Chọn đề tài Vấn đề xử lý chất tiểu thuyết và chất sử thi trong “Hòn đất” của Anh Đức, chúng tôi hi vọng giúp cho mọi người có một cái nhìn mới về phẩm chất đặc trưng của thể loại tiểu th
Trang 1Mở đầu
Nhìn lại một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, chúng ta không chỉ ngỡ
ngàng trước “sự diệu kì” một đất nước anh hùng “từ trong khói lửa lại vùng đứng lên”
mà còn đầy tự hào trước những thành tựu phi thường của văn học Trong giai đoạn1945-1975, văn học luôn đồng hành, gắn bó với vận mệnh của dân tộc, đi qua nhữngbước thăng trầm và thực sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diệnmạo của một giai đoạn văn học mới
Văn học là tấm gương phản ánh lịch sử nhưng có lẽ tiểu thuyết sử thi là thể loạinhạy cảm hơn cả với bước đi của lịch sử, với những sự kiện chính trị Những bộ tiểuthuyết được viết dưới ánh sáng của cảm hứng anh hùng ca xứng đáng là một thể loại
lực lưỡng trong ngôi nhà văn học cách mạng, với: Xung kích, Con trâu, Vùng mỏ, Xung đột, Đất nước đứng lên, Dấu chân người lính, Chiến sĩ, Vùng trời, Rừng U Minh, Mẫn và tôi, Đất Quảng Hòn đất của Anh Đức cũng là một tác phâm tiêu biểu
trong số đó
Tác phẩm miêu tả những ngày tháng chiến đấu gian nan của bộ đội và dân quân
ở Hòn Đất – mảnh đất cách mạng kiên cường Trong cuộc chiến đấu gay go, chênhlệch này, trong đội du kích nổi bật có Hai Thép - người chỉ huy sáng suốt, giàu nghịlực; Ngạn, một chiến sĩ dũng cảm, thông minh; Ba Rèn, người nông dân chất phác,trung kiên; Quyên, cô du kích trẻ đẹp người, đẹp nết Vượt trội hơn cả là chị Sứ, một
nữ du kích có nhiều đức tính cao quý: đằm thắm, bất khuất, ngoan cường Làm nên
thành công của Hòn đất là do nhiều yếu tố và một trong những yếu tố quan trọng là
tác phẩm đã có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết,
từ đó đem lại cho nó một sức sống dài lâu
Chọn đề tài Vấn đề xử lý chất tiểu thuyết và chất sử thi trong “Hòn đất” của Anh Đức, chúng tôi hi vọng giúp cho mọi người có một cái nhìn mới về phẩm chất đặc trưng của thể loại tiểu thuyết sử thi nói chung và tác phẩm Hòn đất nói riêng Đó là
việc kết hợp hài hòa của hai tính chất đối nghịch: tiểu thuyết – sử thi
Trang 2Nội dung
1 Tiểu thuyết sử thi và mối quan hệ giữa “chất tiểu thuyết” và “chất
sử thi” trong tiểu thuyết sử thi
1.1 Khái niệm tiểu thuyết sử thi
Tiểu thuyết sử thi có tên gọi quốc tế là roman - épopée Vấn đề xác định nộihàm và ngoại diên của khái niệm tiểu thuyết sử thi vẫn chưa có sự thống nhất nhau
Từ điển văn học (bộ mới) nêu định nghĩa của Nguyễn Văn Khỏa: "Tiểu thuyết
anh hùng ca Còn gọi là tiểu thuyết sử thi Thuật ngữ chỉ một loại hình của thể loại
tự sự, là sự phát triển tổng hợp, nâng cao và đổi mới của loại hình anh hùng ca dân gian cổ điển và loại hình tiểu thuyết Tiểu thuyết anh hùng ca phản ánh những sự kiện, những biến cố lịch sử quan trọng, lớn lao và có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của một nhân dân, một dân tộc Đó là hiện thực lịch sử có ý nghĩa toàn dân Trên cơ sở của việc tái hiện đúng bản chất một giai đoạn lịch sử và miêu tả khá cụ thể về sinh hoạt tư tưởng, tình cảm, đời sống xã hội, phong tục tập quán, tiểu thuyết anh hùng ca gắn bó số phận những nhân vật của mình với sự kiện, biến cố lịch sử, đặt số phận nhân vật trước câu hỏi, trước thử thách của lịch sử tạo thành mối liên
hệ quy định tất yếu của lịch sử đối với số phận nhân vật Cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết anh hùng ca là khẳng định sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng và chiến công của nhân dân như là động lực của lịch sử".
Còn Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học (1992) đã định nghĩa như
sau: "Tiểu thuyết sử thi còn gọi là tiểu thuyết anh hùng ca Tên gọi ước lệ (ghép tên gọi thể loại "sử thi" épopée với tên gọi "tiểu thuyết" - roman) để chỉ những tiểu thuyết (từ thế kỷ XIX - XX) có dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch sử - dân tộc Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại (tầm bao quát, tính hoành tráng của sự kiện
có tầm thời đại, cảm hứng dân tộc hoặc lịch sử, mô tả các sự kiện và xung đột có tính chất bước ngoặc như chiến tranh cách mạng )".
