NGÔ THỊ LAN ANH
SỰ GIAO THOA GIỮA CHẤT THƠ VÀ CHẤT VĂN XUÔITRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CAO DUY SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2NGÔ THỊ LAN ANH
SỰ GIAO THOA GIỮA CHẤT THƠ VÀ CHẤT VĂNXUÔI
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CAO DUY SƠNNgành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu tríchdẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thựcvà chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Ngô Thị Lan Anh
Trang 4Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoahọc, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn ĐứcHạnh người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiêncứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Cao Duy Sơn đã cung cấp những tư liệu quýgiá liên quan đến luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ,động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, năm 2019
Tác giả luận văn
Ngô Thị Lan Anh
Trang 53 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 9
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 9
5 Phạm vi nghiên cứu 10
6 Cấu trúc của luận văn 10
7 Đóng góp mới của luận văn 11
B - PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1 TRUYỆN NGẮN CỦA CAO DUY SƠN VÀ VẤN ĐỀ GIAOTHOA THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC 12
1.1 Vấn đề giao thoa thể loại trong văn học 12
1.1.1 Hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học 12
1.1.2 Sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong văn xuôi ViệtNamđương đại 14
1.2 Vài nét về nhà văn Cao Duy Sơn 19
1.2.1 Tiểu sử nhà văn 19
1.2.2 Quá trình sáng tác và quan điểm sáng tác của nhà văn 20
1.3 Khái quát về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn 23
1.3.1 Giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi ở cảm hứng chủ đạo gắn với hình ảnh con người miền núi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn 231.3.2 Chất thơ và chất văn xuôi trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao
Trang 7TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CAO DUY SƠN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 30
2.1 Bức tranh thiên nhiên - bản làng với hai sắc thái thẩm mỹ tương phản mà hòa hợp gắn kết 302.2 Hình ảnh con người miền núi với hai sắc thái thẩm mĩ tương phản vừa
song hành vừa gắn kết 362.2.1 Hình ảnh con người miền núi gắn với chất thơ 372.2.2 Hình ảnh con người miền núi gắn với chất văn xuôi 412.3 Một số loại hình văn hóa dân gian Tày mang lại chất thơ cho nội dung
của truyện ngắn của Cao Duy Sơn 45
Tiểu kết chương 2: 46Chương 3 SỰ GIAO THOA GIỮA CHẤT THƠ VÀ CHẤT VĂN XUÔI TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN 48
3.1 Ba kiểu loại cốt truyện trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 483.1.1 Những truyện ngắn giàu tính trữ tình có kiểu cốt truyện "Diễn biến tâm
trạng" của nhân vật 493.1.2 Kiểu cốt truyện truyền thống đậm chất văn xuôi 523.1.3 Cốt truyện trung gian có sự giao thoa giữa cốt truyện giàu chất thơ với
cốt truyện giàu chất văn xuôi 563.2 Biểu tượng nghệ thuật có sự hài hòa gắn kết chất thơ và chất văn xuôi
trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 603.3 Hình tượng người trần thuật - thi sĩ và người trần thuật khách quan đáng
tin cậy trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn 633.3.1 Hình tượng người trần thuật - thi sĩ bộc lộ trực tiếp thế giới tư tưởng -
tình cảm chủ quan của mình 64
Trang 83.4 Các hình ảnh nghệ thuật đắt giá mang hai sắc thái thẩm mĩ tương phản
xây dựng bức tranh thiên nhiên - làng bản cùng con người miền núi 71
3.4.1 Hình ảnh nghệ thuật đắt giá mang chất thơ 71
3.4.2 Hình ảnh nghệ thuật đắt giá mang chất văn xuôi 76
3.5 Sự giao thoa thể loại trong ngôn ngữ nghệ thuật của truyện ngắn Cao Duy Sơn 803.5.1 Ngôn ngữ giàu chất thơ với tính biểu cảm giàu hình tượng 81
3.5.2 Ngôn ngữ văn xuôi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn 85
Tiểu kết chương 3: 88
C - PHẦN KẾT LUẬN 90
D - TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 9SỰ GIAO THOA GIỮA CHẤT THƠ VÀ CHẤT VĂN XUÔITRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CAO DUY SƠN
A - PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài
1 Sự giao thoa thể loại thực chất là sự liên thông - tích hợp những đặc trưng củacác thể loại văn học khác nhau trong một thể loại cụ thể Vấn đề này đã xảy ra trongthực tiễn sáng tác của các nhà văn ở Việt Nam và trên thế giới Chúng ta có thể thấychất thơ trong truyện ngắn Pautôpxki, hoặc trong sáng tác của Mikhain Sôlôkhốp như
trong Sông đông êm đềm và Đất vỡ hoang (tiểu thuyết), truyện sông Đông… Ở Việt
Nam chúng ta thấy xuất hiện những đặc trưng của tác phẩm thơ trong truyện ngắn củaĐỗ Chu; Nguyễn Thành Long… và đặc biệt trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn - nhàvăn được đánh giá thuộc số ít những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn xuôi dân tộcthiểu số Việt Nam hiện nay Việc khảo sát, phân tích, lí giải sự giao thoa thể loại trongtruyện ngắn của Cao Duy Sơn sẽ tạo ra một hướng tiếp cận mới mẻ, một góc nhìn mớiđể phát hiện những giá trị nhân văn tiềm ẩn trong sáng tác của nhà văn nổi tiếng này.Qua đó, chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm, cá tính sángtạo độc đáo và đóng góp của Cao Duy Sơn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
2 Hiện nay học phần Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã được giảngdạy và học tập trong nhiều trường Đại học, trong đó có trường Đại học sư phạm và Đạihọc Khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên Nếu nghiên cứu đề tài này thành công,chúng tôi hi vọng đóng góp thêm một tư liệu tham khảo bổ ích cho công tác giảng dạyvà học tập phần Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại trong nhà trường.
3 Nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại có những tác phẩm, tác giảxuất sắc và tiềm ẩn nhiều “tầng vỉa” văn hóa, nhiều giá trị cần tiếp tục được nghiêncứu khai thác, đánh giá Quá trình nghiên cứu về mảng văn học đặc sắc này nói chungvà sáng tác của Cao Duy Sơn nói riêng tuy đã được tiến hành từ lâu nhưng thành tựuvẫn còn khiêm tốn Bởi vậy, qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn
Trang 10được góp phần làm đầy thêm những khoảng trống hiện vẫn đang tồn tại trong công tác nghiên cứu - phê bình văn học dành cho Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
4 Là một cán bộ của Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên - một Nhà xuất bản cótruyền thống và thương hiệu riêng về công tác xuất bản những sáng tác và chuyênkhảo nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, thực hiện đề tài nàychúng tôi hi vọng sẽ có những tri thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình trong công tác sưu tầm, biên tập, xuất bản những sáng tác của nhà văn dântộc thiểu số, cùng những chuyên khảo nghiên cứu về bộ phận sáng tác mang bản sắcvăn hóa độc đáo cùng “hơi thở” của miền núi trên tổ quốc Việt Nam.
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Cao Duy Sơn
Qua tìm hiểu bước đầu của chúng tôi, đã có khá nhiều bài báo, công trìnhnghiên cứu, luận văn, luận án, tìm hiểu và đánh giá về truyện ngắn của Cao Duy Sơn.Chúng tôi tạm phân chia các công trình nghiên cứu ấy thành ba loại hình sau đây:
Thứ nhất, các bài báo tìm hiểu, đánh giá về truyện ngắn của Cao Duy Sơn ở cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật tự sự.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh đã bộc lộ sự say mê với truyện ngắn của Cao Duy
Sơn trong bài viết Cao Duy Sơn - Từ chú cầy hương đến chàng săn gấu rừng già Điều
mà nhà văn thích nhất ở truyện ngắn của Cao Duy Sơn là không gian miền núi với một
bản sắc riêng đầy quyến rũ: "Cái không khí miền núi vừa mơ mơ màng màng lại vừa
sâu hun hút bởi vẻ đẹp của thiên nhiên quyến rũ con người ta, lôi kéo con người ta,nâng đỡ con người ta từ chốn thâm nghiêm huyền bí của rừng già, hang thẳm, đến khitrở về cuộc sống tự nhiên, hồn nhiên của cộng đồng… Văn Cao Duy Sơn giàu hìnhảnh, giàu chất say của người say thiên nhiên" - Trung Trung Đỉnh (2003), Cao DuySơn từ chú cày hương đến chàng gấu rừng già (trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt
Nam - đời và văn, Lò Ngân Sủn (chủ biên), Nxb Văn hóa các dân tộc [9,tr.486-487].
Nhà thơ Hữu Thỉnh lại cắt nghĩa nguồn cội làm nên bản sắc dân tộc đặc sắc
trong tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối: "Tác phẩm đã đem đến cho người đọc mảng
sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại, mộc
Trang 11mạc, chân chất, không để đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le, đau
đớn".-vannghequandoi.com (2008), chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh "Hội nghị ban chấp
hành đã thống nhất một chương trình quan trọng của đời sống văn học" [90].
Cũng viết về tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối, tác giả T.Luyến đề cập đến giá
trị nội dung của tập truyện ngắn, đặc biệt là hình tượng con người miền núi với nét văn
hóa đặc trưng: "Tập truyện viết về cuộc sống của những con người miền núi chân chất,
mộc mạc, với những nét văn hóa đặc trưng… Đọc tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bênsuối độc giả sẽ có dịp tìm hiểu thêm về những phong tục độc đáo của người dân ở thịtrấn Cô Sầu" - T Luyến, Ngôi nhà xưa bên suối - bức tranh sinh động về đời sống củacon người miền núi, haugiang.gov.vn [41].
Tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối đã thu hút sự quan tâm của tác giả Phan
Chinh An, trong bài viết Đi tìm vẻ đẹp hoài niệm tác giả tập trung phân tích "hươngvị" văn hóa Tày là nét quyến rũ đầu tiên làm say lòng người đọc: "Một cuộc hành
hương tinh thần tìm về những vẻ đẹp xưa của núi Phja Phủ, của lũng Cô Sầu với ướcmơ cháy bỏng, giới thiệu được vùng quê nghèo khó ấy, ghi danh nó trong văn học…làm quen với những địa danh xa lạ như suối Cun, Páo Lò, Âu Lâm, Bản Niểng, NhòmNhèm, Háng Vài, Pác Gà, Cổ Lâu… cảm nhận không khí, hương vị miền núi "rấtTày" Cái không khí, hương vị rất riêng ấy trước tiên lan tỏa trong nhiều tập tục tốtđẹp" - Phan Chinh An (2009), Đi tìm vẻ đẹp của hoài niệm, Vietnamnet [1].
