Bồ Tùng Linh cả cuộc đời sáng tác nhiều tác phẩm văn học, cuốn truyện ngắn “Liêu Trai Chí Dị” là tác phẩm tiêu biểu của ông.. Trong phần cuối của câu chuyện, tác giả nói rõ cô Tiểu Thúy
Trang 1Những bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng trung quốc
NHỮNG BỘ TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN NỔI
TIẾNG TRUNG QUỐC
1 Bồ Tùng Linh và " Liêu Trai Chí Dị"
Đầu thế kỷ 18, Trung Quốc xuất hiện một cuốn sách truyện ngắn hết sức nổi tiếng
“Liêu Trai Chí Dị” Tác giả Bồ Tùng Linh dùng phương pháp đặc biệt miêu tả hàng loạt câu chuyện về hồ ly tinh và quỷ quái
Bồ Tùng Linh (1640-1715) là nhà văn đời Thanh Trung Quốc Ông xuất thân trong gia đình thương nhân, cả cuộc đời sống bằng nghề dạy học Bồ Tùng Linh
cả cuộc đời sáng tác nhiều tác phẩm văn học, cuốn truyện ngắn “Liêu Trai Chí Dị” là tác phẩm tiêu biểu của ông
Cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cả thảy có 431 bài, trong đó truyện ngắn nhất chỉ có 200-300 chữ, truyện ngắn với khuôn khổ dài có hàng nghìn chữ Tác giả dùng phương pháp đặc biệt kể câu chuyện hồ ly tinh và quỷ quái để phê phán sự ràng buộc và cứng nhắc của lễ giáo phong kiến cũng như cái thối nát của chế độ khoa
cử, chủ trương cá tính tự do Trong cuốn sách, tác phẩm miêu tả tình yêu được độc giả ưa thích nhất Những câu chuyện tình yêu này đa số viết về loài người và
hồ ly tinh hoặc quỷ quái yêu nhau, bày tỏ nguyện vọng thanh niên nam nữ phá vỡ
sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến
Con cáo trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” đều xuất hiện với thân phận là thiếu nữ xinh đẹp hiền lành, trong đó, vai Tiểu Thúy trong truyện “Tiểu Thúy” nổi bật nhất Truyện này có tình tiết khúc chiết, có sức hấp dẫn, tác giả dùng lối viết cao siêu xây dựng một hình tượng thiếu nữ ngây thơ, hiền lành, nhanh trí, được mọi người ưa thích Trong phần cuối của câu chuyện, tác giả nói rõ cô Tiểu Thúy vốn
là một con cáo con, vì mẹ nó từng lánh nạn ở nhà Vương Thái Thường, cho nên Tiểu Thúy biến thành hình dáng loài người để đền ơn nhà Vương
Cũng là viết con cáo, trong truyện “Con cáo gả con gái”, Bồ Tùng Linh miêu tả trường hợp đầy tình cảm về gia đình con cáo gả con gái Cả gia đình con cáo có phong độ tao nhã, coi một người bất ngờ xông vào nhà là quý khách để tiếp đón, khiến độc giả lãng quên mọi điều không may và trắc trở trong cuộc sống hiện thực
Ngoài con cáo xinh đẹp ra, trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cũng có con cáo mặt mũi xấu xí mà tính tình hiền lành Truyện “Con cáo xấu xí” kể về một con cáo xấu xí tài trợ cuộc sống của cả nhà thư sinh bần cùng Sau khi có quần áo đẹp đẽ, nhà ở thoải mái, thư sinh này lại mời một đạo sĩ để xua đuổi con cáo xấu xí Con
Trang 2cáo xấu xí hết sức căm phẫn trước hành vị vong ơn bội nghĩa của thư sinh, không những đòi về mọi thứ dành cho thư sinh, mà còn dùng quái vật trừng phạt thư sinh Tác giả mượn truyện này để lên án những hành vi xấu của loài người
Trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị” cũng có con cáo xinh đẹp mà tàn nhẫn Trong truyện “Vẽ da”, con cáo mặc một chiếc da người đẹp đẽ, sống bằng hút máu người, tất nhiên cuối cùng con cáo này bị người giết chết
Nói chung, trong cuốn “Liêu Trai Chí Dị”, Bồ Tùng Linh đã miêu tả nhiều hình tượng phụ nữ với thân phận là “con cáo”, cho chúng một số phẩm chất tốt đẹp mà loài người không có
