1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẬP HUẤN SINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

50 602 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 7,59 MB

Nội dung

 Năng lực = kĩ năng x nội dung x tình huống  Như vậy, trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên nên tập trung vào dạy học gắn liền với tình huống thực tiễn, lấy tình

Trang 1

TẬP HUẤNSINH HOẠT TỔ, NHÓM CHUYÊN MÔN

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Trang 2

Trọng tâm khóa tập huấn

 Tiếp nối kết quả của khóa tập huấn trước nhưng trọng tâm là tập trung vào sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Cụ thể:

 Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

 Phân tích kế hoạch bài học

 Phân tích hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS

Trang 3

NỘI DUNG KHÓA TẬP HUẤN

1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

2 Đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học

 Quan niệm

 Chỉ đạo về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá

3 Những vấn đề chung về sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:

 Quan niệm, mục đích, nội dung về sinh hoạt chuyên môn.

 Sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG: Mục đích; nội dung

4 Đổi mới sinhh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

 Căn cứ pháp lý.

 Phương pháp phân tích, nhận xét, đánh giá kế hoạch bài học (Giáo án)

 Phân tích, nhận xét đánh giá giờ dạy (dự giờ)

5 Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn: (Căn cứ vào mục đích, nội dung sinh hoạt chuyên môn để xây dựng).

- Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn thường xuyên

- Kế hoạch thực hiện chương trình môn học

- Kế hoạch sinh hoạt theo chủ đề

- ………

Trang 6

1 Thế nào là dạy học theo định hướng phát triển năng lực?

1 Khái niệm năng lực:

- Theo dấu hiệu các yếu tố cấu thành của năng lực : “Năng lực như một hệ

thống các kiến thức , kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành và thái độ , cảm xúc , giá trị , đạo đức , động lực của một người để thực hiện thành công các hoạt động trong một bối cảnh cụ thể”

- Nghĩa là: Năng lực =kiến thức + kỹ năng + thái dộ + tình huống (hoạt

động giáo dục cụ thể)

 Lấy dấu hiệu để hướng dẫn phương thức, cách tạo ra năng lực: “Năng lực

là số tích hợp kiến thức, kĩ năng trong tình huống cụ thể để giải quyết một vấn đề”.(Tức là nội dung vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để hình thành năng lực)

Trang 7

 Do vậy, trong dạy học phát triển năng lực, kiến thức, kĩ năng, thái độ vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, vừa là phương thức đề hình thành và phát triển năng lực người học Do vậy, khi dạy học theo định hướng phát triển người học, cần chú ý tới ba yếu tố sau:

1 Thiết kế nội dung mang sắc thái năng lực.( Nói cách khác, chúng ta cần khai thác tính hai mặt của nội dung: Nội dung thể hiện năng lực;Năng lực chứa nội dung).

2 PPDH tích cực, dạy học gắn liền với thực tiễn

3 Kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các tình huống

Trang 8

 Nội dung = kiến thức + kĩ năng và thái độ Trong đó, kĩ năng và thái độ chính là cách làm ra nội dung

 Trong nội dung khoa học chứa đựng cách làm ra nội dung ấy thì nội dung ấy chứa đựng năng lực Dạy HS cách làm ra nội dung chính là dạy năng lực

 Do vậy: Năng lực + nội dung là hai mặt của đồng xu giáo viên dạy HS năng lực thì được cả nội dung, nhưng nếu dạy HS nội dung chưa chắc đã có năng lực.

 Năng lực = kĩ năng x nội dung x tình huống

 Như vậy, trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên nên tập trung vào dạy học gắn liền với tình huống thực tiễn, lấy tình huống thực tiễn làm phương tiện

để truyền đạt, vận dụng kiến thức: (i) có thể là tình huống thực tiễn có vấn đề cần giải quyết (như va chạm giao thông, mâu thuẫn bạn bè ) ; (ii) có thể là một tấm gương, câu chuyện thực tiễn để mang ra trao đổi làm phương tiện dạy học Tình huống thực tiễn có thể do giáo viên hoặc học sinh đưa ra, đặc biệt cần để học sinh đưa ra.

