1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những hướng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học việt nam sau 1975

135 907 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 351,5 KB

Nội dung

Bộ giáo dục & đào tạo Trờng Đại học Vinh -------***------- Ngô Thị Quỳnh Nga những hớng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học việt nam sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2007 1 Bộ giáo dục & đào tạo Trờng Đại học Vinh -------***------- Ngô Thị Quỳnh Nga những hớng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học việt nam sau 1975 Chuyên ngành: văn học việt nam Mã số: 60 22 34 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Phan Huy Dũng Vinh - 2007 2 Mục lục Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .11 4. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu 11 5. Phơng pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp mới của luận văn .12 7. Cấu trúc luận văn 12 Chơng 1: Tổng quan về mảng văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại 1.1. Khái niệm văn xuôi viết về đề tài lịch sử .13 1.2. Các giai đoạn phát triển và những hớng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại (trớc 1975) 13 1.3. Những điều kiện tạo nên bớc phát triển mới của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975 .19 Chơng 2: Những hớng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975 trên phơng diện nội dung 2.1. Thay thế cảm hứng minh họa bằng cảm hứng nhận thức 25 2.2. Quan tâm là sáng tỏ cội nguồn văn hoá của các sự kiện lịch sử 47 2.3. Việc vận dụng nguyên tắc lấy xa nói nay 61 Chơng 3: Những hớng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975 trên phơng diện nghệ thuật 3.1. Thay thế tính ghi chép biên niên bằng tính linh hoạt, ngẫu hứng trong kết cấu .80 3.2. Gia tăng yếu tố h cấu tuỳ tiện 100 3 3.3. Quan tâm tới vấn đề lịch sử trong con ngời qua việc xây dựng các nhân vật có sức sống nội tại .113 Kết luận127 Tài liệu tham khảo 4 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã có những đổi mới mang tính đột phá cả về nội dung và hình thức. Văn học đã thực sự đợc cởi trói, ngời nghệ sĩ đợc tạo điều kiện phát triển và thể hiện cá tính sáng tạo của mình. Các nhà văn đã không ngần ngại khi đi vào những vùng khuất tối, gai góc của đời sống để khám phá, phản ánh thế giới tinh thần đầy phức tạp và nhu cầu bản năng của con ngời, đề cập đến những vấn đề bức xúc trong cuộc sống hiện đại . Trong không khí sôi nổi và dân chủ của văn học nớc nhà thời kì đổi mới, văn xuôi viết về đề tài lịch sử cũng có sự vận động, phát triển, đổi mới mạnh mẽ, thực sự gây ấn tợng đối với độc giả. Cách nhìn nhận về lịch sử, quan niệm về lịch sử của các nhà văn đa dạng hơn. Lịch sử không còn là những xác chết và những sự cố biên niên u lì nữa mà đợc thổi vào tinh thần, hơi thở của cuộc sống hiện đại. Chất liệu lịch sử đợc xử lí khác nhau ở mỗi nhà văn, nhng nhìn chung các tác giả đều cố gắng tìm kiếm những hớng đi mới, vợt thoát khỏi lối viết truyền thống. Vậy sau 1975 văn xuôi viết về đề tài lịch sử đã có những h- ớng tìm tòi nh thế nào? Đề tài của chúng tôi cố gắng làm rõ vấn đề này. 1.2. Văn xuôi viết về đề tài lịch sử sau 1975 vẫn đang trong quá trình tìm tòi, xác định hớng đi cho mình nhng bớc đầu chúng ta đã có thể nhận thấy những thành tựu và đóng góp của mảng văn học này đối với sự phát triển chung của văn học dân tộc. Sau 1975, nhất là từ những năm 90 của thế kỉ XX, văn học Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm viết về đề tài lịch sử với cách thể hiện hoàn toàn mới lạ. Bộ truyện ngắn lịch sử (Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa, Nguyễn