Một số đặc điểm văn xuôi việt nam sau 1975 (qua những truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu)

158 2.3K 14
Một số đặc điểm văn xuôi việt nam sau 1975 (qua những truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bộ giáo dục Đào tạo Trờng Đại học Vinh Lê Thị Hằng một số đặc điểm của văn xuôi việt nam sau 1985 (Qua những truyện ngắn tiểu thuyết tiêu biểu) Luận văn Thạc sĩ ngữ văn chuyên ngành: lý thuyết - lịch sử văn học mã số: 5.04.01 Ngời hớng dẫn khoa học PGS.TS. Trơng Đăng dung Vinh 2002 2 Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm các thầy cô giáo trong khoa khoa Ngữ văn, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục tiểu học trờng Đại học Vinh. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trơng Đăng Dung - ngời hớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hớng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn GS. Trần Đình Sử, GS. Phong Lê, PGS.TS Bùi Thúc Tam, TS. Phan Huy Dũng, TS. Đinh Trí Dũng, TS. Biện Minh Điền, TS. Nguyễn Văn Hạnh . Những ngời đã gợi mở các ý kiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè ng- ời thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả 3 Mục lục Mở đầu 1 1. Mục đích ý nghĩa của đề tài. . 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Nhiệm vụ, phạm vi, phơng pháp nghiên cứu 8 3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu . 8 3.2 Phạm vi nghiên cứu . 9 3.3 Phơng pháp nghiên cứu 10 3.4 Cấu trúc luận văn . 10 Chơng I Một thời kỳ mới của văn học Việt Nam 12 1.1 Bối cảnh mới của nền văn học Việt Nam sau chiến tranh 12 1.2 Những tiền đề đổi mới của lý luận sáng tác văn học . 20 Chơng II Những cảm hứng sáng tạo mới 33 2.1 Cảm hứng phê phán. 34 2.2 Cảm hứng chiêm nghiệm quá khứ. 50 2.3 Cảm hứng thân phận con ngời cá nhân . 65 Chơng III Những đặc điểm của phong cách nghệ thuật 79 3.1 Sự biến đổi của ý thức nghệ thuật 81 3.2 Giọng điệu trần thuật. 93 3.3 Không gian, thời gian nghệ thuật . 102 3.4 Kết cấu tác phẩm . 109 Kết luận 116 Tài liệu tham khảo 121 4 Mở đầu 1. Mục đích ý nghĩa của đề tài. 1. Trong lịch sử phát triển của văn học nhân loại, ở mỗi thời đại ngời ta thờng xuyên xem xét lại những vấn đề xuất phát từ mục đích yêu cầu của thời đại mình, lý giải chúng theo quy luật phát triển của thời đại. Do đó hầu nh những cái là ổn định đối với thời đại trớc thì đối với thời đại này lại có những vấn đề để mà bàn luận hay chi ít cũng đợc nhìn nhận lại một cách sâu sắc, toàn diện đúng đắn hơn. Văn xuôi Việt Nam sau 1985 cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Văn học giai đoạn này đợc xem là một thời kỳ mới trong văn học Việt Nam hiện đại, là thời kỳ văn xuôi có sự chuyển mình, khởi sắc. Đặc biệt là từ sau 1986, khi diễn ra Đại hội VI của Đảng, đất nớc ta chính thức bớc sang một thời đại mới. Trên tất cả các lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội đều có sự chuyển biến không ngừng. Yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc sống, sự đa dạng của tính cách con ngời, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, đòi hỏi văn học phải tìm tòi, thể hiện một cách đầy đủ sinh động thực trạng của đời sống xã hội, bổ sung những gì khiếm khuyết của văn học các giai đoạn trớc đó để đổi mới hoàn thiện hơn. Nhu cầu mới của con ngời cuộc sống khiến cho các thể loại văn học đặc biệt là văn xuôi có sự vận động phát triển. Cha bao giờ con ngời đời sống hiện thực đợc phản ánh đa chiều nh thế. Đề tài chiến tranh cách mạng, lịch sử dân tộc dần dần nhờng chỗ cho đề tài đạo đức thế sự đời t. Văn xuôi sau 1985 đã phát huy đợc khả năng tiếp cận phản ánh đợc hiện thực con ngời trong giai đoạn mới một cách nhanh