Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại tầm bao quát, tính hoành tráng của sự kiện có tầm thời đại, cảm
Trang 1MỞ ĐẦU
Tiểu thuyết sử thi là một thể loại quan trọng, nổi bật và nhất quán của nền văn học nớc ta từ sau cách mạng tháng Tám Trong suốt 30 năm đất nước có chiến tranh, văn học đặt nhiệm vụ phục vụ mục tiêu giành độc lập dân tộc là sứ mệnh thiêng liêng Thời kỳ này cảm hứng về đời tư, thế sự ít phát triển, mà trong thơ lẫn trong văn xuôi đều chảy tràn niềm cảm hứng dạt dào về lịch sử hào hùng của dân tộc và sự đổi thay
kỳ diệu của số phận cộng đồng Trên những nét chung nhất thì đây là nền văn học rất độc đáo Nó nảy nở và phát triển trong bối cảnh đặc biệt, được nuôi dưỡng và gắn bó mật thiết với từng bước đi của cách mạng Nó đã ghi lại được những hình ảnh không thể phai mờ về một thời kỳ đầy gian lao, thử thách, nhiều hy sinh nhng cũng rất vẻ vang của dân tộc ta Qua hai cuộc kháng chiến cứu nớc vĩ đại, nó đã sáng tạo được những hình tượng nghệ thuật cao đẹp về tổ quốc và nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con ngời Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống, vừa thấm sâu tinh thần thời đại Văn học thời kỳ này thực sự là chứng nhân của một chặng đờng lịch sử đầy biến động lớn lao Thực tế hầu như mọi tác giả đều hướng ngòi bút của mình vào những nội dung mang tính sử thi Trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì này, có một tác phẩm tạo ra nhiều ý kiến, dư luận trái chiều Người ủng hộ cũng hết lòng và người
chê cũng hết mức Đó là Thung lũng cô-tan của Lê Phương Sau Đổi mới (1986),
nước ta mở cửa “làm bạn” với tất cả các nước trên thế giới, tầm mắt của các nhà văn dõi nhìn về nhiều chân trời văn học khác nhau Những luồng gió thi pháp đa dạng thổi tới làm phong phú thêm rất nhiều bức tranh văn học nước nhà vốn đơn sắc Trở thành
đa sắc có nghĩa là muôn hình nhiều vẻ, do vậy khó nhận dạng, khó nắm bắt Có cái cũ trở nên lỗi thời nhưng cũng có cái cũ trở thành cổ điển Qua tác phẩm này ta sẽ tìm thấy những nét đổi mới về phương diện thể loại và sự hào hùng của một thời đã qua mang đậm chất sử thi
NỘI DUNG
Trang 2Chương I: Khái quát về thể loại tiểu thuyết sử thi 1.1 Khái niệm tiểu thuyết sử thi
Tiểu thuyết sử thi có tên gọi quốc tế là roman - épopée Trong tiếng Việt, nó còn
có tên gọi khác là tiểu thuyết anh hùng ca, anh hùng ca, sử thi Thuật ngữ này được nhà khoa học Xô viết A.V.Chicherny đưa ra lần đầu tiên và hầu như chỉ được phổ biến
ở Liên Xô Vấn đề xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm tiểu thuyết sử thi vẫn còn chưa có sự thống nhất nhau Bởi vậy, trước khi tìm hiểu các đặc điểm của thể loại này, chúng ta hãy bắt đầu từ một số định nghĩa chung nhất về nó "Từ điển thuật ngữ văn học" do Lê Bá Hán chủ biên (1992) định nghĩa như sau: "Tiểu thuyết sử thi Còn gọi là tiểu thuyết anh hùng ca Tên gọi ước lệ (ghép tên gọi thể loại "sử thi" épopée với tên gọi "tiểu thuyết" roman) để chỉ những tiểu thuyết (từ thế kỷ XIX -XX) có dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch sử - dân tộc Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại (tầm bao quát, tính hoành tráng của sự kiện có tầm thời đại, cảm hứng dân tộc hoặc lịch sử, mô tả các sự kiện và xung đột có tính chất bước ngoặc như chiến tranh cách mạng )" Còn "Từ điển văn học" (bộ mới) nêu định nghĩa của Nguyễn Văn Khỏa như sau: "Tiểu thuyết anh hùng ca Còn gọi là tiểu thuyết sử thi Thuật ngữ chỉ một loại hình của thể loại tự sự, là sự phát triển tổng hợp, nâng cao và đổi mới của loại hình anh hùng ca dân gian cổ điển và loại hình tiểu thuyết Tiểu thuyết anh hùng