Cuốn “Liêu Trai Chí Dị” là một tác phẩm bất hủ trong lịch sử văn học Trung Quốc Hai trăm năm nay cuốn sách này được dịch sang 20 thứ tiếng ngoại ngữ, lưu truyền trên khắp thế giới Không ít truyện trong đó được cải biên thành tác phẩm phim ảnh, được khán giả ưa thích
2 Ngô Thừa Ân và " Tây Du Kí"
"Tây Du Ký” là bộ tiểu thuyết thần thoại thành công nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc Tiểu thuyết lấy câu chuyện Đường Tăng (Sư cụ Huyền Trang)—sư
cụ Phật học nổi tiếng Trung Quốc thế kỷ 7 công nguyên sang Ấn Độ thỉnh kinh làm cốt truyện, hư cấu sư cụ Đường Tăng và ba học trò gặp phải các loại gian nan trắc trở trên con đường đi thỉnh kinh, xây dựng thành công nhân vật “Tôn Ngộ Không”—một hình tượng con khỉ thần không sợ bất cứ quyền uy gì, đấu tranh không ngừng với các thế lực xấu, bày tỏ nguyện vọng của tác giả đối với cuộc sống hiện thực
Tác giả Ngô Thừa Ân là người Hoài An tỉnh Giang Tô, thuở nhỏ ông thông minh,
có hứng thú và sở thích rộng rãi, và có nhiều tài năng Ông giỏi về hội họa, thư pháp, thích sáng tác bài hát, thông thạo chơi cờ vây, và thích thu thập tác phẩm thư pháp, tranh vẽ của danh nhân Hồi thiếu niên, ông đã nổi tiếng ở quê hương bởi tài năng văn học xuất sắc, được mọi người khen ngợi Nhưng, ông không đắc chí trong cuộc thi khoa cử, có thể nói là thi trượt liền Cho nên cảnh ngộ của ông không tốt, cuộc sống hết sức nghèo túng Sự từng trải như vậy khiến ông nhận thức sâu sắc sự hủ bại của quan trường phong kiến và nhân tình thế thái trong xã hội, trong lòng ông đầy tình cảm bất bình và chống đối Ngô Thừa Ân đã bày tỏ quan điểm của mình trong một bài thơ, ông cho rằng cái xấu xa trong hiện thực xã hội có nguồn gốc là kẻ thống trị dùng người không thích đáng, khiến người xấu cầm quyền Ông rất mong thay đổi hiện thực đen tối, nhưng tuy có tài năng và hoài bão mà không có cơ hội thực hiện, cho nên chỉ có thể thở dài Ông dốc tình cảm bất bình, căm phẫn và nguyện vọng tốt đẹp của mình vào tiểu thuyết “Tây
Du Ký” của mình “Tây Du Ký” tuy do Ngô Thừa Ân viết lúc tuổi già, nhưng ông
đã chuẩn bị cả cuộc đời Thuở nhỏ, Ngô Thừa Ân thường theo bố đến chùa cổ và rừng cây ở ngoại ô lân cận Hoài An chơi, cứ đến một chỗ, bố đều kể câu chuyện thần thoại kỳ diệu của địa phương cho ông nghe Từ thuở nhỏ, ông có sở thích
Trang 3nghe câu chuyện lạ lùng, theo tuổi tác lớn lên, sở thích này có tăng không giảm Sau 30 tuổi, ông đã thu tập rất nhiều câu chuyện lạ lùng, và có kế hoạch sáng tác Lúc 50 tuổi, ông viết mười mấy hồi đầu của cuốn “Tây Du Ký”, sau đó vì một số nguyên nhân, sáng tác của ông bị gián đoạn nhiều năm, cho đến khi ông tuổi già
từ chức quan và trở về quê hương, ông mới hoàn thành tiểu thuyết “Tây Du Ký”
“Tây Du Ký” hoàn toàn viết bằng hình thức câu chuyện Mỗi một câu chuyện vừa độc lập riêng vừa có liên hệ với câu chuyện trước và câu chuyện sau, trong câu chuyện có các loại thần tiên quỷ quái, lần lượt đại diện chính nghĩa và gian ác Trong cả bộ tiểu thuyết, tác giả xây dựng một thế giới thần thoại kỳ lạ Nhưng, trong thế giới đó đâu đâu cũng có bóng trần gian: thiên cung thiêng liêng bề ngoài
