Sự nghiệp văn học của ông thành công ở cả mảng tiểu thuyết và truyện ngắn với những tác phẩm tiêu biểu như Tiếng gọi nơi hoang dã The Call of the Wild tiểu thuyết, Nanh trắng White Fang
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THU TRANG
CHẤT SỬ THI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THU TRANG
CHẤT SỬ THI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 02 45
Hà Nội - 2012
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Đóng góp của đề tài 6
6 Cấu trúc luận văn 7
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGỢI CA HÙNG TRÁNG 8
1.1 Xung đột hoành tráng trong truyện ngắn Jack London 8
1.1.1 Xung đột giữa con người với tự nhiên 12
1.1.2 Xung đột giữa con người với con người 17
1.2 Tính chất trang nghiêm từ ngôi kể 26
1.2.1 Tính trang nghiêm của người kể chuyện ở ngôi thứ ba 28
1.2.2 Tính chân thực của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất 31
1.2.3 Giọng điệu sử thi hoành tráng 34
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI SỬ THI 38
2.1 Người anh hùng đơn độc trong truyện ngắn Jack London 40
2.1.1 Người anh hùng đơn độc và chiến thắng 42
2.1.2 Người anh hùng đơn độc thất bại 48
2.2 Con người mang bản năng sống bất diệt 52
2.2.1 Bản năng sống với khao khát tự do 52
2.2.2 Khao khát sống bằng tình yêu cuộc sống 56
2.3 Con người với tấm lòng cao cả 58
CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN SỬ THI 64
Trang 43.1 Không gian lạnh lẽo, hoang sơ phương Bắc 66
3.1.1 Cảm hứng sử thi bất tận từ không gian hoang sơ 66
3.1.2 Những mối nguy hiểm màu trắng 68
3.1.3 Nỗi ám ảnh của sự im lặng chết chóc 71
3.2 Không gian biển cả phương Nam 75
3.2.1 Biển cả – Không gian hoang sơ, tráng lệ 76
3.2.2 Biển cả – chốn “hoang dã” đậm chất sử thi phương Nam 79
3.3 Không gian xã hội đối chọi khốc liệt 86
3.3.1 Không gian tranh đấu của những con người khát khao tự do 88
3.3.2 Những cuộc đấu tranh mang màu sắc sử thi 93
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Jack London sinh ngày 12 tháng 1 năm 1876 tại San Francisco, Hoa
Kì Cái tên Jack London được biết đến khi tác phẩm Con trai của sói (The
Son of the Wolf) ra đời năm 1900, từ đó, với những đóng góp về văn
chương của mình, giới văn học ghi nhận Jack London như một gương mặt xuất sắc cho nền văn học Mỹ hiện đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Sự nghiệp văn học của ông thành công ở cả mảng tiểu thuyết và
truyện ngắn với những tác phẩm tiêu biểu như Tiếng gọi nơi hoang dã (The
Call of the Wild) (tiểu thuyết), Nanh trắng (White Fang) (tiểu thuyết), Gót
ngắn), Sự im lặng màu trắng (The White Silence) (tập truyện ngắn)…
Trong đó, truyện ngắn của Jack London để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người đọc khắp thế giới bởi sự hấp dẫn, lý thú, cùng giọng văn nhẹ nhàng, giản dị, và quan trọng hơn cả là ý nghĩa, triết lý sống mà câu chuyện
để lại Sự vùng dậy mạnh mẽ, ý chí kiên cường cùng khát vọng sống mãnh liệt đã tạo cho nhân vật của ông một đặc tính rất riêng, đó là chất anh hùng Cùng với hoàn cảnh đặc thù, những người hùng này trở nên đẹp đẽ và đáng
ca ngợi như những người hùng của sử thi Cũng bởi vậy, truyện ngắn của Jack London mang tính chất sử thi vô cùng đậm nét, từ cảm hứng ngợi ca, đến những con người anh hùng, cùng với đó là những không gian khắc nghiệt mang tính sử thi để tạo nên những người anh hùng một cách hoàn thiện, đẹp đẽ nhất
Các tác phẩm của Jack London không chỉ cho người đọc cảm nhận
và khâm phục những con người đã cố gắng chiến thắng tự nhiên, chiến thắng cái chết, chiến thắng chính bản thân mình để sống, mà còn là bài học
Trang 6về lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và khát vọng sống mãnh liệt của con người trước mọi khó khăn, gian khổ
2 Lịch sử vấn đề
Tiếng Việt
Có thể nói, tác phẩm của Jack London ở Việt Nam là rất nhiều, tuy nhiên số lượng học giả nghiên cứu về ông vẫn còn rất ít ỏi Dẫu vậy, những công trình nghiên cứu về Jack London từ trước đến nay đa phần được đánh giá là có ý nghĩa thiết thực và là nguồn tư liệu xác đáng, tin cậy cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về ông Có thể kể ra như:
Cuốn Tác gia văn học Mỹ của Lê Đình Cúc đã có những giới thiệu
rất kỹ lưỡng về Jack London, trong đó, chủ yếu tác giả khẳng định “Với Jack London, văn học Mỹ bắt đầu một dòng mới: Dòng văn học vô sản.” Tác giả đã gọi Jack London là nhà văn Mỹ vô sản đầu tiên của nước Mỹ Bởi cuộc đời Jack London nằm trọn trong một thời kỳ lịch sử đó là thời kỳ chủ nghĩa tư bản bộc lộ hết mọi nhược điểm của nó Thấu hiểu những cơ cực của con người tận cùng xã hội, Jack London đã có những trang viết rất
xúc động như trong Gót sắt (The Iron Heel), Thung lũng ánh sáng (The
Valley of the Moon), Đám người trong vực thẳm,… Và cuối cùng, tác giả
khẳng định, công lao của Jack London trước hết là suốt đời phấn đấu không biết mệt mỏi để tuyên truyền cho một lý tưởng tiến bộ bằng cuộc đời và các
tác phẩm của mình Ngoài ra, bài viết, Jack London và cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc in trên Tạp chí Văn học cũng đề cập rất nhiều đến
vấn đề này trong các sáng tác của ông
Tiếp đó, Lê Đình Cúc trong cuốn Văn học Mỹ – Mấy vấn đề về tác
giả cũng đã nêu được đặc điểm cơ bản trong tác phẩm của Jack London, đó
là những mâu thuẫn Chính những mâu thuẫn này trở thành hướng phát triển chủ đạo trong các tác phẩm của ông Đó là mâu thuẫn giữa con người
Trang 7với thiên nhiên, con người với con người,… Từ đó, tác giả khẳng định rằng chính cuộc đời sóng gió cơ cực của nhà văn đã tác động rất lớn đến các tác phẩm của nhà văn
Cuốn Văn học Mỹ của Lê Huy Bắc đã khái quát rất kỹ lưỡng về cuộc
đời và sự nghiệp của Jack London Trong đó, tác giả đã nghiên cứu sâu nghệ thuật xây dựng xung đột trong truyện ngắn của Jack London và tập trung tìm hiểu những dấu vết ngụ ngôn trong các sáng tác của ông Khai thác xung đột trong các tác phẩm của mình góp phần vô cùng quan trọng trong thành công của Jack London, ngoài văn phong hoành tráng, bay bổng hay cốt truyện ly lỳ… Được mệnh danh là bậc thầy của xung đột, Jack London đã khiến cho nhân vật của mình thể hiện tính cách, nội tâm một cách điển hình nhất, rõ ràng nhất Cùng với đó, dấu vết ngụ ngôn cũng trở thành nét độc đáo của nghệ thuật truyện Jack London Với việc mượn con vật, đồ vật để giáo huấn con người, Jack London đã tạo nên trong tác phẩm của mình những giá trị nhân văn cao cả, để cao thiên hướng đạo đức, và đó cũng là lý do tác phẩm của ông luôn được độc giả và giới nghiên cứu đón nhận nồng nhiệt Công trình này đã gợi mở rất nhiều những điều lý thú trong các sáng tác của Jack London, đồng thời trở thành tư liệu quý giá để nghiên cứu về tác gia này
Trong cuốn Phê bình – Lý luận văn học Anh – Mỹ, tác giả Lê Huy
Bắc đã sưu tầm và giới thiệu một cách cụ thể hơn về các tác giả, tác phẩm văn học Anh, Mỹ trong đó có Jack London với tiêu đề “Tiếng gọi nơi hoang dã” Trong cuốn sách này, vấn đề về Jack London được tác giả khai thác dựa trên tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” – một kiệt tác trong giai đoạn sáng tác ban đầu của nhà văn, là cuốn sách thành công nhất, phổ biến nhất trong sự nghiệp của ông và thu hút lượng độc giả khổng lồ Câu chuyện về Buck – chú khuyển siêu cẩu của Jack London thực sự làm cho
Trang 8người đọc ngưỡng mộ, như một áng văn lãng mạn vùng hoang vu, bất chấp
sự nghiêm khắc của những ẩn dụ mà cuốn sách thể hiện Tài nghệ điêu luyện của Jack London thể hiện ở việc kể một câu chuyện sinh động và chân thực, khiến cho người đọc hoàn toàn thỏa mãn với kết quả của nó Và điều đó khẳng định rõ hơn chỗ đứng của Jack London trong lòng độc giả, khiến Jack London luôn trở thành đề tài hấp dẫn cho giới nghiên cứu và nhiều thế hệ bạn đọc
Ngoài ra, những bài viết của Lê Huy Bắc như “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện xung đột trong tác phẩm của Jack London”, “Cõi hoang sơ trong