nhạy sắc bén. Chính vì vậy khi nói tới văn học thời kỳ sau chiến tranh ngời ta vẫn th- ờng nhắc đến khoảng thời gian 15 năm trở lại nay. Đây là thời kỳ văn xuôi Việt Nam gặt hái đợc nhiều thành tựu nhất cũng là đối tợng hấp dẫn đối với việc nghiên cứu khoa học. 5 2. Sau chiến tranh, hoàn cảnh thời bình với yêu cầu mọi mặt của đời sống, con ngời phải hoà mình trong không khí dân chủ hoá. Đặc biệt là từ khi có nghị quyết 05 của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (1987) đã mở ra một cách nhìn mới về vị trí chức năng của văn nghệ. Là bộ phận nhạy cảm nhất của xã hội, văn học nghệ thuật hởng ứng kịp thời hết sức mạnh mẽ đờng lối đổi mới thực hiện ngay t tởng đổi mới trong sáng tác của mình. Văn học sau 1985 không còn bị ràng buộc bởi thực tế chiến tranh nh trớc nữa. Mặt khác, các nhà văn giai đoạn này cũng có những tìm tòi chính kiến khác các nhà văn giai đoạn trớc hoặc là khác với chính bản thân mình. Sự đổi mới đó mang tính phát triển phù hợp với quy luật khách quan cần đợc nghiên cứu. 3. Hơn thế nữa, văn xuôi giai đoạn sau 1985, đặc biệt là truyện ngắn tiểu thuyếtmột vị trí vô cùng quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Không thể hình dung đợc diện mạo của nền văn học chúng ta bất cứ giai đoạn nào từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay nếu không tính đến truyện ngắn tiểu thuyết trong giai đoạn này. Cha bao giờ truyện ngắn, tiểu thuyết lại phát triển phong phú về số lợng lẫn hiệu quả nghệ thuật nh giai đoạn này. ở các lĩnh vực khác nh thơ, ký, kịch bản, sân khấu đã có lúc đem lại những hứng thú nghệ thuật với độc giả song cũng có lúc rơi vào sự thờ ơ lãnh đạm bởi không đáp ứng đợc kịp thời phần đời sống tinh thần thẩm mỹ đang biến đổi nâng cao trong công chúng. Nh vậy, muốn hiểu văn học nói chung, đặc điểm văn xuôi trong thời kỳ đổi mới nói riêng, chúng ta không thể không nghiên cứu truyện ngắn tiểu thuyết sau 1985. 6 4. Từ sau 1985, sự hình thành của một giai đoạn văn học mới đã đợc bắt đầu. Không khí ấy làm cho ngời cầm bút tự tin hơn trong những tìm tòi sáng tạo của mình khi viết về các vấn đề phức tạp của cuộc sống, mạnh dạn đa ra những ý kiến của mình trớc thực trạng đời sống, từ đó nêu ra những bài học, những t tởng mang tính triết lý, nhân sinh có ý nghĩa lớn lao trong thời đại. Điều đó bắt buộc các tác giả phải tìm đến thể loại văn xuôi, là thể loại có khả năng bộc lộ những vấn đề trên một cách nhanh nhạy hiệu quả nhất. 5. Thời kỳ này những cây bút có tên tuổi trớc đây nh: Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, ngày càng khẳng định khả năng của mình hơn nữa qua các tác phẩm. Tiếp đó sự xuất hiện rầm rộ của các cây bút trẻ Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Bảo Ninh, Dơng Thu Hơng, Khuất Quang Thụy, Dơng Hớng, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt dáng vẻ của văn xuôi hôm nay. Đi tìm hiểu đề tài này chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn một số đặc điểm của văn xuôi giai đoạn sau 1985. Với đề tài "Một số đặc điểm của văn xuôi Việt Nam sau 1985" (qua những truyện ngắn tiểu thuyết tiêu biểu). Luận văn của chúng tôi hớng đến việc tìm hiểu những đặc điểm của văn xuôi Việt Nam sau 1985 qua sự phân tích, tìm hiểu các tác phẩm đã đợc chọn lọc cùng thời. Tìm hiểu đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu văn học, nhất là diện mạo văn xuôi sau đổi mới lại nay, cũng nh việc giảng dạy văn học trong các trờng Đại học, các tr- ờng Phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề. 7 Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nớc ta đợc hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc ta đợc thống nhất, cả nớc tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra một thời kỳ mới, một viễn cảnh mới cho nền văn học nớc nhà. Đặc biệt là sau 1985 với cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xớng vào năm 1986, đây chính là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của văn học. Theo Lê Ngọc Trà thì công cuộc đổi mới này đã "thổi một luồng gió đầy sinh khí vào đời sống xã hội Việt Nam, kích thích những cải cách kinh tế khơi dậy những suy nghĩ mới, những tìm tòi, sáng tác trong giới trí thức, văn nghệ sĩ" [38,33]. Sở dĩ đây đợc xem là một chặng đờng đổi mới trong văn học bởi vì trong giai đoạn này văn học đã có những tác phẩm mới mang đặc điểm phong cách nội dung khác với giai đoạn trớc đó, đáp ứng đợc nhu cầu phức tạp của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, lại xuất hiện một đội ngũ các tác giả trẻ tuổi dám cày xới hiện thực, mạnh dạn đa ra những chính kiến của mình trớc những tình huống, những tính cách trong tác phẩm. Sự phong phú, sôi động trong đời sống văn học đã có sức hấp dẫn, lôi kéo tìm tòi, sáng tạo của mình. "Một số đặc điểm của văn xuôi Việt Nam sau 1985" (qua những truyện ngắn tiểu thuyết tiêu biểu) không phải là một đề tài hoàn toàn mới, nó đã đang lôi cuốn đợc nhiều ngời quan tâm, chú ý, nhng đặt nó vào trong giai đoạn khoảng 15 năm trở lại nay thì cha có một công trình nghiên cứu nào tập trung bàn đến một cách khái quát mang tính chất tổng kết. Tất cả các ý kiến đi trớc đang dừng lại ở việc đánh giá bằng những bài phê bình ngắn, những ý kiến phát biểu qua các hội thảo, trả lời phỏng vấn bó hẹp trong một bài báo viết hay báo nói về một số tác phẩm có liên quan đến vấn đề này. 8 Trớc hết là các ý kiến quan tâm đến thời sự văn học nói chung, trong đó ít nhiều có đề cập đến lý luận văn xuôi thời kỳ đổi mới của các tác giả đi tr - ớc nh: Trần Đình Sử, Phong Lê, Trơng Đăng Dung, Phan Huy Dũng, Phạm Vĩnh C, Đỗ Đức Hiểu, Lê Ngọc Trà, Trần Cơng, Bích Thu Nhìn chung các tác giả đều thừa nhận văn xuôi sau 1985 đã có cái nhìn khác trớc. Nếu các nhà văn trớc 1985 đứng ở phơng diện xã hội phong trào để nhìn nhận con ngời thì các nhà văn sau 1985 đã đứng ở góc độ con ngời để nhìn nhận con ngời, xã hội các vấn đề chung. Thay vì cách nhìn đơn giản rạch ròi: thiện - ác, bạn - thù, cao cả - thấp hèn là cách nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực số phận con ngời. "Hành trình văn học ta mấy năm qua, từ cố gắng rứt ra khỏi số phận cộng đồng chung của cả khối cộng đồng đồng nhất đi đến hiện thực. Xã hội ngổn ngang với những tính chất tả thực vội vã, rồi tiếp tục đi sâu vào thế giới bên trong từng con ngời. Cuộc hành hơng vô tận, cuộc kiếm tìm khó nhọc bên trong thế giới riêng từng con ngời. Hành trình ấy không phải là một hành trình thu hẹp dần phạm vi quan tâm của văn học, văn học đang tiếp cận dần trở lại với những giá trị nhân văn chung của từng thời đại". (Nguyên Ngọc) [23]. Khi nhìn lại chặng đờng đã qua của văn xuôi. Tôn Phơng Lan khái quát: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải vốn gắn bó lâu năm với đề tài chiến tranh, nay đi vào tâm lý xã hội cũng trăn trở trớc bao số phận con ngời trong đời th- ờng sau chiến tranh. Ma Văn Kháng báo hiệu những bi kịch gia đình xã hội trớc nguy cơ sụp đổ của những giá trị đạo đức truyền thống trong sự tác động của mặt trái nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trờng bắt đầu hình thành. [19]. 