1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất tiểu thuyết và chất sử thi trong "Hòn đất" (Anh Đức)

17 667 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 55,47 KB

Nội dung

Tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức đã ghi lại những khoảnh khắc của cuộc chiến tranh tàn khốc cũng như khắc họa hình ảnh người lính cách mạng thuộc các thế hệ khác nhau với những hoàn cảnh

Trang 1

Vấn đề xử lí giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong tiểu thuyết Hòn Đất

của Anh Đức

MỞ ĐẦU

Văn học luôn là tấm gương phản ánh hiện thực của xã hội Mỗi tác phẩm văn chương đều mang dấu ấn riêng của tác giả, là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống Trưởng thành trong những năm bom đạn của cuộc kháng chiến đã tạo cho Anh Đức một nguồn sống, nguồn cảm thụ sâu sắc đối với những nỗi đau của đất nước bị chia cắt Ông luôn trăn trở, tìm tòi trong những tác phẩm của mình để thể hiện một cách đúng đắn và chân thật nhất hơi thở của lịch sử Nhà văn luôn đi cùng bước đi của đất nước, mỗi một thời kỳ, ông đều chiêm nghiệm sâu sắc, viết thật cẩn thận và không bao giờ vội vàng Với những đóng góp của mình, Anh Đức xứng đáng là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện đại

Tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức đã ghi lại những khoảnh khắc của cuộc chiến tranh

tàn khốc cũng như khắc họa hình ảnh người lính cách mạng thuộc các thế hệ khác nhau với những hoàn cảnh xuất thân không giống nhau nhưng họ đều mang những phẩm chất chung là lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm cao đối với Tổ quốc, niềm say mê chiến đấu và tâm hồn trong sáng Đọc Anh Đức, chúng ta có thể tìm về những giây phút sinh tử trong chiến tranh, tinh thần trách nhiệm và những tình cảm đồng điệu của những trái tim yêu nước Với tiểu thuyết này, yếu tố sử thi và yếu tố

tiểu thuyết được thể hiện đậm nét Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Vấn đề xử lí giữa

chất sử thi và chất tiểu thuyết trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức để thấy rõ

những nét nổi bật về chất sử thi cũng như chất tiểu thuyết trong tác phẩm

Trang 2

NỘI DUNG

I Lý thuyết chung

1 Tiểu thuyết sử thi

1.1 Sử thi

Sử thi anh hùng ca bắt nguồn từ trong Hi lạp Bản thân tiểu thuyết có nhiều sự kiện khác nhau nhưng tất cả sử thi từ trước đến nay đều có những điểm chung:

Đề tài chủ đạo: lịch sử dân tộc, chủ yếu là các cuộc chiến tranh xây dựng đất nước có sự tham gia của cộng đồng

Nhân vật chính là những anh hùng dũng cảm, hiện thân cho những lí tưởng thẩm

mĩ của dân tộc và thời đại Các nhân vật chính diện của sử thi luôn là những anh hùng tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí, lòng dũng cảm, trí tuệ của cả một cộng đồng Bên cạnh những phẩm chất sử thi vốn có, nhân vật người lính của tiểu thuyết hôm nay luôn được các nhà văn xây dựng gần với con người đời thường, có tốt có xấu, nhiều hay và cũng lắm dở

Có thể hình dung thể loại sử thi như một dòng sông được khởi nguồn từ miền núi cổ đại, nước nguồn trong vắt, nguyên thủy Càng chảy về miền hiện tại, vì càng nhận được nhiều phù sa cuộc đời mà dòng nước vừa đổi chất vừa đổi màu, pha tạp hơn, đa sắc hơn và cũng giàu có hơn

1.2 Tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định

Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào

số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó Sự trần thuật

Trang 3

ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách

1.3 Tiểu thuyết sử thi

Tiểu thuyết mang cảm hứng anh hùng ca là tiểu thuyết sử thi Đặc điểm chung bao trùm tiểu thuyết sử thi là các trận đánh, các chiến dịch với ngày giờ cụ thể, có ý nghĩ quân sự, mang khí thế chiến đấu

Khoảng cách sử thi trong tiểu thuyết của chúng ta sau 1945 về đề tài chiến tranh theo quy luật cứ ngày càng rút hẹp dần, dĩ nhiên nó không bao giờ bị phá vỡ hoàn toàn, tuy không còn nguyên khối nguyên chất nhưng chất sử thi vẫn chiếm vị trí chủ đạo Những nét tìm tòi đổi mới của tiểu thuyết sử thi hôm nay chính là ở sự thu hẹp, rút ngắn của khoảng cách sử thi ấy Tiểu thuyết sử thi Việt Nam trước 1975 được viết dưới ánh sáng của cảm hứng anh hùng ca xứng đáng là một thể loại lực lưỡng trong ngôi nhà văn học cách mạng, với: Xung kích, Con trâu, Vùng mỏ, Xung đột, Đất nước đứng lên, Dấu chân người lính, Chiến sĩ, Vùng trời, Rừng U Minh, Mẫn và tôi, Đất Quảng

1 Xử lý mối quan hệ giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết

Chất sử thi và chất tiểu thuyết vốn trái ngược nhau Vì vậy khi dung hợp chất sử thi và chất tiểu thuyết cần chú ý những vấn đề sau:

Về đề tài, sử thi lấy đề tài lịch sử, chiến tranh các dân tộc với nhau còn tiểu thuyết là đề tài thế sự đời tư Trong tiểu thuyết sử thi có sự dung hợp hai đề tài này nhưng đề tài lịch sử dân tộc vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối các đề tài khác

Về đối tượng phản ánh và miêu tả, sử thi miêu tả những sự kiện đã hoàn tất trong quá khứ của dân tộc, tức là quá khứ tuyệt đối, những quá khứ cao thượng nhất với những kí ức của cộng đồng, tổ tiên đã hoàn tất, thế hệ sau không thể thay đổi còn tiểu thuyết, phản ánh những gì xảy ra ở hiện tại Tiểu thuyết sử thi xử lí vẫn đề này, có sự kết hợp giữa hiện tại và quá khứ với điều kiện điểm nhìn từ tương lai để nhìn về hiện tại

Trang 4

Về chất liệu, sử thi là sản phẩm của toàn dân chứ không phải nhà thơ, lấy từ truyền thuyết dân tộc, vai trò của sử thi rất mờ nhạt, không có dấu ấn gì trong tác phẩm Tiểu thuyết ngược lại, mang đậm dấu ấn tác giả, mỗi nhà văn phải tạo ra phong cách riêng của mình với những lối diễn đạt lạ thường, những nhân vật dị dạng Nếu xem tiểu thuyết là bịa, sử thi là thực thì tiểu thuyết sử thi phải là sự kết hợp giữa hai yếu tố phải bịa như thật, tiểu thuyết và sử thi kết hợp tạo ra không khí chân thật cho tác phẩm, mọi hư cấu phải phù hợp với cộng đồng, lịch sử

Về cảm hứng, sử thi miêu tả trong thi vị, nhũng cảm hứng mạnh mẽ trước cái đẹp, cao cả, hùng vĩ Tiểu thuyết dung nạp, hòa trộn tất cả các thể loại, màu sắc thẩm

mĩ lại với nhau, hướng vào khai thác cái bi, cái hài, một mặt có thể miêu tả các đề tài dung tục, đầu đường, xó chợ… Các nhà tiểu thuyết sử thi giải quyết vấn đề này một các khó khăn bằng cách vừa chấp nhận các tiểu thuyết bi kịch, hài kịch nhưng vẫn vừa làm nổi trội yếu tố sử thi

Về cách thức xây dựng tác phẩm, sử thi xây dựng theo dòng sự kiện lịch sử, chính các xung đột xã hội là xương sống, điều bắt buộc của tiểu thuyết Tiểu thuyết

sử thi là sự kết hợp xây dựng các biến cố lịch sử, vừa xây dựng các xung đột xã hội

Sử thi kết thúc tác phẩm có hậu, các xung đột được giải quyết mĩ mãn, tiểu thuyết kết thúc theo lối mở, có khi xung đột chính chưa được giải quyết Tiểu thuyết sử thi, kết thúc vừa đóng vừa mở, xung đột chính đã được giải quyết theo chiều hướng tiến triển của lịch sử

Về con người, con người sử thi là con người bổn phận, cao cả, có sứ mệnh thiêng liêng Con người tiểu thuyết là con người đứng trước số phận, con người bất hòa với tập thể, có khi sống rất tốt vẫn bị xã hội vùi dập, sống xấu nhưng vẫn được tung hô Con người trong tiểu thuyết sử thi là con người anh hùng nhưng vẫn có những nhược điểm nhỏ

Về ngôn ngữ, ngôn ngữ sử thi một giọng điệu, ngôn ngữ tiểu thuyết đa giọng điệu, đối thoại phong phú, đa dạng Ở tiểu thuyết sử thi, ngôn ngữ được chủ động, từ ngữ không quá xa chuẩn mực

Như vậy, tiểu thuyết sử thi phải tuân thủ các nguyên tắc của tiểu thuyết và sử thi Nhờ những yếu tố này mà tiểu thuyết sử thi đạt được những thành công nhất định

Trang 5

2 Sự dung hợp giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong Hòn Đất của Anh Đức

Trong nền văn học Việt Nam nói riêng và nền văn học thế giới nói chung, không

có đề tài nào lại gây được nhiều cảm hứng cho tác giả cũng như sự đồng cảm nơi người đọc như đề tài chiến tranh Trong chiến tranh, con người không chỉ học cách dũng cảm, gan dạ với hiểm nguy, mà còn phải biết gạt đi nước mắt để tìm kiếm và bảo vệ những điều tốt đẹp Khi viết về chiến tranh, các nhà văn, nhà thơ không chỉ viết về bom đạn máu lửa mà còn viết về số phận con người, về nhân tính, lăng kính chiến tranh được nhìn dưới nhiều góc độ đa chiều Hình tượng người lính chính là một trong những hình tượng mà không ít nhà văn, nhà thơ đã tốn hết ngòi bút và tâm sức để có thể diễn tả hình tượng ấy qua những trang sách

Thể loại tiểu thuyết là thể loại phổ biến trong văn học thời kháng chiến, nó có sự kết hợp hai yếu tố, đó là "chất sử thi" và "chất tiểu thuyết" Trong đời sống văn học Việt Nam thời chiến tranh, vấn đề xử lí chất sử thi và chất tiểu thuyết chưa được chú

ý quan tâm Mối tương quan giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết chưa được các nhà văn đánh giá, nhìn nhận đúng đắn, sử dụng phù hợp với hoàn cảnh Trong thời điểm

đó, Anh Đức đã làm nên sự thành công vang dội với cuốn tiểu thuyết sử thi Hòn Đất

nhờ biết cách dung hợp hai tính chất trái ngược này

Là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nền văn học chống Mỹ, ở vùng giải phóng miền Nam, tác phẩm Hòn Đất đã phản ảnh kịp thời hiện thực cách mạng miền Nam trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt Tác giả vừa nêu được những phẩm chất tiêu biểu của người chiến sĩ giải phóng miền Nam, vừa mô tả được tính cách của con người Nam Bộ: nghĩa khí, bộc trực, nhân ái Ngoài ra, tác giả cũng rất chú trọng mô tả chiều sâu nội tâm của nhân vật: tâm trạng bi kịch của bà Cà Sợi, sự thức tỉnh của hạ sĩ Cơ, nỗi quặn đau cùng lòng tự hào của má Sáu, sự hoang mang của thiếu tá Sằng sau khi đã trổ hết mưu kế… Đặc biệt, tác giả đã dành nhiều công sức, tình cảm để đi sâu, làm rõ

vẻ đẹp tâm hồn của chị Sứ: thương mẹ, yêu chồng con, luôn lo lắng đến đồng chí, đồng bào ngay cả khi cận kề cái chết