“tiếng gọi nơi hoang dã” của Jack London”, “Truyện ngắn Mỹ thế kỉ XIX”,
“Truyện ngắn Châu Mỹ”, … đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Mỹ;
“Truyện ngắn Mĩ đương đại” trên Tạp chí Văn học nước ngoài, “Dấu vết ngụ
ngôn trong Lănđơn” Tạp chí Văn hóa Dân gian cũng là những tài liệu hết
sức quý giá và phong phú góp phần tích cực cho những công trình nghiên cứu sau này cho nhiều học giả
Tác giả Nguyễn Trọng Đức trong bài nghiên cứu “Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Jack London” đã chỉ ra sự phong phú đa dạng và hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện được Jack London
sử dụng trong kho tàng truyện ngắn của mình Bao gồm tình huống xung đột, tình huống thử thách, và tình huống ngẫu nhiên Trên cơ sở đó tác giả bài báo đi đến sự khẳng định: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện là một đặc điểm nổi bật trong thi pháp nghệ thuật truyện ngắn của Jack London
Tác giả Nguyễn Kim Anh trong luận văn tiến sỹ Thiên nhiên đặc
trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London cũng có những nghiên cứu,
tìm hiểu tỉ mỉ về thiên nhiên trong tác phẩm của Jack London, đồng thời có những nhận định chính xác thể hiện sự công phu trong nghiên cứu về nhà văn này
Trang 9Tiếng Anh
Trong cuốn The Cambridge History of American Literature, tác giả
William Peterfield Trent đã khẳng định, thời kỳ mà tác phẩm đầu tay của O.Henry và Jack London là giai đoạn cuối của lịch sử truyện ngắn Là thời
kỳ các tạp chí, sách giáo khoa và các chuyên đề đại học dường như “dâng hiến hết mình cho truyện ngắn” [69, tr.1373] Tác giả cũng khẳng đinh, văn chương ban đầu mang tính quý tộc, được viết cho số ít những người tao nhã Văn chương về sau mang tính dân chủ, được viết cho đám đông
“London mang đến cho đám đông những gì họ yêu cầu, mỗi một cảm xúc ông cảm nhận được bên dưới thế giới bạo tàn đã ban phát cho ông và ông
đã bán tác phẩm rất chạy” [69, tr.1374] Ông tạo được dấu ấn quyền lực – ông chỉ viết về chuyện anh hùng chốn hoang dã nơi đó bản thân ông là một phần rộng lớn; ông có cảm hứng mãnh liệt với sự kì lạ và hoang dã tại những vùng đất chưa từng được biết đến ở thời điểm bây giờ Đây cũng là lý
do chúng tôi chọn nghiên cứu về truyện ngắn Jack London, bởi sức hấp dẫn, lôi cuốn trong truyện ngắn của ông luôn là đề tài hấp dẫn cho mọi thế hệ nghiên cứu văn học
Cuốn The American Tradition in Literature (10th Edition), tác giả Goerge Perkins nhận định rằng, đầu thế kỷ XX, Jack London xuất hiện như một hiện tượng mới của văn học, thu hút lượng độc giả khổng lồ mà không
ít nhà văn mong muốn Tác giả nhấn mạnh rằng, cơn sốt vàng [67, tr.1338]
đối với Jack London như một cơ hội để ông kiếm sống bằng chính trí tuệ, tài năng văn chương chứ không phải bằng lao động chân tay Cùng với những kinh nghiệm và những quan sát thực tế vùng phương Bắc, ông đã cho ra đời hàng loạt những tác phẩm mang lại cho ông danh tiếng trên văn đàn thế giới
Trang 10Cuốn The Norton Anthology of American Literature, tác giả Nina Baym lại một lần nữa khẳng định ảnh hưởng của cơn sốt vàng Klondike
(1897-1898) [45, tr.972] đối với cuộc đời văn chương của Jack London
Trở về từ sau những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm đó, Jack London hoàn toàn dành thời gian cho việc viết sách Một loạt những tác phẩm lần lượt ra đời, được chấp nhận và thực sự thành công như “To the Man on the Trail” vào đầu năm 1899, “The White Silence”, “An Odyssey of the North”… đã đưa ông trở thành nhà văn nổi tiếng, có số lượng sách bán chạy nhất; và trở thành triệu phú bằng việc viết sách Với số lượng tác phẩm khổng lồ, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới đã chứng tỏ Jack London luôn nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của nhiều thế hệ người đọc
3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong giới hạn các truyện ngắn của Jack
London đã được dịch ra tiếng Việt, cụ thể qua các tuyển tập: Tuyển tập
truyện ngắn Jack London, Chúc kẻ lên đường, Tình yêu cuộc sống, Sóng lớn Kanaka, Sự im lặng màu trắng, Miếng bít tết, Người đàn bà sinh ra ban đêm,
Tuy nhiên, chúng tôi có sự chọn lọc tác phẩm bởi giới hạn đề tài chủ yếu tìm hiểu tính chất sử thi trong các truyện ngắn Jack London
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận dưới góc độ thi pháp học và tự sự học, luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Trang 11diện thú vị và còn mới mẻ để khai thác và tìm hiểu
Làm rõ chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London, luận văn khẳng định và ca ngợi những con người chiến thắng tự nhiên, chiến thắng bản thân, đồng thời nêu cao tinh thần của những con người anh hùng đó, trở thành bài học quý giá về lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Cảm hứng ngợi ca hùng tráng
Chương 2: Hình tượng con người sử thi
Chương 3: Không gian sử thi
Trang 12CHƯƠNG 1
CẢM HỨNG NGỢI CA HÙNG TRÁNG
Ở chương này, luận văn tập trung vào đặc trưng cơ bản của tính chất
sử thi, đó là “cảm hứng ngợi ca” Tính chất này quy định cái nhìn hoành tráng về thế giới và con người Qua đó, nhà văn ngợi ca sức sống mãnh liệt
và ý chí bất khuất của con người trong cuộc đối đầu với thiên nhiên hung
dữ
Theo Từ điển Văn học do nhóm Đỗ Đức Hiểu chủ biên, sử thi:
“Trong nghĩa rộng cũng gọi là tự sự, một trong ba thể loại văn học, phân biệt với trữ tình và kịch Trong nghĩa hẹp và chuyên biệt, sử thi chỉ một hoặc một nhóm trong thể loại tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức là những thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, hàm những “bức tranh” rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thể giới sử thi nào đó, thống nhất, hài hoà Sử thi anh hùng tồn tại cả dưới dạng truyền miệng lẫn dưới dạng được ghi chép thành sách; số đông những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu đều có ngọn nguồn dân gian; bản thân các đặc điểm của thể loại này cũng hình thành ở cấp độ dân gian.”(tr.1572-1573)
Trên cơ sở khái niệm này, chúng tôi tập trung khai thác các tính chất
sử thi được thể hện trong truyện ngắn Jack London
1.1 Xung đột hoành tráng trong truyện ngắn Jack London
Chất sử thi trước hết được thể hiện ở cảm hứng ngợi ca, đó là sự cảm phục, ca ngợi những con người anh hùng, những khí phách anh hùng cùng những công lao cao cả của người anh hùng Trong truyện ngắn của Jack London, trước hết đó là những xung đột hoàng tráng, để từ những xung đột đó, con người và cả thiên nhiên, đôi khi là cả những con vật thể hiện
Trang 13được hết cái hùng vĩ, dũng cảm, sự thông minh và khả năng thích ứng tuyệt vời của họ
Là một trong những đại biểu xuất sắc của nền văn học hiện thực Mỹ thế kỷ XIX, Jack London đã có rất nhiều cống hiến to lớn cho sự phát triển của nền văn học nước này Đặc biệt, chất sử thi thể hiện một cách vô cùng độc đáo và phong phú trong các truyện ngắn của ông Cảm hứng ngợi ca trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt hầu hết các truyện ngắn của ông
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “xung đột” là “sự đối lập, sự mâu
thuẫn được dùng như một quy tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật” Trong văn học, các tác giả thường khai thác những tình huống xung đột nhằm đẩy nhân vật và tình huống truyện đến mức cao trào, từ đó, nhân vật tự thể hiện tính cách, bản chất sâu kín nhất trong con người họ Xung đột có thể coi là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các tính cách trong một tác phẩm Xung đột thường được đề cao trong các tác phẩm kịch, tuy nhiên, những thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn cũng không thể thiếu nghệ thuật này Đặc biệt trong các truyện ngắn, một hình thức tự sự hư cấu,
dung lượng ngắn, có tính hàm súc cao, độ căng lớn, khả năng cập nhật và
thích ứng uyển chuyển với mọi yêu cầu của xã hội, thường tái hiện và giải quyết một vấn đề, một sự kiện hoặc một vài sự kiện [12, tr.28] thì việc khai