Thị Lộ) của Nguyễn Huy Thiệp, truyện ngắn Mùa ma gai sắc của Trần Vũ, tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu thợng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Gió lửa, Đất trời của Nam Dao . xuất hiện đã tạo nên những cú sốc trong d luận, làm tốn không ít giấy mực của giới phê bình. Những tác phẩm 5 này đã thể nghiệm một cách viết mới, đa đến một quan niệm mới về đề tài lịch sử. Nhiều tác phẩm đã đợc trao giải chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội nh Vằng vặc sao Khuê của Hoàng Công Khanh (năm 1999), Hồ Quý Ly (năm 2000), Giàn thiêu (2003), Mẫu thợng ngàn (năm 2006). Nh vậy văn xuôi viết về đề tài lịch sử sau 1975 đã đạt đợc những thành công đáng kể và đang còn nhiều hứa hẹn phía trớc. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về mảng văn học này còn cha tơng xứng với những đóng góp của nó. Với số lợng tơng đối ít ỏi, các bài viết và công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những tác phẩm cụ thể hoặc khẳng định chung chung những thành tựu đã đạt đợc của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975, cha cho ta thấy đợc đầy đủ diện mạo của mảng văn học này. Đây cũng là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài Những h- ớng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975 nhằm tìm hiểu những nỗ lực tìm kiếm hớng đi mới trên phơng diện nội dung và nghệ thuật của văn xuôi viết về đề tài lịch sử sau 1975, qua đó nhận ra những đổi mới và đóng góp của mảng văn học này cho nền văn học hiện đại. 1.3. Việc đi sâu tìm hiểu Những hớng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975 sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về xu hớng vận động chung của văn xuôi viết về đề tài lịch sử nói riêng và của văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, đánh giá đúng giá trị của những tác phẩm từng gây nhiều tranh cãi. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn xuôi viết về đề tài lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến trớc 1975 đã đợc các nhà nghiên cứu tìm hiểu khá kĩ lỡng, trong đó, công trình bao quát nhất về mảng văn học này là luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Lợi với đề tài: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Luận án đã khái quát quá trình hình thành, vận động và những đặc điểm về nội dung, hình thức của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Tác giả đã đa ra cách hiểu về tiểu thuyết lịch sửnhững tác phẩm mang trọn đặc trng của tiểu thuyết nhng lại lấy nội dung 6 lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật [46, tr.23]. Ông cũng chỉ ra sự khác biệt giữa tiểu thuyết lịch sử và khoa học lịch sử. Sau năm 1975, với những tìm tòi mới trên phơng diện nội dung và hình thức, văn xuôi viết về đề tài lịch sử cũng đã đợc d luận quan tâm. Một số bài viết đã đa ra những quan điểm mới rất đáng chú ý về mảng văn học này. Trong những sáng tác thuộc nhiều thể loại viết về đề tài lịch sử, mảng tiểu thuyết chiếm số lợng lớn và đạt đợc nhiều thành tựu hơn cả. Bởi vậy, việc các bài viết và công trình nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến tiểu thuyết là điều dễ hiểu. 2.1. Số bài viết, công trình nghiên cứu khái quát về quá trình phát triển và các đặc trng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử tuy cha nhiều nhng rất đáng chú ý. Giáo s Phan Cự Đệ, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX, chơng III đã đề cập những vấn đề cơ bản nhất của thể loại cũng nh nhấn mạnh đặc điểm chủ yếu của tiểu thuyết lịch sử, so sánh nhiệm vụ của nhà viết sử và nhà viết tiểu thuyết lịch sử, phân biệt hai khái niệm tiểu thuyết