Từ nền tảng lí luận về thể loại tiểu thuyết sử thi và vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc cũng như những hiểu biết về tác giả Nhất Linh cùng tiểu thuyết Mùa hoa dẻ, chúng tôi đã
Trang 1MỞ ĐẦU
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có một vị trí quan trọng trong lịch sửvăn học dân tộc Với sự nỗ lực phi thường, dân tộc ta không chỉ đứng lên sau nhữngnăm dài đấu tranh, mà văn học thời kì này đã phát triển mạnh mẽ để hoàn thành sứmệnh lịch sử của mình
Phát triển trong hoàn cảnh cách mạng và kháng chiến gian khổ, phong trào sángtác văn học thời kì này đã thu được những kết quả đáng kể Mặc dù so với ký và truyệnngắn, tiểu thuyết xuất hiện có phần dè dặt hơn Nhưng điều dễ thấy là các nhà văn trẻ
đã nhanh chóng chiếm lĩnh và đưa thể loại này bám sát cuộc sống Không theo một quyphạm cứng nhắc nào, các tiểu thuyết lúc này đã làm hiện ra những mảng lớn cuộc sống.Khác với giai đoạn đầu thế kỷ, ở giai đoạn lịch sử hào hùng, mang âm hưởng và màusắc sử thi này, con người tập thể, con người lý tưởng được đề cao hơn bao giờ hết Đặcbiệt phải kể đến thể loại tiểu thuyết sử thi với hàng loạt tác giả và tác phẩm làm nênnhững “mảng màu sắc” đầy thú vị trong văn học giai đoạn này Những sáng tác tiêu
biểu của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ này như Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Hòn đất của Anh Đức, Bão biển của Chu Văn, Người người lớp lớp của Trần Dần, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu
Với dung lượng vừa phải, Mùa hoa dẻ của nhà văn Văn Linh cũng mang những
đặc điểm để trở thành một cuốn tiểu thuyết sử thi đúng nghĩa Vẫn chưa có thật nhiềubài viết chuyên sâu về tác phẩm này mặc dù đây là một tác phẩm hay trong kho tiểuthuyết sử thi gian đoạn 1945-1975 Nổi bật có bài viết của tác giả Phạm Ngọc Hiển là
“Bức tranh tâm cảnh trong tiểu thuyết Mùa hoa dẻ” của Văn Linh Nhưng bấy nhiêu đó
vẫn chưa đủ để thấy được việc xử lí một cách “tài tình” chất sử thi và chất tiểu thuyếttrong tác phẩm từng một thời “gây sóng gió” của tác giả Văn Linh Từ nền tảng lí luận
về thể loại tiểu thuyết sử thi và vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc cũng như
những hiểu biết về tác giả Nhất Linh cùng tiểu thuyết Mùa hoa dẻ, chúng tôi đã tiếp cận tiểu thuyết Mùa hoa dẻ với đề tài là “VẤN ĐỀ XỬ LÝ GIỮA CHẤT SỬ THI
VÀ CHẤT TIỂU THUYẾT TRONG TIỂU THUYẾT MÙA HOA DẺ (VĂN
LINH)” Thiết nghĩ đây là một hướng đi mà chúng tôi đã mạnh dạn để khai thác, đi sâu
những tầng vỉa mới của tác phẩm từ đó thấy được tài năng tác giả cũng như thấy được
Trang 2vấn đề xử lí chất tiểu thuyết và chất sử thi của một cây bút tiểu thuyết lúc bấy giờ là nhàvăn Văn Linh
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm hai chươngchính:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Sự biểu hiện trong việc xử lí giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết
trong tác phẩm Mùa hoa dẻ.
Trang 3NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Từ khái niệm sử thi, tiểu thuyết…
Như chúng ta đã biết sử thi còn có tên gọi khác anh hùng ca Thuật ngữ này cónhiều cách hiểu khác nhau và bản thân nó cũng có nhiều sự “biến thiên” trong từng giađoạn lịch sử khác nhau Tuy nhiên, các sử thi trên thế giới đều mang những điểm chung
về đề tài, về ngôn ngữ, về nhân vật… Đã là tác phẩm sử thi thì đề tài của nó phải là lịch
sử dân tộc, chủ yếu là viết về những cuộc chiến tranh, xây dựng đất nước trong phạm virộng lớn có sự tham gia của cả cộng đồng Bên cạnh đó, nhân vật trong sử thi thườngngười anh hùng dũng cảm, là hiện thân cho lí tưởng thẩm mỹ của dân tộc và thời đại.Ngôn ngữ phải trang trọng, thành kính cùng giọng điệu ngợi ca Ba đặc trưng này làmnên nguyên tắc sử thi vĩnh cửu của bất kì thời nào
Về khái niệm tiểu thuyết, người Trung Quốc trước kia dung tiểu thuyết để gọichung các thể loại truyện như đoản thiên tiểu thuyết, trường thiên tiểu thuyết… Còn ởViệt Nam, người ta sử dụng khái niệm này để chỉ những tác phảm với dung lượng dài,quy mô lớn Một điều không thể phủ nhận đó là trước kia cả phương Đông và phươngTây, tất thảy mọi người đều “coi rẻ” tiểu thuyết vì xuất phait từ lí do cho rằng nó lànhững câu chuyện nhỏ có phần nhảm nhí, là thể loại đời thường, thông tục chưa hìnhthành thể loại nhất định Đó là ngày trước, còn ngày nay, tiểu thuyết đã được coi trọng,
nó được trả lại đúng vị trí của nó Theo cách hiểu thông thường tiểu thuyết là một thểloại tự sự có quy mô lớn, có khả năng phản ánh những bức tranh lớn của hiện thực cuộcsống thông qua những hình tượng điển hình trong những hoàn cảnh điển hình Tiểuthuyết là thể loại duy nhất có khả năng dung nạp các yếu tố một cách vô cùng mạnh mẽ
Và nếu nó dung nạp những nguyên tắc sử thi vĩnh cửu vào bản thân nó thì người ta gọi
nó là thể loại tiểu thuyết sử thi
1.2 …đến khái niệm tiểu thuyết sử thi
Hiểu một cách đơn giản thì đây là thể loại tiểu thuyết được nhấn mạnh bởi nhữngđặc trưng nghiêng về tính chất sử thi Ngoài tên gọi quốc tế là roman – epopee, tiểuthuyết sử thi còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như: tiểu thuyết anh hùng ca, anh hùng
Trang 4ca, sử thi Thuật ngữ này được nhà khoa học Xô viết A.V.Chicherny đưa ra lần đầu tiên
và hầu như chỉ được phổ biến ở Liên Xô Khi xác định rõ ràng khái niệm tiểu thuyết
sử thi vẫn còn chưa có sự thống nhất nhau Ví như Lê Bá Hán trong “Từ điển thuật ngữ
văn học” định nghĩa như sau: Tiểu thuyết sử thi Còn gọi là tiểu thuyết anh hùng ca Tên gọi ước lệ (ghép tên gọi thể loại "sử thi" épopée với tên gọi “tiểu thuyết” - roman)
để chỉ những tiểu thuyết (từ thế kỷ XIX - XX) có dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch sử - dân tộc Những tác phẩm này vừa là tiểu thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại (tầm bao quát, tính hoành tráng của sự kiện có tầm thời đại, cảm hứng dân tộc hoặc lịch sử, mô tả các sự kiện và xung đột có tính chất bước ngoặc như chiến tranh cách mạng ) Còn “Từ điển văn học” (bộ mới) nêu định nghĩa của Nguyễn Văn Khỏa như sau: Tiểu thuyết anh hùng ca Còn gọi
là tiểu thuyết sử thi Thuật ngữ chỉ một loại hình của thể loại tự sự, là sự phát triển tổng hợp, nâng cao và đổi mới của loại hình anh hùng ca dân gian cổ điển và loại hình tiểu thuyết Tiểu thuyết anh hùng ca phản ánh những sự kiện, những biến cố lịch sử quan trọng, lớn lao và có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của một nhân dân, một dân tộc Đó là hiện thực lịch sử có ý nghĩa toàn dân Trên cơ sở của việc tái hiện đúng bản chất một giai đoạn lịch sử và miêu tả khá cụ thể về sinh hoạt tư tưởng, tình cảm, đời sống xã hội, phong tục tập quán, tiểu thuyết anh hùng ca gắn bó số phận những nhân vật của mình với sự kiện, biến cố lịch sử, đặt số phận nhân vật trước câu hỏi, trước thử thách của lịch sử tạo thành mối liên hệ quy định tất yếu của lịch sử đối với số phận nhân vật Cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết anh hùng ca là khẳng định sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng và chiến công của nhân dân như là động lực của lịch sử Tuy
nhiên, có khi người ta dùng thuật ngữ anh hùng ca thay cho tiểu thuyết sử thi Trongsách “150 thuật ngữ văn học” (1999), Lại Nguyên Ân xếp tiểu thuyết sử thi vào mục
Anh hùng ca: Ở các thế kỷ XIX - XX, văn học tiểu thuyết (vốn tập trung khám phá sự hình thành tính cách của các cá nhân con người), do đào sâu sự suy tư trên các vấn đề lịch sử dân tộc, đã đi tới chỗ sáng tạo ra thể tài tiểu thuyết anh hùng ca, cũng được gọi
là tiểu thuyết sử thi (roman - épopée)
Ở đây, cần chú ý một vấn đề còn chưa được sự đồng thuận cao chính là dung lượngcủa một tác phẩm tiểu thuyết sử thi Trong văn học Việt Nam, lâu nay, nhiều nhà nghiêncứu vẫn dùng thuật ngữ tiểu thuyết sử thi để gọi các tác phẩm có dung lượng tương đối
lớn như: Cửa biển, Vỡ bờ, Sống mãi với thủ đô, Bão biển, Mẫn và tôi, Dấu chân người
Trang 5lính, Vùng trời Nghĩa là nhiều người cho rằng tiểu thuyết sử thi là tiểu thuyết lớn, quy
mô lớn, nhiều tập Tuy nhiên, nhiều người không đồng thuận vì xu hướng chung củatiểu thuyết hiện đại là ngày càng thu ngắn về số trang nghĩa là họ xem từ “sử thi” trongvăn học hiện đại chỉ dùng để chỉ tính chất chứ không phải chỉ thể loại Bởi vậy, họ loại
bỏ nội dung “đồ sộ” ra khỏi khái niệm tiểu thuyết sử thi Tiêu biểu cho quan niệm này
là giáo sư Trần Đình Sử Trong công trình “Dẫn luận thi pháp học”, ông cho rằng, trongnền văn học sử thi Việt Nam 1945 - 1975, có các thể loại như: thơ trữ tình sử thi (TốHữu), truyện ngắn sử thi (Rừng xà nu), tiểu thuyết sử thi (Đất nước đứng lên) Nhiều
nhà nghiên cứu khác cũng tán thành một tác phẩm có dung lượng cỡ vừa như Đất nước đứng lên là tiểu thuyết sử thi vì nó có tính khái quát cao Đặc biệt là nó chứa đựng đầy
đủ tất cả các đặc điểm của thể loại này Và trong tiểu thuyết Việt Nam, không có tác
phẩm nào gần gũi với sử thi cổ điển như Đất nước đứng lên Chung quy chúng ta cần
phải thấy một điều rằng vấn đề quan trọng của tiểu thuyết sử thi là nằm trong tầm kháiquát của nó Nhũng cuốn tiểu thuyết nào mang cảm hứng anh hÙng ca thì ta xét vàotiểu thuyết sử thi
Tính nội dung nằm ngay trong tên gọi của thể loại, tức là nó bao gồm chất sử thi vàchất tiểu thuyết Đây không phải là sự lắp ghép “cơ giới” mà theo một quy định phứctạp Bởi hai tính chất này trái ngược nhau như lửa và nước, như chiến tranh và hòabình Trong lịch sử văn học, chất tiểu thuyết từng đấu tranh để loại bỏ chất sử thi rakhỏi thể loại tự sự cỡ lớn để mở đường cho tiểu thuyết độc chiếm văn đàn Nhưng đếnđầu thế kỉ XIX, sau khi thắng lợi, tiểu thuyết lên ngôi thì chất tiểu thuyết quay lại bắttay với chất sử thi để tạo ra thể loại mới, thể loại tiểu thuyết sử thi Trong đời sống vănhọc thời kì 1955 – 1975 cũng diễn ra nhiều cuộc tranh luận có khi rất “nảy lửa” để uốnnắn quy chụp làm cho nhiều tác phẩm thăng trầm, nguyên nhân là do cách sử lí chất sửthi và chất tiểu thuyết trong tác phẩm của nhà văn… Cho nên khi tích hợp sử thi và tiểuthuyết thì cần phải tuân thủ những quy tắc sau:
1.2.1 Đề tài
Đề tài của sử thi là lịch sử dân tộc, chủ yếu nói về các cuộc chiến tranh giữa các
dân tộc với nhau Hê ghen tất có lí do khi cho rằng Tình huống phù hợp nhất với thơ sử thi đó là các xung đột của trạng thái chiến tranh Thực vậy, trong chiến tranh, chính là toàn bộ dân tộc đang vận động Nó bị kích thích phải hành động bởi vì nó phải bảo vệ toàn bộ mình Còn đề tài của tiểu thuyết là thế sự đời tư, chủ yếu nói về các chuyện
Trang 6nhân tình thế thái ở đời hoặc những chuyện tình cảm riêng tư của trai gái Yếu tố đời tưcàng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng, ngược lại, yếu tố lịch sử dân tộc càng pháttriển thì chất sử thi càng đậm đà” Tiểu thuyết sử thi kết hợp những đề tài trên nhưnglịch sử dân tộc vẫn là thống soái của thể loại đó, chi phối các đề tài khác.
Không phải ngẫu nhiên mà L.Tônxtôi đặt tên cho cuốn tiểu thuyết sử thi của
mình là Chiến tranh và hòa bình Trong đó “chiến tranh” là sử thi, “hòa bình” là tiểu thuyết Ở đó có sự thống nhất giữa biện chứng pháp lớn của lịch sử và biện chứng pháp nhỏ của tâm hồn.
1.2.2 Đối tượng phản ánh
Đối tượng miêu tả của sử thi là những sự kiện đã hoàn tất trong quá khứ dân tộc
Đó là “quá khứ tuyệt đối” theo cách hiểu của Gớt và Sinle Là quá khứ đầu tiên, caothượng nhất, lưu giữ những ký ức của cộng đồng tổ tiên Ở đó, mọi thứ đã hoàn tất vàthế hệ con cháu không can thiệp vào được Nó tách hẳn với thời hiện tại của người kểchuyện bằng một “khoảng cách sử thi tuyệt đối” Từ đó, tạo ra giá trị tôn ti, sùng kính
Sử thi chuộng quá khứ, tiểu thuyết chuộng hiện tại, còn tiểu thuyết sử thi sẽ xử lý vấn
đề này như thế nào? Theo Bakhtin, có thể miêu tả thời hiện tại trong sử thi với điềukiện là, phải đặt điểm nhìn từ tương lai để nhìn về hiện tại Tất nhiên, có thể tri giác cả
“thời đại của chúng ta” như một thời đại sử thi anh hùng, từ giác độ ý nghĩa lịch sử của
nó, tri giác từ xa, từ cự ly thời gian (không phải bằng con mắt mình, con mắt ngườiđương thời, mà dưới ánh sáng tương lai) Như vậy, chúng ta vẫn có thể tạo ra được
“khoảng cách sử thi” khi miêu tả hiện thực đương thời Nhưng không phải hiện thựcđương thời nào cũng tạo ra thái độ thành kính, bởi vậy cần có sự chọn lọc đối tượng
1.2.3 Chất liệu
Chất liệu của sử thi cổ điển lấy từ truyền thuyết dân tộc, là sản phẩm của toàndân chứ không phải của riêng tác giả Bởi vậy, tác giả không được phép đưa ra những ýkiến riêng của mình Công lao của tác giả là lựa chọn, sắp xếp tình tiết, diễn đạt sao cho
hay, tác giả bắt đầu từ đâu vẫn được, kết thúc ở đâu vẫn được, bởi vì tác giả và người nghe đều đã biết rõ chuyện (A.Ph.Lôxep) Vai trò của tác giả sử thi rất mờ nhạt và nhìn
chung là không để lại dấu ấn của mình trong tác phẩm Còn tiểu thuyết thì ngược lại,mang đậm dấu ấn tác giả Người ta khuyến khích mỗi nhà văn phải có phong cách riêngcủa mình Nhà tiểu thuyết được phép sáng tạo ra những lối diễn đạt lạ thường, nhữngnhân vật dị dạng, những tính cách lạ đời Cốt truyện tiểu thuyết là do nhà văn sáng tạo
Trang 7ra trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân, bởi vậy nội dung của nó có thể xa lạ với dân tộc.Nếu như xem tiểu thuyết là “bịa” còn sử thi là “thực” thì tiểu thuyết sử thi phải “bịanhư thật” Nhà tiểu thuyết sử thi được phép hư cấu nhưng phải phù hợp với quan niệmcộng đồng, tức là “hư cấu có định hướng” Anh ta phải lấy tư liệu từ thực tiễn và nhữngchi tiết này được mọi người kiểm nghiệm là có thật Sau đó, anh ta sắp xếp “nhữnghuyền thoại của thời đại nguyên tử” này một cách có nghệ thuật sao cho lôi cuốn ngườiđọc Tự đặt tên cho nhân vật, chỉnh lý các chi tiết, thêm thắt chút ít, thổi hồn vào câuchữ Một cuốn tiểu thuyết sử thi vừa là của “tôi” nhưng cũng vừa là của “chúng ta”.
Cá tính riêng của tác giả trong tiểu thuyết sử thi có thể không đậm đà như trong tiểuthuyết phi sử thi Nhưng không hề gì vì nó chẳng ảnh hưởng tới chất lượng tác phẩm
1.2.4 Tác giả sử thi
Tác giả sử thi cổ đại có tham vọng bao quát nhiều lĩnh vực của cuộc sống để tác
phẩm trở thành bộ bách khoa toàn thư của dân tộc Gơnêđisơ đã nói rằng Tác phẩm của Hômerơ là cuốn từ điển bách khoa hoàn thiện nhất của thời cổ đại Còn ngạn ngữ Ấn
Độ có câu: Cái gì không thấy trong Mahabharata thì cũng không thấy trên đất Ấn Độ
Để làm được điều đó, sử thi phải dùng thao tác tổng hợp, còn tiểu thuyết thì ngược lại,thường dùng thao tác phân tích Bởi vậy, tiểu thuyết không cần phải mở rộng hoàn cảnh
mà chú trọng mổ xẻ cuộc sống riêng tư chật hẹp của một hoặc vài cá nhân Còn trongtiểu thuyết sử thi, mặc dù cuộc sống cá nhân vẫn được nhắc đến nhưng nó vẫn nằmtrong cái tổng thể xã hội Có nghĩa là thông qua một vài cá nhân hay một địa phươngnhỏ, tác giả phải làm sao để cho người đọc thấy được trạng thái chung của cả dân tộc vàthời đại Nói cách khác là hình tượng phải mang tính điển hình Để làm được điều đóphải cần đến biện pháp khái quát hóa nghệ thuật
1.2.5 Cảm hứng
Sử thi là “thi ca lý tưởng” nên nó miêu tả cuộc sống trong tính thi vị Nó có cảmhứng mạnh mẽ trước cái đẹp, cái cao cả, cái hùng vĩ Và ý thức mình là thể hiện caoquý nên nó không dung nạp các thể loại “thấp hèn” và những yếu tố mỹ học nào có thểphá vỡ phong cách cao cả của sử thi Còn tiểu thuyết thì ngược lại, nó dung nạp tất cảcác thể loại và hòa trộn tất cả các sắc màu thẩm mỹ lại với nhau Nó mạnh dạn miêu tảcái bi, cái hài, cái lố bịch, cái tầm thường, cái gớm ghiếc, cái dị dạng Nó có mặt mạnhtrong việc miêu tả các đề tài dung tục như chuyện lừa đảo làm tiền, những cuộc tình ôtrọc, những chuyện vặt vãnh trong nhà ngoài chợ Nó không ngại miêu tả tỉ mỉ những
Trang 8sự vật xấu xa, bẩn thỉu Các nhà tiểu thuyết sử thi phải xử lý vấn đề này một cách khókhăn Trước hết, phải chấp nhận dung nạp ở mức độ vừa phải các thể loại khác như bikịch, hài kịch, trữ tình Nó chấp nhận sự có mặt của “chất văn xuôi” nhưng nổi trộihơn hết vẫn là “chất thi ca” Nói chung, các nhà tiểu thuyết sử thi dẫn bạn đọc đi trênranh giới giữa cái thật và cái giả, cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái xấu nhưng cái đíchcuối cùng đạt đến vẫn là bến bờ Chân - Thiện - Mỹ.
1.2.7 Con người sử thi
Con người sử thi là con người bổn phận, là những anh hùng cao cả có sứ mệnhphấn đấu vì lợi ích cộng đồng Nó mang gương mặt tập thể và thuộc về quần chúng Sốphận của nó trùng khít với bộ cánh xã hội mà nó khoác Trong khi đó, con người tiểuthuyết thì ngược lại Bởi vậy, con người tiểu thuyết thường bất hòa với tập thể Có khi
nó sống tốt nhưng vẫn bị xã hội vùi dập, nó sống xấu nhưng vẫn được xã hội trọngvọng Nó là con người tự do cá nhân với những dục vọng thấp hèn, ích kỷ, không vìcộng đồng hoặc đi ngược lại lợi ích cộng đồng Trong tiểu thuyết sử thi, nhân vật chínhphải là con người sử thi và có thể chấp nhận cho nó có một vài nhược điểm nhỏ của conngười tiểu thuyết Thành phần nòng cốt của phe chính diện là con người sử thi Tuy
Trang 9nhiên cũng có thể có cả con người tiểu thuyết nhưng phải chuyển hóa nó thành conngười sử thi.
1.2.8 Nhân vật
Nhân vật sử thi là con người “ngoại hiện”, “ruột để ngoài da” “Nó được “ngoạihóa” hoàn toàn, giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có sựkhác biệt nào” Đó là những con người hoàn tất, trọn vẹn, bất biến về tính cách và nhấtquán về hành động Trong khi đó, tính cách của con người tiểu thuyết rất phức tạp, thayđổi theo hoàn cảnh, luôn trong thế vận động, “con người như một dòng sông”(L.Tônxtôi) Đó là “con người nếm trải” sống với nội tâm kín đáo và mang “mặt nạnhân cách” Con người trong tiểu thuyết sử thi, về cơ bản là con người hành động Nộitâm cũng được nhắc đến nhưng không lấn át hành động Bởi vậy nó không thích hợpvới bút pháp dòng ý thức Sự trùng hợp giữa tính cách và hành động cũng tùy theo hoàncảnh Lúc này thì hành động sôi nổi nhưng lúc khác lại suy tư trầm lắng Tác giả có thểkhai thác thế giới nội tâm ở các nhân vật phụ, nhất là phụ nữ, nhưng không nên lạmdụng nó khi miêu tả nhân vật anh hùng
1.2.9 Tác giả sử thi
Tác giả sử thi phải đứng trên quan điểm dân tộc để nhìn nhận, đánh giá sự việc.Tác giả đứng trên lập trường dân tộc nhưng lập trường đó là bất biến, đã được đôngcứng lại trong quá khứ Có thể thấy điểm nhìn bất biến trong các định ngữ nghệ thuật:Asin chạy nhanh như gió, Ulixơ muôn vàn trí xảo, Apôlông bắn xa muôn dặm Tiểuthuyết thì ngược lại, càng tạo ra nhiều cách nhìn mới mẻ, độc đáo càng tốt Do câuchuyện tiểu thuyết là của tác giả bịa ra nên anh ta có quyền đánh giá nhân vật theo quanđiểm riêng mình Cái nhìn của tiểu thuyết có thể trái ngược với cộng đồng, và cũng nhưvậy, trái ngược với sử thi Trong tiểu thuyết sử thi, những sự kiện lịch sử quan trọngphải được nhìn nhận trên phương diện dân tộc Tuy nhiên, tác giả vẫn có quyền tự dotương đối khi đánh giá các sự việc nhỏ Tác giả có thể đưa ra nhiều cách đánh giá khácnhau để độc giả lựa chọn Những vấn đề ngược với điểm nhìn dân tộc có thể được phátbiểu từ miệng của nhân vật phản diện hoặc nhân vật phụ Còn điểm nhìn của nhân vậtchính phải hợp với quan điểm cộng đồng
1.2.10 Tính khách quan cao
Tác giả của Iliat và Mahabharata đứng trung gian giữa hai phe, chỉ ca ngợi
những ai dũng cảm xả thân vì cộng đồng và thực hiện đúng nghĩa vụ của một chiến
Trang 10binh Điểm nhìn khách quan sử thi ở đây được hiểu trên phương diện chính trị Bởi vậy,khi miêu tả một cuộc nội chiến, tác giả chỉ có thể khách quan về chính trị nhưng khó cóthể khách quan về mặt đạo đức Còn tiểu thuyết, do tiếp cận cuộc sống từ góc độ đạođức, tình cảm nên tính chủ quan càng cao Tác giả có thể công khai phát biểu thái độyêu ghét rõ ràng mà không sợ một số độc giả nào đó phản đối Có khi, tác giả cũng làmột nhân vật của truyện và mọi thứ đúng sai, tốt xấu đều được nhìn qua lăng kính củatác giả Trong tiểu thuyết sử thi, tốt nhất là tác giả không nên lộ diện Và cũng tốt nhất
là cần phải có một độ lùi thời gian giữa tác giả và sự kiện phản ánh Độ lùi thời giancàng xa thì tính khách quan càng cao Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy Một tiểuthuyết sử thi lý tưởng cần phải có tính khách quan cao, tiệm cận với sự thật
1.2.11 Giọng điệu
Sử thi cổ điển mang cảm hứng ngợi ca, khẳng định, đề cao sự nghiệp anh hùng.Giọng điệu cơ bản của sử thi là sôi nổi, hùng tráng Đây là lời trang trọng, thành kínhcủa bậc con cháu đối với tổ tiên, là lời tự hào dân tộc và hun đúc tinh thần ái quốc.Nhìn chung, sử thi có văn phong cao cả Còn tiểu thuyết thì đả phá tính nghiêm túc,trang trọng của sử thi bằng tiếng cười trào phúng, bông đùa Nó giễu nhại, mỉa mai mọithứ, hạ bệ và làm thân mật hóa đối tượng bằng loại ngôn ngữ suồng sã, thô tục Nómang cảm hứng phê phán, giọng điệu bi thương, buồn bã, tức là giọng điệu của một văn
sĩ đa sầu trước cảnh hài đời Tiểu thuyết sử thi cần có giọng điệu ngợi ca, trang trọngđối với cái tốt và phê phán mỉa mai đối với cái xấu Có giọng hùng tráng khi xung trậnnhưng cũng có thể có giọng bi thương trước cái chết của các anh hùng Có thể chấpnhận cho tiểu thuyết sử thi có nhiều loại cảm hứng trái ngược nhau nhưng chủ đạo vẫn
là cảm hứng ngợi ca
2.1.12 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ sử thi phải theo chuẩn mực chung của dân tộc, thống nhất một giọng,mọi sự trau chuốt phải phù hợp với tâm lý tiếp nhận của cộng đồng Còn tiểu thuyết thìngược lại, nó phá bỏ tính một giọng, một phong cách của sử thi Mỗi nhân vật đều cóquyền chủ động về ngôn từ Chúng có thể cãi lại tổ tiên, pháp quyền, cãi lại các nhânvật khác và cả tác giả Ngôn ngữ trong tiểu thuyết rất ồn ào, đa thanh, đa phong cách.Các nhà tiểu thuyết tha hồ sáng tạo ra một văn phong riêng không giống ai Tiểu thuyết
sử thi chấp nhận cho tác giả và nhân vật chủ động chủ động về mặt ngôn ngữ và có sự
Trang 11sáng tạo về từ ngữ nhưng không đi quá xa chuẩn mực cộng đồng Không chấp nhận phổbiến loại ngôn ngữ bí hiểm, quá rắc rối, lệch chuẩn, có nguồn gốc xa lạ với dân tộc
Nói tóm lại sử thi luôn đòi hỏi khuôn mẫu, trong khi tiểu thuyết luôn đòi hỏi sựđổi mới, sáng tạo Tiểu thuyết sử thi phải tuân thủ các “nguyên tắc sử thi vĩnh cửu”, tức
là không được thiếu các đặc điểm 1, 4, 7, 9, 11 Trong các đặc điểm còn lại, có thể thiếumột vài đặc điểm Nhìn chung không nên dung nạp quá nhiều “chất tiểu thuyết” có thểdẫn đến làm tổn hại “chất sử thi” trong kết cấu thể loại
Trong thực tiễn tiểu thuyết Việt Nam 1945 - 1975, ta thấy có ba mối tương quannhư sau giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết Một là: chất tiểu thuyết lấn át chất sử thi sẽ
tạo ra các tiểu thuyết phi sử thi như: Một nhà đại thiện xạ, Phất, Thôn Bầu thắc mắc, Những ngày bão táp, Vào đời, Tranh tối tranh sáng, Hỗn canh hỗn cư Và tiêu biểu cho bộ phận văn học này là Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Hai là: chất sử thi lấn
át chất tiểu thuyết Tiêu biểu như: Người người lớp lớp, Cao điểm cuối cùng, Trước giờ
nổ súng đặc biệt là Đất nước đứng lên Ba là: chất sử thi ngang bằng với chất tiểu
thuyết, chất sử thi và chất tiểu thuyết trong tác phẩm tương đối đồng đều, đây là mô
hình lý tưởng của tiểu thuyết sử thi Tiêu biểu cho loại này là Cửa biển, Vỡ bờ, Sống mãi với thủ đô, Bão biển, đặc biệt là Dấu chân người lính
Vấn đề tìm hiểu việc xử lí chất tiểu thuyết và chất sử thi trong một tác phẩm nghĩa
là sự có mặt nhiều hay ít chất sử thi không hề nói lên chất lượng, giá trị “đích thực” củatác phẩm mà chỉ xác định đặc trưng thể loại của tác phẩm đó mà thôi
1.3 Tác giả Văn Linh với Mùa hoa dẻ
Nhà văn Văn Linh tên thật là Trần Viết Linh, sinh ngày 1/1/1930, tại phường ĐạiNai, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Tác giả được biết đến là hội viên Hội nhà văn ViệtNam từ những thế hệ đầu tiên năm 1957 Văn Linh là một trong rất ít nhà văn gắn bóvới Quảng Bình suốt cả cuộc đời Bằng chứng là suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp
và chống Mỹ ông đã sống, làm việc và chiến đấu ở Quảng Bình
Văn Linh sớm nổi tiếng với tiểu thuyết đầu tay xuất bản từ nửa thế kỷ trước
-Mùa hoa dẻ (1957) Tác phẩm được viết chính trên quê hương tác giả, một trong những
nguyên mẩu hiện nay hãy còn sống đó là nhà thơ Phan Văn Khuyến, nguyên phó tổng
thư ký Hội văn nghệ Bình Trị Thiên Quyển tiểu thuyết gồm bốn phần xoay quanh cuộc
đời chiến đấu và con đường kiếm tìm hạnh phúc của nhân vật Trần Chí Liêu Nổi tiếng
vì đó là tác phẩm hiếm hoi ở thập niên 1950 “dám” viết về một chuyện tình thời chiến
Trang 12với những xúc cảm hồn nhiên, chân thật mà rất đỗi nồng nàn say đắm Một câu chuyệntình với nhiều tình tiết “éo le” ra đời khi cách nhìn, cách đánh giá tác phẩm văn nghệcòn cứng nhắc, ấu trĩ nên lúc đầu nó không được đánh giá cao trong bức tranh tiểuthuyết sử thi nói riếng và cả nền văn học giai đoạn 1945 – 1975 nói chung Chính vì thếmặc dù cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt song số phận của nó khálong đong Nhưng về sau, với cách nhìn nhận có phần khách quan và đúng đắn hơn, tácphẩm của nhà văn Văn Linh đã được trả lại nguyên giá trị của nó Thực sự, đây là mộtcuốn tiểu thuyết sử thi hay và “đáng đọc” nếu chúng ta muốn đến gần hơn với nghệthuật viết tiểu thuyết của tác giả Văn Linh Đây có thể coi là tác phẩm được in với sốlượng nhiều nhất so với các tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Từ ngày đất
nước đổi mới, tiểu thuyết Mùa hoa dẻ đã được tái bản nhiều lần Tác giả đã từng có những dòng chia sẻ: Mùa hoa dẻ tôi viết 200 trang in, viết năm 1957, đến nay tái bản 6
lần số lượng in lên tới 6 vạn quyển, đây là hình ảnh người lính thuở ban đầu, thuở chống Pháp giành độc lập, những người lính trẻ hồn nhiên Khi đó tôi cũng hồn nhiên lắm.
Trong cuộc đời sáng tác gần nửa thế kỷ, Văn Linh chủ yếu viết về vùng đất lửa
Quảng Bình với những tác phẩm nổi bật khác như Goòng (1960), và mới đây là bộ tiểu thuyết bốn tập Sông Gianh (1999) Văn Linh gần như vắt kiệt sức lực của ông để viết
bộ ba tiểu thuyết Sông Gianh này với hơn 1.500 trang Và đó là bộ tiểu thuyết cuối đời
của ông Thật hiếm có ai suốt đời vì Quảng Bình được như ông
Nhà văn Văn Linh cũng là một trong những nhà văn có thời gian sống ở Lào lâunhất Ông đã có mặt ở bên kia dãy núi Trường Sơn ngay từ lúc vào giải phóng ThàKhẹc, Khăm Muộn Thời kỳ chống Mỹ, ông tham gia đánh trận Ăng Khăm lúc tiểuđoàn hai phá vòng vây ở cánh đồng Chum Trở về nước được một thời gian, ông lạiđược cử sang làm chuyên gia văn học tại Lào Thời gian này, ông đã giúp nước bạn đàotạo bồi dưỡng một số nhà văn chuyên nghiệp, trong số đó có hai nhà văn đã được nhậngiải thưởng văn học Đông Nam Á Những sáng tác quan trọng của ông viết về hình
tượng người chiến sĩ Lào là: Trên đất bạn, Bến Thác, Vượt qua bão lửa, Chiến sĩ Phu Cút, kịch bản phim truyện Tiểu đoàn hai
Do có những đóng góp to lớn cho cách mạng Lào, nhà văn Văn Linh đã hai lầnđược Nhà nước Lào tặng thưởng Huân chương Tự do hạng Nhất Nhà văn Văn Linh đã
Trang 13từ trần vào những ngày đầu tháng 3 năm 2014, tại Hà Nội Tác giả đã vĩnh viễn ra đi để
lại trên 40 đầu sách và hai mươi kịch bản phim truyện và truyền hình
Nhìn lại cả một hành trình miệt mài sáng tác của tác giả Văn Linh, ông thực đãlàm cho bức tranh văn học Việt Nam có thêm những mảng màu sắc “tuyệt đẹp” Sống
và cống hiến hết mình, dù có lúc cả bản thân tác giả lẫn tác phẩm của mình bị “hạ bệ”,
“quy chụp” song những giá trị của nghệ thuật đích thực luôn trở về đúng với với mảnh
đất văn học bám rễ sâu vào cuộc đời Đặc biệt, với Mùa hoa dẻ, Văn Linh đã đóng góp
thêm vào kho tiểu thuyết sử thi Việt Nam một bông hoa với hương sắc thoảng nhẹnhưng không khỏi làm say đắm nhiều thế hệ độc giả Và thực tế đã chứng minh đượcđiều này Có được điều này chính là nhờ vào việc Văn Linh đã xử lí một cách tinh tếgiữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong tác phẩm – một điều cần có trong những quyểntiểu thuyết sử thi lúc bấy giờ
Trang 14CHƯƠNG 2
SỰ BIỂU HIỆN TRONG VIỆC XỬ LÍ GIỮA CHẤT SỬ THI VÀ
CHẤT TIỂU THUYẾT TRONG TÁC PHẨM MÙA HOA DẺ
2.1 Đề tài
2.1.1 Đề tài lịch sử dân tộc
Tiểu thuyết Mùa hoa dẻ với dung lượng vừa phải và số trang dành để miêu tả
cuộc chiến cũng không quá nhiều nhưng nội dung cơ bản trong tác phẩm là lịch sử dântộc, chủ yếu nói về cuộc đời hành quân đánh Pháp theo bước chân của nhân vật chínhTrần Chí Liêu cùng một số nhân vật khác trong chiến dịch Đông – Xuân, làng PhướcSơn ven bờ sông Gianh tỉnh Quảng Bình là đại diện cho nhiều ngôilàng khác trên đất nước Việt Nam lúc bấy giờ Đề tài chiến tranh chi phối tất
cả các hoạt động của các nhân vật, vùng miền, lứa tuổi…
Tác giả miêu tả lúc bấy giờ trên chiến trường, quân đội Pháp lâm vào thế bịđộng Lực lượng kháng chiến Việt Nam đã lớn mạnh, đủ sức để mở những chiến dịchlớn, tiêu diệt từng mảng sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai cho đất nước.Chính vì lí do này, Pháp muốn thoát khỏi thế bị động chỉ còn cách duy nhất là chúng đề
ra chiến dịch ném bom, đánh phá hậu phương của cuộc kháng chiến Vùng Tuyên Hóa,chiến khu và kể cả quê hương của tác giả là đất tự do Quảng Bình đang bị không quânPháp oanh tạc khốc liệt đêm cũng như như ngày với đủ các loại máy bay từ Hen-cát,Spít – phay đến Kinh-cô-bra, B26… Thực dân Pháp đánh phá theo tuyến đường tỉnh lộ
số 2 từ Quảng Trạch lên, dọc theo sông Gianh, một hướng từ ngoài Hà Tĩnh vào, theođường số 12 và tuyến đường sắt Cảnh thanh bình, yên ả của làng Phước Sơn không cònnữa, giờ đây nó vỡ vụn ra theo tiếng kẻng sắt, đường tàu đang rung lên từng hồi, từnghồi rung rợn – Kẻng báo động máy bay Tất cả được thay bằng bom đạn chiến tranh, là
sự có mặt của máy bay, của lính Pháp Âm thanh gầm rú của không biết bao nhiêu máybay giặc làm cả dân làng nháo nhác Bom lửa của chiến tranh đã làm cho làng PhướcSơn chẳng còn nguyên vẹn Những con người ở làng quê Phước Sơn, kẻ thì sang bênlàng Thượng tản cư, còn những thanh niên trong làng thì cùng nhau ra trận Đó là Hoa
và Thìn hai cô gái trong làng đã xung phong ra vào đoàn dân công Tuyên Hóa tham giavào cuộc chiến đâu tàn khốc giữa bộ đội ta với thực dân Pháp xuyên suốt ở phần thứ bacủa cuốn tiểu thuyết
Trang 15So với những gì mà những cuốn tiểu thuyết sử thi của văn học Việt Nam giai
đoạn này đã làm được, Mùa hoa dẻ vẫn đi theo hướng tiểu thuyết lịch sử về chiến tranh
cách mạng, tái hiện không khí chiến trường, không khí ác liệt trong trận đánh giữa bộđội ta và thực dân Pháp Giống với một số tác giả cùng thời, tác giả Văn Linh cũng đãtái hiện lại cuộc chiến đấu với không gian chiến trường và giới thiệu những tri thức vềchiến tranh, cách tổ chức quân đội, chiến đấu, kinh nghiệm chiến trường Các đơn vịtrong tiểu đoàn đã được nghiên cứu kế hoạch tác chiến trên sa bàn sau khi đoàn cán bộ
đi điều tra thực địa lần cuối cùng trở về Không khí trận chiến đấu mở màn chiến dịchgiữa bộ đội ta và thực dân Pháp thật tưng bừng, háo hức Thế nhưng theo quyết địnhcủa ban chỉ huy trung đoàn thì do chưa ổn định về tư tưởng nên tạm thời đồng chí TrầnChí Liêu Đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn I tạm thời nghỉ công tác, một đồng chíkhác đã thay Liêu chỉ huy đơn vị trong trận chiến đấu này Người thay thế Liêu là Mẹo– một trung đội trưởng chiến đấu rất can đảm, lúc nào cũng thích mở đợt phá khẩu,đánh ở mũi chủ công nhưng vẫn còn nhược điểm xử lý tình huống đôi khi còn chậm vàhay liều Và Liêu đã trao đổi với Mẹo một số kinh nghiệm chiến đấu mà anh nghĩ là cầnthiết trong trận chiến đấu này nhất là kinh nghiệm đánh địch ở trận địa có công sự dãchiến vốn là sở trường tác chiến của Liêu
Không khó để bắt gặp những trang viết miêu tả về chiến tranh ở tác phẩm này.Tác giả còn miêu tả khá rõ ràng về phe địch, đứng đầu là tên tướng chỉ huy Na-va, hắn
vốn là tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp toàn Đông Dương Lúc này Na-va đang thiết kế trên chiến trường Trung Lào này một hành lang phòng thủ, gọi là hành lang phòng thủ Đông Dương, lấy con đường 12 làm trục Chính vì thế mục tiêu của ta trong
đợt đầu của chiến dịch này là phải đánh gẫy nát hành lang phòng thủ của địch Đại độicủa Liêu được cấp trên phân nhiệm vụ tấn công tiêu diệt một căn cứ ngoại vi của tậpđoàn cứ điểm này
Tiếp đó là những tranh viết về không khí chiến trường, sự chiến đấu ác liệt giữaphe ta và phe địch Ngày trôi qua ngày, Văn Linh miêu tả khá chi tiết về cách tổ chứcchiến đấu của cả phe ta và phe địch Thời tiết những ngày chiến đấu quả thật hết sứckhắc nghiệt, nắng nóng khô ran hết cả những cánh rừng, cả thiên nhên và con ngườiđang phải chống chọi lại với tiếng súng, đạn bom của kẻ thù Cuối cùng nhờ trí thôngminh của Liêu, sự chiến đấu dũng cảm hết mình của những người lính, những ngườilàm công tác hậu phương mà phe ta đã dành được chiến thắng Quân địch đã mắc lừa
Trang 16đúng như kế hoạch của Liêu Những tổn thất là điều không thể tránh khỏi sau mỗi cuộcchiến Văn Linh không quá tập trung miêu tả cảnh chết chóc, hi sinh trong tác phẩm củamình nhưng chỉ vài dòng ngắn ngủi, chúng ta cũng đủ hình dung về sự khốc liệt củachiến tranh Con người ta phải trả một cái giá quá đắt, đó là sự ra đi vĩnh viễn củanhững con người không tên và có tên Cả thiên nhiên cũng mang một màu buồn ảm
đạm Kết thúc chiến tranh Liêu ngoái lại nhìn thành phố một lần cuối cùng, giã từ mà không hẹn ngày găp lại Những hàng cây đứng đặc theo bờ sông Mê-kông vẫn im lim Cảnh trở nên buồn… Liêu thấy lòng mình đau thắt lại khi nghĩ đến Gái… Hình ảnh những người đồng chí lần lượt hiện lên trước mắt Liêu với tấm gương hy sinh của từng người Tuất, Châu, Thoan, ném lựu đạn không ngừng vào đầu giặc Vỹ ôm khẩu đại liên toác nòng mà chết, rồi Gái, đôi mắt trong và thơ ngây như mắt con nai non bây giờ
đã hoàn toàn nhắm nghiền lại dưới lòng đất quê hương Ngay cả phía đich cũng thế, vị
trí giặc lạnh tanh như xác chết Thằng lính ở phía địch may mắn còn sống sót, nó vừatrải qua những ngày tháng có thể nói là “dữ dội” của cuộc đời Hắn cảm thấy lạnh đếnghê người khi đưa mắt nhìn ra xa, nhìn vào đám mồ chon bọn người mới chết sau trậnchiến, lởm chởm những cây thánh giá Rồi hắn rùng mình, khi nghĩ đến ngày rồi cũng
sẽ được lĩnh một cây thánh giá như vậy để về nơi an nghỉ cuối cùng trên mảng đất xa lạ
này Tuy không quá nhấn mạnh đến sự hi sinh, mất mác như ở tác phẩm Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai) nhưng Văn Linh cũng đã đề cập đến dự cảm mất mác, sự hi sinh trong
trận chiến giữa phe ta và phe địch Điều này không có nghĩa là giảm bớt tính anh hùng
ca mà đó chính là cái giá của sự chiến thắng, là tính chất bi tráng của tiểu thuyết sử thichứ không phải là bi thảm
2.1.2 Đề tài đời tư
Đề tài đời tư xoay quanh mối tình tay ba tay tư ở Hoa, Liêu, Khang, Hiền, thậmchí có sự tham gia góp mặt của bà Thành khi bà không muốn con trai của bà lấy Thìn,
và người bà để ý không ai khác chính là Hoa Chính vì thế bà tìm mọi cách để gần gũivới gia đình Hoa, tìm mọi lí lẽ để thuyết phục Hoa để hoa đồng ý lấy Luyến – con trai
bà Chính vì thế, bên cạnh đề tài lịch sử, Mùa hoa dẻ còn dựng lên được một bức tranh
đời tư với những chuyện tình với đủ muôn vàn màu sắc, đẹp đẽ, toan tính, ích kỉ, thậmchí là ngang trái, éo le Trung tâm của bức tranh ấy không ai khác chính là Liêu và Hoa.Văn Linh đã kể về cuộc tình trắc trở của đại đội trưởng Liêu và côthôn nữ tên Hoa ở làng Phước Sơn ven bờ sông Gianh tỉnh Quảng