tài chính của người vay tốt, phương án có hiệu quả caovà môi trường hoạt động thuận lợi thì rủi ro tín dụng sẽ thấp Những yếu tốnày xấu đi sẽ cấu thành các khoản nợ có vấn đề.

-Đảm bảo tiền vay

Nhiều trường hợp Ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảmbảo khi uy tín người vay không cao hoặc hoạt động nhiều rủi ro Như vậytài sản đảm bảo càng cao trên tổng dư nợ cho thấy Ngân hàng đang cấp tíndụng cho những khách hàng có rủi ro cao Tuy nhiên tài sản đảm bảo sẽgóp phần làm giảm tổn thất cho Ngân hàng khi khách hàng không trả đượcnợ Vì vậy, khi xem xét yếu tố tài sản đảm bảo phải chú ý từng trường hợpcụ thể.

-Một số Ngân hàng sử dụng phương pháp chấm điểm (xếp hạng tíndụng) để phản ánh rủi ro tín dụng

Đây là phương pháp đo lường rủi ro tín dụng hiện đại, đòi hỏi Ngânhàng phải có phần mềm quản lý tập trung Khách hàng vay vốn sẽ đượcchấm điểm dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính (tình hình tàichính và năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ vớiNgân hàng và tính song phẳng…) sau đó được xếp hạng Hạng càng cao,rủi ro càng thấp và ngược lại.

-Tính đa dạng hóa trong tài sản của Ngân hàng

Trang 14

Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lý Ngân hàng còn sử dụng các hìnhthức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài sản,lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoảncho vay…

Trang 15

Chương II: Thực tiễn rủi ro tín dụng đối với các ngân hàngthương mại Việt Nam

1 Thực trạng về rủi ro tín dụng với các ngân hàng thương mại Việt Namhiện nay

1.1.Đánh giá chung

Dù danh nghĩa là hoạt động đa năng, nhưng thu nhập từ hoạt động tíndụng hiện vẫn chiếm trên/dưới 80% tổng thu nhập của từng Ngân hàngthương mại Việt Nam Rủi ro tín dụng của các Ngân hàng chủ yếu là dothất bại của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết vớiNgân hàng.

Tỷ lên nợ xấu tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn ở mức cao và

Một số sự kiện rủi ro tín dụng điển hình như vụ Epco-Minh Phụng.Năm 2008 là vụ việc của khu du lịch sinh thái An Khánh do một số tậpđoàn tư nhân chuyển giao cho nhau và đã bị thế chấp để vay vốn mộtNHTMCP, nhưng Cty vẫn bán 47 lô biệt thự tại khu này cho các hộ dân.Khi Cty không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán cho NH, NH ra thôngbáo chuyển quyền hưởng thụ lô đất trên thì người dân mới biết mình đã bỏtiền ra mua đất đã bị thế chấp.

Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đốivới Ngân hàng, gây tổn thất cho Ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho Ngân hàng Từ đó,có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại như:

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu.

Trang 16

- Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất.

- Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao.

- Nợ không có tài sản đảm bảo.

Nhiều Ngân hàng phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng Nợ của khách hàng nhóm A được coi có rủi ro thấp nhất còn nợ khách hàng nhóm D, E được coi là có khả năng mất vốn cao nhất Để cách phân loại này phản ảnh chính xác rủi ro tín dụng phải có tiêuchuẩn để xếp hạng tín nhiệm đúng.

Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên cácNgân hàng cố gắng “thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiệncác khả năng vỡ nợ khác nhau Nhiều Ngân hàng cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng đượccoi là có rủi ro Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro Những thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi ro ở độ rộng với nhữngtầng nấc khác nhau Dó đó vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ Ngân hàng các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không.

Theo Quyết định (QĐ) 493, nợ của các Ngân hàng thương mại được chia thành 5 nhóm, với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu, còn nợ nhóm 1 - nợ thông thường - trích dự phòng 0%, và nợ nhóm 2 - cần chú ý - trích dự phòng 5% Một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo QĐ 493, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quĩ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất Cũng

Ngày đăng: 01/12/2012, 09:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Khái niệm: là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn  tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam
h ái niệm: là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro (Trang 11)
c. Mô hình điểm số Z - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam
c. Mô hình điểm số Z (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w