ca phản ánh những sự kiện, những biến cố lịch sử quan trọng, lớn lao và có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của một nhân dân, một dân tộc Đó là hiện thực lịch sử
có ý nghĩa toàn dân Trên cơ sở của việc tái hiện đúng bản chất một giai đoạn lịch sử
và miêu tả khá cụ thể về sinh hoạt tư tưởng, tình cảm, đời sống xã hội, phong tục tập quán, tiểu thuyết anh hùng ca gắn bó số phận những nhân vật của mình với sự kiện, biến cố lịch sử, đặt số phận nhân vật trước câu hỏi, trước thử thách của lịch sử tạo thành mối liên hệ quy định tất yếu của lịch sử đối với số phận nhân vật Cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết anh hùng ca là khẳng định sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng
và chiến công của nhân dân như là động lực của lịch sử"
Tuy nhiên, có khi người ta dùng thuật ngữ anh hùng ca thay cho tiểu thuyết sử thi Trong sách "150 thuật ngữ văn học" (1999), Lại Nguyên Ân xếp tiểu thuyết sử thi vào mục Anh hùng ca: "Ở các thế kỷ XIX - XX, văn học tiểu thuyết (vốn tập trung khám phá sự hình thành tính cách của các cá nhân con người), do đào sâu sự suy tư trên các vấn đề lịch sử dân tộc, đã đi tới chỗ sáng tạo ra thể tài tiểu thuyết anh hùng ca, cũng được gọi là tiểu thuyết sử thi (roman - épopée)" Có lẽ quan điểm này xuất phát từ một số công trình nghiên cứu ở Liên Xô Chẳng hạn, trong "Đại từ điển bách khoa Liên Xô", mục Anh hùng ca, sau khi nêu định nghĩa anh hùng ca cổ đại, các tác giả trình bày đến anh hùng ca hiện đại: " Trong thời đại mới, người ta gọi anh hùng ca là hình thức phức tạp nhất của lối kể chuyện sử thi, trong đó quá trình phát triển xã hội
Trang 3được phản ánh với một tầm thước rộng lớn nhất và đa dạng nhất; đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa toàn dân, phản ánh được những sự kiện lịch sử quan trọng Những
sự kiện đó được đặt trong mối liên hệ với nhân vật và quy định số phận của các nhân vật anh hùng ca" Ở mục "Thể loại tự sự", từ điển này cũng nêu thêm một quan niệm
về tiểu thuyết sử thi "Tiểu thuyết hoặc trường ca nào phản ánh được những sự kiện lịch sử nào có ý nghĩa rộng lớn và soi sáng được cuộc sống của nhân dân trong toàn
bộ tính đa dạng của nó thì gọi là anh hùng ca (épopée)" A.Sisêrin là một nhà nghiên cứu Xô viết có nhiều công trình về tiểu thuyết sử thi Trong cuốn "Tư tưởng và phong cách" (1968) ông quan niệm, tiểu thuyết sử thi là "tiểu thuyết mà từ trong tới ngoài vượt khỏi cái khung của nó, trong đó, đời tư con người thấm nhuần lịch sử và triết học lịch sử, con người được thể hiện như là một phần tử sống động của nhân dân mình Tiểu thuyết sử thi nắm bắt những đổi thay của các thời kỳ lịch sử, sự tiếp nối của các thế hệ, nó hướng tới các số phận tương lai của nhân dân hay giai cấp" Còn trong cuốn
"Sự ra đời của tiểu thuyết sử thi" (1975), ông phát biểu: "Tiểu thuyết sử thi không phải là sự liên hợp tiểu thuyết và sử thi mà là tiểu thuyết vươn tới sử thi" Mặc dù sử dụng thuật ngữ kép roman - épopée nhưng Sisêrin không tán thành vế sau của nó vì từ épopée nghe như tiếng đọ gươm, súng đại bác Ông cho rằng, tiểu thuyết sử thi, trước hết phải là tiểu thuyết nhưng là "một loại tiểu thuyết lớn vượt khỏi quy mô bình thường của nó" Ông cũng cho rằng, mầm móng của tiểu thuyết sử thi đã có trong tiểu thuyết văn xuôi của Puskin Nhưng phải đến "Chiến tranh và hòa bình" thì thể loại này mới định hình "Do tầm bao quát về thời gian và không gian và với tư cách là lịch
sử nhân dân, lịch sử tâm hồn con người, Chiến tranh và hòa bình là thể loại mới đối với thế kỷ XIX, tiểu thuyết - sử thi"