Tác giả Mai Hoàng trong bài viết Người đàn ông ở thung lũng Cô Sầu lại muốn
cắt nghĩa cội nguồn của cảm hứng sáng tác trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, đó
chính là mảnh đất Cô Sầu ẩn giấu trầm tích văn hóa Tày: "Tôi nhận ra một điều, Cao
Duy Sơn có thể chậm, có thể rề rà trong nhiều thứ, nhưng khi nói về mảnh đất Cô Sầucủa mình, ông nói say sưa và đầy ắp chuyện Đã rời Cô Sầu gần 40 năm, nhưng CaoDuy Sơn rất chăm về thăm quê Ở đó có gia đình, có bạn bè Và về đó, ông lại đượcnghe những câu chuyện sống động của người dân quê ông Cao Duy Sơn đã viết hàngngàn trang sách về vùng đất này Nhưng ông bảo, lịch sử vùng đất cả ngàn năm, mìnhchỉ hiểu được một phần rất nhỏ trong cái quá khứ chất chồng ấy Vì vậy, viết mãi cũngchưa thể chạm sâu vào Cô Sầu Có lẽ đến chết vẫn chưa thể khai thác hết được Ông
Trang 12cũng nhận, có thể đó là do ông chưa đủ tài năng để thể hiện" - Mai Hoàng, Người đànông ở thung lũng Cô Sầu.Vietbao.vn [22].
Ngoài ra còn có tác giả Võ Thị Thúy tìm hiểu về đề tài Sáng tác trong truyện
ngắn của Cao Duy Sơn qua bài viết Viết văn là một cuộc viễn du tìm về cội nguồn:
"Cái để tạo nên trong tôi cảm xúc là quãng đời ấu thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên(…).Viết văn nhất định phải có sự ám ảnh… ";"… với tôi, viết văn giống như một cuộc viễndu về cội nguồn, cuộc viễn du về xứ sở mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành" - Võ
Thị Thúy, Viết văn là một cuộc viễn du về với cội nguồn, Báo Kinh tế đô thị [82].Trong bài Ban mai có một giọt sương, tác giả Đỗ Đức tập trung nghiên cứu về ngôn
ngữ nghệ thuật trong tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối: "Văn trong tập này của Cao
Duy Sơn… không cầu kì, thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng, vụng dại Nhưngtruyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sátcuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình" - Đỗ Đức (2008),Ban mai có một giọt sương, Báo văn nghệ, số 49 [11].
Lâm Tiến là nhà phê bình văn học hàng đầu về mảng sáng tác Văn học dân tộcthiểu số quan tâm đến ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Cao Duy Sơn Trong bài
viết Cách thể hiện con người, cuộc sống miền núi trong tác phẩm của Cao Duy Sơn,ông viết: "Chính ngôn ngữ tự nhiên, dung dị, giàu hình ảnh so sánh, liên tưởng đã
khiến lối "dẫn truyện quềnh quàng không trau chuốt bộc lộ đúng như lối sống mộcmạc của người Tày, trở thành thủ pháp văn chương khá hấp dẫn", qua đó góp phầnlàm cho "ngôn ngữ văn xuôi Tày trở nên phong phú, sinh động, trong sáng hơn, nhữngcâu chuyện không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc"" -
Lâm Tiến (1997), Văn học các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa dân tộc [79,tr.10].
Ngoài ra, còn có một số bài viết như Đào Thủy Nguyên với Cội nguồn văn hóa
dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn; Cao Thị Hảo với bài viết Ngôn ngữ nghệthuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn Tất cả đều thống nhất ở sự trân trọng, yêu
mến và đánh giá cao truyện ngắn của Cao Duy Sơn ở cả hai phương diện nội dung vànghệ thuật tự sự vừa truyền thống, vừa hiện đại.
Trang 13Thứ hai, các luận văn, luận án nghiên cứu về truyện ngắn nói riêng và sáng tác
nói chung của Cao Duy Sơn: Luận án tiến sĩ Nửa thế kỉ phát triển văn xuôi các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (Từ 1960 đến nay), của tác giả Cao Thị Thu
Hoài, (Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên - 2016); Luận văn thạc sĩ Thi
pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao DuySơn, tác giả Đặng Thùy An, (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - 2007); Luận văn Thạc
sĩ Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả Đinh Thị Minh Hảo (Trường Đại họcSư Phạm - Đại học Thái Nguyên - 2009); Luận văn Thạc sĩ Truyện ngắn về đề tài dân
tộc miền núi phía Bắc (qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và NguyễnHuy Thiệp), tác giả Nguyễn Minh Tường, (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn - 2009); Luận văn Thạc sĩ Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn,
tác giả Lý Thị Thu Phương, (Trường Đại học Sư Phạm Đại học Thái Nguyên
-2010); Luận văn Thạc sĩ Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn, tác
giả La Thúy Vân, (Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên - 2011); Luận văn
Thạc sĩ Con người trong văn xuôi về miền núi của tác giả trẻ đương đại (Cao Duy
Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa) tác giả Cao Thị Hồng Vân, (Trường Đại học Sư
Phạm - Đại học Thái Nguyên - 2012); Luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết Đàn trời của Cao
Duy Sơn nhìn từ góc độ văn hóa, tác giả Cao Thành Dũng, (Trường Đại học Sư Phạm
-Đại học Thái Nguyên - 2013); Luận văn Thạc sĩ Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn
phê bình sinh thái, tác giả Trịnh Thùy Dương, (Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái
Nguyên - 2016); Luận văn Thạc sĩ, Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, tác
giả Trịnh Đình Lương, (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - 2016).
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ý kiến của Phạm Duy Nghĩa trong Luận án
tiến sĩ Ngữ văn Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, phần nghiên cứu
về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Cao Duy Sơn trong cái nhìn đối sánh với nghệthuật xây dựng nhân vật của Vi Hồng, tác giả cho rằng nhân vật của Cao Duy Sơn
"phức tạp và đa diện hơn", Phạm Duy Nghĩa còn nhận định: "Đều là những mảnh vụn
đời tư với tất cả cái dở dang, bề bộn, phồn tạp của cuộc đời"."Với những thăng trầm ởmọi thân phận, các nhân vật của Cao Duy Sơn thiên về loại nhân vật số phận hơn lànhân vật tính cách, tuy là nhà văn vẫn có ý thức tạo cho mỗi nhân vật một nét cá tính
Trang 14và ngôn ngữ riêng" - Phạm Duy Nghĩa (2010), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học [47, tr.115].
Thứ ba, Những nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn trong các chuyên khảo:
- Văn học và miền núi, Lâm Tiến, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 2002 [80].
- Văn học các dân tộc thiểu số, Lâm Tiến, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 1997 [79].- Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số,
Nxb Đại học Thái Nguyên của Đào Thủy Nguyên, năm 2014 [51].
- Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam - truyền thống và hiện đại của tác giả Trần
Việt Trung - Nguyễn Đức Hạnh, Nxb Đại học Thái Nguyên, năm 2014 [84].
- Văn học địa phương miền núi phía Bắc của Nguyễn Đức Hạnh, Nxb Đại học
Thái Nguyên, năm 2016 [13].
Như vậy, với ba loại hình nghiên cứu về truyện ngắn và sáng tác của Cao DuySơn, chúng tôi nhận thấy đã có một quá trình nghiên cứu công phu, toàn diện, hệ thốngvới nhiều hướng tiếp cận khác nhau về truyện ngắn của nhà văn này Nhưng chưa cómột công trình nào tìm hiểu toàn diện về vấn đề giao thoa giữa chất thơ và chất vănxuôi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn Bởi vậy, chúng tôi chọn vấn đề này làm đềtài nghiên cứu trong luận văn của mình Rải rác đây đó có ít nhiều ý kiến đề cập đếnvấn đề kể trên, và đó là những gợi dẫn quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiệnluận văn.
2.2 Những công trình nghiên cứu về sự giao thoa giữa các thể loại văn học
Trong giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên (Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội, 1997) Chương XVII có nhan đề "Thể loại của tác phẩm văn học" doTrần Đình Sử viết có phân chia các thể loại văn học, khẳng định một đặc điểm quantrọng của thể loại văn học: Cấu trúc của thể loại văn học vừa có những yếu tố ổn định,truyền thống vừa có những yếu tố vận động, đổi mới theo xu thế phát triển của thể loạivăn học và do tài năng nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ Muốn khảo sát đặc trưng, cấu
Trang 15lại của cấu trúc thể loại với sự ổn định "bền vững" trong suốt hành trình phát triển của
Trang 16lịch sử thể loại, nhưng cũng phải khám phá, nhận biết tính độc đáo in đậm cá tính sángtạo của tác giả khi sáng tác một tác phẩm theo một thể loại văn học cụ thể Truyệnngắn của Nguyễn Huy Thiệp là một ví dụ điển hình cho vấn đề này, thành công của
các truyện ngắn Tướng về hưu (1987), Vàng Lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết (1988) … của
Nguyễn Huy Thiệp có nguyên nhân quan trọng là: - Nhà văn đã sáng tạo và đem lại sựcách tân đặc sắc cho cấu trúc thể loại truyện ngắn mới mẻ và độc đáo khi so sánh vớitruyện ngắn truyền thống, trong đó xuất hiện chất thơ của tác phẩm trữ tình, xung độtvà kịch tính của tác phẩm kịch, chất liệu hiện thực của Ký văn học, chất liệu lịch sử vàcả "giả lịch sử" của sử học, ở đây sự giao thoa thể loại đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ.Phần viết về thể loại truyện ngắn trong giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủbiên; Năm bài giảng về thể loại văn học của Hoàng Ngọc Hiếu cũng là những tri thức
cần thiết, tạo dựng cơ sở lí luận cho đề tài Trong giáo trình Lí luận văn học Việt Nam
hiện đại tập II do Nguyễn Văn Long chủ biên, ở mục III (trang 253) khi viết về vấn đề
"Đổi mới văn xuôi từ góc độ thể loại", các tác giả đã đề cập đến sự đổi mới của thể
loại truyện ngắn: - "Truyện ngắn gần đây có sự phá cách rõ rệt Có những tìm tòi về
hình thức biểu hiện Truyện ngắn không còn nhất loạt tuân theo một khuân mẫu nàonữa, kể cả khuân mẫu truyền thống" [93, trang 256] Qua các truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Phan Việt, Nguyễn Ngọc Tư…, nhómtác giả đã khẳng định sự cách tân, tạo ra cấu trúc đa thanh, mời gọi đối thoại của
truyện ngắn Việt Nam đương đại Đặc biệt trong bài viết, “Đặc điểm của truyện ngắn
hiện đại”, Lê Huy Bắc đã khẳng định: - Truyện ngắn hiện đại có sự thâm nhập đặc
trưng của các thể loai văn học khác vào nó Đó là thơ và kịch trong truyện ngắn…
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: Sự tương
tác của các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 của Tôn
Thất Dụng, có thể coi đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên tìm hiểu về sựgiao thoa thể loại trong giai đoạn văn học nửa đầu thể kỉ XX ở Việt Nam.
Ở Đại học Thái Nguyên, qua tìm hiểu, chúng tôi mới chỉ thấy có một luận văn
thạc sĩ triển khai đề tài theo hướng nghiên cứu này, đó là luận văn Thạc sĩ "Giao thoa
thể loại trong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ" do Phạm Thị Hồng Hoan thực hiện.
Trang 17Luận văn triển khai theo hướng nghiên cứu sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôitrong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ, ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật biểuhiện Điều đáng tiếc ở đây là tác giả luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu chất thơtrong truyện ngắn của Lưu Quang Vũ.
Tuy chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến sự giao thoa thể loạitrong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, nhưng các tư liệu đã có vẫn là cơ sở lí luận quýbáu để chúng tôi định hướng khi thực hiện đề tài của mình.
Trang 183 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trongtruyện ngắn của Cao Duy Sơn, ở hai phương diện nội dung và hình thức biểu hiện.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát, phân tích, đánh giá những biểu hiện cụ thể của sự giao thoa giữa chấtthơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn ở hai phương diện nội dung vàhình thức nghệ thuật Qua đó khẳng định tài năng nghệ thuật, phong cách nghệ thuậtcủa nhà văn trong việc “mở rộng” biên độ thể loại, tổng hợp thế mạnh của những thểloại văn học khác vào trong cấu trúc thể loại truyện ngắn Từ cơ sở khoa học ấy chúngtôi góp phần khẳng định vị trí, đóng góp của Cao Duy Sơn cho văn xuôi Việt Namhiện đại.
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn CaoDuy Sơn, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu sự giao thoa này với những biểu hiện ởphương diện nội dung như: Bức tranh thiên nhiên, bản làng và hình ảnh con ngườimiền núi với hai sắc thái thẩm mĩ tương phản; Tâm hồn con người miền núi mang đậmchất thơ Một số loại hình văn hóa dân gian Tày mang lại chất thơ cho nội dung truyệnngắn của Cao Duy Sơn Đặc biệt, sự giao thoa thể loại với những biểu hiện ở nghệthuật tự sự như: Các kiểu loại cốt truyện; Hình tượng người trần thuật; Biểu tượngnghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 19Cao Duy Sơn là nhà văn dân tộc Tày, sáng tác của ông gắn bó với vùng văn hóaViệt Bắc mà trong đó văn hóa Tày - Nùng là “gam màu” chủ đạo Bởi vậy, sử dụng trithức của văn hóa học, dân tộc học sẽ làm sáng tỏ bản sắc văn hóa Tày và sự tiếp biếncủa bản sắc ấy với văn hóa Việt trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
Nghiên cứu sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôiđặt sự giao thoa ấy vào trong cấu trúc thể loại của truyện ngắn Cao Duy Sơn Tìm ratính truyền thống và tính hiện đại của nó, gắn bó với sự kết hợp giữa chất thơ và chấtvăn xuôi.
- Vận dụng các thao tác nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
5 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự giao thoa thể loại trong ba tập truyện ngắncủa Cao Duy Sơn:
- Những đám mây hình người - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc - 2002 (Giải B
của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003).
- Những chuyện ở lũng Cô Sầu - Nhà xuất bản Quân đội Nhân Dân - 2003.
(Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007).
- Ngôi nhà xưa bên suối - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc - 2008 (Giải thưởng
Hội nhà văn Việt Nam năm 2008, giải thưởng ASEAN năm 2009).
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ mở rộng, so sánh khi cần thiếtvới sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Đỗ Chu, Nguyễn Thành Long, Ma VănKháng, Nguyễn Minh Châu…
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu3 chương sau đây:
Chương 1 Truyện ngắn của Cao Duy Sơn và vấn đề giao thoa thể loại trongvăn học.
Trang 20Chương 2 Sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn củaCao Duy Sơn nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn CaoDuy Sơn nhìn từ nghệ thuật biểu hiện.
7 Đóng góp mới của luận văn
Quá trình nghiên cứu về truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã được thực hiện từ lâuvới rất nhiều bài báo, chuyên khảo, luận văn, luận án, nhưng chưa có một công trìnhnghiên cứu nào tìm hiểu toàn diện, chuyên sâu về vấn đề giao thoa thể loại trongtruyện ngắn của nhà văn này Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về sựgiao thoa đặc trưng thể loại giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của CaoDuy Sơn Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn khai thác truyện ngắncủa Cao Duy Sơn theo một hướng tiếp cận mới, từ đó tiếp tục khẳng định giá trị hiệnthực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm, tài năng, tâm huyết và phong cách nghệ thuậtđộc đáo của Cao Duy Sơn, cùng những đóng góp của ông cho thành tựu của văn xuôiViệt Nam hiện đại nói chung, cho văn xuôi văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đạinói riêng.
Trang 21B - PHẦN NỘI DUNGChương 1.
TRUYỆN NGẮN CỦA CAO DUY SƠN VÀ VẤN ĐỀ GIAO THOATHỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC
1.1 Vấn đề giao thoa thể loại trong văn học
1.1.1 Hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học
Các nhà nghiên cứu văn học đều đã khẳng định: Cấu trúc thể loại của văn học làmột “đơn vị” có tính ổn định và bền vững nhất so với các “đơn vị” khác tưởng chừngnhư rất quan trọng trong mỗi nền văn học như tác giả văn học, tác phẩm văn học, tràolưu văn học… và khi cần đánh giá sự chuyển đổi hệ hình tư duy nghệ thuật từ thời đạivăn học này sang một thời đại văn học khác, bên cạnh việc nghiên cứu các tác giả, tácphẩm xuất sắc của từng thời đại ấy thì việc nghiên cứu quá trình vận động - tiếp biếncủa cấu trúc các thể loại văn học lại cho chúng ta những câu trả lời hết sức thú vị về sựchuyển đổi tư duy nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật, cảm hứng nghệ thuật của cáckhuynh hướng sáng tác văn học khác nhau qua hai thời đại văn học.
Từ khởi điểm đổi mới 1986 đến nay ở Việt Nam, việc dịch thuật và xuất bảnhàng loạt các tác phẩm văn học ưu tú, cùng các công trình lí luận văn học xuất sắc củanhân loại vào Việt Nam, đã vừa “mở đường” về lí luận sáng tác văn học, về vấn đềgiao thoa thể loại, vừa khích lệ các nhà văn, nhà thơ mở rộng “đường biên” của thểloại, thậm chí phá vỡ “ranh giới” của thể loại để cộng sinh các phẩm chất đặc thù củatừng thể loại văn học khác nhau vào trong một tác phẩm văn học Hiện tượng này thựcra cũng rải rác xuất hiện trong văn học Việt Nam hiện đại từ trước thời điểm năm
1986, như chất thơ trong truyện ngắn của Đỗ Chu, của Nguyễn Thành Long… Chấtvăn xuôi trong thơ của Lưu Quang Vũ, Việt Phương…
Nhưng có thể khẳng định rằng, phải sau năm 1986, hiện tượng giao thoa thểloại mới trở thành một xu thế sáng tác rộng khắp trong văn học Việt Nam hiện đại.Vậy hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học này phản ánh điều gì từ trong bối cảnhxã hội hôm nay, và trong lực lượng sáng tác văn học ở Việt Nam? Có thể khẳng địnhrằng hiện tượng giao thoa thể loại ấy đã phản ánh không khí dân chủ và tinh thần đối
Trang 22thoại, cởi mở trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới, không khí và tinh thần ấylại may mắn bắt gặp một dòng sông ngầm sục sôi đã chảy từ lâu trong các văn nghệ sĩViệt Nam: đó là khát vọng đổi mới văn học mang tính tự thân của các văn nghệ sĩ Bởithơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên dẫu hay ở giai đoạn 1930-1945, nhưng đếnhôm nay các nhà thơ không thể viết như thế nếu muốn thành công Truyện ngắn củaNam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là những kiệt tác của giai đoạn văn học ấy.Nhưng các nhà văn Việt Nam ở giai đoạn sáng tác sau 1986 cũng không thể đặt dấuchân của mình vào đúng những vết chân của người đi trước, vì cách tân văn học vừa lànhu cầu sống còn, vừa là con đường để đi tới thành công Văn học tối kị sự lặp lạingười khác và lặp lại chính mình Mỗi tác phẩm văn học xuất sắc phải là một sáng tạonghệ thuật độc đáo không lặp lại của bất cứ ai và không lặp lại chính mình Chính vìthế, hiện tượng giao thoa thể loại nếu nhìn qua thì tưởng như chỉ là kết quả của một“trò chơi nghệ thuật” của các văn sĩ và thi sĩ Nhưng thực chất là sản phẩm tất yếu rađời từ những đòi hỏi bức thiết của xã hội, và từ nhu cầu cách tân không ngừng nghỉtrên hành trình sáng tạo của các nhà nghệ sĩ chân chính ở Việt Nam, cũng như trên thếgiới Thực ra sự phân chia các thể loại văn học từ góc nhìn của lí luận văn học cũngchỉ mang tính tương đối, bởi vì đường "ranh giới" của các thể loại văn học luôn có xuthế "giãn nở" và đặc trưng của chúng luôn "xâm lấn" sang nhau Đây là một quy luậtphổ biến trong đời sống các thể loại văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chínhquy luật ấy sẽ khiến cho các thể loại văn học trở nên "giàu có" hơn khi liên tục thu hútvào trong nó những tinh hoa của các thể loại văn học khác Ví dụ: Truyện ngắn củaNguyễn Công Hoan có yếu tố của kịch bản văn học rất rõ nét, truyện ngắn của Thạch
Lam như Hai đứa trẻ (1938), Dưới bóng Hoàng Lan (2017) lại mang đậm chất thơ
của tác phẩm trữ tình, tản văn của Y Phương gần đây nổi lên như một hiện tượng văn
học thú vị với ba tập: Tháng giêng tháng giêng một vòng dao quắm (2009), Kungfungười Co Xầu (2011), Củi tết (2016) Mà trong đó đặc trưng của truyện ngắn xuấthiện trong tản văn Bắt khách, chất thơ của tác phẩm trữ tình bàng bạc trong tất cả cáctản văn còn lại như: Giếng chàm xanh như ngọc, Thư gửi bạn chăn trâu, Củi tết…
Với văn học thế giới, hiện tượng kể trên cũng rất phổ biến: Chất thơ và yếu tố chính
luận xuất hiện trong tiểu thuyết của VictoHuygo - Những người khốn khổ (1862);
Trang 23chất thơ và các đặc điểm của ký văn học xuất hiện trong hai tập truyện ngắn Bônghồng vàng và bình minh mưa (1955) của Pautopxki; đặc biệt chất thơ và đặc điểmcủa kịch bản văn học xuất hiện trong tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (1961) của
Aimatop… Như vậy, có thể khẳng định rằng các đặc điểm và cấu trúc thể loại của cácthể loại văn học được xác định chỉ mang tính tương đối, luôn vận động, biến đổi trongxu thế giao thoa thể loại ngày càng mạnh mẽ như một quy luật tất yếu Truyện ngắncủa Cao Duy Sơn cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
1.1.2 Sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong văn xuôi Việt Nam đươngđại
Văn xuôi Việt Nam đương đại hiện đang có sự đan xen các thế hệ sáng tác khácnhau, và rất đa dạng về khuynh hướng sáng tác cũng như phong cách nghệ thuật.Nhưng khá nhiều những cây bút văn xuôi đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn và thànhcông chất thơ của tác phẩm trữ tình với chất văn xuôi của tác phẩm tự sự trong sángtác của mình.
Có thể khẳng định rằng, dù với độ đậm nhạt khác nhau, sự giao thoa giữa chấtthơ và chất văn xuôi trong sáng tác của các nhà văn kể trên cũng là một hiện tượngmang tính quy luật nghệ thuật Vậy, chất thơ và chất văn xuôi là gì?
Chất thơ là một phẩm chất thẩm mĩ đặc thù của tác phẩm trữ tình Hiện naytrong các giáo trình Lí luận văn học, Từ điển Thuật ngữ Văn học, Từ điển Văn học (bộmới), Từ điển Tiếng việt đều chưa đưa ra định nghĩa về chất thơ Trong bộ giáo trình
Lí luận văn học 3 tập của trường Đại học Sư phạm Hà Nội do Trần Đình Sử chủ biên,
tập 2 có nhan đề tác phẩm và thể loại văn học, Trần Đình Sử có dành hơn một trang đểnói về chất thơ, nhưng nội dung của trang viết ấy lại chỉ phân tích những hiệu quảnghệ thuật mà chất thơ đem lại chứ không trả lời câu hỏi chất thơ là gì Theo tìm hiểucủa chúng tôi, có thể tạm thời đưa ra một khái niệm ban đầu về chất thơ như sau: - Đólà một phẩm chất đặc thù của tác phẩm trữ tình với nguyên tắc nghệ thuật đòi hỏi nhàthơ phải phản ánh hiện thực về cuộc sống và con người qua "lăng kính" lãng mạn hóa,lí tưởng hóa, thậm chí phi thường hóa Mọi sự vật hiện tượng trong đời sống được đưavào thơ phải gắn với cái đẹp, cái cao cả ở mức độ lí tưởng Cái xấu, cái ác cùng nhữnghiện tượng xù xì, thô nhám của đời sống hoặc bị loại bỏ hoặc bị tỉnh lược tối đa để phù
Trang 24hợp với yêu cầu của chất thơ Nhà thơ với vai trò là chủ thể trữ tình luôn bộc bạch trựctiếp suy tư cảm xúc, tình cảm của mình trong tác phẩm Bởi vậy, nội dung của tácphẩm trữ tình là bức tranh tâm trạng đậm tính chủ quan nhưng phải đạt tới tính điểnhình của chủ thể trữ tình Ngay cả những bài thơ tự sự dài, ít nhiều có yếu tố cốt truyện
như Núi đôi (1956) của Vũ Cao, Quê hương (1962) của Giang Nam, Nước non ngàndặm (1973) của Tố Hữu thì yếu tố cốt truyện ở đây cũng chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc
bạch thế giới nội cảm của mình.
Ngược lại với chất thơ là chất văn xuôi Đây là khái niệm dùng để chỉ một phẩmchất đặc thù của tác phẩm tự sự, đòi hỏi nhà văn phải xây dựng một thế giới mang màusắc khách quan trong tác phẩm của mình theo nguyên tắc nghệ thuật cụ thể, chân thựcvà điển hình hóa (nói đến "màu sắc khách quan" bởi vì nội dung của tác phẩm văn họcnào cũng là hình ảnh thế giới khách quan qua cái nhìn chủ quan của tác giả Nhưng cáinhìn chủ quan của nhà thơ trong tác phẩm trữ tình được bộc lộ trực tiếp, còn cái nhìnchủ quan của nhà văn, tác phẩm tự sự lại được giấu kín và chỉ được biểu hiện gián tiếpđằng sau thế giới nghệ thuật của tác phẩm mà nhà văn ấy xây dựng nên).
Như vậy chất thơ và chất văn xuôi là hai phẩm chất thẩm mỹ đối lập nhau,nhưng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại thì chúng luôn có xu thế giao thoa với nhau.Văn xuôi Việt Nam đương đại có sự góp mặt của ba thế hệ nhà văn đầy tài năng vàkhát vọng sáng tạo nghệ thuật Thế hệ thứ nhất gồm những nhà văn trưởng thành tronggiai đoạn kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ như Ma Văn Kháng, SaoMai, Lê Văn Thảo, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trí Huân, Võ Huy Tâm, NguyễnKhải, Nguyễn Minh Châu, Hồ Phương, Lê Phương, Anh Đức, Phan Tứ, Hữu Mai…;Thế hệ thứ hai là thế hệ nhà văn nổi tiếng trên văn đàn sau năm 1975 như Hồ AnhThái, Sương Nguyệt Minh, Lưu Sơn Minh, Nguyễn Bình Phương, Đoàn Lê, NguyễnQuang Lập, Tạ Duy Anh, Y Ban, Hoàng Việt Hằng, Nguyễn Huy Thiệp… ; Thế hệthứ ba là thế hệ nhà văn chiếm lĩnh văn đàn từ thời điểm đổi mới 1986 đến nay nhưNguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm DuyNghĩa, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Đình Tú…
Trang 25Ở thế hệ nhà văn thứ nhất, chúng tôi thấy hàng loạt các tác phẩm của nhà vănMa Văn Kháng có hiện tượng giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi Những tiểu
thuyết được viết khi Ma Văn Kháng còn công tác ở Tây Bắc như: Đồng bạc trắng hoaxòe (1978), Vùng biên ải (1983) và những tác phẩm được ông sáng tác khi ôngchuyển về công tác ở Hà Nội như: Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn(1982), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ
(1994) … Chúng tôi đều thấy bên cạnh chất văn xuôi đóng vai trò chủ đạo thì chất thơcũng liên tục xuất hiện, đem lại vẻ đẹp trữ tình cho những tác phẩm kể trên Ba tập
truyện Trăng soi sân nhỏ, Bài ca trăng sáng (1972) và Mùa mận hậu (1972) thì bên
cạnh những xung đột giàu kịch tính, những sự kiện đẫm máu và nước mắt, những nhânvật có số phận hoặc bi kịch hoặc bình dị đời thường - những biểu hiện cụ thể của chấtvăn xuôi đích thực với tính khách quan cao độ, thì chất thơ vẫn dịu nhẹ bay lên từnhững cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn hoa rừng, những dòng suối thơ mộng soi bóngnúi, vẻ đẹp trong trẻo như sương sớm của những thiếu nữ vùng cao cầm ô xuống chợtheo tiếng sáo gọi bạn tình Đặc biệt, chất thơ ẩn kín vẫn khẽ khàng phát lộ từ vẻ đẹptâm hồn của những con người miền núi vừa tài hoa vừa dũng cảm Nếu có thể ví cáctác phẩm của Ma Văn Kháng là những bản giao hưởng hoành tráng thì những cao tràoâm nhạc sôi sục, dữ dội gắn với chất văn xuôi, còn những giai điệu thủ thỉ trữ tình đanxen vào nó lại gắn với chất thơ.
Ở thế hệ nhà văn thứ hai, chúng tôi chọn gương mặt tiêu biểu là nhà văn Bảo
Ninh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu và sau này khi tái bản được trả lại tênban đầu là Nỗi buồn chiến tranh (1987) Đây là một tiểu thuyết có chất văn xuôi "đậm
đặc" với hành trình số phận của nhân vật Kiên Chất văn xuôi cho phép và đòi hỏi nhàvăn phải miêu tả hiện thực cuộc sống đúng với bản chất của hiện thực khách quan.Sáng tạo nghệ thuật của nhà văn nằm ở hình thức biểu hiện của hiện thực khách quanấy với nghệ thuật tự sự mới mẻ, độc đáo và không được phép lặp lại Bảo Ninh đãthành công khi viết một tiểu thuyết về đề tài chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đượcnhiều nhà nghiên cứu văn học trong nước và nước ngoài đánh giá, đây là một trong sốít những tác phẩm thành công nhất khi viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹxâm lược Chất văn xuôi xuất hiện gắn với những địa danh chỉ cần đọc tên đã cảm
Trang 26nhận được sự khốc liệt và đẫm máu của chiến tranh: Đó là Truông gọi hồn với mộttiểu đoàn bộ đội của chúng ta bị máy bay B52 thả bom tàn sát, xác người ngổn ngangdập nát, khúc ruột người văng lên cành cây, hai con quạ ngậm hai đầu khúc ruột kéoco và uống chất vàng sền sệt chảy ra từ khúc ruột ấy; đó là đồi Xáo thịt - nơi một đạiđội lính thủy đánh bộ Mỹ đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê với một đại đội quân giải phóng,để rồi tất cả đều chết với xác nằm ngổn ngang, máu chảy ra nhuộm đỏ quả đồi Chấtvăn xuôi còn hiện diện trong số phận bi kịch của hai nhân vật trung tâm là Kiên vàPhương Chiến tranh không chỉ hủy diệt về thể xác con người mà còn làm bóp méo vàlàm dị dạng nhân tính của Kiên, và đầu độc, "giết chết" mối tình đẹp đẽ thơ mộng củahai người Chất văn xuôi gắn với hiện thực đời sống trong và sau chiến tranh đầy bithảm, tàn khốc đúng với bản chất của nó Nhưng bên cạnh những trang văn thấm đẫmchất văn xuôi ấy, chất thơ vẫn xuất hiện dù chỉ như giọt mưa lành hiếm hoi làm dịumát sự khô khốc, bỏng rát của sa mạc cuộc đời Đó là những rung động đầu đời củaKiên cùng nụ hôn vụng dại với người chị hàng xóm khi sang đào hầm tránh bom hộchị Đó là tình yêu tuổi học trò trong veo giữa Kiên và Phương cùng những buổi chiềutan lớp đi dưới những hàng Phượng vĩ rừng rực cháy báo hiệu mùa thi Đó là nhữngngày rèn quân ở Bắc Giang, ở trọ nhà người mẹ cần cù thương yêu các chàng lính trẻnhư con đẻ của mình, và một cô em gái còi cọc đen nhẻm hay nhìn trộm các anh línhtrẻ… chất thơ vẫn xuất hiện dù hiếm hoi trong tác phẩm này nhưng nó không chỉ làmột thủ pháp nghệ thuật để tạo ra sự hài hòa, cân bằng cho bức tranh cuộc sống đượcmiêu tả, mà đó chính là bản chất của sự sống, vì bên cạnh những đống gạch đá xù xìvẫn có bông hoa dại mọc lên tỏa hương thơm ngát, sau những đêm dông bão mù trời lànhững đêm trăng sáng thanh bình Chất thơ và chất văn xuôi luôn song hành, gắn kếttrong cuộc sống quanh ta mà vì thế nó luôn gặp gỡ nhau trong các tác phẩm văn họccũng là điều tất yếu.
Một nhà văn cũng có sự kết hợp thành công chất thơ và chất văn xuôi trong các
tiểu thuyết của mình là nhà văn Chu Lai Từ tiểu thuyết đầu tay Nắng đồng bằng, xuấtbản năm 1979 đến hàng loạt tiểu thuyết ra đời sau 1986 như: Ăn mày dĩ vãng, Ba lầnvà một lần, Cuộc đời dài lắm, Sông xa, Khúc bi tráng cuối cùng, Phố… Và gần đâynhất là tiểu thuyết Mưa đỏ, xuất bản năm 2016 Chu Lai luôn ý thức gia tăng chất thơ
Trang 27trong các sáng tác của mình, và nói bằng ngôn ngữ hội họa thì bên cạnh những gammàu “nóng” dữ dội của chất văn xuôi, nhà văn đã điểm thêm những gam màu “lạnh”dịu mát là chất thơ, nhằm tạo ra sự hài hòa trong những bức tranh hoành tráng về chiếntranh “vẽ” bằng ngôn từ của mình.
Ở thế hệ nhà văn thứ ba, cái tên Nguyễn Ngọc Tư với truyện vừa Cánh đồngbất tận (2005) đã không hề xa lạ với bạn đọc cả nước Nhà văn nữ trẻ tuổi người miềnTây Nam Bộ ấy vừa xuất hiện đã rực sáng trên văn đàn Truyện vừa Cánh đồng bấttận đăng nhiều kì trên báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam và đã tạo nên một
“cơn sốt” khi hàng triệu người đọc mong chờ, đón đợi được đọc phần tiếp theo của câu
chuyện ấy Cánh đồng bất tận có sự giao thoa tuyệt vời giữa chất thơ và chất văn
xuôi Cô gái đóng vai người kể chuyện sử dụng đại từ nhân xưng "tôi" trong câuchuyện, có lẽ cũng vì "thiên tính nữ" ấy, chất thơ đậm đặc hơn trong tác phẩm này Đólà hình ảnh ngôi nhà nhỏ bên dòng kênh xanh biếc, gắn với nhịp sống êm ả trong đóinghèo của hai chị em bên má khi ba đi làm ăn xa Chất thơ nằm trong những quan sáttinh tế và những rung cảm dịu nhẹ của một tâm hồn thiếu nữ về thiên nhiên, cuộc sốngvà con người nơi thôn quê Nhưng rồi chất văn xuôi xuất hiện với sự kiện má của haichị em bỏ nhà theo lão bán vải lên xuồng đi mất Người ba trở về trong ghen tuông,không chỉ đốt căn nhà nhỏ ấy mà liên tục bắt đầu những "mối tình" dọc hành trình củamình để trả thù phụ nữ, trước sự chứng kiến cùng nỗi đau, sự sợ hãi của hai đứa conthơ Chất thơ và chất văn xuôi cùng xuất hiện ở đoạn kết đầy bi kịch của tác phẩm: đểtranh giành những thửa ruộng nhiều thóc rụng cho vịt ăn, ba của hai chị em đã xungđột với chủ của các đàn vịt khác Rồi trong mưa dông dữ dội, người cha ấy bị đánh gụcvà buộc phải chứng kiến đứa con gái tội nghiệp của mình bị mấy gã chăn vịt hãm hiếp.Cảnh tượng khủng khiếp ấy được miêu tả cụ thể, chân thực bởi chất văn xuôi khôngkhước từ một sự thật nào của đời sống, miễn là sự thật ấy phải vừa thể hiện được bảnchất của hiện thực khách quan, vừa phục vụ được ý đồ nghệ thuật trong sáng tác củanhà văn Nhưng vút bay lên từ bùn lầy và khổ đau kia là nước mắt hối hận muộn màngcủa người cha khi dìu con trở về, và trên bầu trời một vài đám mây đã bừng lên tiasáng sau cơn mưa dông dữ dội vừa qua Chất thơ ẩn kín trong giọt nước mắt sám hốicủa người cha, trong niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp ẩn sâu trong trái tim thiếu
Trang 28nữ kia, và hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn sẽ đến cho những thân phận tưởngđã chìm sâu vào bi kịch này.
Trong các nhà văn trẻ hiện nay, Phạm Duy Nghĩa là tác giả thành công khi sửdụng hiện tượng giao thoa thể loại như một kĩ thuật tự sự đặc sắc để tạo ra những trang
văn làm thổn thức trái tim người đọc Tập truyện ngắn: Cơn mưa hoa mận trắng
(2006) của Phạm Duy Nghĩa là một ví dụ điển hình cho điều đó Bên cạnh những trangviết về cuộc sống và công việc dạy học mang tính đời thường của bao thầy cô giáo“cắm bản” trên vùng cao - những bức tranh cuộc sống đầy ắp những hình ảnh vănxuôi, thô nhám như chính cuộc sống đang diễn ra quanh ta thì bức tranh thiên nhiênmiền núi lộng lẫy, với những rừng mận hoa trắng bay theo gió, những dòng suối trongveo, những đêm trăng dát vàng, dát bạc lên bản làng, đặc biệt những rung động trongtrẻo và đẹp đẽ của tình yêu xuất hiện trong bao chàng trai, cô gái trẻ trên vùng cao ấyđẹp như những bài thơ văn xuôi vậy.
Với một số tác giả tiêu biểu của ba thế hệ nhà văn đã hiện diện trên văn đànViệt Nam đương đại, chúng ta đều thấy sự hòa hợp, gắn kết giữa chất thơ và chất vănxuôi, một trong những nguyên nhân làm nên thành công cho các tác phẩm của họ vàCao Duy Sơn đã góp mặt trong hành trình chung ấy.
1.2 Vài nét về nhà văn Cao Duy Sơn
1.2.1 Tiểu sử nhà văn
Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn, dân tộc Tày, sinh năm 1956tại Trùng Khánh - Cao Bằng Thị trấn Cô Sầu thuộc huyện Trùng Khánh - Cao Bằng lànơi nhà văn sinh ra, cũng là một địa danh nổi tiếng bởi mái trường ở vùng đất ấy có tớiba nhà văn, nhà thơ nổi tiếng học tập Địa danh Cô Sầu ấy cũng đã trở thành mộtkhông gian văn hóa đặc biệt, trở đi trở lại nhiều lần trong sáng tác của Cao Duy Sơn vàquả thực, các nhà văn chỉ có thể sáng tác thành công khi viết về những gì mình gắn bó,
yêu thương nhất Đúng như nhà văn Cao Duy Sơn từng tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên
ở thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) Đó là một thị trấn cổ rất nổi tiếng.Nghiệp văn chương của tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫnchưa thấy đủ, chưa thấy cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này Tôi viết như một
Trang 29sự trả nợ, trả nợ quê hương, trả nợ những người đã sinh ra mình, bạn bè, xóm giềng…Cả đời tôi, sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu với những con người miền núichân chất”.
Cao Duy Sơn kiên trì theo đuổi đề tài miền núi, dù viết về vùng đất nào, số
phận con người nào thì ông cũng tâm niệm một điều: “Trên thực tế, không gian truyện
của tôi trải dài trong nhiều tỉnh, vào tận Đà Lạt, sang tận Trung Quốc, nhưng… vẫn làbám theo những bước chân của người Cô Sầu Hiện tại tôi đang có ý định viết vềngười Cô Sầu di cư vào Tây Nguyên để xem sau nhiều năm xa quê hương, văn hóa củahọ đã bị đồng hóa ra sao, cái gì còn giữ được, cái gì đã mất…”.
Sau khi theo học tại mái trường ở thị trấn Trùng Khánh, Cao Bằng Tháng 8năm 1973 nhà văn đã nhập ngũ và trở thành người chiến sĩ trong hàng ngũ quân độinhân dân Việt Nam anh hùng Những năm tháng trong quân ngũ ấy không chỉ rènluyện cho nhà văn một bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi, mà còn làm đầy đặn thêm vốnsống, sự từng trải - một “kho báu” vô cùng cần thiết cho nghề cầm bút.