 Nội dung và năng lực có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Trang 9

Bảng so sánh chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực

ND chương trình định hướng nội dung chương trình định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu Yêu cầu cần đạt được mô tả không chi tiết và không

nhất thiết phải quan sát, đánh giá được

Kết quả cần đạt cần được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được sự tiến bộ của học sinh

Nội dung giáo dục Lựa chọn nội dung giáo dục dựa vào các khoa học

chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn

Lựa chọn nội dung nhằm đạt kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn

Phương pháp dạy

học

Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, là trung tâm của hoạt động dạy học Học sinh tiếp thu thụ động kiến thức theo quy định

Giáo viên là người tổ chức, điều kiển quá trình dạy học, học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức

Trang 10

(1) Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS

tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn

=> GV là người tổ chức và chỉ đạo – HS tiến hành các hoạt động học tập

như: nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn,

=> Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, )

=> Trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo về tư duy cho HS.

2 Định hướng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học

Trang 11

(2) Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để HS biết cách

đọc SGK, tài liệu học tập, tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới,

Tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động;

Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen…=> hình thành, phát triển tiềm năng sáng tạo của HS

Chọn lựa và sử dụng linh hoạt các PPDH chung và phương pháp dạy học đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”

2 Định hướng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học

Trang 12

(3) Tăng cường phối hợp học cá nhân với học hợp tác theo phương châm

“tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”

=> Mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới

=> Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung

(4) Sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học; Thiết bị dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và đối tượng HS; ứng dụng hợp lý CNTT

(5) Chú trọng đổi mới việc đánh giá kết quả học tập

2 Định hướng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học

Trang 13

3 Những phẩm chất chủ yếu của học sinh cần đạt

trong chương trình giáo dục phổ thông mới

05/12/23

Trang 14

1 Phẩm chất chủ yếu

 Yêu nước: Yêu thiên nhiên, di sản, yêu con người; tự hào và bảo vệ

thiên nhiên, di sản, con người

 Nhân ái: Yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa; ghét cái xấu, cái ác; cảm thông, độ lượng; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người

 Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc trong lớp, trường, gia đình, cộng đồng, có ý thức vượt khó trong công việc

 Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc; tôn trọng lẽ phải; lên án sự gian lận

 Trách nhiệm: Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường; không đổ lỗi cho người khác

Trang 15

Những năng lực cần đạt trong chương trình

giáo dục phổ thông mới

05/12/23

Trang 16

2 Năng lực cốt lõi

 Tự chủ và tự học: Tự lực, tự khẳng định, tự định hướng, tự hoàn thiện

 Giao tiếp và hợp tác: Mục đích, nội dung, phương tiện, thái độ

 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, giải pháp, thực thi

 Năng lực ngôn ngữ: Tiếng Việt và ngoại ngữ (Đọc, Nghe, Nói, Viết)

 Năng lực toán học: Kiến thức, thao tác tư duy, sử dụng công cụ

 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Kiến thức, khám phá, vận dụng

 Năng lực công nghệ: Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá

 Năng lực tin học: Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá

 Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết, phân tích, đánh giá, tái tạo, sáng tạo

 Năng lực thể chất: Kiến thức, kỹ năng, tố chất, đánh giá

Trang 17

Chân dung người học sinh mới

Trang 18

THẢO LUẬN: ĐỊNH HƯỚNG MÔN GDCD

TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Nhiệm vụ 1 Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; nghiên cứu 5 phẩm

chất và 10 năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đề trả lời vấn đề sau:

1 Chương trình môn GDCD nên kế thừa và khắc phục những vấn đề nào trong chương trình hiện hành?

2 Biểu hiện của 5 phẩm chất, 10 năng lực nên được thể hiện trong chương trình môn GDCD mới như thế nào?

Thời gian: Báo cáo sản phẩm vào buổi thứ 7 , báo cáo theo tỉnh

Yêu cầu sản phẩm:

-Tự lựa chọn cách báo cáo sáng tạo (Sơ đồ tư duy; Tiểu phẩm; Bài thuyết trình ).

- Báo cáo trực tiếp: 5 – 10 nhóm bất kì

- Báo cáo qua email: ntquy@moet.gov.vn (Tất cả các nhóm)

- Thời hạn nộp báo cáo: Ngày 10/01/2018

Trang 20

1 Sinh hoạt chuyên

môn

Trang 21

- Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của các trường

- Là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực

sư phạm cho CBQL, GV

- Sinh hoạt chuyên môn có thể được tổ chức tại mỗi trường hoặc cụm trường

1 Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường

Trang 22

1 Nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho GV.

2 Giúp cho GV biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ

đề dạy học trong mỗi môn học (đơn môn, liên môn) phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của HS