Về ngoại diên khái niệm thể loại, mặc dù cũng chưa có sự nhất trí cao nhưng nhìn chung đa số các nhà nghiên cứu Xô viết cùng thống nhất nhau cho những tác phẩm sau đây là tiểu thuyết sử thi: Chiến tranh và hòa bình (L.Tônxtôi), Cuộc đời Klim Xamghin (M.Gorky), Con đường đau khổ, Pie đệ nhất (A.Tônxtôi), Sông Đông êm đềm (M.Sôlôkhốp), Bão táp (Êrenbua), Đội cận vệ thanh niên (Fađêep) v.v Trong văn học Pháp có: Tan vỡ (Sụp đổ) (E.Zôla), Jăng-Crixtốp (R.Rôlăng), Những người cộng sản (L.Aragông) v.v Còn trong văn học Việt Nam, lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn dùng thuật ngữ tiểu thuyết sử thi để gọi các tác phẩm có dung lượng tương đối lớn như : Cửa biển, Vỡ bờ, Sống mãi với thủ đô, Bão biển, Mẫn và tôi, Dấu chân người lính, Vùng trời Tuy nhiên, theo xu hướng chung hiện nay, nhiều người xem từ
"sử thi" trong văn học hiện đại chỉ dùng để chỉ tính chất chứ không phải chỉ thể loại Bởi vậy, họ loại bỏ nội dung "đồ sộ" ra khỏi khái niệm tiểu thuyết sử thi Tiêu biểu cho quan niệm này là giáo sư Trần Đình Sử Trong công trình "Dẫn luận thi pháp học", ông cho rằng, trong nền văn học sử thi Việt Nam 1945 - 1975, có các thể loại như : thơ trữ tình sử thi (Tố Hữu), truyện ngắn sử thi (Rừng xà nu), tiểu thuyết sử thi (Đất nước đứng lên) Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng tán thành một tác phẩm có dung lượng cỡ vừa như Đất nước đứng lên là tiểu thuyết sử thi vì nó có tính khái quát cao Đặc biệt là nó chứa đựng đầy đủ tất cả các đặc điểm của thể loại này Như vậy
Trang 4quy luật vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết sử thi luôn gắn liền với những biến động và thay đổi của lịch sử Có thể lý giải điều này ở mấy góc độ như đặc điểm thể loại, chủ thể sáng tạo (nhà văn), không khí sáng tác, bạn đọc Nhìn vào bức tranh toàn cảnh của văn học về đề tài chiến tranh cách mạng từ 1945 đến nay chúng ta dễ thấy không khí sáng tác (bối cảnh xã hội) đóng vai trò rất quan trọng Đây chính là yếu tố then chốt chi phối cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ
1.2 Một số đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết sử thi
Tiếp theo, ta chuyển sang vấn đề xác định đặc trưng của thể loại Tính nội dung của thể loại tiểu thuyết sử thi, thực ra, đã nằm ngay trong tên gọi thể loại Nó bao gồm
"chất sử thi" và "chất tiểu thuyết" Đây không phải là sự lắp ghép cơ giới mà theo một quy định phức tạp Bởi hai tính chất này trái ngược nhau như lửa và nước, như chiến tranh và hòa bình Trong lịch sử văn học, chất tiểu thuyết đã từng đấu tranh loại trừ chất sử thi ra khỏi hình thức tự sự cỡ lớn để mở đường cho thể loại tiểu thuyết lên thống lĩnh văn đàn Nhưng đến thế kỷ XIX, sau khi đã yên vị, chất tiểu thuyết quay lại bắt tay với chất sử thi để tạo ra thể loại tiểu thuyết sử thi Nhà văn đầu tiên gặp lúng túng trong việc xử lý mối quan hệ phức tạp này là Gôgôn Có thể thấy rõ "bi kịch thể loại" trong tác phẩm Tarat Bunba của ông Trong đời sống văn học Việt Nam thời chiến tranh, đã từng diễn ra nhiều cuộc tranh luận, uốn nắn, quy chụp làm cho nhiều tác phẩm gặp thăng trầm cũng bắt đầu từ cách xử lý mối tương quan giữa chất sử thi
và chất tiểu thuyết của nhà văn Khi xác định viết theo thể loại tiểu thuyết sử thi, nhà văn cần lưu ý những vấn đề sau:
1.2.1 Đề tài