Tháng 8 năm 1980, Cao Duy Sơn trở về làm Phóng viên đài Phát thanh truyềnhình tỉnh Cao Bằng Năm 1984, ông tham dự Hội nghị sáng tác văn học dân tộc thiểu
số Việt Nam ở Tuyên Quang Trong đợt này ông đã sáng tác truyện ngắn Dưới chânnúi Nục Vèn, được đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, và truyện ngắn đầu tay ấy
không chỉ gây tiếng vang trên văn đàn mà còn trở thành một tín hiệu báo trước về sựxuất hiện của một tài năng văn học.
Tháng 10 năm 1989, ông học tại trường viết văn Nguyễn Du Năm 1992, nhà
văn ra trường cùng với sự “trình làng” tiểu thuyết Người lang thang được bạn đọc
yêu quý và được giới nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao Thời gian sau đó,ông trở về tiếp tục công tác tại Đài phát thanh truyền hình Cao Bằng.
Cao Duy Sơn về Hà Nội và đảm nhận cương vị Tổng biên tập Tạp chí Văn họcnghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đến nay Ông là hội viên Hội Nhà văn ViệtNam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
1.2.2 Quá trình sáng tác và quan điểm sáng tác của nhà văn
Trang 30Cao Duy Sơn là một nhà văn trẻ về tuổi nghề, số lượng tác phẩm cũng chưanhiều nhưng đã gây được tiếng vang lớn trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại, đượccác nhà nghiên cứu và phê bình văn học đánh giá cao Có thể kể tên các tác phẩm củaCao Duy Sơn theo hành trình thời gian:
Người lang thang (1992); Cực lạc (1995); Hoa mận đỏ (1999); Những đámmây hình người (2002); Đàn trời (2007); Hoa bay cuối trời (2008); Ngôi nhà xưabên suối (2008); Chòm ba nhà (2009); Người chợ (2010) Có thể khẳng định rằng tất
cả các tập truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đều tập trung khai thác đề tài miền núi,vừa đậm đà bản sắc văn hóa Tày, gắn với quê hương của ông, vừa có sự tích hợp vănhóa với tinh hoa văn hóa Việt và văn hóa của nhân loại Có lẽ Cao Duy Sơn là mộttrong số ít những nhà văn người dân tộc thiểu số thành công rực rỡ ở “mảng” văn xuôicủa nền văn học Việt Nam hiện đại hôm nay.
Với tài năng, tâm huyết và lao động nghệ thuật kiên trì, bền bỉ, Cao Duy Sơn đã
nhận được nhiều giải thưởng văn học uy tín như: Tiểu thuyết Người lang thang nhận
giải A Văn học dân tộc thiểu số của Hội Nhà văn Việt Nam (1993); giải nhì do Hội
Hữu nghị văn hóa Việt - Nhật trao tặng (1993); tập truyện Những chuyện ở lũng CôSầu được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1997) và được đánh giá là “mang
một hương vị riêng biệt của vùng rừng xanh núi đỏ với những số phận vừa bi thương,vừa hào hùng nhưng lại thấm đẫm chất nhân văn cao cả” (trích lời tựa tác phẩm).
Tập truyện Những đám mây hình người nhận giải B của Hội Văn học nghệthuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003) Tiểu thuyết Đàn trời nhận giải thưởng của
Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2006) Đặc biệt, tập truyện
Ngôi nhà xưa bên suối đã vinh dự nhận được hai giải thưởng lớn: Giải thưởng của
Hội Nhà văn Việt Nam (2008) và giải thưởng văn học ASEAN của Hoàng Gia Thái
Lan (2009) Gần đây nhất là tập truyện ngắn Người chợ xuất bản năm 2010 Vừa tiếp
nối mạch nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Cao Duy Sơn là cảm hứng ngợica kết hợp với cảm hứng cảm thương dành cho những con người miền núi vượt quanhững thử thách có tính bi kịch để tỏa sáng những tư tưởng nhà văn.
Trang 31Như vậy, mặc dù Cao Duy Sơn là một nhà văn trẻ trong hàng ngũ các nhà văndân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, nhưng với hàng loạt tác phẩm đặc sắc về nghệthuật tự sự, cao đẹp về giá trị nội dung đã vừa khẳng định vị trí danh dự của ông trênvăn đàn Việt Nam hiện đại, vừa hứa hẹn những thành công sẽ đến trong hành trìnhsáng tạo của cây bút văn xuôi sung sức này.
* Quan điểm sáng tác của nhà văn
Cao Duy Sơn rất ít khi trực tiếp bộc bạch quan niệm sáng tác của mình mà đểcho quan niệm nghệ thuật ấy ẩn sâu trong những trang văn vừa dữ dội vừa thấm đẫmchất thơ của mình Nhưng trong cuộc phỏng vấn nhà văn ngày 22 tháng 02 năm 2019của chúng tôi, bên cạnh những tâm sự sâu sắc về quê hương, về bản sắc văn hóa Tày,về những kinh nghiệm sáng tác của riêng ông, Cao Duy Sơn cũng đã phát biểu quanniệm sáng tác văn học của mình:
“Mỗi nhà văn đều có lối viết riêng Qua tác phẩm của họ bạn đọc thấy rõ điềuđó Nói thì ngắn, nhưng mấy ai tỏ bếp núc văn chương nhọc nhằn thế nào Tôi tự thấychắc mình không ngoại lệ Có điều luôn nhắc bản thân không nên mất thời gian viếtcho được chuyện gì đó khi hiểu biết về nó còn giới hạn Thói quen không dựng trướcđề cương cho dù truyện ngắn hay dài, nên thường phải ngẫm nghĩ khá lâu trước khiviết Cái “tứ” truyện khởi từ mông lung ấy cứ luôn trở đi trở lại trong suy tưởng, chotới lúc trong đầu cất lên một giọng thích hợp,là cái giọng điệu khởi đầu ấy, có thể đưatruyện đi đến chữ cuối cùng thì bắt đầu viết Như thế hình như mạch truyện cảm xúchơn Chữ nghĩa, nhân vật, chi tiết tự nhiên tràn chảy thoát khỏi chi phối của lý chí.Bằng cái tình riêng tôi luôn tâm niệm, viết là để trả nợ quê hương và bao phận ngườiđã cho mình cảm xúc yêu thương, gợi mở sáng tạo đặng có được những tác phẩm.Nhưng cũng nhắc bản thân, không phải viết truyện gì ra cũng đều hay, có lúc phải biếttỉnh táo để nhận ra cái dở còn đâu đó trong tác phẩm của mình Đi nhiều, đọc nhiều,viết như một nhu cầu khí thở, cơm ăn, nước uống hàng ngày, khám phá thế giới quanhmình, khám phá bản thân sẽ thấy được giới hạn năng lực của mình, ngưỡng tới đâu đểvượt qua” Những sáng tác thành công của Cao Duy Sơn là minh chứng cho quan
điểm sáng tác này của nhà văn.
Trang 321.3 Khái quát về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn
Trong cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 02 năm 2019 với nhà văn Cao Duy Sơn,nhà văn đã phát biểu đại ý rằng: Ông không cố tình tạo ra sự giao thoa giữa chất thơ vàchất văn xuôi trong truyện ngắn của mình Khi sáng tác, hình như có ai đó đã điềukhiển ngòi bút của nhà văn để tình huống truyện, tính cách nhân vật, những sự thôithúc của sự kiện, tình tiết sẽ bắt buộc nhân vật phải suy nghĩ, hành động và nói năngnhư thế Chất thơ cũng xuất hiện tự nhiên bên cạnh chất văn xuôi cũng như chính cuộcsống vốn tồn tại với cả hai “gam màu” như trong hội họa: Chất văn xuôi là gam “màunóng” dữ dội, thậm chí khốc liệt Chất thơ là gam “màu lạnh” thơ mộng, tươi mát Cảhai sẽ hài hòa, gắn kết một cách tự nhiên nhất trong tác phẩm của nhà văn Khảo sát batập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy lời tâm sự của nhà văn hoàntoàn chính xác, bởi ông đã “viết” như ông đã “nghĩ”, hay nói cách khác, tác phẩm củaông là minh chứng hùng hồn và sáng rõ nhất trong quan niệm nghệ thuật về cuộc sốngvà con người nhà văn Với ba tập truyện ngắn đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sựgắn kết hòa nhịp thật tinh tế, kì diệu giữa chất thơ và chất văn xuôi, dù chất văn xuôi làchủ âm, chất thơ là phụ âm trong bản “giao hưởng cuộc đời” những con người miềnnúi của Cao Duy Sơn Chất văn xuôi thể hiện ở những tình huống truyện, sự kiện tìnhtiết, và số phận những con người miền núi với bao khổ đau và hi vọng, mang dáng vẻxù xì, thô nhám như chính cuộc đời thực ở quanh chúng ta Sự giao thoa giữa chất thơvà chất văn xuôi này được biểu hiện ở cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệthuật tự sự của các tác phẩm, dù độ đậm - nhạt ở từng truyện ngắn là khác nhau.
