1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN học VIỆT NAM SAU 1975

5 240 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 18,98 KB

Nội dung

Văn học thực sự xác định được nội dung tư tưởng chủ đạo trong sáng tác, đó là ngợi ca hình ảnh tổ quốc những ngày đầu thống nhất, đề cao phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam Xã hội c

Trang 1

VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975

Description: văn học thời kì đổi mới

nddoan - December 26, 2007 11:31 AM (GMT)

VI Văn học Việt Nam từ 1975 - cuối 1999

1 Tổng quát Văn học Việt Nam từ 1975 - cuối 1999

1.1 Tiền đề ra đời và phát triển văn học Việt Nam giai đoạn này

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối, nhân dân Việt Nam thực sự bước vào cuộc sống mới, cuộc sống tự do, dân chủ, bình đẳng và công bằng

Niềm vui thống nhất, anh em Nam - Bắc từ nay được sống chung dưới một mái nhà Việt Nam tạo nên sức mạnh và niềm hăng say lao động, sự cống hiến hết mình vì tổ quốc thân yêu và cho toàn dân tộc

Tất cả mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi từ cụ già tới em nhỏ, từ phụ nữ đến đàn ông, từ thanh niên, nông dân đến trí thức đều hào hứng trước những biển đổi của đất nước, cùng bước vào giai đoạn kiến thiết nước nhà, khắc phục hậu quả chiến tranh

Chính vì vậy, tinh thần hăng hái ấy cũng ảnh hưởng rất lớn tới các sáng tác văn học giai đoạn này Văn học thực sự xác định được nội dung tư tưởng chủ đạo trong sáng tác, đó là ngợi ca hình ảnh tổ quốc những ngày đầu thống nhất, đề cao phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam Xã hội chủ nghĩa cũng như động viên tinh thần lao động và xây dựng nước nhà giàu mạnh của người dân cả nước

Ngòi bút của các nhà văn trong thời kỳ này cũng lên tiếng phê phán những sai lầm, những quan điểm lạc hậu, quan liêu, chống đối, bao cấp còn tồn tại trong xã hội, do đó văn chương trở thành một thứ vũ khí sắc bén đóng góp đáng kể vào công cuộc làm đẹp, làm giàu cho đất nước

Văn học giai đoạn từ 1975 đến cuối thế kỷ XX đã phản ánh một cách chân thực về bức tranh hiện thực cuộc sống, về những khó khăn vất vả và tinh thần lao động, phấn đấu không mệt mỏi của người dân Việt Nam, đồng thời nó cũng phản ánh được những bất cập tồn tại trong đời sống hiện tại để từ đó, văn chương góp phần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ này

1.2 Quá trình phát triển của văn học Việt Nam trong giai đoạn này

Văn học Việt Nam trải qua các thời kỳ quan trọng

Thời kỳ 1975 - 1980: Đây là giai đoạn các sáng tác vẫn còn mang âm hưởng của chiến tranh, bởi vậy những đề tài chính vẫn xoay quanh những vấn đề về chiến tranh, hậu quả của chiến tranh để lại, những con người thời hậu chiến, những hồi tưởng về một quá khứ đã qua…

Thời kỳ 1980 - 1985: Văn học giai đoạn này thực sự có những bước tiến quan trọng, số lượng

Trang 2

các tác phẩm tăng đáng kể, phong phú về thể loại, nhiều đề tài được khai thác và trở thành luồng

“sáng tạo” của nhà văn Nội dung chính vẫn xoay quanh cuộc sống của con người, những thành tựu của đổi mới và những tấm gương sáng trong công cuộc kíên thiết nước nhà: những gương lao động tiên tiến, quên mình vì công việc chung, những nhân vật chính trong các tác phẩm văn học

do đó cũng giàu cá tính hơn và đa dạng hơn

Thời kỳ từ 1985 đến nay: Văn học phát triển song song với những chuyển biến của đất nước Các nhà văn cũng mang những quan điểm sáng tác mới, ngôn ngữ trong văn học được hiện đại hoá cho phù hợp với sự phát triển của thời đại Con người xuất hiện trong các sáng tác có cái nhìn chính diện hơn, sâu rộng hơn, trí thức và năng động, luôn hướng tới những điều lớn lao và tốt đẹp cho xã hội

Đặc biệt, văn học dịch đã có được những bước tiến đáng kể, độc giả Việt Nam ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với những tác phẩm văn học nước ngoài, những nền văn học phương Tây, những tác phẩm lớn của văn học thế giới Cạnh đó, nền văn học Việt Nam cũng ngày được củng

cố và đổi mới cả về hình thức nghệ thuật lẫn nội dung sáng tác, tạo nên diện mạo riêng cho văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến cuối những năm 1999

1.3 Các thể loại văn học chính

Truyện ngắn

Sau năm 1975, đất nước ta bắt đầu đổi mới, ngôn ngữ văn xuôi đã có một sự chuyển biến mạnh

mẽ theo hướng tiếp tục hiện đại hoá Chính điều kiện xã hội này đã có tác động tích cực tới các biến chuyển này trên nguyên tắc mở rộng giao lưu văn hoá Ngôn ngữ văn xuôi hiện đại ra đời với một tư duy văn học mới

Mười năm kể từ ngày thống nhất đất nước, đó là khoảng thời gian rất có ý nghĩa của văn học Không khí hồ hởi sau khi nước nhà giành được độc lập, hồi ức về những thắng lợi cũng như những ảnh hưởng chiến tranh để lại, sự đối mặt với nó và đối mặt với những khó khăn trong đời sống thời gian sau chiến tranh… luôn là vấn đề được các nhà văn quan tâm, trở thành chủ đề chính trong sáng tác thời kỳ này

Thống nhất đất nước cũng đồng thời với quá trình tăng tốc thống nhất của ngôn ngữ văn học Cuộc chiến tranh qua đi để lại những vết thương trong lòng dân tộc Việt Văn học giai đoạn này,

vì thế luôn đề cập đến những lo toan đời thường, sự nghèo nàn của nền kinh tế nông nghiệp là chính, những khó khăn do chưa thoát khỏi tình trạng phụ thuộc kinh tế (do các nước hỗ trợ) Các nhà văn Việt Nam cũng là những người trong thời cuộc đó, cũng trăn trở, cũng tìm tòi làm sao đưa nền văn học Việt Nam tiến tới bước phát triển mới

Công cuộc đổi mới đặt cho các nhà văn Việt Nam một yêu cầu trở nên cấp bách, làm sao để văn học có thể hội nhập với công cuộc đổi mới của đất nước? Lý do tưởng chừng phức tạp vậy mà hàng loạt tác phẩm được ra đời trả lời cho câu hỏi Tốc độ sáng tác được đẩy lên rất nhanh, nhiều nhà văn mới cầm bút đã dành được sự quan tâm của độc giả: Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê… Nhân vật văn xuôi giai đoạn này cũng đã thoát ly khỏi tuýp nhân vật thời kỳ trước, sự toan tính được đưa nhiều hơn

Trang 3

trong sáng tác, vừa đa dạng, vừa mạnh mẽ.

Các tác phẩm chính có thể kể đến: Duy Khán với Tuổi thơ im lặng (1986), Mã A Lềnh với Chuyện bây giờ mới kể (1996), Nguyễn Đức Thọ với Hồi ức làng Che (1999), Bảo Ninh với Trại bảy chú lùn (1987), hay Bão Vũ với Hoang đường…

Tiểu thuyết

Xét về dung lượng và phạm vi hoạt động của nhân vật t rong tiểu thuyết so với truyện ngắn rộng hơn nhiều, quan hệ giữa các nhân vật cũng phức tạp hơn Trong khoảng 25 năm cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết đã có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng

Sau chiến tranh tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn song những ngày tháng sống trong hoà bình