Nhiều người cho rằng tiểu thuyết sử thi là những tác phẩm lớn, quy mô lớn,nhiều tập Tuy nhiên nhiều người khác không đồng thuận vì xu hướng chung của tiểuthuyết hiện đại là ngày càng thu ngắn về số trang Dung lượng, qui mô chưa phải làyếu tố chủ yếu tạo nên tính sử thi của một tác phẩm văn học hiện đại Có thể có một
Trang 3tác phẩm rất đồ sộ nhưng lại “phản sử thi” và ngược lại có khi chỉ một bài thơ nhỏ lạiđậm đà dấu ấn sử thi Vấn đề là ở chỗ cuộc sống và con người được cảm nhận và miêu
tả như thế nào trong tác phẩm và cái cảm hứng bao trùm của tác phẩm có tạo nên được
âm hưởng đặc thù của một thế giới nghệ thuật sử thi hay không? Vì vậy có thể hiểutiểu thuyết sử thi là những tác phẩm mang đặc trưng thể loại của tiểu thuyết nhưng lấynội dung từ lịch sử - dân tộc làm đề tài sáng tạo nghệ thuật với cảm hứng chủ yếu làcảm hứng anh hùng, ngợi ca sự nghiệp và con người của dân tộc, của cộng đồng
1.2 Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 – 1975
Nhìn vào tiến trình vận động của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 -1975 dễ thấy
có một quy luật: Sự phát triển của thể loại này luôn gắn liền với những biến động lịch
sử của dân tộc và thời đại Văn học là tấm gương phản ánh lịch sử nhưng đúng như tên gọi, tiểu thuyết sử thi là thể loại nhạy cảm hơn cả với bước đi của lịch sử, với những sựkiện lịch sử
Sau năm 1945, nền văn học sử thi hòa vào dòng chảy cách mạng phục vụ cho sự
nghiệp chung: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: Phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công-nông-binh” (Hồ Chủ tịch) Tiểu thuyết sử thi là một thể loại cường tráng rất thích
hợp cho việc phản ánh, ngợi ca, cổ vũ, khẳng định cuộc sống chiến đấu và xây dựngchủ nghĩa xã hội đang bừng bừng khí thế
Đỉnh cao của tiểu thuyết sử thi viết về cuộc kháng chiến chống Pháp là Đất nước đứng lên (1956) của Nguyên Ngọc Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc kháng chiến của
dân tộc Ba Na (Tây Nguyên) đánh Pháp kiên cường bất khuất nhưng người đọc nhậnthấy đó là cả một cuộc đấu tranh vĩ đại được thu nhỏ của cả dân tộc Việt Nam Thànhcông của tác phẩm ngoài tính điển hình phổ quát còn phải kể đến một tư duy tiểuthuyết khá già dặn ở chỗ, nhà văn đã xây dựng một tính cách anh hùng của nhân vậtNúp với quá trình phát triển biện chứng lô gích, được viết bởi một bút pháp sử thi vừa
giàu tính hiện thực vừa đậm chất thơ Đất nước đứng lên xứng đáng là một trong
những đỉnh cao không chỉ của văn học viết về kháng chiến chống Pháp mà còn là của
cả dòng tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975
Trang 4Sự xuất hiện của Đất nước đứng lên và âm hưởng vang dội của tiếng súng
Đồng khởi đầu những năm 60 của thế kỷ XX là những “cú hích” để tiểu thuyết sử thi
phát triển mạnh mẽ Hàng loạt tiểu thuyết ra đời: Một chuyện chép ở bệnh viện (1959), Trước giờ nổ súng (1960), Sống mãi với Thủ đô (1961), Cao điểm cuối cùng (1961), Những người cùng làng (1961), Làng tề (1962), Một chặng đường (1962), Trên mảnh đất này (1962), Phá vây (1963), Đất lửa (1963) Trong 3 năm 1960,
1961, 1962 có hơn 20 cuốn tiểu thuyết xuất bản, mỗi cuốn phát hành trên dưới một vạnbản Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng hơn cả là vị thế dân tộc lúc này đang ở tầmcao của vũ đài chính trị thế giới Sau khi chúng ta thắng Pháp với trận Điện Biên Phủ
“lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, cả thế giới nhìn chúng ta với con mắt cảmphục, ngưỡng mộ
Đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược miền Nam Cả nước ta lại đoàn kết thành một
khối “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu).
Chưa bao giờ “không khí sử thi” lại bừng bừng mạnh mẽ như lúc bấy giờ Những tiểu
thuyết sử thi nguyên khối, tinh chất, không pha tạp ra đời như là một sự tất yếu: Vào lửa (1966), Hòn Đất (1966), Cửa sông (1967), Gia đình má Bảy (1968), Ở xã Trung Nghĩa (1969), Rừng U Minh (1970), Đường trong mây (1970), Vùng trời (1971), Đất Quảng (1971), Dấu chân người lính (1972), Thôn ven đường (1973), Mẫn và tôi
(1972) Nhà nghiên cứu Niculin (người Nga) nhận xét về cách xây dựng nhân vật của
Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng là “đã bao bọc nhân vật trong bầu không khí vô trùng” Nhưng thực ra nhận xét ấy đúng với cả các nhân vật
tiểu thuyết sử thi tiêu biểu của thời kỳ này: Chị Sứ (Hòn Đất), Lữ (Dấu chân người lính), Mẫn (Mẫn và tôi), Hảo (Vùng trời)