lịch sử (roman historique) và lịch sử đ- ợc tiểu thuyết hoá (histori romancé). Tác giả đã đề xuất một cách nhìn khá mới về tiểu thuyết lịch sử thông qua việc chỉ ra tác dụng của nó: Nó có thể soi sáng những thời kỳ quá khứ con ngời đã trải qua với mục đích rõ ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lỡng nan của thời đại . Tác giả tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ nh một khí cụ để vẽ lên những điểm tơng đồng giữa quá khứ và hiện tại và do đó làm sáng tỏ hiện tại [1, tr.179] . Cách nhìn mới về tiểu thuyết lịch sử của ông còn thể hiện qua nhận xét về tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác: Ông không quan niệm lịch sử chỉ là những câu chuyện của các ông hoàng, bà chúa, của các tớng lĩnh, là sử biên niên của các trận đánh. Tiểu thuyết lịch sử trớc hết là tiểu thuyết, là thế sự, là chất văn xuôi(caractère prosaique), là cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con ngời và thiên nhiên [19, tr.192]. 7 Nhà văn Nam Dao trong bài Về tiểu thuyết lịch sử đã nói rõ quan niệm riêng của mình. Theo ông, lịch sử không là những xác chết và những sự cố biên niên u lì. Trong tiểu thuyết lịch sử, quá khứ là lịch sử nhìn bởi nhà văn, nhà văn nh chủ thể [16], và tiểu thuyết lịch sử hoá ra là một tập hợp những dự phóng về tơng lai có thể có đợc [16]. Trong Lời ngỏ tiểu thuyết Gió lửa ông viết: soi rọi vào những vấn đề nhân quần xã hội và thân phận con ngời trong quá khứ là một cách đi tìm sự sống tàng ẩn trong lịch sử. Lịch sử đó là lịch sử sống. Nó tạo đợc khả năng nhìn vào tơng lai dới một góc độ có ý thức [15]. Cùng quan điểm với Nam Dao, trong bài Về tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Vy Khanh cho rằng tiểu thuyết lịch sử: là một cách tra hỏi và nghi vấn quá khứ để biện minh hiện tại và chỉ hớng cho tơng lai, qua trung gian một hay nhiều tác giả. Nh vậy, chúng cũng là những tiểu thuyết luận đề khi đặt lại vấn đề, dữ kiện lịch sử, đề ra luận đề mới, mợn dĩ vãng nói chuyện hiện tại, có thể có ý chống lại bớc lịch sử hoặc trật tự xã hội đang có [37]. Nhà văn Hoàng Quốc Hải bằng kinh nghiệm sáng tác của mình trong bài phỏng vấn Tiểu thuyết lịch sử là h cấu đến độ chân thực! đã chia tiểu thuyết lịch sử thành hai trờng phái chính sử và dã sử, ngoài ra còn có trờng phái chính dã bất phân. Tức là họ dùng cả chính sử và dã sử để làm cái cớ, rồi viết theo ý mình. Nhà văn tự nhận mình viết theo trờng phái chính sử của các cụ Lep Tôn-xtôi và Alếchxây Tôn-xtôi [25]. Nguyễn Mộng Giác có cùng ý kiến với Hoàng Quốc Hải. Đây cũng là cách phân chia khá sát với hiện thực sáng tác tiểu thuyết lịch sử sau 1975, đợc nhiều ngời tán đồng. Gần đây có một số công trình khái quát những cách tân, quá trình vận động, phát triển của tiểu thuyết lịch sử qua một số tác phẩm tiêu biểu nh các luận văn thạc sĩ : Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nửa sau thế kỉ XX của Đỗ Hải Ninh, Thành tựu của tiểu thuyết lịch sử qua Vạn Xuân và Hồ Quý Ly của Trần Thị Quỳnh Hoa. Luận văn Những cách tân đáng chú ý của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới của Nguyễn Thị Phơng 8 Thanh đã đánh giá khá bao quát và thấu đáo những đổi mới của tiểu thuyết lịch sử sau 1975. Tuy nhiên những công trình này chủ yếu khái quát những thành công của tiểu thuyết lịch sử, và mới chỉ khảo sát trên một số tiểu thuyết, bỏ qua bộ phận sáng tác khá đặc sắc là truyện ngắn lịch sử. 2.2. Mối quan hệ giữa văn họclịch sử, giữa h cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử trong các tác phẩm viết về đề tài lịch sử hiện nay vẫn đang là vấn đề đợc nhiều ngời quan tâm. ý kiến chung của các tác giả là cần phải viết các sự kiện cụ thể nhng không cần phải tuân theo một cách quá mù quáng các sự kiện đó. Về vấn đề này, Phan Cự Đệ khẳng định: Trong quá trình sáng tác, các nhà viết tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ vai trò của h cấu sáng tạo nghệ thuật [19, tr.167] và Nhà nghệ sĩ sẽ dùng quyền sáng tạo và h cấu để bổ sung cho những chi tiết, những thời kì mà lịch sử không nói đến . dựa trên vốn sống và những tài liệu lịch sử, nhà nghệ sĩ phải tởng tợng và bổ sung cho vô số những điểm trắng [19, tr.166]. Theo ông giữa văn chơng và lịch sửsự thẩm thấu vào nhau, khó có thể tách biệt trong tiểu thuyết lịch sử, sự kiện lịch sửsự kiện h cấu, nhân vật lịch sử và nhân vật sáng tạo trộn lẫn vào nhau, vì thế khó lòng có thể bảo đảm một sự chính xác lịch sử đến tuyệt đối [19, tr.170]. Trần Vũ với kinh nghiệm của một ngời chuyên lôi chuyện lịch sử vào trong sáng tác đã gọi tiểu thuyết lịch sử là một bộ phận của h cấu. Ông khẳng định Lịch sử trong tiểu thuyết - một tuỳ tiện ý thức, đồng thời phản đối gay gắt quan niệm viết tiểu thuyết phải y chang nh thật, mà cho rằng có thể pha trộn nửa thật nửa ảo và có quyền phóng đại thực tế lên đến mức . tiểu thuyết [70]. Đỗ Ngọc Yên trong bài Giới hạn giữa h cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử đăng trên báo Văn nghệ trẻ số 24 cũng có cùng quan điểm trên: Ngời nghệ sĩ hoàn toàn có quyền tái hiện lịch sử theo cách riêng của mình. Nhng tuyệt nhiên anh ta không đợc phép bịa đặt lịch sử, hay nhà nghệ sĩ không chỉ biết tôn trọng đến mức cần thiết sự thật lịch sử mà 9 cần phải sáng tạo thế giới thứ hai, thế giới của các hình tợng văn học nghệ thuật bằng cảm xúc, tài năng cá nhân của anh ta [71]. Cùng quan niệm với các tác giả trên còn có Bùi Văn Lợi, Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Vy Khanh . Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò của yếu tố h cấu trong tác phẩm viết về đề tài lịch sử. 2.3. Sự tự khẳng định khá ấn tợng của mảng văn xuôi viết về đề tài lịch sử sau 1975 với những hớng tìm tòi, thể nghiệm táo bạo, mạo hiểm đã lập tức thu hút đợc sự chú ý của d luận. Nhiều bài báo, chuyên khảo, các cuộc thảo luận, hội thảo đã đa ra những ý kiến đánh giá trực tiếp về các tác phẩm. Hoàng Công Khanh, tác giả tiểu thuyết Vằng vặc sao Khuê, đạt giải th- ởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 1999 đợc Trần C đánh giá rất cao về: bản lĩnh trong việc xây dựng nhân vật Nguyễn Trãi đạt tới tầm cỡ lịch sử, trên nhiều bình diện, trong đời sống chung và cả đời sống riêng t [10]. Nguyễn Xuân Khánh có lẽ là nhà văn có duyên nhất với mảng sáng tác về đề tài lịch sử. Trong vòng sáu năm ông đã cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết bề thế, công phu, hấp dẫn và chiếm đợc cảm tình của d luận. Khi tác phẩm Hồ Quý Ly của ông xuất hiện và đạt giải chính thức cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức và giải 2000 - 2001 của Hội Nhà văn Hà Nội, báo Văn nghệ đã tổ chức Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly (số 41, ngày 7/10/2000). Qua hội thảo, tác phẩm đã đợc nhìn nhận từ nhiều phơng diện, nhất là ở phơng diện thể loại. Nhà văn Hoàng Quốc Hải nhận xét: Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết rất nghiêm túc, bám sát chính sử. Văn chơng mợt mà, có sức cuốn hút, đọc hết 800 trang vẫn muốn đọc lại[54]. Ông phát hiện t tởng chủ đề của tiểu thuyết Hồ Quý Ly xoay quanh ba chữ thời thiên tuý mà tác giả đã khéo léo đề cập . [54]. Theo ông, nguyên nhân thành công của cuốn sách là tác giả đã chọn đợc thời điểm lịch sử và nhân vật mà mình yêu thích và nghiền ngẫm cả cuộc đời, tạo đợc cảm hứng tự do, gạt ra mọi ràng buộc, thể hiện tính công bằng lịch sử. 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 19:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (Chủ biên) (2001), Từ điển tác phẩm văn xuôi ViệtNam (từ cuối thế kỉ XIX đến 1945), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt "Nam (từ cuối thế kỉ XIX đến 1945)