1.3.1 Giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi ở cảm hứng chủ đạo gắn với hìnhảnh con người miền núi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn
Khảo sát ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy có ba kiểuloại cảm hứng nghệ thuật kết hợp thành cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm: đó làcảm hứng trữ tình hoài niệm khi nhân vật người trần thuật luôn dành cho thị trấn CôSầu - mảnh đất quê hương ông những thương nhớ và nâng niu trân trọng Như chínhlời của Cao Duy Sơn tâm sự trong cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 02 năm 2019, rấtnhiều nhân vật trong truyện ngắn của ông có bóng hình của người thân, bạn bè, hàng
Trang 33xóm và những người mà ông quen biết Quả thực, mỗi nhà văn đều có một "vùng thẩmmỹ" quen thuộc của mình, và thường chỉ viết hay khi cày xới, gieo trồng những ý đồsáng tác trên mảnh đất mà mình gắn bó máu thịt ấy Bởi vậy, dù viết về đề tài nào, chonhân vật di chuyển qua những không gian gần gũi hay xa xôi nào thì mảnh đất Cô Sầuthân thương kia, cùng những người dân miền núi vừa tài hoa vừa nặng trĩu nghĩa tìnhdù còn nghèo khó, vẫn là điểm đầu tiên xuất phát và cũng là nơi cuối cùng để trở về.Cảm hứng trữ tình hoài niệm luôn song hành, gắn kết với cảm hứng xót xa thương cảmdành cho những thân phận bi kịch đã làn nên chất thơ cho truyện ngắn của Cao DuySơn Đó là bao rưng rưng thương nhớ, yêu thương và ngậm ngùi xót xa dành cho Khơ
và Dình trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời, thầy Hạc trong truyện ngắn Ngôi nhàxưa bên suối, lão Sinh và cô Ếm trong truyện ngắn Chợ tình, Súc Hỷ và cô Dinhtrong truyện ngắn Súc Hỷ, Khuề và Ban trong truyện ngắn Âm vang von hồn, Thim vàPhón trong truyện ngắn Người săn gấu… Chất thơ không chỉ nằm trong những khung
cảnh thiên nhiên và bản làng thơ mộng mà đặc biệt ẩn kín rồi tỏa sáng trong vẻ đẹptâm hồn của những con người miền núi, dù chìm trong nghèo đói và bi kịch, dù mắckhông ít lỗi lầm để sau khi gục ngã lại tiếp tục đứng dậy và đi tiếp Chính vẻ đẹp tâmhồn mang tính lí tưởng hóa của họ mới là nơi cất giấu chất thơ đẹp đẽ nhất Đặt vẻ đẹpthủy chung, nghĩa tình, dũng cảm ấy vào trong những hoàn cảnh mang tính thử tháchkhắc nghiệt, chúng ta mới cảm nhận rõ ràng và sâu sắc hơn về những con người miềnnúi được khắc họa bằng nguyên tắc lãng mạn hóa, phi thường hóa của chủ nghĩa lãngmạn Với những bức tranh thiên nhiên - bản làng và hình tượng con người miền núiđẹp đẽ thơ mộng ấy, Cao Duy Sơn như không thể giấu kín tư tưởng, cảm xúc, tình cảmchủ quan của mình - một điều hết sức cần thiết và cũng là một nguyên tắc bắt buộc vớihình tượng người trần thuật trong tác phẩm tự sự đích thực Nhà văn như không thểnén nổi bao cảm xúc tình cảm yêu thương, xót xa đang nổi sóng dành cho những thânphận không may mắn, những số phận bi kịch Hình tượng người trần thuật thi sĩ đãxuất hiện có nét tương đồng với cái tôi trữ tình trong tác phẩm thơ, và ở những tácphẩm đậm tính trữ tình ấy, sự thu hẹp, xóa nhòa, làm "mờ hóa" cốt truyện đã xuất
hiện Có truyện ngắn gần như không có cốt truyện như Mưa phố, Chích bông ơi, Cốnhân… mà trong đó chúng ta chỉ gặp những "lát cắt" của tâm trạng nhân vật Sự xuất
Trang 34hiện của hàng loạt những biểu tượng nghệ thuật đậm chất thơ, ngôn ngữ giàu tính nhạc
và giàu hình tượng trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời đều là hệ quả tất yếu của sự
kết hợp hai dòng cảm hứng nghệ thuật kể trên Dòng cảm hứng thứ ba là cảm hứngphê phán, hướng về những kẻ thù của đồng bào các dân tộc miền núi như nhân vật Sài
Vẳn trong truyện ngắn Người săn gấu, lão Khàng trong truyện ngắn Dưới chân núiNục Vèn, đây là lũ "Chúa đất" tay sai của thực dân Pháp với sự tàn bạo, nham hiểm đã
áp bức và bóc lột những người dân nghèo miền núi cả về thể xác và tinh thần Cảmhứng phê phán cũng hướng về những thói hư, tật xấu của những con người tha hóa
như nhân vật ông Kình trong truyện ngắn Hấp hối, nhân vật Sìu trong truyện ngắnSong sinh, Làn Dì trong truyện ngắn Thằng Hoán, lão Vược trong truyện ngắnNhững cuộc báo thù cuối cùng, Ký trong truyện ngắn Những đám mây hình người.
Cảm hứng phê phán dành cho những đối tượng kể trên đã dẫn dắt ngòi bút của nhà vănviết lên những trang văn đậm chất văn xuôi Đó là sự chân thực, cụ thể, điển hình củanhân vật, sự kiện, tình tiết và các tình huống truyện, đặc biệt đã tạo ra thứ ngôn ngữvăn xuôi mà trong đó hình tượng người trần thuật thi sĩ đã "biến mất", để nhường chỗcho hình tượng người trần thuật khách quan giấu kín tư tưởng, cảm xúc tình cảm chủquan của mình.
Với cảm hứng trữ tình hoài niệm, cảm hứng cảm thương xót xa và cảm hứngphê phán, một phương diện quan trọng nhất trong nội dung của tác phẩm văn học nóichung và của tác phẩm tự sự nói riêng, nếu ví tác phẩm văn học là một "cơ thể" thìcảm hứng nghệ thuật là "trái tim" của cơ thể đó Cảm hứng nghệ thuật thuộc bình diệnnội dung của tác phẩm, nhưng nó chi phối và quyết định sự hình thành cấu trúc chỉnhthể của tác phẩm, mọi bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật khác đều chịu sựquyết định của cảm hứng nghệ thuật Ba loại cảm hứng nghệ thuật kể trên trong truyệnngắn của Cao Duy Sơn cũng có vai trò nghệ thuật như thế.
1.3.2 Chất thơ và chất văn xuôi trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắnCao
Duy Sơn
Ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã xây dựng thành công một thế giới nghệthuật mang phong cách văn hóa miền núi Ngay cả những truyện ngắn đưa chúng ta tới
Trang 35những không gian xa xôi như Đà Lạt trong truyện ngắn Hoa Mộc Vương thì nhân vật
trung tâm của nó sẽ ra đi từ Cô Sầu, và cũng sẽ trở về với thị trấn miền núi nhỏ bé này.Trong thế giới nghệ thuật miền núi rộng lớn ấy, mỗi truyện ngắn khắc họa một tiểukhông gian nghệ thuật như những bộ phận nằm trong chỉnh thể chung Trong thế giớinghệ thuật này, chất thơ được biểu hiện trong hình tượng người trần thuật thi sĩ, bộc lộ
trực tiếp thế giới nội cảm của mình với các truyện ngắn Người ở muôn nơi, Chợ tình,Bong bóng ngoài mưa, Cố nhân, Chích bông ơi Người trần thuật khách quan của tácphẩm tự sự xuất hiện trong những truyện ngắn Mùa én gọi bầy, Nơi đây không mộtbóng người, Âm vang vong hồn, Thằng Hoán, Dưới chân núi Nục Vèn, Người săngấu… Ở phương diện cốt truyện chúng tôi thấy chất thơ xuất hiện trong những truyện
ngắn trữ tình hầu như không có cốt truyện, hoặc đã bị xóa mờ cốt truyện, gắn bó vớihình tượng người trần thuật thi sĩ trong các tác phẩm kể trên Chất văn xuôi đã xuấthiện trong các cốt truyện có cấu trúc chuẩn mực theo quan niệm truyền thống của tácphẩm tự sự với các bước “giới thiệu” - “thắt nút” - “phát triển” - “đỉnh điểm” - “mởnút” - “vĩ thanh” Kiểu cốt truyện mang tính quy phạm này lại gắn bó với hình tượngngười trần thuật khách quan trong các tác phẩm kể trên Phương diện quan trọng nhấtcủa hình thức biểu hiện trong tác phẩm văn học nói chung và trong tác phẩm tự sự nóiriêng là ngôn ngữ nghệ thuật, đó là ngôn ngữ nghệ thuật có sự song hành, gắn kết giữangôn ngữ giàu chất thơ và ngôn ngữ văn xuôi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Ngônngữ giàu chất thơ là ngôn ngữ giàu tính nhạc, biểu cảm - giàu hình tượng, sử dụng vớitần xuất cao các biện pháp tu từ và bao giờ cũng gắn bó với cái đẹp, cái cao cả ở mức
độ lí tưởng Đó là lời tỏ tình, đối thoại giữa Khơ và Dình trong truyện ngắn Hoa baycuối trời Đó là những suy tư về cuộc sống của nhân vật chính trong truyện ngắn HoaMộc Vương, là ngôn ngữ và độc thoại nội tâm của nhân vật thầy Hạc trong truyệnngắn Ngôi nhà xưa bên suối, là lời độc thoại nội tâm ở cuối tác phẩm Chợ tình của
nhân vật lão Sinh, là những đoạn trữ tình ngoại đề thật mơ mộng trong những truyện
ngắn: Cố nhân, Hoa Mộc Vương, Bong bóng ngoài mưa… Ngược lại với ngôn ngữ
giàu chất thơ là ngôn ngữ văn xuôi trần tục, đời thường mang tính khách quan hóa vàcá thể hóa Ngôn ngữ ấy phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống truyện mà nhân
Trang 36vật ấy đang phải trải qua Đó là tiếng chửi nhau của Hử và Ký trong truyện ngắn
Những đám mây hình người, là tiếng chửi và hành động thô bạo trong cơn ghen củanhân vật Dồ đối với tình địch là nhân vật Soóng trong truyện Hòn bi đá màu trắng, đó
là ngôn ngữ kèm theo những hành động thô tục của lão Lử và lão Kỵ khi bắt gặp Khuề
và Ban tình tự trong truyện ngắn Âm vang vong hồn… Phương diện cuối cùng trong
thế giới nghệ thuật kể trên là các biểu tượng nghệ thuật có sự giao thoa giữa chất thơvà chất văn xuôi Biểu tượng vốn là thế mạnh và cũng là đặc trưng của tác phẩm trữtình, được hình thành do dung lượng tác phẩm trữ tình thường ngắn, tính hàm súc đếncao độ là một yêu cầu nghệ thuật bắt buộc Nhiều bài thơ hay chỉ cần xây dựng mộtbiểu tượng trung tâm và có thể ví đó như "Mặt trời", mọi thi ảnh và ngôn từ khác chỉ
như tia sáng tỏa ra từ mặt trời ấy Đó là màu đỏ bi hùng trong bài thơ Cuộc chia lymàu đỏ của Nguyễn Mỹ, đó là hình tượng Bác không ngủ trong bài thơ Đêm nay Báckhông ngủ của Minh Huệ, hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến vừa anh hùng
vừa nghệ sĩ của Quang Dũng… Nhưng các tác phẩm tự sự cũng xây dựng những biểutượng nghệ thuật của mình, đặc biệt các nhà văn viết truyện ngắn thường xây dựngnhững biểu tượng hàm súc, đa nghĩa để làm tăng thêm tính biểu cảm, sự "bùng nổ"liên tưởng và tưởng tượng cho người đọc, do kích cỡ khiêm tốn của truyện ngắn vốnkhông cho phép tác giả viết dài Bởi vậy, giữa truyện ngắn và thơ có sự gần gũi bởitính hàm súc cao độ cũng như ý đồ nghệ thuật xây dựng các biểu tượng thành mộtphương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhất Các biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắnCao Duy Sơn cũng mang ý nghĩa và vai trò như thế: Đó là những biểu tượng giàu chất
thơ như cơn mưa trong truyện ngắn Bong bóng ngoài mưa, loài hoa Mộc Vương trongtruyện ngắn Hoa Mộc Vương, ngôi nhà của thầy Hạc trong truyện ngắn Ngôi nhà xưabên suối, Cỗ xe ngựa cũ trong truyện Hoa bay cuối trời, hàng rào đá và lời hẹn ướctrong truyện ngắn Cố nhân, nấm mộ nhỏ cho chim Chích bông trong truyện ngắnChích bông ơi… Bên cạnh những biểu tượng giàu chất thơ ấy là những biểu tượng
giàu chất văn xuôi với sự trần tục, đời thường không lãng mạn hóa, không lí tưởng
hóa Đó là tiếng thanh la của Lão Khuề trong truyện ngắn Âm vang vong hồn, ngôinhà của Thùng bị chính chủ nhân đốt cháy trong truyện ngắn Mùa én gọi bầy, biểu
Trang 37tượng giếng nước trong truyện ngắn Hấp hối, ngôi nhà sụp đổ tan hoang trong truyệnngắn Thằng Hoán… Nếu so sánh với các nhà văn Việt Nam đương đại khác, sự giao
thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn có một số đặcđiểm nổi bật tạo nên sự khác biệt: - Bản sắc văn hóa Tày đã có sự tiếp biến mạnh mẽvới văn hóa Việt để tạo ra sự kết tinh đặc sắc, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc bởi vẻ đẹpvăn hóa vừa “lạ” vừa “quen”, Cao Duy Sơn đã sớm định hình một phong cách nghệthuật độc đáo trong sáng tác của mình - một phong cách nghệ thuật vừa truyền thốngvừa hiện đại; Chất thơ trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn tương đối “đậm đặc”, xuấthiện trong bức tranh thiên nhiên, bản làng miền núi, đặc biệt trong vẻ đẹp tâm hồn conngười miền núi dũng cảm, tài hoa, tình nghĩa thủy chung.