có khí thế hoành tráng, Ngọc Hoàng có quyền lực cao nhất lại không phân biệt được người hiền và người ngu, rất ngu đần, thiên đình rất giống triều đình ở trần gian; âm phủ canh phòng nghiêm ngặt, quan lại bao che cho nhau, ăn hối lộ và làm điều phạm pháp, người vô tội có oan khó được rửa hận, không có gì khác hẳn với triều đình ở trần gian; yêu ma quỷ quái giết người ăn thịt người, tham lam hiếu sắc, thật là hoá thân của ác bá và quan liêu của trần gian Mặt khác, Ngô Thừa Ân xây dựng hình tượng anh hùng Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không coi điều gian ác như thù địch, thần thông quảng đại, trước vũ khí thần bí “Gậy đai vàng”, mọi yêu ma quỷ quái hung tàn đều mất đi uy phong trước kia, hoặc bị chết thẳng cẳng, hoặc bó tay chịu trói Các thứ như trên đều phản ánh nguyện vọng mạnh mẽ quét sạch mọi hiện tượng xấu xa và thế lực ác bá trong xã hội của Ngô Thừa Ân
Bộ “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân ảnh hưởng to lớn tới đời sau, hàng trăm năm nay luôn là cội nguồn của tác phẩm văn học nhi đồng, tác phẩm phim ảnh và kịch
3 La Quán Trung và " Tam Quốc Diễn Nghĩa"
Ở Trung Quốc, ai ai cũng biết kiệt tác văn học cổ điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa” Trong mấy thế kỷ qua, cảnh tượng chiến tranh như sóng tràn bờ, hình tượng nhân vật sinh động, tình tiết câu chuyện đấu trí đấu dũng, sinh động lý thú trong bộ
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” luôn được nhân dân Trung Quốc ưa thích, và cũng là vấn
đề nhiều học giả nghiên cứu trường kỳ
Tác giả La Quán Trung sống trong thế kỷ 14 Gia đình ông có bầu không khí văn hóa nồng nàn, từ thuở nhỏ ông thích đọc sách, đọc nhiều sách kinh sử, các thứ này
đã đặt cơ sở sáng tác tốt đẹp cho ông sáng tác văn học về sau Thời đại La Quán Trung sinh sống là thời đại có mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt phức tạp, quý tộc dân tộc Mông Cổ xây dựng chính quyền đời Nguyên, thực thi thống trị đàn áp đối với dân tộc Hán, dẫn đến đông đảo nhân dân dân tộc Hán chống đối, các nơi đều xuất hiện quân khởi nghĩa Các nghĩa quân không những chiến đấu với quân đội nhà Nguyên, mà còn thôn tính nhau, mong lật đổ nhà Nguyên và thống trị cả Trung Quốc La Quán Trung trẻ tuổi tham gia một quân khởi nghĩa, nhậm chức tham mưu Lúc đó, La Quán Trung ấp ủ hoài bão
Trang 4chính trị, mong mình có thể lên ngôi vua quản lý đất nước trong thời buổi loạn lạc Sau đó, quân khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương dẫn đầu giành được thắng lợi cuối cùng, xây dựng vương triều nhà Minh, hoài bão chính trị của La Quán Trung bị tan vỡ, ông bèn ở ẩn và bắt đầu sáng tác văn học
Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” kể câu chuyện lịch sử phức tạp trong 100 năm từ năm 184 đến năm 280 công nguyên La Quán Trung thu thập nhiều tài liệu lịch
sử, tạp ký, những truyện ít ai biết đến, tiểu thuyết dã sử và truyền thuyết dân gian
về Tam Quốc, dung hợp hoài bão chính trị và sự từng trải cuộc sống chiến tranh khi tham gia quân khởi nghĩa nông dân của mình, tái hiện sinh động lịch sử đấu tranh chính trị và quân sự giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô
Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đạt thành tựu nghệ thuật trong các mặt Thông qua
kể lại các cuộc đấu tranh khủng khiếp về chính trị và quân sự, bằng các loại phương pháp nghệ thuật, tác giả đã xây dựng thành công hàng loạt hình tượng nhân vật rõ rệt Trong hơn 400 nhân vật trong bộ sách, tác giả ra sức miêu tả mấy chục nhân vật có tính cách nhân vật rõ rệt Ví dụ, nhà vua nước Ngụy Tào Tháo giỏi về sử dụng mưu trí và tính tình nham hiểm đa nghi, quân sư nước Thục Gia Cát Lượng nhiều mưu trí, đại tướng nước Thục Trương Phi dũng mãnh phóng khoáng và cẩn thận, nguyên soái nước Ngô Chu Du nhanh trí hiếu thắng mà lòng
dạ hẹp hòi v.v., đều là những nhân vật điển hình ai ai cũng biết
Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” do La Quán Trung sáng tác không những có giá trị văn học quan trọng, mà còn là một tác phẩm kiểu bách khoa toàn thư về xã hội phong kiến, nó miêu tả về các mặt xã hội lúc đó Ở Trung Quốc, ngày càng nhiều chuyên gia, học giả nghiên cứu kiệt tác “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, họ nghiên cứu giá trị văn hoá và ý nghĩa hiện thực của nó từ nhiều góc độ như sử học, nhân tài học, tâm lý học, truyền thông quan hệ công chúng, mưu lược học, quản lý học, quân sự học, nghệ thuật học và luân lý học v.v
Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” cũng nhận được sự ưa thích của nhân dân các nước trên thế giới Nó được dịch sang nhiều thứ tiếng ngoại ngữ, lưu truyền trên thế giới, và được gọi là “Một bộ kiệt tác thật sự mang tính nhân dân phong phú”
4 Tào Tuyết Cần và " Hồng Lâu Mộng"
Giữa thế kỷ 18 là thời kỳ phồn thịnh do nhà vua Càn Long đời Thanh trị vì, ở giới văn học Trung Quốc xuất hiện một bộ tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần, vì nhận thức đến ngày diệt vong của triều vua phong kiến sắp đến, tác giả đã viết bộ tiểu thuyết này để gửi trước tình thương tiếc
“Hồng Lâu Mộng” là một kiệt tác bất hủ trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Sở
dĩ Tào Tuyết Cần có thể viết ra bộ kiệt tác này, chắc chắn có liên quan tới thiên tài
và trình độ văn học của ông, nhưng điều quan trọng là ông có sự từng trải cuộc sống từ một gia đình hết sức sang trọng đến hoàn cảnh cực kỳ nghèo túng Ông nội của Tào Tuyết Cần từng rất được nhà vua Khang Hy ưa thích và tin tưởng, thuở nhỏ Tào Tuyết Cần sống trong gia đình cực kỳ giàu có, nhưng sau đó, gia
Trang 5đình họ Tào xẩy ra sự thay đổi to lớn, bị cách chức và tịch thu gia sản, cả nhà di chuyển từ miền nam đến miền bắc, lúc thanh niên, Tào Tuyết Cần nếm trải mọi khó khăn gian khổ ở trần gian Lúc tuổi già, Tào Tuyết Cần sống ở ngoại ô phía tây thành phố Bắc Kinh, trong điều kiện cực kỳ gian nan, ông viết ra “Hồng Lâu Mộng” 80 hồi, chưa kịp viết xong, ông đã bị ốm không dậy được, cuối cùng qua đời
“Hồng Lâu Mộng” cũng có tên là “Thạch Đầu Ký” Khi Tào Tuyết Cần vẫn sống
và chưa hoàn thành toàn bộ sách, bản thảo của ông đã được lưu truyền, sau khi ông qua đời, một nhà văn tên là Cao Ngạc suy đoán ý nghĩ của tác giả, viết tiếp 40 hồi cuối, hoàn thành “Hồng Lâu Mộng”
“Hồng Lâu Mộng” là một bộ tiểu thuyết kiểu bách khoa toàn thư, nhân vật trong sách gồm hoàng thân, quý tộc, quan liêu, a hoàn, người hầu trẻ tuổi, nhà sư, đạo
sĩ, thương nhân, nông dân, hầu như bao gồm mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc lúc
đó, tác giả miêu tả từ lễ nghi xã giao của tầng lớp thượng lưu, đến cảnh tượng trồng hoa trồng cây, điều trị, bói toán, diễn kịch v.v., có thể nói là phạm vi miêu tả của tác giả bao trùm tất cả, đã thể hiện các mặt cuộc sống xã hội đời Thanh Khi Tào Tuyết Cần miêu tả toàn diện các mặt cuộc sống xã hội trong bộ tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng”, ông để tiêu điểm vào bốn nhà họ Giả, Sử, Vương, Tiết trong đông đảo hoàng thân, rồi chủ yếu viết về sự việc xẩy ra ở nhà họ Giả, rồi tiến vào Đại Quan Viên—trung tâm hoạt động của đông đảo nhân vật Thông qua
xã hội nhỏ trong có đông đảo nữ giới, nhất là thiếu nữ là chủ thể cũng như mối liên hệ giữa xã hội nhỏ này với bên ngoài để thể hiện thế giới rộng rãi mênh mông, để thể hiện quá trình suy sụp của nhà họ Giả mang ý nghĩa tượng trưng