Tiểu thuyết sử thi không chỉ mang sứ mệnh phản ánh, ngợi ca cuộc chiến tranhcách mạng vĩ đại mà còn có ý nghĩa khởi nguồn, khơi nguồn cho cả gia đình tiểuthuyết Việt Nam hiện đại
1.3 Mối quan hệ giữa “chất sử thi” và “chất tiểu thuyết” trong tiểu thuyết sử thi
Tính nội dung của thể loại tiểu thuyết sử thi, thực ra, đã nằm ngay trong tên gọithể loại Nó bao gồm "chất sử thi" và "chất tiểu thuyết" Đây không phải là sự lắp ghép
cơ giới mà theo một quy định phức tạp bởi hai tính chất này trái ngược nhau như lửa vànước Trong lịch sử văn học, chất tiểu thuyết đã từng đấu tranh loại trừ chất sử thi ra
Trang 5khỏi hình thức tự sự cỡ lớn để mở đường cho thể loại tiểu thuyết lên thống lĩnh vănđàn Nhưng đến thế kỷ XIX, sau khi đã yên vị, chất tiểu thuyết quay lại bắt tay với chất
sử thi để tạo ra thể loại tiểu thuyết sử thi Khi xác định viết theo thể loại tiểu thuyết sửthi, nhà văn cần lưu ý những vấn đề sau:
Vấn đề đề tài: Đề tài của sử thi là lịch sử dân tộc, chủ yếu nói về các cuộc
chiến tranh giữa các dân tộc với nhau Còn đề tài của tiểu thuyết là thế sự đời tư, chủyếu nói về các chuyện nhân tình thế thái hoặc những vấn đề tình cảm riêng tư Tiểuthuyết sử thi kết hợp cả ba đề tài trên nhưnglịch sử dân tộc vẫn là thống soái của thểloại đó, chi phối các đề tài khác Nội dung thế sự đời tư được phô diễn trên sân khấunhưng nằm trong bối cảnh phông màn của nội dung lịch sử dân tộc
Vấn đề đối tượng phản ánh: Đối tượng miêu tả của sử thi là những sự kiện
đã hoàn tất trong quá khứ dân tộc Là quá khứ đầu tiên, cao thượng nhất, lưu giữnhững ký ức của cộng đồng tổ tiên Ở đó, mọi thứ đã hoàn tất và thế hệ con cháukhông can thiệp vào được Nó tách hẳn với thời hiện tại của người kể chuyện bằngmột "khoảng cách sử thi tuyệt đối", từ đó, tạo ra giá trị tôn ti, sùng kính Theo
Bakhtin: "Tiểu thuyết hình thành chính trong quá trình phá bỏ khoảng cách sử thi, trong quá trình thân mật hóa con người và thế giới bằng tiếng cười, hạ thấp đối tượng miêu tả nghệ thuật xuống cấp độ hiện thực đương thời dang dở không hoàn thành và luôn biến động" [ 2, tr.75 ] Như vậy, sử thi chuộng quá khứ, tiểu thuyết
chuộng hiện tại, còn tiểu thuyết sử thi sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Vẫn theoBakhtin, có thể miêu tả thời hiện tại trong sử thi với điều kiện là, phải đặt điểm nhìn
từ tương lai để nhìn về hiện tại Như vậy, chúng ta vẫn có thể tạo ra được "khoảng cách sử thi" khi miêu tả hiện thực đương thời Nhưng không phải hiện thực đương
thời nào cũng tạo ra thái độ thành kính, bởi vậy cần có sự chọn lọc đối tượng Trong
cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 - 1975, "giai tầng có thứ bậc cao nhất" là người
chiến sĩ cách mạng vô sản Hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ đã được mọi người thànhkính ngưỡng mộ ngay trong thời hiện tại, bởi vậy, tạo ra được khoảng cách sử thi.Tuy nhiên, khoảng cách này không quá xa vời như trong sử thi cổ điển Mặc dù tácgiả không dám suồng sã với nhân vật chính diện nhưng cũng không coi nhân vật làbậc quá xa cách với mình
Trang 6Về chất liệu: Chất liệu của sử thi cổ điển lấy từ truyền thuyết dân tộc, là sản
phẩm của toàn dân chứ không phải của riêng nhà thơ Vai trò của tác giả sử thi rất
mờ nhạt và nhìn chung là không để lại dấu ấn của mình trong tác phẩm Còn tiểuthuyết thì ngược lại, mang đậm dấu ấn tác giả Người ta khuyến khích mỗi nhà vănphải có phong cách riêng của mình Nhà tiểu thuyết được phép sáng tạo ra những lốidiễn đạt lạ thường, những nhân vật dị dạng, những tính cách lạ đời Cốt truyện tiểuthuyết là do nhà văn sáng tạo ra trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân, bởi vậy nội dungcủa nó có thể xa lạ với dân tộc Nếu như xem tiểu thuyết là "bịa" còn sử thi là "thực"thì tiểu thuyết sử thi phải "bịa như thật" Nhà tiểu thuyết sử thi phải cố gắng tạokhông khí chân thật Nhà tiểu thuyết sử thi được phép hư cấu nhưng phải phù hợpvới quan niệm cộng đồng, tức là "hư cấu có định hướng"
Về khả năng phản ánh hiện thực: Tác giả sử thi cổ đại có tham vọng bao quát
nhiều lĩnh vực của cuộc sống để tác phẩm trở thành bộ bách khoa toàn thư của dân
tộc "Tác phẩm của Hômerơ là cuốn từ điển bách khoa hoàn thiện nhất của thời cổ đại" (Gơnêđisơ) Ngạn ngữ Ấn Độ có câu: “Cái gì không thấy trong Mahabharata thì cũng không thấy trên đất Ấn Độ” Sử thi phải dùng thao tác tổng hợp, còn tiểu
thuyết thì ngược lại, thường dùng thao tác phân tích Bởi vậy, tiểu thuyết không cầnphải mở rộng hoàn cảnh mà chú trọng mổ xẻ cuộc sống riêng tư chật hẹp của mộthoặc vài cá nhân Còn trong tiểu thuyết sử thi, mặc dù cuộc sống cá nhân vẫn đượcnhắc đến nhưng nó vẫn nằm trong cái tổng thể xã hội Có nghĩa là thông qua một vài
cá nhân hay một địa phương nhỏ, tác giả phải làm sao để cho người đọc thấy được
trạng thái chung của cả dân tộc và thời đại Giáo sư Phan Cự Đệ nói: "tiểu thuyết sử thi của thời đại chúng ta phải là sự tổng hợp trên cơ sở phân tích, là sự thống nhất biện chứng giữa tổng hợp và phân tích ( ) cô đúc trong từng mảnh tinh chế rồi từ
đó khái quát lên"
Về cảm hứng: Sử thi là "thi ca lý tưởng" nên nó miêu tả cuộc sống trong tính
thi vị Nó có cảm hứng mạnh mẽ trước cái đẹp, cái cao cả, cái hùng vĩ Và ý thứcmình là thể hiện cao quý nên nó không dung nạp các thể loại "thấp hèn" và nhữngyếu tố mỹ học nào có thể phá vỡ phong cách cao cả của sử thi Còn tiểu thuyết thìngược lại, nó dung nạp tất cả các thể loại và hòa trộn tất cả các sắc màu thẩm mỹ lạivới nhau Nó mạnh dạn miêu tả cái bi, cái hài, cái lố bịch, cái tầm thường, cái gớm
Trang 7ghiếc, cái dị dạng Các nhà tiểu thuyết sử thi phải xử lý vấn đề này một cách khókhăn Trước hết, phải chấp nhận dung nạp ở mức độ vừa phải các thể loại khác như
bi kịch, hài kịch, trữ tình Nó chấp nhận sự có mặt của "chất văn xuôi" nhưng nổitrội hơn hết vẫn là "chất thi ca"
Về cách thức xây dựng tác phẩm: Sử thi xây dựng cơ cấu tác phẩm theo dòng
sự kiện, dọc theo các biến cố lịch sử Chính các xung đột xã hội là bộ xương sốngcủa sử thi Trong khi đó, những xung đột xã hội đầy kịch tính lại không phải là điềubắt buộc đối với tiểu thuyết Còn trong tiểu thuyết sử thi có sự dung nạp cả hai cáchtrên Nghĩa là trên đại thể, nó xây dựng cốt truyện theo dòng biến cố lịch sử, nhưngtrên cơ sở đó triển khai các dòng tính cách nhân vật Thông thường, trong tiểu thuyết
sử thi cách mạng, nhân vật chính phát triển tính cách theo chiều tiến bộ của lịch sử.Còn nhân vật phản diện thường theo chiều hướng ngược lại, bị đào thải Tiểu thuyếtthường kết thúc theo lối mở, chưa hoàn tất, xung đột chính có thể chưa giải quyết.Còn sử thi kết thúc theo lối có hậu, thiện thắng ác, mọi thứ được hoàn tất, xung độtđược giải quyết do "áp lực sử thi", "cái khung sử thi" đã quy định như thế Còntrong tiểu thuyết sử thi, cuối tác phẩm, xung đột chính phải được giải quyết theohướng tiến bộ của lịch sử, theo mong muốn của cộng đồng Tuy nhiên các xung độtnhỏ có thể vẫn tồn tại Dòng tính cách ngược chiều lịch sử có thể vẫn tiếp tục chảynhưng bị suy yếu dần và tiềm ẩn Đó là lối kết thúc vừa khép vừa mở của tiểu thuyết
sử thi
Về con người sử thi: là con người bổn phận, là những anh hùng cao cả có sứ
mệnh phấn đấu vì lợi ích cộng đồng Nó mang gương mặt tập thể và thuộc về quầnchúng Số phận của nó trùng khít với bộ cánh xã hội mà nó khoác Trong khi đó, conngười tiểu thuyết thì ngược lại Bởi vậy, con người tiểu thuyết thường bất hòa vớitập thể Nó là con người tự do cá nhân với những dục vọng thấp hèn, ích kỷ, không
vì cộng đồng hoặc đi ngược lại lợi ích cộng đồng Trong tiểu thuyết sử thi, nhân vậtchính phải là con người sử thi và có thể chấp nhận cho nó có một vài nhược điểmnhỏ của con người tiểu thuyết Thành phần nòng cốt của phe chính diện là con người
sử thi Tuy nhiên cũng có thể có cả con người tiểu thuyết nhưng phải chuyển hóa nóthành con người sử thi
Trang 8Về tính cách nhân vật: Nhân vật sử thi là con người "ngoại hiện", "ruột để
ngoài da" "Nó được "ngoại hóa" hoàn toàn, giữa bản chất thật của nó và sự biểuhiện bên ngoài của nó không có sự khác biệt nào Đó là những con người hoàn tất,trọn vẹn, bất biến về tính cách và nhất quán về hành động Trong khi đó, tính cáchcủa con người tiểu thuyết rất phức tạp, thay đổi theo hoàn cảnh, luôn trong thế vậnđộng Đó là "con người nếm trải" sống với nội tâm kín đáo và mang "mặt nạ nhâncách" Con người trong tiểu thuyết sử thi, về cơ bản là con người hành động Nộitâm cũng được nhắc đến nhưng không lấn át hành động
Về tác giả sử thi: Tác giả phải đứng trên quan điểm dân tộc để nhìn nhận, đánh giá sự việc "Tính dân tộc phải là một trong những điều kiện cơ bản của anh hùng ca, còn bản thân nhà thơ thì phải nhìn các sự kiện bằng con mắt của nhân dân mình" (Biêlinxki) Tác giả đứng trên lập trường dân tộc nhưng lập trường đó là bất
biến, đã được đông cứng lại trong quá khứ Tiểu thuyết thì ngược lại, càng tạo ranhiều cách nhìn mới mẻ, độc đáo càng tốt Do câu chuyện tiểu thuyết là của tác giảbịa ra nên anh ta có quyền đánh giá nhân vật theo quan điểm riêng mình Cái nhìncủa tiểu thuyết có thể trái ngược với cộng đồng, và cũng như vậy, trái ngược với sửthi Trong tiểu thuyết sử thi, những sự kiện lịch sử quan trọng phải được nhìn nhậntrên phương diện dân tộc Tuy nhiên, tác giả vẫn có quyền tự do tương đối khi đánhgiá các sự việc nhỏ Tác giả có thể đưa ra nhiều cách đánh giá khác nhau để độc giảlựa chọn Những vấn đề ngược với điểm nhìn dân tộc có thể được phát biểu từmiệng của nhân vật phản diện hoặc nhân vật phụ
Về phương diện tính chất: Sử thi cổ điển mang tính khách quan cao Tác giả
của Iliat và Mahabharata đứng trung gian giữa hai phe, chỉ ca ngợi những ai dũngcảm xả thân vì cộng đồng và thực hiện đúng nghĩa vụ của một chiến binh Điểmnhìn khách quan sử thi ở đây được hiểu trên phương diện chính trị Còn tiểu thuyết,
do tiếp cận cuộc sống từ góc độ đạo đức, tình cảm nên tính chủ quan càng cao Tácgiả có thể công khai phát biểu thái độ yêu ghét rõ ràng mà không sợ một số độc giảnào đó phản đối Có khi, tác giả cũng là một nhân vật của truyện và mọi thứ đúngsai, tốt xấu đều được nhìn qua lăng kính của tác giả Trong tiểu thuyết sử thi, tốtnhất là tác giả không nên lộ diện Và cũng tốt nhất là cần phải có một độ lùi thời
Trang 9gian giữa tác giả và sự kiện phản ánh Độ lùi thời gian càng xa thì tính khách quancàng cao
Về phương diện giọng điệu: Sử thi cổ điển mang cảm hứng ngợi ca, khẳng
định, đề cao sự nghiệp anh hùng Giọng điệu cơ bản của sử thi là sôi nổi, hùng tráng.Đây là lời trang trọng, thành kính của bậc con cháu đối với tổ tiên, là lời tự hào dântộc và hun đúc tinh thần ái quốc Nhìn chung, sử thi có văn phong cao cả Còn tiểuthuyết thì đả phá tính nghiêm túc, trang trọng của sử thi bằng tiếng cười trào phúng,bông đùa Nó giễu nhại, mỉa mai mọi thứ, hạ bệ và làm thân mật hóa đối tượng bằngloại ngôn ngữ suồng sã, thô tục Tiểu thuyết sử thi cần có giọng điệu ngợi ca, trangtrọng đối với cái tốt và phê phán mỉa mai đối với cái xấu Có giọng hùng tráng khixung trận nhưng cũng có thể có giọng bi thương trước cái chết của các anh hùng Cóthể chấp nhận cho tiểu thuyết sử thi có nhiều loại cảm hứng trái ngược nhau nhưngchủ đạo vẫn là cảm hứng ngợi ca
Về phương diện ngôn ngữ: Ngôn ngữ sử thi phải theo chuẩn mực chung của
dân tộc, thống nhất một giọng, mọi sự trau chuốt phải phù hợp với tâm lý tiếp nhậncủa cộng đồng Còn tiểu thuyết thì ngược lại, nó phá bỏ tính một giọng, một phongcách của sử thi Nó cãi lại "tính chất miễn tranh cãi của sử thi ngây thơ" Mỗi nhânvật đều có quyền chủ động về ngôn từ Ngôn ngữ trong tiểu thuyết rất ồn ào, đathanh, đa phong cách Các nhà tiểu thuyết tha hồ sáng tạo ra một văn phong riêngkhông giống ai Tiểu thuyết sử thi chấp nhận cho tác giả và nhân vật chủ động chủđộng về mặt ngôn ngữ và có sự sáng tạo về từ ngữ nhưng không đi quá xa chuẩnmực cộng đồng
2 Hòn đất –Sự dung hợp hài hòa giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết 2.1 Chất sử thi
2.1.1 Lịch sử - cách mạng là chủ đề trung tâm của tác phẩm
Tiểu thuyết sử thi đặt lên hàng đầu những vấn đề lớn liên quan đến số phận củadân tộc và cộng đồng Cũng vì lẽ đó mà các nhà tiểu thuyết luôn luôn tập trung làm nổibật những xung đột lớn, cố gắng chỉ ra những xu hướng phát triển của lịch sử Trongtiểu thuyết sử thi, hiện thực được thể hiện là lịch sử hoành tráng Góc nhìn đời tư bị thuhẹp, nhường chỗ cho cái nhìn mang tính thời đại Quy mô tiểu thuyết sử thi thường
Trang 10lớn Cũng có những tác phẩm dung lượng vừa phải nhưng vấn đề đặt ra trong tác phẩmvẫn là những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng, dân tộc.
Hòn đất ra đời trong thời kỳ chống Mỹ, phục vụ cho nền văn học cách mạng với
nhiệm vụ phản ánh hiện thực và tác động đến tư tưởng, ý thức, tình cảm người đọc vềmặt chính trị Thể loại tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa lấy chiến tranh cách mạnglàm đề tài trung tâm đã mô tả được bước đi lớn của dân tộc trong hơn một phần tư thế
kỷ Đây là tiểu thuyết đầu tiên của nền văn học chống Mỹ, ở vùng giải phóng miềnNam, tác phẩm đã phản ảnh kịp thời hiện thực cách mạng miền Nam trong giai đoạnchiến tranh đặc biệt Tác giả vừa nêu được những phẩm chất tiêu biểu của người chiến
sĩ giải phóng miền Nam, vừa mô tả được tính cách của con người Nam Bộ: nghĩa khí,
bộc trực, nhân ái Chủ đề cơ bản của Hòn đất là lịch sử dân tộc Nội dung chủ yếu nói
về cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt của nhân dân Hòn Đất chống lại cuộc càn quét của
Mĩ – Diệm Đề tài chiến tranh chi phối hầu hết tất cả mọi hoạt động của các nhân vật
Nói về lý do chọn trận đánh có thật xảy ra tại Hòn Đất - Kiên Giang vào cuối
1962 để viết thành một tiểu thuyết có cùng tên với địa danh ấy, nhà văn Anh Đức đãtừng nói: Trước hết là do bản thân câu chuyện tựa như là cả miền Nam chiến đấu đượcthu nhỏ, có tính tiêu biểu - có khả năng từ cái tiêu biểu mà khái quát hóa, thể hiện ởcác mặt: tinh thần quân dân đoàn kết chiến đấu bất khuất dưới sự lãnh đạo chặt chẽ củaĐảng, vận dụng phối hợp ba mũi giáp công, lực lượng đôi bên chênh lệch Và điềuquan trọng hơn cả là viết ra câu chuyện này như gióng lên tiếng chuông báo trước:chiến tranh đặc biệt nói riêng và chiến tranh xâm lược nói chung bất kể dưới hình thứcnào do Mỹ tiến hành sẽ thất bại
Vấn đề vận mệnh dân tộc thể hiện qua ý thức của cộng đồng trước một xung độtmang tính sử thi Xung đột ấy là xung đột mà cả cộng đồng phải giải quyết, chứ khôngcủa riêng của một cá nhân nào: xung đột chiến tranh Nhà văn sẽ tổ chức cho nhân vật,
sự kiện rơi vào những tình huống đối kháng nhau, tạo sự kịch tính hấp dẫn cho tác
phẩm Ở tiểu thuyết Hòn đất, xung đột chiến tranh là mâu thuẫn giữa nhân dân xứ Hòn
nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung với chính quyền Mỹ ngụy Đặc biệt với đặc
điểm của thể loại tiểu thuyết có dung lượng rộng lớn, xung đột chiến tranh trong Hòn đất được miêu tả tỉ mỉ theo một quá trình nhất định từ hình thành đến đỉnh điểm và giải
quyết xung đột
Trang 11Trong tác phẩm, Anh Đức đã dựng nên một không khí thật căng thẳng của
những ngày giặc càn: “Cái thị trấn Tri - Tôn bé nhỏ chiều hôm ấy bỗng dưng ầm ĩ hẳn lên Xe cam nhông chở lính từ Rạch Giá nối đuôi nhau chạy xuống Bụi bốc mù mịt trên con đường phố nhỏ độc nhất của quận lỵ Bụi xông vào các tiệm nước, các tiệm tạp hóa, các căn phố trệt và phố lầu mới cất Bọn lính từ trên xe nhảy xuống, lũ lượt kéo đi trong vầng bụi.” Đó là cái không khí chung của những làng quê thanh bình bị
những trận càn của địch làm hoang mang, khiếp sợ Trong những giờ phút căng thẳng
ấy, họ – những con người vốn chỉ biết “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó” lại không sợ hãi, không trốn chạy: “Mọi người vừa kéo lá ngụy trang hầm vừa lao xao nói chuyện Anh nào cũng khấp khởi, mặc dù anh nào cũng biết ngày mai địch vào rất đông Nhưng hình như họ không để ý tới quân số địch ngót một ngàn Họ thấy việc đánh như
là sự sống, tin rằng không giết được nhiều cũng giết được ít Mà hễ có giết được một thằng giặc thì lòng họ cũng đỡ bị đè trĩu bởi cái cảnh anh em đồng chí bị chúng sát hại thê thảm trong năm đen tối” Sau ngày đồng khởi, mặc dù súng ống chẳng có mấy
cây, họ đều tin rằng thằng giặc không thể ức hiếp họ như trước được nữa Bây giờ vấn
đề đã đặt ra rõ ràng là thằng giặc bắn họ thì họ bắn lại Mặc dù có thể ngã xuống bất cứlúc nào nhưng chỉ còn hơi thở họ vẫn quyết tâm bảo vệ xóm làng, bảo vệ quê hương
Những ngày bị vây trong hang Hòn, mặc cho đói khát, mặc cho địch dùng mọithủ đoạn để tiêu diệt, mặc cho tình thế nguy cấp, những người lính ấy vẫn nắm chắctrong tay cây súng Họ chia nhau từng nắm gạo rang, từng ngụm nước đọng trong hang
để duy trì sự sống, để tiếp tục chiến đấu và giết giặc: “Còn đánh lâu lắm đó, chú em! Cậu thanh niên học sinh nhoẻn miệng cười, rồi ngoan ngoãn khuỵu hai gối chân, nằm sấp xuống tảng đá Dưới ánh đèn pin, bộ mặt trắng trẻo của cậu ta nhóng tới bên vũng nước Cậu thè lưỡi uống ực ực hai ba hớp rồi đứng nhổm ngay dậy […]Cứ thế lần lượt hết người này tới người khác Vũng nước phút chốc cạn queo Cuối cùng, khi đến phiên anh Hai Thép thì nước chỉ còn lấp xấp, thành ra anh phải thè lưỡi liếm” Ta có
thể thua địch về quân số, thua về súng ống, đạn dược nhưng ta không bao giờ kémchúng lòng căm thù và sự quyết tâm Điều ấy đã góp phần làm sống lại một quan niệm
cực kỳ nhân văn ở thời đánh giặc: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Trang 12Với chủ đề lịch sử - cách mạng xuyên suốt, tác phẩm đã dựng nên bức tranhmiền Nam trong những ngày đầu đánh Mỹ đầy gian khổ, khắc họa không khí đánh giặccủa quân và dân ta trong khói lửa, đạn bom.
2.1.2 Khắc họa thành công hình ảnh của những người anh hùng
Thành công của các tác phẩm này là miêu tả khá sinh động sức mạnh của quầnchúng tập thể, cao hơn là sức mạnh của toàn dân tộc đang cùng một lòng đứng lên theolời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, đã góp phần tích cực trong việc phản ánh, cổ vũ động viêncuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện gian khổ và anh dũng của quân dân ta trongnhững năm đầu đánh Mỹ Cảm hứng sử thi hào sảng đã tạo ra những nhân vật đậm chất
lý tưởng, tỏa chiếu ánh sáng lý tưởng soi rọi, hướng bạn đọc đi về phía cái cao cả, cáianh hùng Tác giả ít khi chú ý đến quá trình phát triển của tính cách nhân vật mà chủyếu khắc họa vẻ đẹp toàn vẹn của họ trong những thử thách quyết liệt của cuộc chiếnđấu
Đó là Ngạn, một anh chiến sĩ trẻ dũng cảm, gan dạ Cũng như bao người khác,
anh đến với cách mạng thật tự nhiên và luôn kiên trung với lý tưởng: “Ngạn là anh thợ nhà in, làm liên lạc viên ở nội thành Rạch Giá Anh bị giặc bắt năm năm mươi lăm rồi
bị đưa lên Phú Lợi Tại Phú Lợi, Ngạn đã tham gia cuộc đấu tranh chống vụ đầu độc
tù nhân lớn nhất từ trước tới nay của Mỹ - Diệm Sau đó, anh là một trong số người sống sót bị giặc bắt chở ra liệng biển Dọc đường đến bến tàu, anh từ trên xe cam - nhông nhảy đại xuống, lẩn vào phố Đồng bào ở đó chặt cái còng trên tay anh, giấu kín anh, rồi đưa anh đi Lúc về Hòn Đất, Ngạn mới có hăm hai tuổi đời, nhưng anh có được tới ba tuổi Đảng” Anh đã có khoảng 5, 6 năm hoạt động ở xứ Hòn Tại đây, anh
bày vẽ, hướng dẫn cho dân quân hoạt động và tìm cách phát triển lực lượng vũ trang ởđịa phương Có lúc anh bị địch phao tin bán đứng đồng đội, không ít người nghi ngờanh, kể cả Quyên – người anh yêu, nhưng anh đã chứng tỏ lòng kiên trung của mình.Đâu dễ gì lung lạc được niềm tin cách mạng ở người chiến sĩ ấy Ở anh, ta thấy sự quảquyết, dũng mãnh của một cây súng thiện xạ với kẻ thù và có cả sự ấm áp khi đối xửvới những người đồng chí, đồng đội Anh sẵn sàng nhường bộ quần áo mới của người
yêu may cho để đổi lấy bộ đồ dài thòng, vá khắp nơi của Thẩm Anh đau đớn, uất nghẹn khi nói về sự hi sinh của chị Sứ: “Ngạn ngồi bệt xuống giữa ngõ hang, kể lại với anh em câu chuyện mấy tên lính trò chuyện ban nãy Đến cuối lúc lặp lại lời chị Sứ
Trang 13gọi bà con, gọi Bác trước lúc giãy mình chết, Ngạn nghẹn ngào không nói được nữa”.
Anh xót xa như đứt từng khúc ruột khi chứng kiến cái chết của anh lính trẻ mà anh hết
lòng yêu thương: “Ngạn thọc tay vào ngực áo Đạt Tim cậu ta không còn đập nữa Ngạn đau đớn nín lặng”.
Đó là Quyên, cô du kích đẹp người, đẹp nết Anh Tám Chấn đã từng nhận xét về
út Quyên: “Đó là một cô gái rất tốt Công việc Đoàn nó hăng hái tháo vát, công việc vườn tược, nấu nướng may vá nó làm cứ gọn hơ Về sắc thì khá quá đi chớ”.Quyên nổi bật với tính lạc quan, vui vẻ: “Quyên cười chúm chím, có vẻ đắc ý lắm Nụ cười của cô hoàn toàn vui vẻ và biểu hiện đầy đủ rằng giá mà đời cô gặp sự rủi chăng nữa thì sự rủi đó đâu cũng chỉ là tạm đấy thôi Bao giờ cũng vậy, ngay trong lúc khổ cực khó khăn cô cũng cứ tươi luôn, tưởng chừng suốt đời cô sẽ tươi mãi như thế” Cô vừa đảm
việc nhà, vừa giỏi việc nước Cô cùng chị Sứ, thím Hai Thép, ba Ba ú vận động bà conlàm cách mạng, bảo bọc cho những người chiến sĩ trốn thoát khỏi sự truy lùng của kẻ
thù Cũng như chị, Quyên mang trong mình hơi thở của đất đai, xứ sở Trong Quyên hình như có trái măng cụt ngọt thau, có những cây tre vàng nắng, có lá cành li - ki -
ma xanh um, có tiếng nói yêu thương âu yếm của các mẹ già cùng tiếng bập bẹ ngây thơ của các em bé Thật là trong Quyên như chứa đựng đủ mọi thứ đó Quyên là tiếng xạc xào của rừng dừa, tiếng sóng biển vỗ lên bờ bãi, tiếng thét của đoàn người đấu tranh, ánh đuốc bập bùng, tiếng khóc và tiếng cười vui Quyên là cô, nhưng đồng thời cũng là anh em đồng chí khác Quyên có lúc hờn dỗi với người yêu, trêu ghẹo chị, có
lúc làm nũng với mẹ, nhưng trong hoạt động cô lại là một người thừa dũng cảm, gan
dạ Chứng kiến cái chết của cậu Đạt, một cái gì đó trào lên trong lòng, hình như là lòngthương yêu, hình như là sự căm giận Tất cả tạo cho cô gái mảnh dẻ vốn chưa quencầm súng sức mạnh bắn hai phát tiêu diệt hai tên lính thiện chiến Trong những ngàytháng bị vây trong hang, cô đảm đang lo toan mọi việc, từ chăm sóc Thẩm và thằng Béđang bị thương, trông coi bé Thúy khi mẹ nó không còn đến việc lo từng miếng ăn,giấc ngủ cho anh em đồng đội Ở Quyên, cô còn hiện lên như một con người đầy nghĩatình Quyên nắm chặt bàn tay còn lại của thằng Bé, cùng chịu đau đớn với nó khi nó bịchặt tay để bảo toàn mạng sống Quyên tắm rửa, chăm lo cho Đạt lúc cậu hi sinh:
“Quyên cùng Năm Nhớ tháo cúc áo Đạt, cởi hết quần áo Đạt ra Không chút e ngại,
Trang 14mình Bàn tay của hai cô gái dịu dàng vuốt sạch máu, bụi và mồ hôi suốt bảy ngày nay không ngừng tuôn chảy trên người Đạt Các ngón tay của hai cô có lúc run rẩy lặng đi trên tấm thân nâu rám ấy”.