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
2. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (Chủ biên) (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi ViệtNam (1945 - 1975), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt "Nam (1945 - 1975)
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
3. Hà Ân (1963), Quận He khởi nghĩa, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quận He khởi nghĩa
Tác giả: Hà Ân
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1963
4. Hà Ân (1972), Tổ quốc kêu gọi, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ quốc kêu gọi
Tác giả: Hà Ân
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1972
5. Lại Nguyên Ân (2000), “Hồ Quý Ly”, Nhà văn (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Hồ Quý Ly”, "Nhà văn
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2000
6. Lại Nguyên Ân, “Tiểu thuyết và lịch sử”, http://www.Vnn.Vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết và lịch sử”
7. Bakhatin. M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh C tuyển chọn dịch và giới thiệu, Trờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhatin. M
Năm: 1992
8. Hoà Bình, “Mẫu thợng ngàn - Nội lực văn chơng của Nguyễn Xuân Khánh”, http://www.Vnn.Vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẫu thợng ngàn - Nội lực văn chơng của Nguyễn XuânKhánh”
9. Hoàng Cát (2000), “Tiểu thuyết Hồ Quý Ly- thởng thức và cảm nhận”, Sách (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiểu thuyết Hồ Quý Ly- thởng thức và cảm nhận”, "Sách
Tác giả: Hoàng Cát
Năm: 2000
10. Trần C (2000), “Đến với Nguyễn Trãi qua Vằng vặc sao Khuê”, Văn nghệ (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Đến với Nguyễn Trãi qua Vằng vặc sao Khuê"”, Văn nghệ
Tác giả: Trần C
Năm: 2000
11. Phan Trần Chúc (2000), “Vua Quang Trung”, Nxb Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vua Quang Trung
Tác giả: Phan Trần Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2000
12. Lê Đình Danh (2006), Tây Sơn bi hùng truyện, Nxb Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Sơn bi hùng truyện
Tác giả: Lê Đình Danh
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2006
13. Nam Dao, §Êt trêi, http://amvc.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: §Êt trêi
14. Nam Dao, Gió lửa, http://amvc.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gió lửa
15. Nam Dao, “Lời ngỏ” tiểu thuyết Gió lửa, http://amvc.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Lời ngỏ"”" tiểu thuyết
16. Nam Dao, “Về tiểu thuyết lịch sử”, http://amvc.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Về tiểu thuyết lịch sử
17. Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”, http://vietbay.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử
18. Trơng Đăng Dung (1994), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm của Lucacs” , Văn học (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm của Lucacs"”, Văn học
Tác giả: Trơng Đăng Dung
Năm: 1994
19. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
20. Trung Trung Đỉnh (2004), “Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử nớc nhà”, Văn nghệ quân đội (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử nớc nhà”, "Văn nghệ quân đội
Tác giả: Trung Trung Đỉnh
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w