Chuyện xảy ra vào đầu năm 1961 tại Hòn Đất Đội du kích xã ở nơi đây đã rút lui vào hang Hòn trong một trận chống càn quyết liệt Đội có tất cả 17 người với vũ khí

Trang 6

thô sơ Mặc dù đối phương đông gấp nhiều lần, được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại

và dùng nhiều giải pháp như: bỏ thuốc độc vào nước suối, chặn mọi đường tiếp tế, dùng thuốc nổ phá hang, hun khói vào hang nhưng đội du kích kiên trì chống trả nhiều lần và kiên cường sống chết ở nơi đó

Trong cuộc chiến đấu gay go, chênh lệch này, trong đội du kích nổi bật có Hai Thép - người chỉ huy sáng suốt, giàu nghị lực Ngạn - một chiến sĩ dũng cảm, thông minh Ba Rèn - người nông dân chất phác, trung kiên Quyên - cô du kích trẻ đẹp người, đẹp nết Vượt trội hơn cả là chị Sứ - một nữ du kích có nhiều đức tính cao quý, như: đằm thắm, bất khuất, ngoan cường Cuối cùng, chị Sứ hy sinh vì sự sống của đồng đội và vì lý tưởng mà chị nguyện suốt đời đeo đuổi

Với cốt truyện phát triển từ nhiều điểm nhìn, tác giả lần lượt miêu tả những nhân

vật như Chị Sứ, Quyên, Ngạn, Ba Rèn … xoay quanh chiến dịch tại Hòn Đất Ta

nhận thấy, cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm là cảm hứng sử thi Tính chất sử thi đó được thể hiện qua việc tác giả xây dựng được những nhân vật sử thi to lớn, đẹp đẽ, rất đáng khâm phục như Chị Sứ, Quyên, Ngạn, Tám Chấn… Ở các nhân vật đó, ta thấy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng họ đều có chung lý tưởng đó là đấu tranh giải phóng dân tộc Trong tác phẩm, tình cảm nổi trội hơn hết là tình yêu quê hương, đất nước, đó là mối quan hệ tất yếu phải được lựa chọn Trên mảnh đất đầy những mất mát, đau thương ấy, tình yêu giữa Ngạn và Quyên ngày càng trở nên thân thiết, yêu quý, gắn bó với nhau Tất cả mọi tình cảm như tình mẹ con, thậm chí là tình yêu đôi lứa cũng đều được quy định bởi tình đồng đội, bởi ý thức cách mạng của những người lính Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, quý giá của mỗi con người, nhưng trong cuộc chiến của toàn dân tộc, nó cũng trở nên bé nhỏ so với vận mệnh của quốc gia

Trong số những nhân vật phụ nữ, chị Sứ được nhà văn Anh Đức chăm sóc nhiều

nhất, chị là nhân vật chính trong tiểu thuyết Hòn Đất của ông Câu chuyện kể lại cuộc

chiến đấu và chiến thắng của quân và dân vùng Hòn Đất Tại đây, trên một ngàn quân địch với những phương tiện đầy đủ đã bỏ cuộc sau ngót mười ngày đụng với mười một người của ta, trong đó có hai em bé 7 tuổi, 13 tuổi và ba phụ nữ… Chị Sứ là một

Trang 7

trong ba người phụ nữ ấy, là con đẻ của đất Hòn và là "niềm hãnh diện của xóm

làng" Ở chị Sứ, tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu thương những người thân,

bà con hàng xóm láng giềng, yêu thương đồng chí, đồng bào Nổi lên trên hết trong những phẩm chất tốt đẹp của chị là tấm lòng vị tha, sống vì người mình yêu thương

Dù rất yêu thương con, nhưng trước tình cảnh suy kiệt của anh em đồng chí bị thương, chị đã trút nửa ca nước cuối cùng dành riêng cho con để nấu cháo Nhiều lần trong hang thiếu nước, chị đi ra suối Lươn để lấy Bị địch bắt, không lúc nào mà chị không nghĩ đến anh em, đến con gái yêu quý của mình Địch định lợi dụng tình cảm của chị, đưa chị micro để chị gọi anh em trong hang ra hàng Nhanh trí, chị đã dùng micro để dặn anh em trong hang đừng uống nước suối có thuốc độc, đừng đầu hàng giặc và hỏi tin con Vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp của đời sống tinh thần bên trong đã

được nhà văn thể hiện một cách sinh động trong những trang miêu tả "suối tóc" của

Sứ, "suối tóc của hai mươi bảy tuổi đời con gái, vừa mượt vừa dày, gồm muôn sợi

bền chặt rủ từ đỉnh đầu bất khuất đó, rủ chấm xuống sát đôi gót chân bất khuất đó".

Suối tóc ấy luôn thoảng hương bưởi, gợi cho chị tình yêu của anh San, sự săn sóc của

mẹ Cũng suối tóc ấy, thằng Xăm chém ba nhát không đứt Đó chính là biểu hiện sinh động sức mạnh tinh thần của người phụ nữ miền Nam, của người chiến sĩ trong "đội

quân tóc dài" dám thách thức trước súng gươm của kẻ thù.

Ngoài vẻ đẹp của chị Sứ, tác phẩm còn xây dựng thành công một số hình ảnh phụ nữ khác như Má Sáu (mẹ của chị), Quyên (em gái chị), bà Cà Xợi (mẹ thằng trung úy Xăm), cô Cà Mỵ, chị Hai Thép, thím Ba Ú,… Tất cả đều hiện lên những nét

đẹp tương ứng với vai trò tích cực của họ trong tác phẩm Đặc biệt, Ngạn là một chiến

sĩ cần vụ thông minh, khéo léo, nhạy bén, đầy hoạt bát, đức độ và tình cảm, luôn quan tâm đến mọi người

Xây dựng được không gian mang tính sử thi, con người mang tính sử thi, tác giả

đã vận dụng sự tinh tế của mình để quan sát, đề nhận diện tính chất gay go của cuộc chiến trong giai đoạn đó, lo lắng, trăn trở cho cuộc kháng chiến, xông pha không sợ hiểm nguy, chiến đấu quên mình… là những gì mà tác giả xây dựng cho người dân cũng như các chiến sĩ trên vùng đất anh hùng này Chính vì vậy, tác phẩm mang âm

Trang 8

hưởng anh hùng ca về lòng quả cảm, tinh thần thà hy sinh để bảo vệ dân tộc của những người con Hòn Đất

Cùng với cảm hứng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm cũng được tác giả đưa vào Trong tác phẩm, cảm hứng lãng mạn có tác dụng làm vơi bớt đi tính khô khan của sử thi, mang lại màu sắc mới cho văn học giai đoạn này Chẳng hạn, trong tác phẩm, ta thấy Ngạn yêu Quyên – một tình yêu chân thành, tha thiết, hết sức lãng mạn nhưng cũng mang tính sử thi Đây chỉ là một trong rất nhiều biểu hiện của sự kết hợp lãng mạn và sử thi trong tác phẩm Ngoài ra, bầu không khí lãng mạn còn bao trùm tác phẩm, đó là tinh thần, lạc quan, niềm tin vào tương lai, cách mạng, những nhân vật với những tính cách, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chiến đấu cho một lí tưởng, niềm tin chung, đó là sự thống nhất đất nước Hình ảnh chị Sứ không chỉ kiên cường trong đấu tranh cách mạng, mà còn dịu dàng, đôn hậu trong tình yêu

Như vậy, ta nhận thấy trong Hòn Đất có sự dung hợp giữa thể tài sử thi (lịch sử

dân tộc) và thể tài tiểu thuyết (thế sự, đời tư)