Đó là mẹ Sáu, người mẹ Việt Nam anh hùng như biết bao người mẹ khác.Chồng mẹ, con trai mẹ đều theo cách mạng và hi sinh Hai đứa con gái, hai chàng rể và
cả mẹ nữa cũng theo lời kêu gọi của cụ Hồ, một lòng quyết tâm đánh đuổi quân xâmlược Người mẹ ấy đã bao lần tham gia biểu tình, bạo động, đã bao lần không hề run sợtrước họng súng của kẻ thù Khi hay tin mọi người bị địch vây trong hang Hòn, dẫu
biết đó là nơi cố thủ vững chắc nhưng mẹ Sáu vẫn rất lo lắng Con gái lớn, con gái út, con cháu ngoại cưng như trứng mỏng đó chẳng phải là nguồn sống của cả đời mẹ là gì? Rồi còn con rể và những anh em khác, đều như ruột thịt cả Bây giờ tất cả đều đang đặt mình trong tình huống khó khăn Sự sống và cái chết như đã để lên cân, mà
bà mẹ là người đang hồi hộp nhìn coi cái cân ấy Sứ rơi vào tay giặc, mẹ bị bắt đến để khuyên con gái quy hàng: “Con của bà nó cứng cổ lắm, nên nó đã bị treo lên kia kìa!
Bà tới nói phải quấy cho nó nghe đi! ạng thiếu tá hứa nếu bà nói nó ưng chịu đầu hàng và kêu gọi tụi trong hang đầu hàng thì ổng cho hạ dây thả nó liền.” Dù đau từng
khúc ruột mẹ vẫn không mở miệng nói lời nào Hơn cả con mình, mẹ Sáu còn oằn oại
gấp bội Hai mươi bảy năm đẻ con ra và nuôi con lớn lên, mẹ đã nặn vắt từng giọt sữa, chắt chiu từng tấm áo Đôi chân thon thả treo lơ lửng này đây, chính mẹ là người trông thấy nó cất bước đi chập chững đầu tiên Còn suối tóc mượt mà rủ xuống tới vai
mẹ đây, chính mẹ cũng đã vuốt ve khi nó hãy còn lơ thơ bệt dính trên đầu Rồi những tiếng ngọng nghịu, rồi những ngày mẹ lâm vào cảnh góa bụa, chính đứa con gái này
đã cảm hiểu và đỡ đần cho mẹ nhiều nhất trong những năm tháng gieo neo Một đứa
con như thế mà lại phải dứt ra, mẹ Sáu không đau lòng sao được! Nhưng muốn giữ lấycon, mẹ càng không thể nói những lời bọn giặc buộc mẹ nói Bỡi thiêng liêng hơn đứacon mang nặng đẻ đau đó còn cả xóm làng này, còn cả cái hang đang chống trả quyếtliệt này Thiêng liêng hơn đứa con của mẹ là cuộc cách mạng mà mẹ suốt đời tin tưởng
và gắn bó
Tiêu biểu nhất cho những người anh hùng mà Anh Đức đã dày công xây dựng
đó là chị Sứ Nhà văn Anh Đức đã khẳng định Hòn Đất là một tiểu thuyết viết về cuộc
chiến đấu mà cũng là một tiểu thuyết về một đời người con gái Nhân vật này có
Trang 15nguyên mẫu là chị Phan Thị Ràng Chị Ràng sinh năm 1937, quê quán xã Lương Phi,
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Năm 1950, chị bắt đầu tham gia cách mạng Năm 1960,chị bị bắt trên đường làm nhiệm vụ Dù bị tra tấn, chị vẫn một lòng trung kiên với cáchmạng và đã hy sinh khi vừa bước sang tuổi 25.Tuy nhiên, Anh Đức cũng khẳng địnhông không chỉ lấy nguyên mẫu từ chị Ràng mà ông đã rút ra từ nhiều mẫu người congái miền Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang để đúc lại thành nhân vật Sứ
Trước hết, chị hiện lên với tư cách một người vợ thủy chung, chờ chồng suốtbảy năm dài Bảy năm so với cuộc đời con người thì không dài nhưng nó lại đầy sức
ám ảnh đối với những người vợ xa chồng ở tuổi đôi mươi như chị Có bao nhiêu cô gái
có thể đợi chờ mòn mỏi từng ngày như Sứ Cái hẹn hai năm đã trôi qua từ lâu nhưnganh vẫn chưa về, có chăng chỉ là một bức thư suốt bảy năm dài đằng đẳng ấy Niềm hivọng của chị gửi hết vào bé Thúy – giọt máu mà chồng chị kịp để lại trước khi đi tập
kết Chị ở lại nuôi con, chăm sóc mẹ già và tham gia cách mạng “Chị là người chỉ sung sướng bằng sự sung sướng của mẹ, cha, anh em, đồng chí, và khi có con, chị dành cho con tất cả những gì mình có”
Xuất thân trong một gia đình cách mạng, trong quê hương giàu truyền thống đấutranh, chị dĩ nhiên cũng là một chiến sĩ kiên trung Vì chồng đi tập kết, vì nhiều lần bảo
vệ cho bộ đội mà chị đã từng nếm trải bao cực hình của kẻ thù Bị dụ dỗ, đe dọa, bịnhốt trong chuồng sấu, chuồng rắn, tất cả vẫn không làm lung lạc được lòng thủychung với chồng và sự kiên trung với cách mạng
Vốn là một người phụ nữ đảm đang, nhũng ngày vây trong hang Hòn, Sứ nhưmột người chị đảm đang, toan lo hết mọi việc Trong hang không đủ nước uống, chị lo
lắng vô cùng: “Từ lúc vào hang đến giờ, chị là người uống nước ít nhất Chị uống có mỗi một ngụm từ trưa hôm qua tới nay Việc này cũng chỉ riêng có chị biết mà thôi Nào phải chị không khát! Chị khát lắm Ngay bây giờ, sau khi nhai mấy vốc gạo rang, chị càng thấy thèm miếng nước” Không nhẫn tâm nhìn các đồng chí của mình nhịn
khát, chị đã liều đi ra suối lấy nước dù biết rằng chuyến đi này đầy nguy hiểm
Rơi vào tay giặc, bị đánh dập, giày vò, chị vẫn quyết tâm không hàng Tronggiây phút quyết định ấy, chị có lẽ cũng có chút chần chừ, do dự, không phải do dự vìtính mạng của bản thân Hi sinh cho cách mạng chị không tiếc, chị chần chừ khi nghĩ