9 Cũng đánh giá về văn xuôi thời kỳ này Lê Ngọc Trà cho rằng trong những tác phẩm của Nguyễn Khải bắt đầu từ Thời gian của ngời, Trong cõi nhân gian bé tí đến những tập truyện ngắn gần đây nh Một thời gió bụi, Ông đại tá về hu, S già núi Thắm, giọng ng ời kể chuyện vẫn thông minh lôi cuốn nh trớc đây, nhng mỗi ngày một mềm mại, uyển chuyển hơn. Trong cái nói đi đã có cái nói lại, bên cạnh sự tự tin đã có cái tự chế giễu mình, cuộc sống đã đ- ợc nhìn nhận từ nhiều phía khác nhau. Nhân vật của Nguyễn Khải hầu hết đều là những ngời đang sống. Qua việc kể lại một cảnh ngộ, một đời ngời, những đổi thay ở một phố, một làng, nhà văn muốn quan sát, nghiên cứu những biến chuyển đang diễn ra trong xã hội, hớng đi của nó. Các nhân vật của Nguyễn Khải vẫn tâm huyết, giàu hoài bão nh các nhân vật thời kỳ trớc, nhng lại hầu nh ít thành công hơn, mềm yếu hơn. Bản thân lời kể chuyện cũng giàu chất suy t hơn, cái nghĩ đã thấm đợm nỗi buồn của ngời nhận ra ý nghĩa của thời gian qui luật của đời sống. [38]. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lại là một trờng hợp khác. Ngay từ truyện ngắn đầu tiên - truyện Tớng về hu - tác giả đã làm ngời đọc sửng sốt với cách nhìn hiện thực đa chiều, bình tĩnh đến sắc lạnh đầy tinh thần phân tích. Nhà văn giới thiệu hiện thực không phải từ một quan điểm mà từ nhiều điểm nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ngời đọc buộc phải đối diện với một hiện thực không đợc tỉa gọt, sửa sang cho vừa với ý đồ giáo huấn đã đợc định sẵn mà là một cuộc đời hết sức phức tạp đang diễn ra trớc mắt mọi ngời. Trong trờng hợp đó rõ ràng ngời đọc không thể rút ra những kết luận đơn giản mà buộc phải tự nhận thức lấy với sự gợi ý của tác giả. 10 Theo Trần Cơng, dờng nh lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc về con ngời mà trớc kia cha có. Đó là chủ đề về số phận con ngời hạnh phúc cá nhân. Trong một tác phẩm cụ thể, hai chủ đề này có khi tách ra, có khi đợc thể hiện đồng thời, chúng "thuyết minh" lẫn nhau. Điều đáng lu ý là khi thể hiện, hoặc công khai, hoặc kín đáo, các tác giả bộc lộ sự đồng tình chứ không còn vẻ ít nhiều "dửng dng" nh trớc (các tác giả trớc không "dửng dng" khi dùng cái riêng để tô đậm thêm cho cái chung). Giang Minh Sài trong Thời xa vắng nửa đời nhìn lại trong tâm thế của một ngời đã đánh mất tình yêu, hạnh phúc của thời trai trẻ, một thời tuy cha xa cách về thời gian nhng đã có sự khác lạ về nhận thức tâm tởng. Cái nỗi buồn có pha thêm phần chua chát của Sài cũng là của chính tác giả, khiến cho ngời đọc không thể không so sánh, liên hệ, ít ra cũng là với chính bản thân mình. Vạn trong Bến không chồng cả một đời không vợt qua nỗi những định kiến nhận thức ấu trĩ, cực đoan để rồi sau một phút "lầm lỡ" phải quyên sinh. Cái giá ấy thực là quá đắt đối với một con ngời. Sự trả giá ấy nửa đáng kính trọng, vì đó là con ngời còn biết tự trọng, nhng lại đáng thơng hại vì những định kiến nghiệt ngã quá sức chịu đựng của một con ngời vốn chân chất đơn giản. Cái hình ảnh cuối cùng: Hạnh bế con chạy đuổi theo chú Vạn đang chìm dần xuống dòng nớc, đã nói lên rất rõ chủ đề tình yêu số phận trong tác phẩm này. Nguyễn Văn Lu thì cho rằng Lê Lựu trong Thời xa vắng khác hẳn Lê Lựu của những tác phẩm trớc đó. ở đây tác giả đã chuyển hớng rõ rệt trong phong cách nghệ thuật. Nói cho đúng hơn do cách nhìn hiện thực mới, sâu sắc nhuần nhị hơn đã đem lại những cảm hứng mới, giọng điệu mới cho tác giả. Văn phong của Lê Lựu ở đây giản dị, hồn nhiên sinh động, chân thực, rất lôi cuốn. [21]. . dục và Đào tạo Trờng Đại học Vinh Lê Thị Hằng một số đặc điểm của văn xuôi việt nam sau 1985 (Qua những truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu) Luận văn. " ;Một số đặc điểm của văn xuôi Việt Nam sau 1985" (qua những truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu). Luận văn của chúng tôi hớng đến việc tìm hiểu những

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan