Việc vận dụng nguyên tắc lấy xa nói nay

Một phần của tài liệu Những hướng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học việt nam sau 1975 (Trang 64 - 102)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.Việc vận dụng nguyên tắc lấy xa nói nay

2.3.1. Về nguyên tắc lấy xa nói nay trong sáng tác văn học về đề tài lịch sử

Tác phẩm văn học suy cho cùng là “nơi kí thác, nơi khẳng định quan điểm nhân sinh, lý tởng thẩm mĩ” [30, tr.196] của nhà văn. Nhà văn thông qua tác phẩm để gửi gắm những thông điệp của thời đại. Thông điệp đó có thể là những quan điểm, cách nhìn nhận, những tâm sự của tác giả về các vấn đề thời đại, con ngời và xã hội, hoặc là những dự báo về tơng lai. Truyền thống sáng tác văn học về đề tài lịch sử ở nớc ta thờng lấy mục đích chính là phản ánh chân thực lịch sử. Tuy nhiên, không ít nhà văn đã xem lịch sử là chất liệu, phơng tiện để chuyển tải các vấn đề của hiện tại, làm cho tác phẩm bớt đơn điệu và có chiều sâu. Điều này đã đợc các nhà lí luận Dorothy Brenster và John Burrell nhấn mạnh: “những đồ trang hoàng của thời xa đó, tôi chỉ ngẫu nhiên đem chúng vào tác phẩm thôi, còn bản thân ý của tôi là chỉ dùng những khía cạnh nào của lịch sử có ý nghĩa với chúng ta ngày nay, tới nay vẫn còn đầy sinh khí và có thể giúp chúng ta hiểu việc ngày nay” (dẫn theo [19, tr.179]). Phan Cự Đệ trong lời giới thiệu tiểu thuyết “Tiêu Sơn tráng sĩ ” đã nhận xét “Những nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn không phải ai khác mà chính là thế giới tâm hồn của ngời nghệ sĩ. Nhân vật thờng khi bị biến thành cái loa phát ngôn cho những suy nghĩ, những cảm xúc chủ quan của tác giả”, biến thành một thứ “chân dung giả” [35, tr.7]. Trớc năm 1975, nhiều tác giả sáng tác về đề tài lịch sử đã có ý thức dùng lịch sử để bàn chuyện hiện tại.

Trong “Trùng Quang tâm sử”, Phan Bội Châu giơng cao ngọn cờ đấu tranh thức tỉnh đồng bào quốc dân qua hình ảnh những anh hùng thời hậu Trần có lý t- ởng sống cao đẹp, có lòng yêu nớc, căm thù giặc, quyết xả thân cho sự nghiệp.

Nguyễn Tử Siêu trong tác phẩm “Trần Nguyên chiến kỷ” đã ca ngợi tài thao lợc của Trần Hng Đạo, lòng dũng cảm của Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu để cổ vũ nhân dân đứng dậy đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Các tác giả này đều mong muốn tìm ra sự tơng đồng giữa thời đại các ông đang sống với thời đại lịch sử đã qua...

Nh vậy, các tác giả viết về đề tài lịch sử trớc 1975 đã có ý thức dùng lịch sử nh một phơng tiện để phản ánh các vấn đề hiện tại nhng do họ quá trọng về nội dung, nhẹ về nghệ thuật nên nhiều khi tác giả đã hiện đại hóa lịch sử một cách vụng về. Nhìn chung, các tác phẩm viết về đề tài lịch sử đều in dấu ấn của thời đại nhà văn sống. Nhng chúng có tác động đến ngời đọc nh thế nào còn tùy thuộc vào quan điểm, cách thức, tài năng của mỗi nhà văn.

Xã hội ngày nay đang đứng trớc hàng loạt những vấn đề bức xúc, nhức nhối cần đợc giải thích minh định rõ ràng và tìm ra những giải pháp hợp lý. Văn học là một bộ phận nhạy cảm của ý thức xã hội, sẽ phải góp phần thực hiện nhiệm vụ cao cả nhng không kém phần chông gai này. Tuy nhiên không phải lúc nào nhà văn cũng có thể nói một cách công khai, rõ ràng mọi vấn đề. Lựa chọn lịch sử làm phơng tiện đã giúp các nhà văn có thể nói một cách kín đáo, tế nhị các vấn đề của cuộc sống quá khứ hoặc đơng đại. Đây là cách “ôn cố tri tân”, dùng hiện tại để soi tỏ quá khứ và qua việc tìm hiểu quá khứ có thể tìm thấy những bài học kinh nghiệm, những giải pháp để giải quyết các vấn đề hiện tại.

2.3.2. Những bài học đợc rút ra từ việc khảo sát lịch sử trong văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975

2.3.2.1. Bài học về việc đánh giá những nhân vật cách tân

Một đất nớc muốn phát triển phải biết nâng niu, trân trọng những con ngời có chí hớng canh tân đất nớc. Lịch sử đã chứng kiến những cuộc cải cách thành công của Thơng Ưởng, Minh Trị, Pie Đại đế... Việt Nam chúng ta ghi nhận công lao của Hồ Quý Ly, Quang Trung, Nguyễn Trờng Tộ, Phan Châu Trinh... Những ngời tiên phong trong công cuộc đổi mới này không phải ai cũng gặp thuận lợi. Trong công cuộc đấu tranh chống lại cái cũ, cái lạc hậu, trì trệ họ đã phải chịu

không ít lời chỉ chích, thậm chí còn bị kết tội phản loạn. Nhng họ vẫn kiên trì thực hiện ý tởng của mình bởi họ đều là những ngời có tài và có tâm huyết đa đất nớc đi lên. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, đất nớc ta gặp muôn vàn khó khăn: kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém... Yêu cầu đổi mới lúc này là hết sức bức thiết. Các nhà văn, bằng cảm quan hiện thực nhạy bén của mình đã có những đề xuất riêng về vấn đề này thông qua những nhân vật có chí h- ớng canh tân đất nớc trong lịch sử.

Nguyễn Xuân Khánh khi viết tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” đã chọn giai đoạn lịch sử cuối Trần, đầu Hồ làm bối cảnh cho những suy ngẫm, đề xuất ý kiến về hiện tại vì giai đoạn này có nhiều điểm tơng đồng với hiện tại. Với tiểu thuyết này, nhà văn không nhằm “kể lại lịch sử” mà đặt ra vấn đề xung đột “giữa đổi mới và bảo thủ”. Triều Trần giai đoạn cuối suy yếu, không còn đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của lịch sử, khắp nơi “dân tình đói khổ, quan lại tham nhũng, trộm cớp nổi lên nh ong, quân Chiên Thành đánh vào Thăng Long nh chỗ không ngời”, nhu cầu đổi mới trở nên vô cùng bức bách. Trong hoàn cảnh ấy, Hồ Quý Ly xuất hiện trên chính trờng Đại Việt nh một ngôi sao sáng với chủ trơng cải cách triệt để: đổi tiền đồng sang tiền giấy để cứu quốc khố đang trống rỗng, hạn nô hạn điền để bổ sung lực lợng sản xuất, đuổi bớt s sãi về quê để hạn chế những kẻ trốn việc quan, a hởng thụ lên ở chùa, làm sổ hộ khắp nớc để không có kẻ lang thang... Không chỉ thế ông còn phê phán những t tởng lỗi thời của Khổng Tử, Chu Trình. Những chính sách của ông đã bị nhiều ngời phản đối kịch liệt. Điều đó cũng dễ hiểu bởi sự đổi mới ban đầu bao giờ cũng làm xáo trộn mọi lề thói cũ, dễ khiến lòng ngời hoang mang. Trong khi đó, những cải cách của Hồ Quý Ly lại đụng chạm trực tiếp tới quyền lợi của giai cấp vơng tôn, quý tộc, giới tăng nô phật tử và ít nhiều làm cho đời sống nhân dân bất ổn. Nhng ông vẫn chấp nhận đơng đầu với mọi thử thách bởi ông hiểu rằng: “đất nớc ta còn quá hỗn loạn, cần có một sự thay đổi, cần có một sự đảo lộn, lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thơng đấy nhng ta sẽ cố gắng bớt đầu rơi máu chảy” [38, tr.486]. Tất nhiên, trong

cách lãnh đạo của Hồ Quý Ly có không ít sai lầm, nhng những cải cách của ông là tích cực và dù cuộc cách tân có tàn khốc và thủ đoạn thì trên khía cạnh nào đó vẫn rất đáng trân trọng. Nó nh một cú hích, tạo đà cho cái xã hội đang trì trệ ấy vận động, đi lên. Sự nhạy bén, tinh thần dám nghĩ, dám làm của Hồ Quý Ly phải chăng cũng là yêu cầu cần có đối với bất cứ một ngời lãnh đạo nào. Những cách tân táo bạo và quyết liệt của Hồ Quý Ly đã làm cho phe bảo thủ phải thất bại, bị tiêu diệt. Điều đó là hợp quy luật bởi họ đã đi ngợc chiều lịch sử và đã bị bánh xe lịch sử nghiền nát. Hồ Quý Ly muốn cách tân thật nhanh và bằng mọi giá bởi ông không còn thời gian, “nhà Minh đang lăm le dòm ngó và họ đã ổn định” [38, tr.486], còn nớc ta thì “đang bê bối” [38, tr.486]. Để đổi lấy sự thắng thế trong cuộc đấu tranh này phe cách tân của Hồ Quý Ly đã phải tàn sát biết bao nhiêu mạng ngời và họ vẫn cha thu phục đợc lòng dân. Tất cả những bi kịch ấy là bài học quí giá cho những ngời chủ trơng cách tân quá chóng vánh, bằng mọi giá hoặc bảo thủ một cách mù quáng.

Nguyễn Trãi cũng là một nhân vật có chí hớng cách tân. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, ông đã toả sáng nh một nhà chính trị tài ba, một chiến lợc gia lão luyện. Chiến lợc tâm công của ông là một sáng tạo trong nghệ thuật quân sự giúp Lê Lợi dành đợc chiến thắng, bớt đợc cảnh lệ rơi máu chảy. Khi đất nớc bớc vào thời kì hoà bình, Nguyễn Trãi là ngời đầu tiên nghĩ đến việc “xây dựng lại một xã hội ngơ ngác trớc những đổi thay. Kỷ cơng phải mới” [13]. Ông hào hứng trình bày những ý tởng canh tân với Lê Lợi nh xây dựng lại kiến trúc bộ máy quyền lực, thi tuyển chọn nhân tài, các nhà s phải đi thi tăng đạo nhằm giới hạn số tăng đồ, tập trung quyền lực... Nhng lúc này, chẳng ai bận tâm đến những điều ông nói bởi họ còn đang trong men say chiến thắng. Lê Lợi không băn khoăn lựa chọn “giữa giá gơm và tháp bút” mà điều ông quan tâm là cái chân ghế thứ ba: “ngai vua”. Các tớng lĩnh thì đang lo chỗ đứng của mình trong triều đình. Nguyễn Trãi trở nên lạc lõng. Ông nh là cái chân ghế quá dài gây ra sự khập khễnh cho chiếc ghế, cần phải chặt bớt đi. Đây chính là bi kịch của một con ngời vừa có tài

vừa có tâm. Đất nớc muốn phát triển cần phải có một ngời lãnh đạo sáng suốt, luôn biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, thì những ngời tài năng và tâm huyết, có t tởng cách tân nh Nguyễn Trãi mới phát huy hết năng lực của mình.

Thông qua những nhân vật cách tân trong lịch sử, các nhà văn sau 75 đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa thiết thực cho hiện tại nh: cần phải đổi mới nh thế nào? Nhanh hay chậm, quyết liệt hay từ từ? D luận cần có thái độ nh thế nào đối với những nhân vật có chí hớng cách tân... Những vấn đề nhà văn đặt ra đã góp phần xác định một hớng đi đúng đắn trong quá trình đổi mới của nớc ta.

2.3.2.2. Bài học về việc sử dụng trí thức

Thời đại nào, đất nớc nào cũng cần đến đội ngũ trí thức. Khi một thể chế mới đợc thiết lập, ngời lãnh đạo sáng suốt sẽ là ngời quan tâm đầu tiên tới việc đào tạo nhân tài, sử dụng kẻ sĩ bởi “cổ lai thức tự đa u hoạn” (từ xa đến nay kẻ sĩ bao giờ cũng có nhiều suy nghĩ, lo lắng). Vai trò của họ trong bất kì thời đại nào cũng hết sức to lớn vì họ sẽ là lực đẩy hoặc lực cản của lịch sử. Vấn đề sử dụng trí thức không chỉ là mối quan tâm của văn học đơng đại. Hơn nửa thế kỉ trớc, vấn đề này đã đợc nhà văn Nguyễn Huy Tởng đề cập qua các tác phẩm nổi tiếng “Vũ

Nh Tô”, “Sống mãi với thủ đô”. Vũ Nh Tô là hình tợng kẻ sĩ khao khát xây dựng

công trình để đời, làm rạng danh cho đất nớc. Tác phẩm “Vũ Nh Tô” thể hiện quan niệm của Nguyễn Huy Tởng về kẻ sĩ. Đó phải là những ngời không chỉ có học vấn mà còn có nhân cách, có trách nhiệm cao, có khát khao cống hiến mãnh liệt đối với đất nớc, dân tộc. Đất nớc ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập thế giới, vấn đề sử dụng trí thức đang là một trong những mối quan tâm lớn của các nhà lãnh đạo. Các nhà văn bằng sự mẫn cảm của mình đã nhìn thấy có những điểm tơng đồng trong vấn đề sử dụng tri thức ở quá khứ và hiện tại, muốn dùng bài học của quá khứ để phản ánh những vấn đề nóng bỏng của thời đại ngày nay. Trong giới trí thức có những kẻ bảo thủ, cố chấp, nhng cũng có những ngời thức thời, có tâm huyết đa đất nớc thoát khỏi sự trì trệ, bảo thủ, có những trí thức tiến bộ muốn ra nớc ngoài học kỹ thuật hiện đại để xây dựng đất nớc giàu mạnh, lại có

cả những kẻ sĩ xảo trá nhng nhanh nhẹn, quyền biến...Vấn đề là ngời lãnh đạo phải biết cách sử dụng từng đối tợng để họ có thể phát huy tài năng phục vụ đất n- ớc. Đây cũng là điều đợc nhiều nhà văn quan tâm.

Khi kéo quân ra Bắc thực hiện ớc mơ thống nhất nớc An Nam làm một dải, Nguyễn Huệ trong tiểu thuyết “Sông Côn mùa lũ” hiểu mình đang vào chỗ “có mấy trăm năm văn hiến, không đơn giản nh vào những vùng sông rạch đồng lầy hoang vu trong Gia Định” [24, tr.9,C.67]. Bởi vậy, điều ông nghĩ đến đầu tiên là phải thuyết phục đợc các bậc túc nho uy tín. Họ là những ngời đạo cao đức trọng, đợc nhân dân tin tởng, chỉ có họ mới có thể thuyết phục đợc nho sĩ Bắc Hà theo mình. Nguyễn Huệ đã ba lần viết th mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp hợp tác nh- ng cả ba lần đều bị từ chối. Trong lần gặp gỡ trực tiếp với Nguyễn Thiếp, ông đã hoàn toàn thất vọng và nhận ra rằng: “hầu hết kẻ sĩ ... là những kẻ cố chấp” [24, tr.4,C.76], tầm mắt của họ không vợt qua đợc Lũy Thầy. Những ngời nh Nguyễn Thiếp, Lý Trần Quán, Trần Công Xán, Đặng Trần Thờng... đều bị giam hãm trong vòng luẩn quẩn của chữ nghĩa, nh “những cái hình nộm múa may vụng về, nhiều khi lố lăng, kịch cỡm”. Nhng ông không thể không cần họ bởi “họ là tầng lớp t- ợng trng cho truyền thống. Có họ, thiên hạ tuy cực khổ nhng yên lòng, vì cảm thấy đợc nối liền với quá khứ, với tổ tiên. Thiếu cái truyền thống ấy, dù ta mạnh, ta nắm quyền sinh sát, nhng quyền uy của ta bị xem là bạo lực” [24, tr.4, c.76]. Họ chỉ cần cho ông trong buổi đầu để tô điểm cho sự “chính danh”. Khi tình hình đã ổn định, ông cần những ngời nh Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích - những ngời “có đủ khả năng nhận thức để chia sẻ gánh nặng của mọi thử thách vừa thực tiễn, vừa trừu tợng này, kẻ có đủ điều kiện để hiểu rõ cả tốt xấu, vinh nhục của tầng lớp nho sĩ đồng thời còn có thể vợt ra khỏi ràng buộc của những câu “Khổng Tử viết” [24, tr.8, C.81]. Đó là những ngời thức thời, có tâm huyết đa đất nớc thoát khỏi sự trì trệ, bảo thủ, cần thiết cho mọi thời. Trong hàng kẻ sĩ, bên cạnh những ngời tâm huyết thực lòng còn có những kẻ xảo trá nh Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Huệ chấp nhận cả những con ngời này. Dẫu biết dùng họ nh

“dùng con dao sắc đứt tay nh chơi” [24, tr.7, C.52], nhng làm nên nghiệp lớn không thể không có họ, bởi họ là những kẻ nhanh nhẹn, quyền biến, hiểu lẽ xuất xử, tiến thoái, là “những tay cơ hội xông xáo và tài ba nhất thời” [24, tr.1, C.52]. Đối với Chỉnh, Nguyễn Huệ phải luôn luôn khéo léo, đoán trớc mọi mu chớc của hắn và khi hắn đã bộc lộ sự nguy hiểm thì sẵn sàng thanh trừng. Nhờ nắm đợc tâm lý và hiểu đợc vai trò của kẻ sĩ, ngay trong những năm đầu đặt chân trên mảnh đất ngàn năm văn hiến, Nguyễn Huệ đã thu phục đợc những con ngời tài đức, có t tởng tiến bộ nhất Bắc Hà.

“Gió lửa” của Nam Dao xây dựng đợc một lớp kẻ sĩ đa dạng: có ngời tôn phò chính thống nh Trần Văn Kỷ; có ngời uyên thâm nho học nhng có chí hớng cách tân nh Nguyễn Huy Tự, Ngô Thì Nhậm; có trí thức hiện đại nh Trọng Thức, Toàn Nhật. Nổi bật trong số họ là những kẻ sĩ mang tinh thần hiện đại. Sống trong thời đại có nhiều đổi thay, Trọng Thức thấy không thể nào “lấy quá khứ để làm

Một phần của tài liệu Những hướng tìm tòi của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học việt nam sau 1975 (Trang 64 - 102)