Như vậy, sự giao thoa giữa chất thơ và chất văn xuôi hiện diện lúc trực tiếp, lúcgián tiếp trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn ở cả hai phương diện nội dung và hìnhthức biểu hiện Dù ở phương diện nào thì bao giờ nó cũng "cắm rễ" sâu thẳm vào bảnsắc văn hóa Tày, in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn Chính đặc điểmkể trên là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thành công của tác phẩm,qua đó khẳng định đóng góp của nhà văn vào thành tựu chung của văn xuôi Việt Namhiện đại.
Trang 38Tiểu kết chương 1:
Trong chương 1, chúng tôi đã khái lược những trí thức cơ bản về hiện tượnggiao thoa thể loại trong văn học nói chung và sự giao thoa giữa chất thơ và chất vănxuôi trong bộ phận văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng Từ đổi mới 1986 đến nay,sự giao thoa thể loại văn học ấy diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp, là minhchứng cho không khí dân chủ và tinh thần đối thoại của xã hội Việt Nam hôm nay.Bên cạnh đó, hiện tượng này còn biểu hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ trong xuthế cách tân nghệ thuật của các nhà văn Vấn đề thứ hai mà chúng tôi tập trung giớithiệu là cuộc đời, quá trình sáng tác, quan điểm sáng tác và khái quát về sự giao thoathể loại trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn Một trong những lí do dẫn đến thànhcông trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn là sự hòa trộn thật đẹp đẽ và kì diệu giữachất thơ và chất văn xuôi, giữa bức tranh thiên nhiên - xã hội cùng những mảnh đời bikịch, gần gũi và thân thuộc như cuộc sống đang diễn ra quanh chúng ta với vẻ đẹp lítưởng hóa, lãng mạn hóa tỏa sáng từ thiên nhiên, bản làng, và đặc biệt tập trung ởnhững con người miền núi có tấm lòng nhân ái và hành động cao cả dù bị vùi dậptrong những hoàn cảnh bi kịch Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn của Cao DuySơn được đặt vào dòng chảy chung văn xuôi Việt Nam đương đại, để từ đó khẳng địnhhiện tượng giao thoa thể loại là một hiện tượng mang tính quy luật và phổ quát trongvăn học Việt Nam cũng như trong văn học thế giới.
Trang 39Chương 2.
SỰ GIAO THOA GIỮA CHẤT THƠ VÀ CHẤT VĂN XUÔITRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CAO DUY SƠN
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Hàng loạt truyện ngắn xuất sắc trong ba tập truyện ngắn: Những đám mây hìnhngười (năm 2002); Những chuyện ở lũng Cô Sầu (năm 2003); Ngôi nhà xưa bênsuối (năm 2008) của nhà văn Cao Duy Sơn khiến cho người đọc say mê, và được các
nhà nghiên cứu - phê bình văn học quan tâm tìm hiểu và đánh giá cao Nguyên nhânnào đã dẫn đến thành công ấy? Có thể kể đến nhiều nguyên nhân, nhưng có mộtnguyên nhân quan trọng là trong nội dung các tác phẩm ấy, bức tranh thiên nhiên vàbản làng cùng hình ảnh con người miền núi thường được xây dựng với hai sắc tháithẩm mĩ tương phản mà gắn bó: vừa gân guốc dữ dội với chất văn xuôi của tác phẩmtự sự, vừa thơ mộng và mang vẻ đẹp lí tưởng với chất thơ của tác phẩm trữ tình.
2.1 Bức tranh thiên nhiên - bản làng với hai sắc thái thẩm mỹ tương phản mà hòa hợp gắn kết
Sau khi khảo sát ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy nhàvăn ít khi miêu tả những “đại cảnh” mà chỉ phác họa những “tiểu cảnh” bằng bút pháp“chấm phá” như cách vẽ tranh “thủy mặc” của hội họa cổ điển phương Đông Nhưngtrong những tiểu cảnh về thiên nhiên, bản làng của đồng bào vùng cao thường có haisắc thái thẩm mĩ vừa tương phản, vừa hòa hợp gắn kết: sắc thái thẩm mĩ thơ mộngcủa chất thơ bên sắc thái thẩm mĩ xù xì, thô nhám của chất văn xuôi Nếu chất vănxuôi được miêu tả bằng nguyên tắc cụ thể, chân thực và điển hình hóa của chủ nghĩahiện thực thì những đối tượng thẩm mĩ gắn với chất thơ đã được miêu tả bằngnguyên tắc lí tưởng hóa, lãng mạn hóa của chủ nghĩa lãng mạn, không chỉ với nhữngbức tranh thiên nhiên và bản làng miền núi mà với cả những hình tượng con ngườimiền núi, hệ thống các hình ảnh nghệ thuật đắt giá đi cùng với nó, vừa làm đầy đặnthêm, vừa làm sáng tỏ tính cách của nhân vật cũng tuân thủ theo hai nguyên tắc nghệthuật kể trên.
Trang 40Trong truyện ngắn Nơi đây không một bóng người, một không gian rừng núi
ghê rợn đậm chất văn xuôi xuất hiện gắn với một hủ tục tàn nhẫn được người Tày gọi
là Phly Piài: “Chị bỗng hoảng sợ khi tưởng tượng đứa con sẽ bị quyệt chàm lên mặt,
đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và một quả trứng luộc, tất cả những thứtrong đó được rắc lên một nắm gạo trộn muối, rồi bị treo tít lên một ngọn cây, phơinắng, phơi sương cho chết thôi, chết mục Gió sẽ đưa mùi hôi thối của xương thịt đếnmời lũ quạ về rỉa róc Không! Không thể như thế được, chị đã từng được thấy nhữngđứa trẻ mới lọt lòng khi trên thân thể nó mang những nét dị tật khác người, đều chungcái số phận như những đứa trẻ bị chết khi chưa được một tháng tuổi…” [65, trang 74].
Đó là hủ tục mang những đứa trẻ dị dạng khi sinh ra treo lên ngọn cây trong khu rừngcấm và bị bỏ mặc cho tới chết Chất thơ với nguyên tắc lí tưởng hóa không chấp nhận
những hình ảnh khủng khiếp này Trong truyện ngắn Bong bóng ngoài mưa, bức
tranh thiên nhiên dữ dội xuất hiện có ý nghĩa biểu tượng cho những giông bão sắp xuất
hiện, phá tan hạnh phúc gia đình của nhân vật: “…I…ì…i… ầm, sấm sét như những
loạt đại bác nã xuống mặt đất dữ dội Bầu trời màu chì như bị giật tung bởi những tiachớp lóe lên xanh lét Mưa bắt đầu trút xuống(…) Dãy núi Kỳ Sầm mờ mịt trong màu
mưa trút xuống như thác” [65, trang 103] Còn truyện ngắn Mưa phố thì hình ảnh
giông bão, mưa lớn lại xuất hiện tượng trưng cho những thử thách mà nhân vật phảivượt qua cùng những giằng xé dữ dội với bao hối hận trong tâm hồn của nhân vật Pẩu:
“Phía phố huyện Cô Sầu những đám mây đen mọng nước bất ngờ đùn lên lấp kín mộtgóc trời, báo hiệu một trận mưa lớn sắp đổ xuống Trong luồng gió bạt ngược tóc, Pẩuôm chặt con cắm cúi bước như chạy Phải chạy, chạy thật nhanh Gã hổn hển, thìthầm bên tai con…”.[65, trang 194].
Một tiểu cảnh mang tên “rừng động” đã xuất hiện trong truyện ngắn Ngườisăn Gấu, với sự cụ thể, chân thực của chất văn xuôi: “Đã hơn năm ngày đêm những
ngọn lửa bắt đầu từ đâu đó đang liếm vào những khu rừng, thỉnh thoảng một cơn gióthổi đến làm cái lưỡi đỏ máu cong tớn bốc cao lên những ngọn cây cao vút (…)Không khí căng thẳng chùm lên khắp nơi Không ai dám ra cửa lúc trời nhá nhem”.
[66, trang 12,13] Khung cảnh rừng động ấy cho thấy thiên nhiên đang tàn lụi dầntrước sự tàn phá khủng khiếp của con người Vẫn sử dụng nguyên tắc cụ thể, chân