thác tình huống xung đột để tăng tính kịch tính, giải quyết nhanh một vấn
đề trong một dung lượng có hạn là rất cần thiết Có thể nói xung đột là một yếu tố thiết yếu của một tác phẩm văn học nói chung cũng như tiểu thuyết nói riêng
Nhờ có xung đột câu chuyện mới phát triển, tính cách nhân vật mới được bộc lộ Và qua sự lựa chọn, giải quyết những xung đột trong tác phẩm
sẽ thấy được tư tưởng nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm
Trang 14Xung đột luôn luôn mang cả ý nghĩa xã hội và ý nghĩa thời đại Trong tác phẩm văn học, xung đột có thể là những xung đột của cá nhân nhân vật, nhưng bản thân xung đột ấy đã mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc
“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư đã sắp đặt sự tồn tại cạnh nhau cái cương ác với cái nhu thiện, khiến tấn bi kịch tâm trạng của các nhân vật
có cơ cháy âm ỉ và từng lúc bùng lên dữ dội Nó luôn kéo căng cực độ nhưng không tới mức làm gãy đứt mối ràng buộc giữa họ Tác giả khéo léo dựng lên hai cực đối chọi kề cặp nhau giữa hai nhóm nhân vật, với một bên
có tâm trạng bất tín, tuyệt vọng dẫn tới ích kỷ ác độc của Út Võ; sự bê tha bất cần dẫn tới liều lĩnh của Sương; và bên kia có nỗi đau vô vọng cùng niềm khát khao hiểu biết và yêu thương của hai chị em Nương – Điền Ngay trong bản thân Út Võ và Sương cũng tồn tại hai cực đối chọi nhau như thế giữa sự bạc nhẫn với tình thương, giữa thái độ bất cần với cử chỉ nhân ái, trách nhiệm Phương pháp tạo đồng điệu trong tương phản ấy thúc đẩy hình tượng nhân vật tới gần hơn đời sống hiện thực, đồng thời tạo điều kiện xoáy sâu và gây ấn tượng mạnh hơn
Xung đột ở mỗi thời đại khác nhau thì có sự khác nhau Ví dụ ở thời
Hy Lạp cổ đại là xung đột giữa con người với thiên nhiên, con người với số mệnh, ngay cả vị thần tối cao như Zeus cũng bị số mệnh đe dọa; trong thời Phục Hưng là xung đột giữa chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa cá nhân tư sản, các thế lực phong kiến, đồng tiền, tôn giáo; các xung đột hiện đại thường xoay quanh xung đột giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác Xung đột có thể có nhiều phạm vi cấp độ khác nhau: xung đột nội tâm, xung đột tư tưởng, xung đột giữa các tính cách và hoàn cảnh, xung đột giữa các lực lượng xã hội,…Vì vậy, một tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng nếu không có xung đột thì sẽ trở nên rất nhạt nhẽo
Trang 15Jack London có thể được xem là bậc thầy của những xung đột Ông khéo léo dựng nên các xung đột có tính kịch tính đến nghẹt thở, khiến các nhân vật của ông bộc lộ một cách rõ nét và mãnh liệt nhất những bản tính của họ, đôi khi là những bản năng tồn tại của con người mà trong những lúc bình thường dường như không thể làm được
Trong truyện ngắn của Jack London, thường gặp nhất là một không gian hoang sơ phủ trắng tuyết của vùng Bắc cực, những vùng sóng gió của các bờ biển, các hòn đảo ở phương Nam, hay thậm chí ở giữa cuộc sống đời thường cũng đầy rẫy những nguy hiểm Ở những nơi đó, sự khắc nghiệt của tự nhiên dường như trở thành khắc tinh với con người, là những khó khăn, những gian khổ buộc con người phải đối mặt và phải vượt qua Đó là cuộc đấu tranh sinh tồn một mất một còn với thiên nhiên mà con người không còn cách lựa chọn nào khác là chiến đấu đến cùng để sống, như
người đàn ông được gọi là “hắn” trong Tình yêu cuộc sống (Love of Life); người đàn ông trong Chúc kẻ lên đường (To The Man On The Trail); người phụ nữ da đỏ trong Sự im lặng màu trắng (The White Silence); vợ chồng nhà Barton trong Sóng lớn Kanaka (The Kanaka Surf), người đàn ông da đen trong Miếng bít tết (A Piece of Steak) Xây dựng những con người kiên
cường này, nhà văn đã muốn ca ngợi họ một cách hào hùng nhất, lý tưởng nhất, đẹp đẽ nhất, như những người hùng trong các sử thi
Ở đây, cảm hứng ngợi ca nhằm hướng đến những con người ông coi
là anh hùng để ca ngợi sức sống, sự hi sinh, bản năng sinh tồn và tình yêu mãnh liệt với cuộc sống đến vô hạn của họ Như vậy, Jack London trong các tác phẩm truyện ngắn của mình đã hướng đến ca ngợi những người đàn ông, những người phụ nữ gặp rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu, phải đối diện với một bên là sự sống, một bên là cái chết; đối diện với những phức tạp, những khó khăn của cuộc sống, nhưng họ vẫn vươn lên, vượt qua tất cả
Trang 16để chiến thắng Họ không sợ cái chết, họ kiên cường chiến đấu với khó khăn như bản lĩnh những anh hùng sử thi, và họ chiến thắng số phận cũng oai hùng như những người hùng sử thi thắng trận
1.1.1 Xung đột giữa con người với tự nhiên
Bằng cách xây dựng những xung đột đặc thù trong các câu chuyện của mình, Jack London đã gợi ra trong các tác phẩm những cảm hứng sử thi hùng tráng Xung đột luôn là yếu tố xuất hiện thường xuyên, như sợi dây xuyên suốt các tác phẩm, đồng thời là mạch ngầm để tạo nên những bầu không khí hùng tráng trong hầu hết các truyện ngắn Đó là sự xung đột mạnh mẽ giữa tự nhiên và con người, giữa thiên nhiên phương Bắc hoang
vu, lạnh lẽo, quanh năm tuyết phủ trắng xoá và luôn chứa ẩn những cái chết cho con người bất kỳ lúc nào… với con người dường như bị bủa vây trong những xứ sở đó, hoàn toàn cô đơn, chỉ có một mình chống chọi lại thiên
nhiên để tồn tại Những xung đột này ta có thể tìm thấy trong Tình yêu cuộc
sống, một trong những truyện hay và để lại tên tuổi cho Jack London, và cả
trong Sự im lặng màu trắng, Nhóm lửa,… Hay đó là thiên nhiên của
phương Nam tuy ấm ấp, ngập tràn ánh nắng nhưng quanh năm gió bão dữ dội, nên con người ở đây cũng trở nên gan góc lạ thường để chống chọi với những trận cuồng nộ của biển Tiêu biểu cho kiểu thiên nhiên này là những quần đảo đầy sóng gió hãi hùng, những quần đảo hoang sơ, có khi là hòn đảo không một bóng người, không một tia hi vọng sống sót khi chẳng may lạc vào đó Vậy mà con người vẫn phải kiên trì tìm kiếm sự sống bằng tình yêu bất tử với nó, và chiến thắng cái chết một cách anh hùng như những nhân vật trong sử thi Chúng ta dễ dàng bắt gặp những nhân vật như vậy trong các câu
chuyện như Ngôi nhà của Mapuhi (The House of Mapuhi), Sóng lớn Kanaka,
Solomon quần đảo khủng khiếp (The Terrible Solomon),…
Nếu như trong Ramayana, thiên nhiên là người bạn thân thiết của
Trang 17con người, là một khung cảnh thiên nhiên đẹp tráng lệ, hùng vĩ, tạo môi trường tích cực để nhân vật hoạt động mà là một hình tượng nghệ thuật vô cùng đẹp đẽ, góp phần thành công cho nhân vật, thì thiên nhiên trong những truyện ngắn của Jack London lại là những thử thách nghiệt ngã nhất với con người Thiên nhiên khắc nghiệt đó có thể khiến con người tự giết hại chính đồng loại của mình để sống, để tồn tại, và cũng trong lúc đối mặt với thiên nhiên như vậy, con người cũng thể hiện được chính bản chất của mình, ích kỉ hay nhân hậu, hèn nhát hay dũng cảm, nhu nhược hay thông minh, khôn khéo…
Đặt nhân vật của mình vào khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt và nguy hiểm như vậy, Jack London đồng thời cũng để nhân vật chiến đấu một cách cương quyết và mạnh mẽ nhất Đó là những con người hành động không ngưng nghỉ, và điều này làm nên tính kịch tính, hấp dẫn và vô cùng lôi cuốn trong các tác phẩm của ông Thiên nhiên càng dữ dội, con người càng chiến đấu quyết liệt Cuộc chiến đó là cuộc chiến sống còn giữa con người và kẻ thù vô cùng mạnh, khả năng chiến thắng của con người vô cùng nhỏ nhoi, nên dường như con người trở nên hùng vĩ hơn, anh dũng hơn, vận dụng hết trí và lực để dành lại sự sống mặc dù mong manh, có khi
là vô vọng
Tình yêu cuộc sống một câu chuyện như thế Cũng được đặt trong
thiên nhiên Bắc cực giá lạnh đến đáng sợ, hoang vu và tĩnh mịch, ở đó có hai con người đang nhọc nhằn với cuộc hành trình của mình Khắc nghiệt hơn nữa là một người trong đó không may bị trẹo mắt cá khi bị ngã xuống nước và bị bỏ rơi lại Người đàn ông này đã một mình chống chọi với cái đói, sự đau đớn, cô đơn:
“Một lần nữa, mắt gã lại đảo khắp một vòng cái thế giới quanh gã Một quang cảnh không lấy gì làm phấn khởi Đâu đâu cũng là một
Trang 18đường chân trời mềm mại Các trái đồi đều thấp Chẳng có cây to, cây nhỏ, cũng chẳng có cỏ – chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông và ghê gớm, khiến cái sợ mau chóng nhóm lên trong mắt gã.” [42, tr.21]
Trong cuộc hành trình mà gã không còn nhớ chính xác ngày tháng, địa điểm, chỉ biết đi về phía Nam là Hồ Gấu Lớn, là nơi gã gắng gượng lê từng bước để đến, gã trở thành một kẻ cô đơn, yếu thế, rợn ngợp trước thiên nhiên hãi hùng “Gã co ro giữa dòng nước trắng sữa, như thể khoảng không rộng lớn đang ép lên gã với một sức mạnh áp đảo, đè gí gã một cách thô bạo với sự uy nghi đầy tự mãn của nó.” [42, tr.21] Nhưng người đàn ông đó không thể dừng lại, gã vẫn tiếp tục đi với một sự tuyệt vọng gần như điên dại Gã liên tiếp gặp những trở ngại do thời tiết, những nguy hiểm luôn luôn rình rập Gã đối mặt với một con gấu, bằng sự can đảm bền bỉ và
tuyệt vọng, khiếp sợ, gã đã đứng thẳng người lên, cũng gầm gừ, man rợ,
gớm ghiếc thốt lên nỗi sợ vốn là thích hợp với sự sống và vốn xoắn xuýt quanh những rễ sâu nhất của sự sống; rồi gã lại gặp những con sói, nhưng
chúng cũng không tấn công gã, có lẽ chúng cũng sợ một sinh vật đứng
thẳng vừa có thể cào vừa có thể cắn để chống trả lại Đặc biệt hơn nữa khi
Jack London cho gã và một con sói đói, gầy và kiệt sức, cũng thảm hại không kém gì gã, đối mặt với nhau để cố gắng cướp đoạt sự sống của nhau Hai bên đi cùng nhau suốt chặng đường, cũng mệt lử, lê lết từng bước, gầm
gừ, dọa nạt lẫn nhau,và lúc nào cũng trong tình trạng phòng bị và trực tấn công Cuối cùng thì gã cũng thắng con sói, bởi sự gan lì bám lấy sự sống và cũng bởi tình yêu cuộc sống bất diệt và mãnh liệt hơn bao giờ hết Câu chuyện là cuộc đấu tranh không ngừng của con người trước thiên nhiên hoang dã để tìm lại sự sống Qua cuộc hành trình đó, người đàn ông trong truyện đã tự khẳng định được bản chất tốt đẹp của mình, là một con người
Trang 19gan dạ với nghị lực phi thường và tinh thần vượt qua khó khăn vô cùng đáng nể phục Nhưng trên hết, đó là tình yêu cuộc sống, hướng về cuộc sống bằng tất cả sức lực và trí tuệ còn lại của mình
Trong sử thi, hình tượng người anh hùng đôi khi mang nét tâm lý sử thi hồn nhiên, ngây thơ, chất phác, thứ tâm lý gắn liền với hành động, được bộc lộ một cách trực tiếp Một Đăm Săn táo bạo, dũng cảm, dám cả gan đi bắt Nữ thần Mặt trời về làm vợ, từng ngang tàng chặt đứt cây linh hồn của H’nhí và H’bhí, vậy mà, khi hai người vợ ngã gục xuống thì Đăm Săn oà
lên khóc: “Anh vừa chạy về vừa khóc Đăm Săn khóc từ sáng đến tối, từ tối
suốt sáng Anh khóc nước mắt chảy ròng đầy một bát, chẩy ngập một chiếc chiếu”(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Tập V Nxb Giáo dục, H,
2001, tr 353) Còn người anh hùng Xing Nhã lại rớt nước mắt khi biết được nỗi oan trái và mối thâm thù của cha mẹ chàng thuở trước: “Xing Nhã
vội vàng chạy đến đống tranh mục, tìm xương sọ cha, kêu khóc thảm thiết”(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam , Tập V Nxb Giáo dục, H,
2001, tr 383) Người anh hùng trong sử thi Khinh Dú trong khi nghe bác
kể lại hoạn nạn của gia đình thì chàng khóc nức nở thương cho gia đình mình không đủ sức dành lại của cải đã mất Tiếng khóc xuất hiện trên khoé
mắt các nhân vật anh hùng với khá nhiều cung bậc, khóc ròng, khóc thảm
thiết, khóc nức nở, cung bậc nào cũng cho thấy nỗi đau xót của một tấm
lòng đầy tình yêu thương Đó là tính cách rất hồn nhiên mà các tác giả dân gian muôn gán cho nhân vật của mình Hình tượng người anh hùng của Jack London cũng cho người đọc thấy những sự sợ hãi, những sự thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng nhưng họ đã vượt qua tất cả, họ đã chiến thắng, không một chút yếu lòng, bởi chỉ yếu lòng một chút, họ có thể sẽ vĩnh viễn nằm dưới băng tuyết, hay trong lòng đại dương, không bao giờ có
thể trở về được
Trang 20Xuống phương Nam ấm áp nhưng không kém khắc nghiệt, Jack London một lần nữa cho người đọc thấy những con người cũng ngày đêm chống lại sự dữ dằn của biển cả để bảo vệ cuộc sống, thậm chí là một mình đối chọi với biển để tìm về cuộc sống Đó là hình ảnh bà lão Nauri trong
Ngôi nhà của Mapuhi Đảo san hô Hikueru ngày hôm đó phải đối mặt với
cơn bão khủng khiếp Cơn bão như một trận đại hồng thủy, hàng ngàn người bị biển vùi dập, hoặc cuốn ra biển, hoặc chết thê thảm trên đảo Hòn đảo trở thành “một hồ ngổn ngang người chết”, không một ngôi nhà, không một túp lều nào còn đứng vững Khắp đảo san hô, không còn lấy hai viên
đá nào chồng lên nhau Một phần năm mươi số cây dừa còn đứng vững thì cũng đã tả tơi, không còn lấy một quả trên cành, không còn chút nước ngọt nào” Bà Nauri cũng bị cuốn ra một hòn đảo hoang, không một ai sinh sống
và nuôi một hi vọng có người tìm ra mình dù đó là hi vọng vô cùng mong manh Bà kéo dài cuộc sống bằng những trái dừa bà đã dùng làm phao để dạt được vào bờ Đến ngày thứ 10, bà vô tình nhìn thấy một cái xác quen,
đó là người đã mua lại hạt ngọc trai của con trai bà (hat ngọc trai đó là thứ của cải lớn nuôi ước mơ mua nhà của gia đình bà) Cuộc sống lại được kéo dài khi bà tìm được một hòm gỗ có thức ăn Tám ngày nữa, bà vật lộn ở trên đảo, cầm cự bằng thứ thức ăn tìm thấy và những trái dừa, và cuối cùng
bà đã gắng sức tìm cách trở về nhà Bà đã bện xơ dừa với nhau tạo thành dây để buộc lại móc chèo vào chiếc thuyền, đến nửa đêm ngày thứ 8, bà lao thuyền qua lớp sóng xô và bắt đầu cuộc hành trình trở về Hikueru Trí thông minh và lòng dũng cảm đã giúp bà biết tránh các luồng nước và lái chèo đúng hướng, đã đuổi được cá mập trước khi chờ nó tấn công mình và
về được nhà trong hình hài gầy guộc và gớm ghiếc như một thây ma Như vậy, bà lão đã chiến thắng biển cả hung dữ, rợn ngợp để trở về, mang theo viên ngọc trai, mang theo cả ước mơ về một ngôi nhà hạnh phúc, ấm cúng
Trang 21Trong Ramayana, nàng Sita là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một
người vợ chung thủy, tiết hạnh, một người con gái nhu mì hiền từ, nhân hậu Cái cao cả mà nhân vật này thể hiện là tình yêu quên mình, hiến dâng cho Rama một tình yêu son sắt, bất chấp gian nguy, bất chấp cả tính mạng Trong truyện của Jack London, người phụ nữ này cũng mang những phẩm chất cao quý như người anh hùng trong sử thi, nhưng đó là lòng dũng cảm, đấu tranh giành lại sự sống một cách quyết liệt Tuy không có được sức trẻ như Sita, nhưng Nauri có một tinh thần trẻ, một sức khỏe của dân biển quanh năm sóng gió, và trên hết là sự gan góc kiên cường đáng khâm phục
Từ đó, Jack London ca ngợi những con người sống hết mình và chiến đấu hết mình để bảo vệ sự sống, để được sống Trong họ có một tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, với những con người họ yêu quý, và có người chiến thắng được thiên nhiên, có người phải bỏ mạng trong tuyết, nhưng trên tất cả, họ để lại cho người đọc, cho người đời bài học quý giá
về giá trị cuộc sống, niềm khao khát sống và cách họ chiến đấu để được sống mãnh liệt như thế nào
1.1.2 Xung đột giữa con người với con người
Xung đột giữa con người với con người đã tạo nên những cảm hứng mới cho các truyện ngắn của Jack London, qua đó, ông ngợi ca những con người biết sống với lý tưởng, sống cho tình yêu và sẵn sàng bỏ qua tất cả
để được sống cuộc sống mà họ mong ước Xung đội giữa con người và con người của Jack London tồn tại ở những dạng thức khác nhau như xung đột tình yêu tay đôi nhằm ca ngợi tình yêu, ca ngợi những con người dám đấu tranh cho hạnh phúc lứa đôi; xung đột trong nội tâm của con người từ đó đề cao đức hi sinh, lòng nhân hậu cao cả,…
Tiêu biểu cho kiểu xung đột tay đôi trong tình yêu là cuộc chiến
giành lấy cô gái mình yêu trong câu chuyện Con trai của sói (The Son of
Trang 22the Wolf) Mackenzi được tác giả miêu tả là người con của Sói, tức là người
da trắng, những con người khai hóa văn mình được đặt trong cuộc chiến với chàng trai da đỏ được gọi là Gấu để giành nhau cô con gái của vị trưởng tộc da đỏ Bằng sự thông minh của mình, Mackenzi cũng chiếm được cảm tình của cô gái và thuyết phục được cô đi cùng mình, làm vợ mình Nhưng cuộc tình không thuận lợi khi Mackenzi bị bộ tộc da đỏ phản đối Cuộc chiến diễn ra quyết liệt, và bằng quyết tâm cũng như bằng những thứ của cải Mackenzi bỏ ra để mua chuộc thì cuối cùng phần thắng đã thuộc về chàng trai da trắng Ở đây, Jack London đã ca ngợi một tình yêu không phân biệt sắc tộc: một người da trắng yêu cô gái da đỏ tha thiết và nhất nhất muốn cưới cô làm vợ; đồng thời đã cố gắng thuyết phục cũng như sẵn sàng chiến đấu để chiếm đoạt bằng được người con gái đó Tuy nhiên, qua tác phẩm, Jack London cũng ngầm phê phán xã hội tư bản Mỹ đương thời đang áp đặt, đang tước đoạt nhân quyền của con người
Jack London còn tinh tế, khéo léo hơn khi khai thác những xung đột nội tâm kín đáo Đó là sự giằng xé, đau đớn của những cuộc hôn nhân tan
vỡ, hay đứng trước nguy cơ tan vỡ, trước sự phản bội hay mới chỉ là những nguy cơ đe dọa hạnh phúc gia đình Nhưng bằng lòng cao thượng, đức hi sinh, những nhân vật của Jack London đã cho người đọc thấy họ là những người “anh hùng” khi giải quyết các tình huống một cách êm thấm nhất, nhân văn nhất
Sóng lớn Kanaka là câu chuyện tình yêu giữa hai vợ chồng nhà
Barton và những sự hiểu lầm trong tình yêu của họ, để cuối cùng, tình yêu được trải nghiệm, được thử thách, để họ yêu nhau hơn, tin tưởng nhau hơn
Đó là những con người dũng cảm bởi dám yêu và hi sinh hết mình cho tình yêu của mình Hình tượng sóng lớn như một hình ảnh ẩn dụ cho những sóng gió trong cuộc hôn nhân của Lee và Ida Tuy họ là một đôi tuyệt đẹp
Trang 23giữa một người đàn ông có học thức, khỏe mạnh, có tiếng tăm trong vùng với một người phụ nữ xinh đẹp bậc nhất trong con mắt của nhiều người, một người phụ nữ đầy quyến rũ và khiêu khích… nhưng tình yêu của họ không tránh khỏi những đe dọa hôn nhân đổ vỡ bởi sự can thiệp của Sonny Sonny là người đàn ông góa vợ và yêu Ida say đắm, si mê Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi Lee nhận thấy người vợ của mình ngày càng có những biểu hiện khác lạ, và vô tình một lần anh bắt gặp Sonny hôn vợ mình Lee đã thực sự đau khổ vì Ida là người mà anh rất mực thương yêu Tuy nhiên, không giữ thái độ thù hận, Lee vẫn nhẹ nhàng, ân cần với vợ Sau cuộc thử thách tình cảm của vợ, Lee đã nhận ra rằng, người vợ anh vô cùng yêu dấu ấy cũng yêu anh vô cùng khi cô sẵn sàng lao vào sóng dữ để cứu anh Ida
đã kể lại mọi chuyện, hiểu lầm được giải tỏa, họ lại trở về với cuộc sống hạnh phúc bên nhau nhờ tình yêu dành cho nhau rất chân thành, cao thượng
Cái tài tình của Jack London là lột tả một cách tự nhiên nhất những
sự đấu tranh trong suy nghĩ và tình cảm của nhân vật, là sự vật lộn giữa lòng ghen tuông, nỗi đau khổ tột cùng và tình yêu tha thiết, cao cả Từ sự đấu tranh mãnh liệt đó, nhân vật đã đủ bình tĩnh, đủ thông minh để xử lý mọi việc, đã chọn được cách tốt nhất để giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng nhất Xung đột ở đây không phải là sự đấu tranh bằng vũ khí, bằng lời nói giữa các đối thủ, mà là sự giằng xé trong nội tâm mỗi con người Từ đó, nhân vật bộc lộ một cách rõ ràng nhất tính cách, suy nghĩ và cả tình cảm của mình, khẳng định lại một cách chắc chắn tình yêu đích thực mà họ dành cho nhau
Đoạn kết của câu chuyện cổ tích (The End of the Story) là một câu
chuyện xúc động về tình yêu, nhưng trên hết, câu chuyện nổi bật lên tình thương, sự thông cảm, đức hi sinh cao cả và lòng nhân từ vị tha vô bờ bến của nhân vật bác sỹ Linday Bằng đức độ cao đẹp của người bác sỹ, ông đã sẵn sang vượt qua băng giá lạnh với thời tiết lạnh dưới 50 độ âm để đến với
Trang 24một con người không may bị thương rất nặng, nhưng đang gắn gỏi chờ đợi người đến cứu Nhưng trớ trêu thay, đến nơi, người bác sỹ tốt bụng này đã nhận ra người anh sẽ cứu là kẻ đã cướp vợ của mình Căm phẫn, đau đớn
và vượt qua được cả những suy nghĩ tàn nhẫn: “Từ ngàn xưa trong cái thế giới già cỗi này phong tục tiêu diệt những kẻ đi cướp vợ người khác đây có
gì là khác thường”, bác sỹ đã chấp nhận ở lại cứu Strang Đọc câu chuyện này, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm tha thiết mà bác sỹ dành cho vợ của mình, đó là một tình yêu vô bờ bến, vấn cố gắng níu kéo người vợ khi đưa ra một thỏa thuận sẽ cứu Strang nếu cô trở về bên ông Và ông luôn căm thù Strang, luôn tâm niệm đó là một tên “kẻ cướp” xấu xa, phá vỡ hạnh phúc một gia đình đang êm ấm Tuy nhiên, khi nhận thấy tình yêu mà
vợ ông dành cho người thanh niên có nét mặt thanh tú Strang, ông đã sẵn sang bỏ qua hận thù sang một bên, và tận tình cứu chữa cho anh, tận tình đến mức đáng thán phục bởi ông còn ở bên cạnh anh cho đến khi anh khỏe mạnh bình thường, thậm chí còn có thể đi săn bắn một cách lẹ làng, dũng mãnh Và cái kết của câu chuyện cổ tích mà bác sỹ vẫn chưa kể nốt với vợ mình đó là “lấy điều thiện để trả điều ác” [43] đã khiến người vợ vô cùng biết ơn, ngưỡng mộ Tấm lòng cao thượng vô cùng đó đẹp có lẽ chỉ có thể
có trong những câu chuyện cổ tích, nhưng Jack London đã đưa vào câu chuyện của mình một cách thật chân thực, tự nhiên và xúc động nhất Có lẽ bác sỹ cũng cảm kích trước sự hi sinh của cô vợ mình cho chàng thanh niên
mà cô yêu tha thiết, nên đã dốc lòng giữ lại tình yêu đó bên cô Câu chuyện
cổ tích mà ông kể ra hay thỏa thuận mà ông đặt ra cũng chỉ để ông khẳng định lại tình cảm của vợ mình dành cho chàng thanh niên kia, và cuối cùng thì ông cũng nhận thấy, tình yêu đó cũng cao cả, mạnh mẽ hơn bất cứ thứ
gì Do đó, ông không nỡ để họ rời xa nhau
Sử thi Ramayana cũng ghi nhận một mối tình vô cùng thắm thiết
Trang 25giữa nàng Sita xinh đẹp, thủy chung với người anh hùng Rama thông minh, dũng mãnh Sita cũng đã chiến thắng những sự dụ dỗ quỷ sứ Ravana, hết lời ca ngợi Rama Nhưng khi thoát khỏi móng vuốt của Ravana trở về, Sita lại bị Rama nghi ngờ về lòng thủy chung của mình, và nàng đã chọn cách nhảy vào lửa, nhờ thần lửa Agni chứng minh cho phẩm hạnh, trinh tiết của
mình Nhưng trong Ramayana, những nhân vật đó đều là những vị thần,
hoặc mang trong mình dòng máu thần thánh, có sức mạnh, có quyền năng,
có thể chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng cái chết bằng quyền năng vô hạn của mình, và dùng quyền năng đó để bảo vệ tình yêu của mình Ngược lại, những con người nhỏ bé trong truyện ngắn của Jack London thì hoàn toàn không có thứ quyền năng nào cả, họ chỉ bằng tình yêu, đức hi sinh mà cứu sống, giúp đỡ lẫn nhau, để cho người mình yêu được hạnh phúc Nhưng họ là những người hùng không phải như trong sử thi mà là những người anh hùng trong cuộc đời thường, bởi chỉ có những người anh hùng mới có thể sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân, thậm chí hi sinh cả cuộc đời vì hạnh phúc của người khác
Cuộc xung đột giữa con người với con người còn là sự giành giật cuộc sống của nhau, giành giật công sức lao động của người khác Chuyện
Khe núi toàn vàng (All Gold Canyon) là một minh chứng Người đàn ông
được người đọc biết đến với cái tên Bin Anh ta đang có cuộc hành trình vất vả đến với “Ngài hầu bao” – tức khe núi rất nhiều vàng mà may mắn anh ta tìm được Sự lạc quan, tự tin và trí tuệ đã giúp anh ta nhanh chóng tìm được số vàng vô cùng trị giá Nhưng khi anh ta đã tìm được số vàng đó, thì bất ngờ anh ta bị tấn công bởi một kẻ lạ mặt Bin bị hắn bắn từ sau lưng,
bị thương và đã tưởng như mình thất bại Nhưng với nghị lực của một con người dũng cảm, lạc quan, và sự tức giận, anh đã chiến đấu với kẻ lạ mặt kia, và giết chết hắn Qua câu chuyện trên, Jack London đã cho người đọc