Trong Hòn Đất, chủ đề cơ bản của tiểu thuyết là lịch sử dân tộc Nội dung chủ

yếu của tiểu thuyết nói về cuộc chiến đấu, đánh giặc của những người chiến sĩ, người dân, đặc biệt là những người phụ nữ kiên cường ở mảnh đất Hòn Đề tài chiến tranh chi phối hầu hết tất cả mọi hoạt động của các nhân vật ở các vùng miền, dân tộc, lứa

tuổi, giới tính, thành phần xã hội Hòn Đất là câu chuyện về một trận đánh trong hàng

ngàn trận đánh xảy ra trên chiến trường miền Nam trong giai đoạn sau đồng khởi, Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt Cuộc chống cự diễn ra trong hang Hòn Đất và ngoài xóm, trong thế chênh lệch: bên ta có mười mấy người bị vây trong hang với vũ khí thô sơ, cũ kỹ, còn phía Mỹ - ngụy tới gần 2.000 quân với vũ khí tối tân Hầu như những con người chiến đấu ở Hòn Đất đều là nạn nhân cuả sự tàn sát dã man của kẻ

thù Trong gia đình mẹ Sáu, ông Sáu bị giặc xử bắn tại Hòn Đất năm 40 vì lý do “tội

làm cộng sản, bắt được có khí giới giết người” Hai anh của Sứ hy sinh thời chống

Pháp trong trận kinh Sáng Mớp Vặn Bản thân Sứ trước khi bị giặc giết, cũng từng bị chúng nhốt chuồng cọp, chuồng sấu… Ngạn bị giặc bắt và thủ tiêu nhiều lần nhưng trốn được Thẩm là cậu học sinh thành thị, cha bị giặc giết, mẹ bị giặc đày ra Côn Đảo, em Thẩm chết ở khám Chí Hoà… Gia đình chú Tư Rậu, thím Tư bị giặc bắt mổ

Trang 9

bụng vì thím đội cơm vô cứ cho anh em cán bộ Đạt không còn cha mẹ, cậu ở với bà ngoại, rồi theo anh Tám Chấn Cha Đạt là cán bộ xã hồi kháng chiến, năm 1958 bị Diệm bắt đập đầu, vứt xác trong bàu…Với tất cả những con người ấy, con đường

sống duy nhất là chiến đấu: việc đánh giặc như là sự sống, vì hễ có giết được một

thằng giặc thì lòng họ cũng đỡ bị đè trĩu bởi cái cảnh anh em đồng chí bị chúng sát hại thê thảm trong năm đen tối.

Nhà văn đã thể hiện rất sinh động về những con người yêu quê hương đất nước,

ra đi chiến đấu vì lợi ích của dân tộc, sống với lí tưởng hào hùng Hơn cả, những người chiến sĩ ấy luôn dũng cảm và mưu trí trong mọi hoàn cảnh trên chiến trường đầy ác liệt Đứng trước thực trạng đau thương của đất nước khi bị chiến tranh tàn phá, những đứa trẻ, những người thân trong gia đình lần lượt ra đi vì bom đạn của bọn giặc

Mỹ hung tàn, những người chiến sĩ dũng cảm sẵn sàng từ bỏ tuổi trẻ, hạnh phúc riêng, dù gặp không ít những khó khăn gian khổ, dù luôn đối diện trước cái chết, trước mưa bom bão đạn,… nhưng họ vẫn giữ cho mình tinh thần hăng hái chiến đấu Ngạn bị bắt, bị đánh bị thương nhưng anh chiến sĩ vẫn kiên quyết, kiên cường đến phút cuối cùng, không khai bất cứ điều gì Điều đó đã cho thấy được cái ý chí quyết tâm mãnh liệt cùng với khí thế anh hùng hiên ngang, bất khuất của người lính

trên mảnh đất sứ Hòn Ở mảnh đất thiêng liêng này, người con gái hiên ngang, bất

khuất – chị Sứ không hề run sợ trước những đòn roi tàn nhẫn của quân thù Chị luôn

lo lắng cho các chiến sĩ, kiên quyết không khai khi chúng có ý định giết chị Ngạn, Hai Thép, Tám Chấn đều là những người lãnh đạo tài ba, sẵn sàng hy sinh vì quê hương, đất nước