3 Đổi mới nhận thức về các thành tố quá trình giáo dục trong nhà

trường (Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức dạy học,

kiểm tra đánh giá,…) theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

cho mọi HS

2 Mục đích của sinh hoạt chuyên môn

Trang 23

4 Giúp GV nắm vững quan điểm, phương pháp, kỹ thuật, hình thức

dạy học; chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng

HS, vùng miền và quá trình tổ chức hoạt động học tập

5 Xây dựng và phát triển quan hệ đồng nghiệp thân thiện, tôn trọng

theo hướng hợp tác, hỗ trợ và dân chủ; đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi GV

6 Phát triển quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, tạo điều kiện

cho cho gia đình và xã hội tham gia vào quá trình học tập của HS

2 Mục đích của sinh hoạt chuyên môn (tt)

Trang 24

1 Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên:

Tổ chức định kỳ 2 lần/tháng, gồm các nội dung (8):

(1) Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt chuyên môn định kỳ.

(2) Thảo luận các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học/hướng dẫn hoạt động giáo dục (3) Thống nhất những nội dung cần điều chỉnh, làm cho nội dung các bài học trong sách giáo khoa, tài

liệu học cập nhật, phù hợp.

(4) Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV.

(5) Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động tích cực của HS.

(6) Trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS.

(7) Thảo luận việc hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ, thiết bị dạy học; sắp xếp dụng cụ học tập trong lớp

học

(8) Các hoạt động hành chính, sự vụ khác trong nội dung hoạt động của tổ chuyên môn theo quy định

của điều lệ/quy chế nhà trường.

3 Nội dung của sinh hoạt chuyên môn

Trang 25

2 Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề:

Tổ chức theo kế hoạch của tháng, học kỳ hoặc cả năm, có thể gồm các nội dung:

(1) Thảo luận để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng kỹ thuật, phương pháp, hình thức tích cực phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường

(2) Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa

(3) Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục

(4) Trao đổi về sáng kiến kinh nghiệm và NCKH sư phạm ứng dụng của GV

(5) Tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tế dạy học tại các trường trên phạm vi huyện, tỉnh, cả nước

(6) Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể về các chủ đề liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ,

3 Nội dung của sinh hoạt chuyên môn

Trang 26

2 Sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá

Trang 27

1 Mục đích

 Nâng cao chất lượng SHCM trong nhà trường, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS.

chuyên đề dạy học phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của HS.

 Sử dụng các PP, KTDH tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề.

Trang 28

2 Một số nội dung SHCM về PPDH, KTĐG

2.1 Xây dựng chủ đề dạy học

 Tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào CT-SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng PPDH tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường

 Trên cơ sở rà soát chuẩn KT, KN, TĐ theo CT hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho HS theo PPDH tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong mỗi chủ đề đã xây dựng

Trang 29

2 Một số nội dung SHCM về PPDH, KTĐG

2.2 Biên soạn câu hỏi/bài tập

- Với mỗi chủ đề đã xây dựng xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để KTĐG năng lực và phẩm chất của HS

- Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề

đã xây dựng…

Trang 30

2 Một số nội dung SHCM về PPDH, KTĐG

2.3 Thiết kế tiến trình dạy học

Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức thành các hoạt động học của HS để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà,

Mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của PP và KTDH được sử dụng.

2.4 Tổ chức dạy học và dự giờ

Trang 31

Mỗi bài học bao gồm các HĐ học theo tiến trình sư phạm của PP, KT DH tích cực được sử dụng Mỗi HĐ

có thể sử dụng một KT DH tích cực nào đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước như sau:

1 Chuyển giao nhiệm vụ HT: nhiệm vụ HT rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về

sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS, đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

2 Thực hiện nhiệm vụ HT: khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ HS; phát hiện kịp thời

những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị "bỏ quên“.

3 Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung HT và KTDH tích cực được sử

dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung HT; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HT: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ HT của HS; phân

tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.

2.4 Tổ chức dạy học và dự giờ

Trang 33

Cv 5555

4 tiêu chí đánh giá giáo viên

4 tiêu chí cho Kế hoạch bài học

4 tiêu chí đánh giá học sinh

Tiến trình bài học được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của PPDH tích cực:

1 Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được

sử dụng (Các hoạt động học sử dụng trong bài học

có hỗ trợ cho nhau hay không? Và có phù hợp không?)

2 Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật

tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm

vụ học tập

3 Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

4 Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS

Ngày đăng: 17/06/2018, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w