đã giúp nhà văn có thời gian tĩnh lặng trong tâm hồn để từ đó chiêm nghiệm về cuộc sống xung quanh, về con người và những vấn đề xã hội để từ đó cho ra đời những tác phẩm có tầm trí tuệ và

tư duy sâu sắc Đời sống Chủ nghĩa xã hội với những mâu thuẫn trong sự phát triển đã thực sự cuốn hút và chinh phục các nhà văn Tiểu thuyết vì thế cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến: Chu Văn với Bão biển, Nguyễn Minh Châu với Mảnh trăng cuối rừng và Dấu chân người lính, Dương Hướng với Bến không chồng, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Chu Lai với Phố, Ăn mày dĩ vãng, hay Ma Văn Kháng với Đám cưới không giá thú…

Thơ ca

Đây là giai đoạn thơ tiếp tục được đổi mới về ngôn ngữ Cũng như văn xuôi, ngôn ngữ thơ từ sau

1975 nhất là từ khi Việt Nam bắt đầu bứơc vào công cuộc đổi mới đã tiếp tục quá trình hiện đại hoá về ngôn từ và phong cách

Sau năm 1975 - 1986, Nội dung thơ ca cũng được biến đổi mạnh cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, đặc biệt là trong kết cấu và bút pháp

Chưa bao giờ số lượng thơ được sáng tác nhiều như thế, một nền dân chủ trong sáng tác thơ thực

sự xuất hiện và tồn tại trong thực tế, hàng nghìn tập thơ của hơn 200 tác giả nghiệp dư được xuất bản, các nhà thơ giai đoạn này thường thiên về khuynh hướng thơ tự do Cái tôi thực sự có chỗ đứng trong thơ Việt Nam Nó thật và chân thành, không hề đối lập với cộng đồng hay xa rời thực

tế, xa rời cái chung, trái lại, nó còn làm cho bức tranh cuộc sống được vẽ nên trong thi ca trở nên chân thực và đầy đủ hơn Ngôn ngữ thơ tự do đã hoàn toàn chiếm lĩnh nghệ thuật thơ Việt Nam trong suốt ba thập kỷ cuối thế ỷ XX

Sau năm 1980, một số nhà thơ tìm đến chủ nghĩa hiện đại trong sáng tác với hy vọng tìm được những điều mới mẻ cho ngôn ngữ thơ Khác với giai đoạn trước, khi ngôn ngữ thơ giản dị, dễ hiểu và thiên về miêu tả, phản ánh trực tiếp hiện thực thì trong giai đoạn này ngôn ngữ thơ có bề trừu tượng hơn và thêm nhiều phong cách mới mang lại những diện mạo mới cho văn học Việt Nam Thơ thực nhưng cũng vẫn có ảo, có ý thức và mang cả vô thức, có cảm và có nhận…

Trang 4

Các tác phẩm thơ thể hiện phong cách mới không thể thiếu nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa), Hoàng Hưng (Người đi tìm mặt), Lê Đạt (Bóng chữ)…

Lý luận, phê bình văn học

Thể loại văn học lý luận phê bình văn học vào thời gian từ năm 1975- 1989, với những đánh giá văn học, lý luận phê bình văn học đương đại vẫn phần nào phân tán, chưa có được những phân tích chuyên sâu, chưa có những đột biến để hình thành xu hướng mới trong thể loại văn học này Nhưng nhìn chung nó vẫn cùng đồng hành với tiến trình văn học đổi mới chứ không hề tụt lại sau Có thể đánh giá những tiến bộ của thể loại văn học này như sau:

Sự thay đổi, bổ sung của lý luận văn học:

Có thể nói, cả hệ thống khái niệm lý luận văn học đang chuyển động theo hướng tiếp cận hệ thống ngôn ngữ lý luận của thế giới, một quan niệm mới về văn học được hình thành thực sự mở

ra một không gian mới cho tư duy văn học

Sự thâm nhập các lý thuyết về lý luận văn học của nước ngoài

Việc này trước đây chưa được các nhà văn quan tâm đúng mức do quan niệm sai lệch vẫn kỳ thị với kho tàng lý luận văn học Phương Tây Tới nay thì quan niệm này đã có nhiều thay đổi do sự hiểu biết được mở rộng, và nhiều bài dịch, giới thiệu về tác giả văn học nước ngoài cũng đã được đưa vào Việt Nam và từ Việt Nam được dịch và đưa tới các nước khác trên thế giới