Trong gia đình chị Sứ, mỗi người chia nhau đảm nhận một nhiệm vụ riêng của dân tộc Chồng chị ra trận đánh giặc để thống nhất đất nước Chị ở nhà hổ trợ cho cách mạng, chiến đấu anh dũng cùng nhân dân Quyên – em gái của chị cũng hoạt động cách mạng Cả mẹ chị - mẹ Sáu cũng giúp đỡ cách mạng trên mảnh đất quê hương Các nhân vật khác cũng vậy, tất cả các con người làng quê ở Hòn Đất đều có mặt trong cuộc chiến khốc liệt nhất để giành lại quê hương Để dung chứa những sự kiện lớn lao ấy, tác giả đã tạo nên một không gian chiến trường hoành tráng và giới thiệu khá đầy đủ về chiến tranh: kinh nghiệm chiến trường, các loại vũ khí, khung

Trang 10

cảnh chiến trường Nói tóm lại, Hòn Đất gần như một bộ tiểu thuyết lịch sử về

chiến tranh cách mạng, về những cuộc chiến đấu hào hùng của dân làng ở mảnh đất Hòn

Trong tiểu thuyết Hòn Đất, bên cạnh đề tài lịch sử dân tộc còn có đề tài thế sự.

Đề tài này thể hiện ở cuộc sống sinh hoạt của người lính, những vấn đề xã hội đâu đó xuất hiện ngay chính trong không khí chiến tranh khốc liệt Chẳng hạn cảnh trong

hang Hòn: “Những gộp đá xếp chất chồng trên vòm hang có nhiều kẽ hở, nhờ vậy

ánh sáng từ ngoài len vào được Nhưng ánh sáng len vào cũng không nhiều, nó chỉ vưà tạo ra cái cảnh tranh tối tranh sáng, khiến những ai ở trong hang đều cảm thấy như mình ở giữa đêm sắp hầu tàn mà ngày thì chưa rạng Ấy là màu cuả buổi tinh mơ mới chớm, màu bóng đêm nhoà xoá, nhưng bình minh lại chưa đến Trong hang có cái vẻ sinh động riêng biệt, hơi huyền ảo, với những bước chân không động, tiếng cười nghe cũng ấm hơn , và mọi người chỉ có thể vừa đủ nhận ra nhau chứ không trông thấy rõ mặt nhau lắm” Trong Hòn Đất, Anh Đức có tài tả cảnh sinh

hoạt, từ những đối thoại đời thường, chuyển sang sự việc chính của câu truyện, khiến mạch truyện phát triển tự nhiên Phần đầu của mỗi chương là những cảnh sinh hoạt đời thường Anh Đức không dừng lâu ở những tình huống căng thẳng, bi luỵ mà thường chuyển nhanh sang một câu chuyện vui khác, thường ngày hơn Đó là cảnh anh em du kích chiến đấu cản địch ở vườn cây, cảnh Ngạn đi bắt Ba Phi, cảnh Ngạn,Tới, Trọng đi bẻ dưà, tiến đến sát cạnh bọn lính nguỵ đến nỗi mỗi khi chúng hút thuốc, Ngạn đều nhìn rõ mặt chúng, vậy mà Ngạn không bị phát hiện, hoặc cảnh Quyên chụp gói bộc phá sắp nổ ném ra ngoài một cách dễ dàng trong một hoàn cảnh đang chiến đấu và chịu áp lực một sống một chết Sau cùng, trong cuộc đoàn tụ giũa nhân dân và các chiến sĩ trong hang, ta gặp lại đủ mặt, chỉ vắng Đạt và chị Sứ Nhân dân Hòn Đất cũng không mất ai, không thiệt hại gì, ngoài một số cây vườn bị đạn chém

Trước hết, ta có thể thấy được sự phản ánh các bi kịch xã hội trong gia đình chị

Sứ Sau bảy năm, chị Sứ mới nhận được thư của anh San – chồng chị, chị xúc động

vô cùng Anh ra đi chiến đấu ở chiến trường miền Bắc, trong khi chị Sứ ở nhà mang thai Con chị - bé Thúy không biết mặt cha, luôn cánh cánh nỗi đau muốn gặp mặt

Ngày đăng: 23/05/2018, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w