Đề tài của sử thi là lịch sử dân tộc, chủ yếu nói về các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc với nhau "Tình huống phù hợp nhất với thơ sử thi đó là các xung đột của trạng thái chiến tranh Thực vậy, trong chiến tranh, chính là toàn bộ dân tộc đang vận động Nó bị kích thích phải hành động bởi vì nó phải bảo vệ toàn bộ mình" (Hêghen) Còn đề tài của tiểu thuyết là thế sự đời tư, chủ yếu nói về các chuyện nhân tình thế thái ở đời hoặc những chuyện tình cảm riêng tư của trai gái "Yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng, ngược lại, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà" Tiểu thuyết sử thi kết hợp cả ba đề tài trên Nội dung thế sự đời tư được phô diễn trên sân khấu nhưng nằm trong bối cảnh phông màn của nội dung lịch sử dân tộc Nhà tiểu thuyết chỉ là diễn viên, còn nhà sử thi mới là đạo diễn Không phải ngẫu nhiên mà L.Tônxtôi đặt tên cho cuốn tiểu thuyết sử thi của mình là "Chiến tranh và hòa bình" Trong đó "chiến tranh" là sử thi, "hòa bình" là tiểu thuyết Ở đó có "sự thống nhất giữa biện chứng pháp lớn của lịch sử và biện chứng
pháp nhỏ của tâm hồn" Đối tượng miêu tả của sử thi là những sự kiện đã hoàn tất
trong quá khứ dân tộc Đó là "quá khứ tuyệt đối" theo cách hiểu của Gớt và Sinle Là quá khứ đầu tiên, cao thượng nhất, lưu giữ những ký ức của cộng đồng tổ tiên Ở đó,
Trang 5mọi thứ đã hoàn tất và thế hệ con cháu không can thiệp vào được Nó tách hẳn với thời hiện tại của người kể chuyện bằng một "khoảng cách sử thi tuyệt đối" Từ đó, tạo
ra giá trị tôn ti, sùng kính Theo Bakhtin: "Tiểu thuyết hình thành chính trong quá trình phá bỏ khoảng cách sử thi, trong quá trình thân mật hóa con người và thế giới bằng tiếng cười, hạ thấp đối tượng miêu tả nghệ thuật xuống cấp độ hiện thực đương thời dang dở không hoàn thành và luôn biến động" Như vậy, sử thi chuộng quá khứ, tiểu thuyết chuộng hiện tại, còn tiểu thuyết sử thi sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Vẫn theo Bakhtin, có thể miêu tả thời hiện tại trong sử thi với điều kiện là, phải đặt điểm nhìn từ tương lai để nhìn về hiện tại "Tất nhiên, có thể tri giác cả "thời đại của chúng ta" như một thời đại sử thi anh hùng, từ giác độ ý nghĩa lịch sử của nó, tri giác
từ xa, từ cự ly thời gian (không phải bằng con mắt mình, con mắt người đương thời,
mà dưới ánh sáng tương lai) Như vậy, chúng ta vẫn có thể tạo ra được "khoảng cách
sử thi" khi miêu tả hiện thực đương thời Nhưng không phải hiện thực đương thời nào cũng tạo ra thái độ thành kính, bởi vậy cần có sự chọn lọc đối tượng "Hiện thực đương thời chỉ có thể xâm nhập các thể loại cao thượng ở những giai tầng có ngôi bậc cao nhất, và cũng đã được cự ly hóa do vị trí của chúng trong chính hiện thực" (BakhtinTrong cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 - 1975, "giai tầng có thứ bậc cao nhất" là người chiến sĩ cách mạng vô sản "Ơi anh giải phóng quân / Kính chào anh con người đẹp nhất!" (Tố Hữu) Hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ đã được mọi người thành kính ngưỡng mộ ngay trong thời hiện tại, bởi vậy, tạo ra được khoảng cách sử thi Tuy nhiên, khoảng cách này không quá xa vời như trong sử thi cổ điển Mặc dù tác giả không dám suồng sã với nhân vật chính diện nhưng cũng không coi nhân vật là bậc quá xa cách với mình Giữa tác giả và nhân vật có khoảng cách gần nhau nhưng vẫn tôn trọng nhau
1.2.2 Tầm bao quát rộng lớn
Tác giả sử thi cổ đại có tham vọng bao quát nhiều lĩnh vực của cuộc sống để tác phẩm trở thành bộ bách khoa toàn thư của dân tộc "Tác phẩm của Hômerơ là cuốn từ điển bách khoa hoàn thiện nhất của thời cổ đại" (Gơnêđisơ) Ngạn ngữ Ấn Độ có câu:
"Cái gì không thấy trong Mahabharata thì cũng không thấy trên đất Ấn Độ" Hêghen nhận xét: "Các sử thi thực sự độc đáo đều cung cấp cho ta một bức tranh của tinh thần dân tộc như nó biểu hiện trong luân lý của cuộc sống gia đình, trong chiến tranh và trong hòa bình, trong các nhu cầu, các nghệ thuật, các phong tục, các hứng thú, tóm lại, nó cấp cho ta một bức tranh toàn vẹn về các giai đoạn ở đấy có ý thức và phẩm chất của ý thức" (Mỹ học) [ 6, tr.589 - 590 ] Để làm được điều đó, sử thi phải dùng thao tác tổng hợp, còn tiểu thuyết thì ngược lại, thường dùng thao tác phân tích Bởi vậy, tiểu thuyết không cần phải mở rộng hoàn cảnh mà chú trọng mổ xẻ cuộc sống riêng tư chật hẹp của một hoặc vài cá nhân Còn trong tiểu thuyết sử thi, mặc dù cuộc sống cá nhân vẫn được nhắc đến nhưng nó vẫn nằm trong cái tổng thể xã hội Có nghĩa là thông qua một vài cá nhân hay một địa phương nhỏ, tác giả phải làm sao để cho người đọc thấy được trạng thái chung của cả dân tộc và thời đại Nói cách khác là
Trang 6hình tượng phải mang tính điển hình Để làm được điều đó phải cần đến biện pháp khái quát hóa nghệ thuật Giáo sư Phan Cự Đệ nói: "tiểu thuyết sử thi của thời đại chúng ta phải là sự tổng hợp trên cơ sở phân tích, là sự thống nhất biện chứng giữa tổng hợp và phân tích ( ) cô đúc trong từng mảnh tinh chế rồi từ đó khái quát lên"
1.2.3 Con người sử thi
Con người sử thi là con người bổn phận, là những anh hùng cao cả có sứ mệnh phấn đấu vì lợi ích cộng đồng Nó mang gương mặt tập thể và thuộc về quần chúng
Số phận của nó trùng khít với bộ cánh xã hội mà nó khoác Trong khi đó, con người tiểu thuyết thì ngược lại "Nhân vật không tương hợp với số phân và vị thế của nó Con người hoặc là lớn hơn số phận mình, hoặc là nhỏ bé hơn tính cách của mình" (Bakhtin) [ 2, tr.72 ] Bởi vậy, con người tiểu thuyết thường bất hòa với tập thể Có khi nó sống tốt nhưng vẫn bị xã hội vùi dập, nó sống xấu nhưng vẫn được xã hội trọng vọng Nó là con người tự do cá nhân với những dục vọng thấp hèn, ích kỷ, không vì cộng đồng hoặc đi ngược lại lợi ích cộng đồng "Nhân vật tiểu thuyết không được
"anh hùng" cả theo nghĩa sử thi lẫn theo nghĩa bi kịch của từ ấy: nó phải kết hợp trong
nó cả những nét chính diện lẫn phản diện, cả thấp kém lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn trang nghiêm" (Bakhtin) [ 2, tr.31 ] Trong tiểu thuyết sử thi, nhân vật chính phải
là con người sử thi và có thể chấp nhận cho nó có một vài nhược điểm nhỏ của con người tiểu thuyết Thành phần nòng cốt của phe chính diện là con người sử thi Tuy nhiên cũng có thể có cả con người tiểu thuyết nhưng phải chuyển hóa nó thành con người sử thi.
1.2.4 Nhân vật
Tiểu thuyết sử thi 1945 - 1975 thường miêu tả nhân vật kẻ thù theo bút pháp
"hiện thực tàn nhẫn", điển hình cho một vài nét tính cách như tàn ác, hiểm độc Nhân vật hiện lên theo một khuôn mẫu chung, đơn giản sơ lược, chưa có cá tính Sau 1975 các nhà tiểu thuyết đã cố gắng khắc phục điểm yếu này mà tiêu biểu là Nguyễn Trọng
Oánh với các bộ tiểu thuyết Đất trắng và Mây cuối chân trời ở tiểu thuyết hôm nay,
nhờ sự đổi mới trong việc cải tạo lại cấu trúc bên trong với một quan niệm nghệ thuật toàn diện hơn, miêu tả theo bút pháp "hiện thực tỉnh táo" nên nhân vật kẻ thù hiện ra
có sức sống đa chiều phức tạp và có một đời sống riêng
Nhân vật không chỉ là toàn cái xấu mà còn có những nét đẹp của con ngư¬ời: trung tá Nguyễn Quốc Hùng (Thượng Đức), tướng Lê Minh Đảo (Xuân Lộc), thiếu tá Hồng Nhị (Ngày rất dài ) , Họ đều là những kẻ sống có lý t¬ưởng và tôn thờ lý tưởng đến cùng nên tận tuỵ, mẫn cán trong nhiệm vụ, giàu lòng tự trọng, không sa đọa, trác táng Theo chúng tôi, từ hình tượng này, các nhà tiểu thuyết hôm nay đã đặt
ra một vấn đề mang ý nghĩa phổ quát: điều cơ bản nhất, quan trọng nhất trong việc giáo dục con người, nhất là giáo dục thế hệ trẻ là giáo dục lý tưởng Lý tưởng luôn mang tính định hướng, định hướng đúng sẽ đi theo con đường đúng và ngược lại
Trang 7Nhìn dưới góc độ ý nghĩa nghệ thuật, từ hình tượng nhân vật kẻ thù, ít nhất sẽ tạo những hiệu quả sau: Một là, góp phần tạo ra tình huống căng thẳng cho tiểu thuyết, kẻ thù không chỉ hèn yếu, manh động, tàn bạo, dốt nát mà chúng còn là những con người có học thức, có trí tuệ, có bản lĩnh Cho nên chiến thắng được kẻ thù chúng ta