Việc xây dựng lý luận và hình thành các hướng nghiên cứu mới: Tuy chưa phổ biến và chưa đồng đều nhưng các hướng nghiên cứu mới này đã thực sự tạo ra sự đa dạng trong cách tiếp cận văn học và hứa hẹn sự phát triển sau này

Các nhà lý luận tiêu biểu có thể kể đến: Nguyễn Khải (Thượng đế thì cười), Nguyễn Minh Châu (Trang giấy trước đèn, tập hợp tất cả các di sản lý luận phê bình văn học của riêng nhà văn), Văn Tâm (Giảng văn Văn học lãng mạn, Góp lời thiên cổ sự, Vườn khuya một mình…), Trần Đình

Sử (Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam), Nguyễn Đăng Mạnh (Mấy vấn

đề phương pháp nghiên cứu phân tích thơ Hồ Chủ Tịch, Nhà văn tư tưởng và phong cách, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Chân dung và phong cách)

2 Cấu trúc dữ liệu

7 Các tác giả thuộc thể loại thơ

8 Các tác giả thuộc thể loại tiểu thuyết

9 Các tác giả thuộc thể loại truyện ngắn

10 Các tác giả thuộc thể loại ký, kịch

11 Các tác giả thuộc thể loại văn học dịch

Trang 5

12 Các tác giả thuộc thể loại nghiên cứu lý luận phê bình

3 Nhận xét chung

Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến cuối Tk XX thể hiện một cách sinh động hiện thực cuộc sống, về những vất và tinh thần phấn đấu không mệt mỏi của mỗi người dân Việt Nam thời

kỳ đổi mới đất nước Đồng thời nó cũng phản ánh được những bất cập để góp phần vẽ nên bức tranh văn học sống động và phong phú về văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến những năm cuối thế kỷ XX đã thực sự phản ánh rõ nét tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân thời kỳ đổi mới, đồng thời lên án những thói xấu, những tiêu cực trong xã hội hiện tại để tạo nên một dòng văn học trung thực và giàu ý nghĩa Văn học giai đoạn này không những đổi mới về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật mà còn cả trêm mặt quan điểm sáng tác Cụ thể: thể loại sáng tác đa dạng hơn, hình thức nghệ thuật phong phú, nhân vật được xây dựng với nhiều nét tính cách điển hình cho con người thời đại mới, tác phẩm bắt đầu hướng tới độc giả bên ngoài, song song với nó, tư tưởng “mang thế giới tới Việt Nam” cũng được xác định trong văn học

Trong giai đoạn này, nhiều nhà văn trẻ cũng xuất hiện với sức viết dồi dào và có nhiều ý tưởng táo bạo, mới lạ Họ thực sự là đại diện cho lớp nhà văn mới với cách nhìn mới và cách khám phá mới Từ đó đem lại diện mại mới cho nền văn học Việt Nam

VII Kết luận

Đến nay, văn học Việt Nam đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, mỗi chặng đường gắn liền với những mốc thăng trầm của lịch sử dân tộc, mỗi giai đoạn văn học lại mang một dấu ấn riêng, một đặc trưng riêng Nhiều nhà văn tên tuổi đã đóng góp vào nền văn học này, nhiều tác phẩm đã

đi vào lịch sử thơ ca dân tộc Chính lẽ đó làm chúng ta không thể quên được: Kho tàng văn học Việt Nam tới nay là một kho tàng tri thức văn hoá quý giá của Dân tộc Việt Nó là một giá trị tinh thần mà mỗi người dân Việt Nam phải giữ gìn, bảo quản và suy ngẫm, chiêm nghiệm, tự hào

Và trong kho tàng đó, văn học Việt Nam thế kỷ XX (được thể hiện một phần trong phần nội dung đề cương này) là bước “TIẾP LỬA” của các thời kỳ văn học trước, chúng ta phải luôn làm

“giàu hơn”, “đẹp hơn” nền văn học này để xứng đáng với những gì ta đã có, đang có, sẽ có và cũng để xứng với tầm vóc của nền văn học thế giới./

Ngày đăng: 01/06/2018, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w