Trang 26thấy một cuộc sống khắc nghiệt không chỉ do thiên nhiên gây ra cho con người mà do chính con người tạo ra để giành giật những thứ không thuộc
về mình Đó là tính tham lam, lòng ích kỷ và sự tàn nhẫn mà cuộc sống tạo
ra cho con người Đặt trong cùng một hoàn cảnh như vậy, mỗi con người
đã tự bộc lộ bản chất của mình
Người đàn ông tên Bin trong Tình yêu cuộc sống đã tàn nhẫn bỏ rơi
bạn mình trong lúc nguy khốn, trong lúc mà bạn có thể chết vì cái chân bị
thương, không thể tự kiếm thức ăn và tìm đường về Kẻ lạ mặt trong Khe
núi toàn vàng giết Bin để chiếm đoạt số vàng mà Bin đã vất vả, khổ công
mới tìm thấy Mô tả những xung đột này, tác giả như cũng ngầm ám chỉ một xã hội thiếu công bằng, tàn nhẫn và ác độc, mà những con người trong
xã hội đó cũng đang dần thoái hóa, biến chất, sống không còn tình người
1.1.3 Xung đột giữa con người với xã hội
Với vai trò là nhà văn hiện thực, nhà văn “khuấy bùn”, Jack London
đã ca ngợi những con người thuộc tầng lớp xã hội thấp kém, xuất thân cơ hàn nhưng có một tinh thần trong sáng, một nghị lực sống bất diệt, một khát vọng vượt qua số phận, tìm kiếm sự đổi thay vô cùng mãnh liệt Tất cả
họ đều nghèo khổ, mất tự do và sống cuộc sống đầy rẫy những bất công của xã hội tư bản đương thời
Người đàn bà sinh ban đêm (The Night Born), câu chuyện về một
người phụ nữ da trắng, chán ngán cảnh sống suốt ngày lao động vất vả, không bao giờ có được tự do của những con người “sinh ra vào ban ngày”
Và cô đã đi tìm tự do cho mình trong một bộ tộc người da đỏ, của những người “sinh vào ban đêm”, để được sống chính là mình, được tự do giữa thiên nhiên hoang dại Người con gái mạnh mẽ và đầy cá tính này đã vượt qua được những xung đột trong tâm lý để tự giải phóng mình, để thoát ra khỏi cuộc đời mà cô cho rằng nó không thuộc về mình Thế giới dành cho
Trang 27cô là một thế giới rộng lớn ở ngoài kia, tránh xa khỏi những guồng quay của công việc rửa bát, dọn dẹp quanh góc bếp tồi tàn
“Sau khi đọc xong những dòng chữ đó, tôi chợt hiểu ra số phận của tôi Đúng là tôi đã sinh ra vào ban đêm… Vì thế tôi không thể quen được với cuộc sống toàn những là nấu ăn với rửa bát, vì thế tôi chỉ muốn để thân trần chạy nhảy dưới ánh trăng…”[42, tr.88]
Bằng nhiều cách xây dựng xung đột, xây dựng những sự mâu thuẫn trong cuộc sống, trong suy nghĩ, nội tâm của nhân vật, Jack London đã đưa người đọc đến với những bản anh hùng ca của con người và cuộc sống, bản anh hùng ca ca ngợi những con người có khát vọng sống và bản năng sống bất diệt Con người trong mọi hoàn cảnh đều tìm ra cách khắc phục, thích nghi với hoàn cảnh đó để sống, để được sống là chính mình, theo cách của mình
Tính chất ngợi ca hoành tráng trong truyện ngắn Jack London ngoài việc nói lên những sự mâu thuẫn đến tột độ, đến cao trào của những con người cùng khổ trong xã hội tư bản với giai cấp tư bản đang ngày càng bộc
lộ những nhược điểm của nó… mà còn là việc ca ngợi những con người hăng say lao động, hết mình trong lao động Nhưng do họ sống trong một
xã hội mà sự công bằng và bình đẳng cùng những quyền của con người đang bị tước bỏ nên họ dần trở nên “chết mòn” trong chính tình yêu lao động, trong sự nghiệp và trong cuộc sống của chính họ
Miếng bít tết (A Piece of Steak) là câu chuyện đau lòng của một võ
sỹ quyền Anh, đã từng thành công vang dội, từng nổi tiếng và giàu có, sống sung sướng bằng nghề võ sỹ mà anh say mê, ham thích Nhưng tuổi già cùng với sự tiếp nối của thế hệ trẻ hơn, thành công hơn đã khiến anh gần như không còn chỗ đứng trong nghề nghiệp của mình Anh không còn được chú ý nhiều trong các trận đánh, không còn được đặt cược nhiều đồng nghĩa với việc anh không còn khả năng kiếm tiền và nuôi gia đình Ước
Trang 28mong duy nhất của anh trong trận đấu cuối cùng là kiếm đủ tiền để mua một miếng bít tết, nhưng cuối cùng anh đã phải khóc khi để thua trên sân đấu Đến khi đó, anh mới ngậm ngùi thấu hiểu cảm giác bại trận của những đối thủ anh thắng trước đây, hiểu được nỗi đau đến rơi nước mắt của họ
“Anh cảm thấy yếu đi và đau đớn, những khớp xương ngón tay bị giập nát đau buốt báo cho anh biết rằng, ngay cả khi tìm được việc đào đất thuê, phải một tuần nữa thì anh mới có thể nắm được cán cuốc, cán xẻng Sự cùng khổ bao trùm lên con người anh, mắt anh ươn ướt bất thường Anh úp mặt vào hai bàn tay, và khi nức nở khóc, anh nhớ đến Stowsher Bill, nhớ lại việc anh đã gây cho anh ta vào tối
đó, cách đây đã lâu lắm rồi Anh bạn già Stowsher Bill đáng thương! Lúc này, Tom King đã có thể hiểu lí do tại sao Bin đã phải khóc trong buồng thay quần áo.”[40]
Cuộc sống lao động hết mình, hăng say và đầy mơ ước của cậu bé
John trong truyện ngắn Kẻ bỏ đạo (The Apostate) cũng không thể khiến cho
cậu bé có một tương lai tốt đẹp Câu chuyện là lời ngợi ca cho một tình yêu lao động dường như không gì ngăn cản được của cậu bé Cuộc đời cậu là chuỗi ngày lao động dài không ngừng nghỉ, từ khi 6, 7 tuổi đã trở thành lực lượng nuôi sống gia đình chính, là cỗ máy làm việc để nuôi sống cả gia đình Nhưng trên hết, câu chuyện phê phán sự bóc lột sức lao động quá tàn nhẫn của những người chủ, thậm chí đó là sức lao động của một đứa trẻ Chúng không để cho John có nổi một ngày nghỉ ngơi, và tận dụng tình yêu lao động, sự say mê và sức lực non trẻ của cậu đế biến cậu trở thành một cỗ máy làm việc tích cực nhất cho chúng Đến khi quá mệt mỏi, John nằm trên gường bệnh và tính lại khoảng thời gian mình phải đứng máy trong chừng
ấy thời gian, John mới thực sự giật mình, và thấy mình không còn chút sức lực nào để làm việc nữa, rồi đi đến quyết định là ra đi để tự giải phóng
Trang 29mình ra khỏi cuộc đời lao động nô lệ, cực khổ
“Con mệt mỏi rã rời Cái gì làm cho con mệt mỏi hả mẹ? Những chuyển động! Con chuyển động ngay từ khi con mới lọt lòng Con chán cái chuyện chuyển động lắm rồi, nên con sẽ không chuyển động nữa Mẹ có nhớ thời kỳ con làm ở nhà máy thuỷ tinh không? Một ngày con thường làm được ba trăm chiếc chai Giờ con mới nhận ra mỗi chai con làm mất mười động tác Một tháng mất một triệu tám mươi nghìn động tác Cứ bỏ bẵng đi 80.000 động tác, – cậu nói giọng có vẻ thỏa mãn, thương người – Cứ trừ đi 80.000 động tác, như vậy là chỉ còn một triệu động tác trong một tháng, mười hai triệu động tác trong một năm” [36]
Sự nhẫn tâm đến vô nhân tính và sự dởm hợm của bọn tư bản được nhà văn nhận ra một cách rõ nét Tất cả những trò đê tiện của chúng đều trở thành đích ngắm của nhà văn, để thông qua cuộc đời của nhân vật, nhà văn lật tẩy hết bộ mặt xấu xa của chúng Lời nhận định của người viết trong
truyện ngắn Sóng lớn Kanaka như những lời tố cáo đanh thép và thẳng thắn
nhất về bản chất của chủ nghĩa tư bản đương thời
“Họ không có khả năng nhìn nhận ra những người hoàn chỉnh hơn
họ ở nơi chân trời, đằng sau bình nguyên đơn điệu của cuộc sống bản thân họ Họ là những sinh vật tẻ nhạt, dư âm của quá khứ đã chết, là những kẻ đào huyệt tự phong của hiện tại và tương lai… Do bản thân
họ cằn cỗi, do môi trường của họ và những cảm xúc tủn mủn của họ què quặt và thô bỉ, họ quả quyết rằng không một anh đàn ông nào, không một chị đàn bà nào vươn được lên trên sự què quặt và thô bỉ… Bản thân họ chỉ là những ngọn nến leo lắt, và cặp mắt bạc nhược của họ nhìn sao thấy nổi ngọn lửa chói loà trong tâm hồn người khác, và đang chiếu sáng bầu trời của họ.”[42, tr.106]
Trang 301.2 Tính chất trang nghiêm từ ngôi kể
Trong văn học, trần thuật đóng vai trò quan trọng giúp người đọc
hiểu rõ được những vấn đề về cơ bản về thi pháp thể loại Theo Từ điển
thuật ngữ văn học do nhóm Lê Bá Hán chủ biên: “trần thuật là phương diện
cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả”
Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự
sự Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách Với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại Trần thuật tồn tại với nội dung trần thuật và hình thức trần thuật
Ở góc độ trần thuật mang tính trang nghiêm của sử thi, đề tài đã khai
thác ở một số khía cạnh như tính trang nghiêm từ ngôi kể và giọng điệu sử
thi hoành tráng
Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ “cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.” Trong trần thuật, khía cạnh người trần thuật đóng vai trò hết sức quan trọng Người trần thuật với ngôi kể thứ nhất hay thứ ba đều mang những dụng ý nghệ thuật của tác giả, từ đó, nêu bật lên những vấn đề tác giả muốn khẳng định trong truyện của mình Jack London cũng
đã khai thác triệt để nghệ thuật trần thuật nhằm nhấn mạnh tính sử thi hùng tráng trong các truyện ngắn phiêu lưu của ông Tính sử thi do đó được làm
Trang 31nổi bật và dụng ý của nhà văn cũng được người đọc dễ dàng nhận thấy Cũng chính lý do đó mà tác phẩm của Jack London gần gũi, dễ tiếp cận với người đọc, khiến người đọc bị hấp dẫn và thu hút bởi những câu chuyện ký thú, ly kỳ những cũng đậm chất nhân văn
Trong sử thi, lời trần thuật của người kể chuyện hết sức quan trọng Lời trần thuật của người kể chuyện trong sử thi Đăm Xăn (có người gọi là Đam san hay Đam Xăn) được triển khai xen vào những lời đối thoại của nhân vật Nó có chức năng dàn dựng câu chuyện, tường thuật hành động và biến cố trong cuộc đời nhân vật Lời trần thuật của người kể chuyện thường được dùng để kết thúc một đoạn, một phần nào đó của truyện Người kể thường tỏ thái độ của mình đối với nhân vật anh hùng nên trong sử thi khan
có loại ngôn ngữ bình giá: “Thật chưa thấy một tù trưởng nào như chàng
cả” (Đỗ Hồng Kì, Phương thức tự sự chủ yếu của sử thi Đam San, Tự sự
học…, tr.221–222)
Đưa lời trần thuật mang tính sử thi đó vào văn chương hiện đại, nhiều nhà văn đã tạo ra được một phong cách mới, mang một dụng ý nghệ thuật rất lớn nhằm gửi gắm những suy nghĩ của nhà văn đến người đọc
Tính sử thi trong trần thuật ở truyện ngắn Rừng xà nu được thể hiện qua việc miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm
ngưỡng, khâm phục Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới Nhà văn chỉ
tâm đắc với những chi tiết nào có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới giọng nói “ồ ồ dội vang trong lồng ngực” của cụ Tưởng như trong tiếng cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử Và quả thật, cụ là hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền Mỗi lời cụ thốt ra là kết tinh trải nghiệm của cả một dân tộc Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí Chả thế mà cả làng Xô Man nghe như uống từng lời cụ nói
Trang 32và cả rừng xà nu cũng “ào ào rung động” như một sự hoà điệu, một sự tạo nền Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử hoá và nhuốm màu huyền thoại Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ làng, cho thế hệ con cháu nghe Anh đã trở thành niềm tự hào của làng, là một biểu tượng sống động của người anh hùng được tất cả ngưỡng vọng, học tập
Với Jack London, việc thể hiện thành công những nhân vật người anh hùng không thể không kể đến sự thành công của yếu tố người kể chuyện, yếu tố ngôi kể Trong các truyện ngắn của ông, nhân vật người anh hùng lúc được kể ở ngôi thứ ba bằng ánh mắt ngưỡng vọng, khâm phục, ca ngợi, lúc được kể ở ngôi thứ nhất với cái nhìn chiêm nghiệm, đầy tâm trạng, cảm xúc và để lại những bài học quý giá trên những chặng đường phiêu lưu
1.2.1 Tính trang nghiêm của người kể chuyện ở ngôi thứ ba
Ngôi kể thứ ba dưới hình thức người kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra) là lời trần thuật mang tính khách quan hoá và trung tính Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình Lời trần thuật ở đây còn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khách quan, sự việc, con người…; tái hiện và phân tích, lý giải lời nói ý thức người khác Theo Bakhtin, lời văn trần thuật gián tiếp này (khác với lời văn trực tiếp của nhân vật) có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là gián tiếp một giọng, là lời trần thuật tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng Loại thứ hai là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhân vật, tức là trong phát ngôn của người trần thuật cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả Loại thứ hai này cho
Trang 33phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ truyện
Trong các câu chuyện của mình, Jack London để các nhân vật của ông được miêu tả và kể bằng người kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri, điểm nhìn từ bên ngoài của nhân vật “biết tuốt” hết tất cả mọi việc của nhân vật Nên như sử thi, hình tượng người anh hùng được hiện lên bằng ánh mắt của sự ca ngợi, ngưỡng mộ Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ ba với cái nhìn toàn tri, cái nhìn của người đứng ngoài cuộc kể lại câu chuyện một cách hoàn khách quan, đánh giá vấn đề một cách trung thực Trước hết, những nhân vật trong truyện ngắn Jack London được người kể ở ngôi thứ ba miêu
tả về hình dáng, tầm vóc như những người hùng sử thi: có vẻ đẹp hình thể tuyệt mĩ; khỏe mạnh, cường tráng, dũng cảm và có khí phách kiên cường
Miêu tả vẻ đẹp của nhân vậy Ida Barton trong truyện ngắn Sóng lớn
Kanaka, nhân vật người kể chuyện đứng ở ngoài với cái nhìn toàn tri, biết
tất cả mọi việc của nhân vật từ quá khứ đến hiện tại Điều đặc biệt của nhân vật Ida gây thu hút người đọc chính ở vẻ đẹp của một cơ thể toàn mĩ, một con người thích vượt qua thử thách sóng lớn của biển cả, và một người phụ nữ yêu chồng hết mực Vẻ đẹp ngoại hình của Ida được miêu
tả qua lời của những nhân vật khác trong truyện, và qua lời kể của những nhân vật này, hình tượng người phụ nữ đẹp, dũng cảm hiện lên một cách rạng ngời, rõ nét hơn
“ – Ôi, lạy vị thánh bảo hộ nghệ thuật và bảo hộ các cô gái đẹp làm mẫu cho các họa sỹ! Bà nhìn kìa, bà đã thấy một cô gái nào có đôi giò tuyệt diệu đến mức kia bao giờ chưa? Thon, chắc và cân đối kỳ lạ! Như hệt chân con trai vậy! Tôi chỉ mới được thấy một đôi giò như thế của một tay võ sỹ hạng nhẹ trên võ đài quyền anh Nhưng đây lại là đôi giò thuần túy của phái nữ! Vì chân phụ nữ có cái dáng
Trang 34khác hẳn chân đàn ông Kia kìa, đường cong phía trước của bắp đùi
và ở phía sau lượn tròn vừa đủ mức cần thiết Rồi hai đường cong ấy chụm lại chỗ đầu gối Mà cái đầu gối mới đẹp làm sao! Tiếc mình không có sẵn đất sét ở đây mà nặn.” [42, tr 100,101]
Với việc miêu tả nhân vật ở ngôi thứ ba, Jack London đã để nhân vật toát lên vẻ đẹp của mình qua con mắt nhận xét khách quan của người ngoài cuộc Nhân vật do vậy, được ca ngợi, được thán phục như đúng những gì nhân vật thể hiện, đúng hiện thực khách quan vốn có Jack London qua đó cũng nêu rõ vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong truyện Những lời ca ngợi Ida Barton cho dù qua lời nhận xét ngưỡng mộ của những người đàn ông, hay sự ghen tị của những người đàn bà ở vùng đất Vaikiki đều từ những phát ngôn của nhân vật thể hiện ra Đó thực chất vẫn là lời của người kể chuyện ở ngôi thứ ba, nhưng được trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi, và
đó là cách tác giả thông qua nhân vật nói lên suy nghĩ của chính mình
Trong phát ngôn của người trần thuật ở ngôi thứ 3 cùng lúc có thể có
cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả Hình thức phát ngôn này cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất
đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết Người thuyền
trưởng trong Sóng lớn Kanaka đôi khi trực tiếp “nói” những suy nghĩ của
mình, nhưng đôi khi được người kể ở ngôi thứ ba “nói hộ” những suy nghĩ
đó, nhằm tăng sự khách quan trong một truyện ngắn mang đầy chất sử thi
“Tại sao, viên thuyền trưởng tự hỏi, tại sao họ không lặn từ trước xuống sâu hơn một chút, mà lại dại dột đón đợi cái giây phút an toàn cuối cùng biến thành giây phút đầu tiên của nỗi hiểm nguy chết người kia? Ông nhìn thấy chị phụ nữ vừa cười vừa quay mặt sang bên phía anh đàn ông và anh chàng này cũng cười vang đáp lại.”