đã phải mạnh hơn hẳn chúng về mọi mặt Theo lôgich thông thường thì chẳng vẻ vang
gì nhiều khi chiến thắng một kẻ thù yếu ớt, ngu dốt nhưng chúng ta đã đánh thắng một kẻ thù như vậy thì chiến thắng ấy càng phải được khẳng định Hai là, đưa ra cái nhìn nhân ái, độ lượng hơn vì dù có là kẻ thù nhưng họ cũng vẫn là người Việt Nam cùng dòng máu Hồng Lạc Các nhà tiểu thuyết hôm nay đã không quan niệm kẻ thù chỉ ở phương diện thú tính mà còn nhìn họ ở cả phần nhân tính Điều ấy góp phần nới rộng thêm, làm sâu sắc thêm quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hôm nay
Con người sử thi là con người "ngoại hiện", "ruột để ngoài da" "Nó được
"ngoại hóa" hoàn toàn, giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có sự khác biệt nào" "Ở con người ấy chẳng có gì phải tìm tòi, ức đoán, không thể lột mặt nạ nó" (Bakhtin) [ 2, tr.68 ] Đó là những con người hoàn tất, trọn vẹn, bất biến về tính cách và nhất quán về hành động Trong khi đó, tính cách của con người tiểu thuyết rất phức tạp, thay đổi theo hoàn cảnh, luôn trong thế vận động, "con người như một dòng sông" (L.Tônxtôi) Đó là "con người nếm trải" sống với nội tâm kín đáo và mang "mặt nạ nhân cách" Tiểu thuyết "khảo cứu con người một cách tự do và suồng sã: lộn trái nó, vạch trần sự không phù hợp giữa vẻ bề ngoài và bề trong, giữa khả năng và sự thực hiện khả năng" (Bakhtin) Con người trong tiểu thuyết sử thi, về
cơ bản là con người hành động Nội tâm cũng được nhắc đến nhưng không lấn át hành động Bởi vậy nó không thích hợp với bút pháp dòng ý thức (mặc dù nếu sử dụng ở mức độ vừa phải vẫn được chấp nhận) Sự trùng hợp giữa tính cách và hành động cũng tùy theo hoàn cảnh Nhân vật tuy lộ liễu, "ồn ào" với "phe ta" nhưng có thể
"ngụy trang" kín đáo với "phe nó" Lúc này thì hành động sôi nổi nhưng lúc khác lại suy tư trầm lắng Tác giả có thể khai thác thế giới nội tâm ở các nhân vật phụ, nhất là phụ nữ, nhưng không nên lạm dụng nó khi miêu tả nhân vật anh hùng
1.2.5 Quan điểm sang tác
Tác giả sử thi phải đứng trên quan điểm dân tộc để nhìn nhận, đánh giá sự việc
"Tính dân tộc phải là một trong những điều kiện cơ bản của anh hùng ca, còn bản thân nhà thơ thì phải nhìn các sự kiện bằng con mắt của nhân dân mình" (Biêlinxki) Tác giả đứng trên lập trường dân tộc nhưng lập trường đó là bất biến, đã được đông cứng lại trong quá khứ Có thể thấy điểm nhìn bất biến trong các định ngữ nghệ thuật: Asin chạy nhanh như gió, Ulixơ muôn vàn trí xảo, Apôlông bắn xa muôn dặm Tiểu thuyết thì ngược lại, càng tạo ra nhiều cách nhìn mới mẻ, độc đáo càng tốt Do câu chuyện tiểu thuyết là của tác giả bịa ra nên anh ta có quyền đánh giá nhân vật theo quan điểm riêng mình Cái nhìn của tiểu thuyết có thể trái ngược với cộng đồng, và cũng như vậy, trái ngược với sử thi Chẳng hạn, tác giả sử thi nhìn anh hùng Nguyễn Huệ bằng con mắt lịch sử thành kính, nhưng nhà tiểu thuyết có thể nhìn "anh chàng
Trang 8mê gái" này từ góc độ đời tư, thân mật Dân tộc phản đối Lê Chiêu Thống nhưng nhà tiểu thuyết có quyền ủng hộ Lê Chiêu Thống Trong tiểu thuyết sử thi, những sự kiện lịch sử quan trọng phải được nhìn nhận trên phương diện dân tộc Tuy nhiên, tác giả vẫn có quyền tự do tương đối khi đánh giá các sự việc nhỏ Tác giả có thể đưa ra nhiều cách đánh giá khác nhau để độc giả lựa chọn Những vấn đề ngược với điểm nhìn dân tộc có thể được phát biểu từ miệng của nhân vật phản diện hoặc nhân vật phụ Còn điểm nhìn của nhân vật chính phải hợp với quan điểm cộng đồng.
1.2.6 Cảm hứng
Sử thi là "thi ca lý tưởng" nên nó miêu tả cuộc sống trong tính thi vị Nó có cảm hứng mạnh mẽ trước cái đẹp, cái cao cả, cái hùng vĩ Và ý thức mình là thể hiện cao quý nên nó không dung nạp các thể loại "thấp hèn" và những yếu tố mỹ học nào
có thể phá vỡ phong cách cao cả của sử thi Còn tiểu thuyết thì ngược lại, nó dung nạp tất cả các thể loại và hòa trộn tất cả các sắc màu thẩm mỹ lại với nhau Nó mạnh dạn miêu tả cái bi, cái hài, cái lố bịch, cái tầm thường, cái gớm ghiếc, cái dị dạng Nó có mặt mạnh trong việc miêu tả các đề tài dung tục như chuyện lừa đảo làm tiền, những cuộc tình ô trọc, những chuyện vặt vãnh trong nhà ngoài chợ Nó không ngại miêu tả
tỉ mỉ những sự vật xấu xa, bẩn thỉu, hỗn độn Đó là "chất văn xuôi" của cuộc sống, là cái thực tại "nôm na thô thiển" đối lập với cái "thế giới nên thơ" là "thời đại anh hùng" của sử thi (Hêghen) Các nhà tiểu thuyết sử thi phải xử lý vấn đề này một cách khó khăn Trước hết, phải chấp nhận dung nạp ở mức độ vừa phải các thể loại khác như bi kịch, hài kịch, trữ tình Nó chấp nhận sự có mặt của "chất văn xuôi" nhưng nổi trội hơn hết vẫn là "chất thi ca" Nói chung, các nhà tiểu thuyết sử thi dẫn bạn đọc
đi trên ranh giới giữa cái thật và cái giả, cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái xấu nhưng cái đích cuối cùng đạt đến vẫn là bến bờ Chân - Thiện - Mỹ Sử thi cổ điển mang cảm hứng ngợi ca, khẳng định, đề cao sự nghiệp anh hùng Giọng điệu cơ bản của sử thi là sôi nổi, hùng tráng Đây là lời trang trọng, thành kính của bậc con cháu đối với tổ tiên,
là lời tự hào dân tộc và hun đúc tinh thần ái quốc Nhìn chung, sử thi có văn phong cao cả Còn tiểu thuyết thì đả phá tính nghiêm túc, trang trọng của sử thi bằng tiếng cười trào phúng, bông đùa Nó giễu nhại, mỉa mai mọi thứ, hạ bệ và làm thân mật hóa đối tượng bằng loại ngôn ngữ suồng sã, thô tục Nó mang cảm hứng phê phán, giọng điệu bi thương, buồn bã, tức là giọng điệu của một văn sĩ đa sầu trước cảnh hài đời Tiểu thuyết sử thi cần có giọng điệu ngợi ca, trang trọng đối với cái tốt và phê phán mỉa mai đối với cái xấu Có giọng hùng tráng khi xung trận nhưng cũng có thể có giọng bi thương trước cái chết của các anh hùng Có thể chấp nhận cho tiểu thuyết sử thi có nhiều loại cảm hứng trái ngược nhau nhưng chủ đạo vẫn là cảm hứng ngợi ca
1.2.7 Ngôn ngữ
Trang 9Ngôn ngữ sử thi phải theo chuẩn mực chung của dân tộc, thống nhất một giọng, mọi sự trau chuốt phải phù hợp với tâm lý tiếp nhận của cộng đồng "Con người sử thi không có tính chủ động về mặt ngôn ngữ; thế giới sử thi chỉ biết duy nhất một ngôn ngữ thống nhất và có sẵn Vì thế, cả thế giới quan lẫn ngôn ngữ đều không thể trở thành những nhân tố phân biệt ( ) Ngay các thần linh cũng không có chân lý nào đặc biệt làm ngăn cách họ với người thường: họ cũng chung một ngôn ngữ ấy" (Bakhtin) [
2, tr.69 ] Còn tiểu thuyết thì ngược lại, nó phá bỏ tính một giọng, một phong cách của
sử thi Nó cãi lại "tính chất miễn tranh cãi của sử thi ngây thơ" Mỗi nhân vật đều có quyền chủ động về ngôn từ Chúng có thể cãi lại tổ tiên, pháp quyền, cãi lại các nhân vật khác và cả tác giả Ngôn ngữ trong tiểu thuyết rất ồn ào, đa thanh, đa phong cách Các nhà tiểu thuyết tha hồ sáng tạo ra một văn phong riêng không giống ai Tiểu thuyết sử thi chấp nhận cho tác giả và nhân vật chủ động chủ động về mặt ngôn ngữ
và có sự sáng tạo về từ ngữ nhưng không đi quá xa chuẩn mực cộng đồng Không chấp nhận phổ biến loại ngôn ngữ bí hiểm, quá rắc rối, lệch chuẩn, có nguồn gốc xa lạ với dân tộc "Trước hết, nghệ sĩ phải sáng tác cho nhân dân mình và cho thời đại mình Nhân dân và thời đại có quyền đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật phải gần gũi và dễ hiểu đối với nó" (Hêghen)
Nói tóm lại, sử thi luôn đòi hỏi khuôn mẫu, trong khi tiểu thuyết luôn đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo Tiểu thuyết sử thi phải tuân thủ các "nguyên tắc sử thi vĩnh cửu", tức là không được thiếu các đặc điểm cơ bản trên Trong các đặc điểm còn lại, có thể thiếu một vài đặc điểm Nhìn chung không nên dung nạp quá nhiều "chất tiểu thuyết"