Trang 35Như vậy, việc miêu tả nhân vật ở ngôi thứ ba với những hình thức trần thuật khác nhau đã đem lại những hiệu ứng rất giá trị cho truyện Người đọc đã được tiếp cận với nhân vật ở nhiều góc độ khách quan, cho thấy rõ tính sử thi trong truyện là rất rõ nét Những nhân vật của Jack London trở thành những người anh hùng vô cùng đáng ngưỡng mộ, đáng khâm phục và không phải ai cũng dễ dàng làm được những điều phi thường như họ
Trong truyện ngắn Ngôi nhà của Mapuhi, cách trần thuật sử dụng
điểm nhìn toàn tri đã cho người đọc thấy sự độc ác, dữ tợn của cơn bão biển, gây nên sự chết chóc trên đảo san hô
“Chiếc Aorai đang nằm tê liệt cách bờ khoảng chừng một dặm, bị đầy đọa bởi thứ mặt biển độc ác, điên cuồng Gió thổi theo hướng đông bắc, như giận dữ chỉ muốn bứt nó khỏi các dây neo, ném nó tan tành vào các bờ đá san hô” [43, tr.259]
1.2.2 Tính chân thực của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất
Trong trường hợp tác giả đóng vai trò người trần thuật, tác phẩm có
nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất (first person), xưng “tôi” Điều này dễ
nhận thấy ở các tác phẩm tự truyện hoặc có dáng dấp tự truyện Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn, việc sử dụng ngôi thứ nhất trong tự truyện ở các tác phẩm văn học thế kỷ XVIII ở phương Tây không phải là sự sử dụng tùy hứng hay ngẫu nhiên mà nó mang tính lịch sử, gắn liền với nhu cầu khách quan của thời đại Đó là yêu cầu các truyện phải là truyện kể về sự thật Tác phẩm tự sự trở thành bản anh hùng ca đầy tính chủ quan, trong đó tác giả tự cho mình cái quyền được lý giải thế giới ấy theo cách của nó, cái chủ thể chủ quan nổi bật lên thu hút sự chú ý của mọi người Đó chính là câu chuyện được viết bởi chính những người đã từng sống trong cuộc đời
ấy Đây là điều kiện để thể loại hồi ức phát triển mạnh, dẫn đến sự xuất
Trang 36hiện của thể loại tự truyện hay dấu ấn của tự truyện trong tiểu thuyết
Ở Việt Nam, tiểu thuyết có nhân vật trần thuật ở ngôi thứ nhất xuất
hiện vào cuối thế kỷ XIX Đó là tiểu thuyết Truyện Thầy Lazaro Phiền
(1887) của Nguyễn Trọng Quản Tác phẩm có hình thức “truyện trong truyện.” Thầy Lazaro Phiền đã thú nhận tội lỗi giết vợ, giết bạn của mình cho một người bạn đồng hành và nhân vật này lại trở thành người trần thuật Nhân vật người kể chuyện ở đây được thể hiện ở ngôi thứ nhất
Với việc trần thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả đã viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến và nếm trải, chiêm nghiệm Và tất nhiên,
với tính chất hư cấu của tiểu thuyết, “tôi” không hẳn là tác giả mà chỉ là
một nhân vật của truyện Lời trần thuật ở đây vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, tức vừa là lời trực tiếp, vừa là lời gián tiếp (của nhân vật)
Người kể chuyện xưng tôi trong Kẻ vô tín ngưỡng (The Heathen) đã
kể lại câu chuyện của mình một cách hoàn toàn chủ quan
“Chúng tôi gặp nhau trong giây phút hiểm nghèo của một trận phong
ba, và lìa nhau trong hàm răng của một con cá mập, sau mười bảy năm chung sống trong tình bạn, một tình bạn mà tôi dám quả quyết không bao giờ có thể có giữa hai người, một đen, một trắng! Nếu Thượng Đế từ trên ngôi chí tôn nhìn xuống mỗi sinh vật tử biệt, thì ít
ra Otoo cũng được gọi về hầu nơi Thiên Đàng của người – Otoo, một
Trang 37truyện Kẻ vô tín ngưỡng, đó là bài học của tình bạn vô biên giới giữa một
người da đen và một người da trắng, đến mức con người có thể sẵn sàng hi sinh cho một người đã coi mình như bạn
Miêu tả Lucy trong truyện ngắn Người đàn bà sinh đêm, người kể ở
ngôi thứ nhất kể lại một câu chuyện về một người phụ nữ da trắng khát khao cuộc sống tự do, khát khao sống với tự nhiên hoang dã Trong đó, truyện còn lồng thêm lời của nhân vật cũng xưng tôi (ngôi thứ nhất), để cho nhân vật tự kể lại câu chuyện của mình Cách kể chuyện đó không xa lạ trong văn học nhưng luôn đem lại dụng ý nghệ thuật rất đặc sắc Câu chuyện biến thành lời tự thuật của chính người phụ nữ da trắng, kể lại cuộc đời và nói lên khát vọng của mình một cách hoàn toàn tự nhiên, chủ quan
“Sau khi đọc xong những dòng chữ đó, tôi chợt hiểu ra số phận của tôi Đúng là tôi đã sinh ra vào ban đêm… Vì thế tôi không thể quen được với cuộc sống toàn những là nấu ăn với rửa bát, vì thế tôi chỉ muốn để thân trần chạy nhảy dưới ánh trăng…” [42, tr.89]
Như vậy, khác với cách kể chuyện trong sử thi là sử thi thường được
kể qua lời kể ở ngôi thứ ba, luôn luôn có người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện hết sức quan trọng, thì ở truyện ngắn Jack London, những người anh hùng hiện lên ngoài việc thông qua những lời kể, còn là sự tự thể hiện bản thân Bản chất của những con người mang tầm vóc của người anh hùng này được thể hiện qua chính ý chí và nghị lực sống của họ, qua cách
mà họ cố gắng để vượt qua khó khăn, vượt qua cái chết, vượt qua chính bản thân mình để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn
Với việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, con người có thể thể hiện nội tâm của mình Điều này làm cho con người trong truyện ngắn của Jack London
ở khía cạnh nhất định trở thành con người tâm trạng Con người của Jack London biết dự cảm, biết yêu, thèm sống và có hi vọng sống mãnh liệt
Trang 38Trong truyện Theo hướng những mặt trời giả tạo, nhân vật người dẫn
đường xưng tôi kể lại hành trình gian nan trong bão tuyết của anh và những người cùng đoàn Tuyết trắng và gió bão đang khắc nghiệt như đang muốn giết chết con người, và con người trong hoàn cảnh đó chỉ có thứ sức mạnh duy nhất đế sống sót, đó là lòng kiên định và ý chí sống kiên cường Họ liên tục động viên nhau, động viên mình “đi tiếp” để về được đích
“Tôi cũng nói “Đi tiếp!”, bởi vì cái ý nghĩ ấy quất vào tôi như ngọn roi trên mỗi dặm đường, trên quãng đường dài ngàn rưởi dặm và đã hằn sâu vào óc khiến cho tôi hình như cũng trở thành kẻ mất trí Vả lại chúng tôi cũng chẳng còn có thể làm gì khác ngoài việc tiếp tục đi” [43, tr.76]
Như vậy, đọc truyện ngắn Jack London, người đọc thấy được sự lôi cuốn, lý thú với cách sử dụng ngôi kể một cách sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng những người anh hùng mang chất sử thi vô cùng đẹp đẽ
1.3.3 Giọng điệu sử thi hoành tráng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập
trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”… Giọng điệu
là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả Người đọc có thể nhận thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên
cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu
Trang 39Nếu trong văn học Việt Nam, người đọc sẽ nhận thấy những giọng điệu khác nhau của các tác giả như chất châm biếm, hài hước trong văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng; chất triết lý trong các tác phẩm của
Nguyễn Khải; chất dung tục, đời thường trong các tác phẩm của Chu Lai (Ăn
mày dĩ vãng, Phố…),… thì đến văn học Mỹ, người đọc sẽ được cảm nhận
giọng văn hào sảng, đầy chất phiêu lưu và mang đậm màu sắc của anh hùng
ca trong các truyện ngắn Jack London Tuy khai thác giọng điệu không quá mới mẻ, nhưng Jack London đã tạo ra cái riêng trong phong cách của mình,
đó là những con người phi thường, là những hành động phi thường cùng nghị lực vượt qua chính mình, chiến thắng mọi khó khăn để được sống
Giọng điệu đó thể hiện từ cách miêu tả thiên nhiên đáng sợ và vô cùng dữ tợn: “Con người là cái phần nhỏ duy nhất của sự sống còn sót lại đang chuyển động giữa một sa mạc chết trắng buốt… Xung quanh là một
sự im lặng đến rùng rợn – không một tiếng động nhỏ nào trong khu rừng bị tuyết ngập trắng Cái lạnh và sự im lặng làm đông giá trái tim và cặp môi run run của thiên nhiên.” [42, tr.10, 11]; đến việc miêu tả con người vượt qua thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên để sống sót trở về: “Họ nhìn thấy một cái gì đó còn sống nhưng khó có thể gọi là con người Nó lòa lẫm, không ý thức Nó oằn oại trên mặt đất như một con sâu kỳ quái Phần lớn những cố gắng của nó đều vô hiệu Nhưng nó bền bỉ, và nó vặn mình, nó quằn quại và mỗi giờ có lẽ tiến lên được năm sáu mét” [42, tr.44]; Từ việc miêu tả xã hội tàn tạ, thối nát, chà đạp một cách nhẫn tâm lên sự sống, lên quyền sống của con người đến cách con người cố vùng dậy, quẫy đạp để thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, đen tối đó
Giọng điệu là một yếu tố hình thức quan trọng để chuyển tải lập trường, tư tưởng, tình cảm và quan niệm sáng tác của tác giả Giọng điệu thể hiện rất rõ phong cách riêng của người nghệ sĩ và đặc biệt tạo nên sự
Trang 40truyền cảm cho độc giả Bằng giọng điệu sử thi hùng tráng, Jack London cho người đọc thấy được dáng đứng hiên ngang của người tìm vàng không có tên
trong Khe núi toàn vàng khi anh bị lén từ phía sau lưng và đứng dậy trừng trị
kẻ đã định giết mình; thấy được nghị lực sống và sự bình thản trước đòn tấn công bất ngờ của đồng loại, nhưng trong hoàn cảnh đó lại là kẻ thù: “Một phường kẻ cắp như bao nhiêu thằng khác, thật đáng nguyền rủa Mà nó còn bắn vào lưng ta nữa chứ! Bắn vào lưng tao nữa chứ!” [42, tr.301]
Cũng bằng giọng điệu sử thi, người đọc được thấy những con người
có sức lực phi thường, dám thử thách với thiên nhiên, dám lao vào những nơi nguy hiểm để đạt được mục đích của mình như Mapuhi lao vào lòng đại dương để tìm đường về nhà; Charlies cùng anh đàn ông và chị đàn bà
trong Hướng theo những mặt trời giả tạo cũng đã mạo hiểm tính mạng, đi
vào vùng băng tuyết đầy chết chóc để tìm kiếm cho được thứ mà họ khát khao tìm kiếm: “Một bức tranh kỳ lạ! Chung quanh tuyết trắng xóa, ở giữa
có một người đàn ông và một người đàn bà đang lặng lẽ bò Phía trước họ
là kẻ lạ mặt Hai bên mặt trời thật là hai mặt trời giả, ảo ảnh Nghĩa là trên trời có cùng một lúc những ba mặt trời.” [42, tr.301]… Đó còn là cái chết
đầy hiên ngang và đáng khâm phục của người đàn ông trong Nhóm lửa, đã
tự tìm cho mình một chỗ trên tuyết và “ngủ” rồi không bao giờ dậy; Koolau hủi cũng chết một cách thanh thản bởi ông đã được sống cuộc đời tự do, và giờ cũng chết với sự tự do xâm chiếm tâm hồn Bằng giọng điệu hùng hồn
đó, Jack London đã ngầm ngợi ca những con người dù thất bại hay chiến thắng thiên nhiên, xã hội Bởi những con người đó đã biết sống hết mình, sống một cách nhiệt huyết nhất bằng cả trái tim và tâm hồn yêu cuộc sống, biết từ bỏ mọi thứ để được sống cuộc sống của mình như nàng Lucy trong
Người đàn bà sinh đêm; biết giải thoát ra khỏi cuộc sống lao động cực
nhọc, nô lệ để tìm đến chân trời tự do như John trong Kẻ bỏ đạo