có thể dẫn đến làm tổn hại "chất sử thi" trong kết cấu thể loại Trong thực tiễn tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975, ta thấy có ba mối tương quan như sau giữa chất sử thi
và chất tiểu thuyết Một là: chất tiểu thuyết lấn át chất sử thi sẽ tạo ra các tiểu thuyết
phi sử thi như: Một nhà đại thiện xạ, Phất, Thôn Bầu thắc mắc, Những ngày bão táp, Vào đời, Tranh tối tranh sáng, Hỗn canh hỗn cư Và tiêu biểu cho bộ phận văn học này là "Đống rác cũ" của Nguyễn Công Hoan Hai là: chất sử thi lấn át chất tiểu thuyết Tiêu biểu như: Người người lớp lớp, Cao điểm cuối cùng, Trước giờ nổ súng đặc biệt là Đất nước đứng lên Ba là: chất sử thi ngang bằng với chất tiểu thuyết, đây
là mô hình lý tưởng của tiểu thuyết sử thi Tiêu biểu cho loại này là Cửa biển, Vỡ bờ, Sống mãi với thủ đô, Bão biển, đặc biệt là Dấu chân người lính Sự có mặt nhiều
hay ít chất sử thi không hề nói lên chất lượng của tác phẩm mà chỉ xác định đặc trưng thể loại của tác phẩm đó mà thôi
Chương II: Sự thống nhất giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết
Trang 10trong tiểu thuyết “Thung lũng Cô-tan” của Lê Phương
2.1 Sự dung hợp về thể tài (lịch sử dân tộc – thế sự đời tư)
Tiểu thuyết “Thung lũng Cô tan”– Cuốn tiểu thuyết miêu tả cuộc chiến đấu thầm lặng
nhưng đầy sức tiến công và sáng tạo của những người làm công tác khoa học kỹ thuật miền Bắc xã hội chủ nghĩa Trong bối cảnh đầy thử thách nghiêm trọng, dữ dội và căng thẳng, Lê Phương đã khai thác sâu vào vấn đề con người, vào vấn đề trong - đục khác nhau ở động cơ, thái độ của họ đối với khoa học và cao hơn nữa là danh dự và nhân phẩm của những người làm khoa học trên bất cứ mặt trận nào, hoàn cảnh nào
Thung lũng Cô tan của Lê Phương đã góp phần bổ sung vào mảng đề tài về người trí
thức, những con người lao động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật còn trống vắng
trong văn xuôi chống Mỹ cứu nước lúc bấy giờ Thung lũng Cô-tan viết về mặt trận
giao thông vận tải nhưng lại tập trung miêu tả cuộc chiến đấu của những cán bộ khoa học kĩ thuật trên mặt đường Trong tác phẩm này tập trung vào khắc họa cuộc đối chọi địch-ta,đối chọi giữa hai sức mạnh,hai bản chất của hai chế độ xã hội, hai cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, đối chọi không chỉ bằng lực mà còn bằng khoa học và mưu trí Lê Phương đã ca ngợi con đường của người cán bộ khoa học chân chính, có hoài bão, có lý tưởng, đem tất cả tuổi trẻ và sự say mê của bản than mình cống hiến cho khoa học mà không hề đòi hỏi hay có sự tính toán,vụ lợi nào Mặt khác, tác giả cũng thẳng tay phê phán con đường chủ nghĩa cơ hội, con đường của những người làm khoa học theo lối tính toán thực dụng, luôn tìm lối đi tắt thuận lợi,một cơ hội tốt trên con đường tiến thủ bản than, sẵn sang hứng lấy công lao của người khác.Trong cuốn tiểu thuyết này Lê Phương đã dóng một hồi chuông cảnh báo về chủ nghĩa cơ hội đang dần hình thành trong thời đại của dân tộc Trong tác phẩm có sự xuất hiện của tất cả những đề tài nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử này (đề tài chiến tranh, đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội), tất cả đều động chạm đến những vấn đề cực kỳ nhạy cảm trong công cuộc cải tạo các thành phần xã hội để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Cốt truyện cấu tạo theo lối tường trình lai lịch một sáng kiến, tường trình việc thực hiện một nhiệm vụ sản xuất, tường trình một gương người tốt việc tốt v.v vẫn là nét chung Tuy nhiên, do chỗ hoạt động xây dựng kinh tế từ đây trở thành một nhiệm
vụ xã hội to lớn, cho nên nó cũng là một trong những đối tượng quan sát và miêu tả rất chăm chú của nhà văn Và thông qua các trang văn xuôi sản xuất, ta cũng có thể thấy được các bước dò tìm trong các lĩnh vực kinh tế xã hội Thông qua đó tác giả thể hiện những vấn đề còn đang tồn tại trong xã hội xoay quanh lợ ích cá nhân và cộng đồng, những mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cá nhân với cá nhân Tại đây, xuất