1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học NGHIÊN cứu các yếu tố LOẠI HÌNH cơ bản TRONG cấu TRÚC TIỂU THUYẾT “THUNG LŨNG cô TAN” của lê PHƯƠNG

9 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 525,07 KB

Nội dung

Về phương diện ngôn ngữ, tác phẩm hội tụ được cả ngôn ngữ đơn giọng với âm hưởng sử thi và ngôn ngữ đa giọng của tiểu thuyết thế sự với nhiều tầng bậc như trào phúng, châm biếm… các yếu

Trang 1

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LOẠI HÌNH CƠ BẢN TRONG

CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT “THUNG LŨNG CÔ TAN” CỦA LÊ PHƯƠNG

THE STUDY OF THE FUNDAMENTAL TYPE FACTORS IN THE STRUTURE

OF “CO TAN VALLEY” NOVEL BY LE PHUONG

Đoàn Đức Hải

Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Xem xét các yếu tố loại hình trong cấu trúc tiểu thuyết thì Thung lũng Cô tan của Lê

Phương mang dấu ấn rõ nét của một tiểu thuyết sử thi hóa Bối cảnh, không gian của tác phẩm mang tính chất sử thi; hệ thống các nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc sử thi hóa; xung đột thế sự – đời tư được đưa vào tác phẩm rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc; Đối tượng phản ánh trong tác phẩm được lựa chọn Về phương diện ngôn ngữ, tác phẩm hội tụ được cả ngôn ngữ đơn giọng với âm hưởng sử thi và ngôn ngữ đa giọng của tiểu thuyết thế sự với nhiều tầng bậc như trào phúng, châm biếm… các yếu tố về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng

đã được tác giả xử lý khéo léo để phục vụ ý đồ nghệ thuật của mình Có thể nói Thung lũng Cô tan là một tiểu thuyết thành công của Lê Phương trên cả hai phương diện nội dung phản ánh

và hình thức nghệ thuật – và tất nhiên yếu tố thứ nhất là nổi trội

Từ khóa: Tiểu thuyết, tiểu thuyết sử thi hóa, hiện thực xã hội chủ nghĩa, Thung lũng Cô

tan, Lê Phương

SUMMARY

In consideration of the factor of types in the novel structure,“Co Tan Valley” by Le Phuong is clearly manifested as an epic novel In the work, the context and setting contain epic natures The charactors are depicted on the principle of an epic story The conflicts of social and individual life are gently but deeply infiltrated into this work The objects reflected in the novel are also closely selected In the linguistic context, the work contains both single-toned language with epic sound effects and multi-single-toned language of a real-life novel with many different styles such as satirical, sarcastic tones The factors concerning artistic space and time are also skillfully dealt with in such a way that they may serve the author’s artistic intentions It can be said that “Co tan Valley” written by Le Phuong is a successful novel in both aspects: the reflection of the content and the form of art And the first one is really outstanding

Keywords: Novel, epicified novel, socialist realistic, Co tan Valley, Le Phuong

1 Đặt vấn đề

Trong khoảng 15 năm (1960-1975) chúng ta đã có những bộ tiểu thuyết nhiều

tập, chững chạc, bề thế, khái quát cả một thời kỳ lịch sử dài, trải ra trên một bối cảnh rộng lớn về không gian và thời gian Những bộ tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa

(XHCN) có quy mô lớn và là một loại hình tổng hợp như: Xung đột [6], Bão biển [15], Thung Lũng Cô tan (Lê Phương) [13]… đã có những đóng góp lớn trên cả hai phương

Trang 2

diện chính trị - xã hội và văn học Tuy nhiên đã có một thời gian, chúng ta ít khi "đả động" đến những sáng tác này hoặc có xem xét đánh giá thì cũng chỉ mang tính chất một chiều và mang nặng âm hưởng chính trị - xã hội chứ chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cấu trúc thể loại của chúng

Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy có một số công trình nghiên cứu về các bình diện chung của tiểu thuyết giai đoạn này như: [2], [4], [8], [9], [10] … và một số công trình có tính chất chuyên khảo như: [5], [6]… nhưng hầu hết các công trình này mới nghiên cứu các mảng đề tài lớn còn đối với các tác phẩm viết về tầng lớp trí thức, các nhà khoa học… và các nghiên cứu về nhóm sáng tác này chưa hiện diện nhiều trong đời sống văn học Trong bài báo này chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố

loại hình cơ bản trong cấu trúc tiểu thuyết “Thung lũng Cô tan” của Lê Phương

2 Các yếu tố loại hình cơ bản trong cấu trúc tiểu thuyết “Thung lũng Cô tan”

Thung lũng Cô tan – Cuốn tiểu thuyết miêu tả cuộc chiến đấu thầm lặng nhưng

đầy sức tiến công và sáng tạo của những người làm công tác khoa học kỹ thuật miền Bắc xã hội chủ nghĩa Trong bối cảnh đầy thử thách nghiêm trọng, dữ dội và căng thẳng, Lê Phương đã khai thác sâu vào vấn đề con người, vào vấn đề trong - đục khác nhau ở động cơ, thái độ của họ đối với khoa học và cao hơn nữa là danh dự và nhân phẩm của những người làm khoa học trên bất cứ mặt trận nào, hoàn cảnh nào [14

tr805] Thung lũng Cô tan của Lê Phương đã góp phần bổ sung vào mảng đề tài về

người trí thức, những con người lao động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật còn trống vắng trong văn xuôi chống Mỹ cứu nước lúc bấy giờ

2.1 Nhân vật chính diện

Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện Nhân vật chính phải là người nằm ở trung tâm xung đột của tác phẩm, đại diện cho một phía của xung đột tác phẩm, số phận của

nó gắn liền với sự phát triển xung đột của truyện[11(2) tr 61- 62] Trong Thung lũng Cô tan của Lê Phương nhân vật chính là Quang, Thảo, Kha

Tiểu thuyết sử thi 1945-1975 trong từng chặng phát triển của nó đã xây dựng thành công cấu trúc nhân cách của các nhân vật Ở nhân vật chính diện, con người cá nhân được miêu tả bằng cái nhìn tiểu thuyết với sự giản dị, đặc biệt là những phẩm chất

cá nhân như tình yêu, tình vợ chồng, tình bạn, tình anh em… Phẩm chất con người xã hội trong nhân cách của nhân vật chính diện được khắc họa bằng cái nhìn sử thi với tính

phi thường hoá, lý tưởng hoá Nhân vật Quang trong tiểu thuyết Thung lũng Cô tan của

Lê Phương là nhân vật chính diện trung tâm được xây dựng theo nguyên tắc ấy

Theo giáo trình Lý luận văn học [11 tr 83], nhân vật thường bộc lộ mình nhiều

nhất qua hành động, suy nghĩ Khi phân tích nhân vật Quang dưới góc nhìn con người

cá nhân, ta thấy hiện lên một nhân vật thật giản dị [12.tr21], bề ngoài có gì đó hơi là lạ [12 tr38] Còn với đồng đội thì Quang lại hiện lên thật đẹp [12 tr41, 152]; và đôi khi là cả những bất ngờ [12 tr182] Nhìn chung, yếu tố ngoại hình không được tác giả Lê Phương

Trang 3

khai thác nhiều trong xây dựng hình tượng nhân vật Quang; các yếu tố nội tâm đã đảm nhiệm tốt vai trò này trong tác phẩm Diễn biến tâm lý phát sinh giữa Quang và Thảo, cách xử sự của Quang với Kha đã phản ánh rõ điều này [12 tr22, tr25]

Với nhân vật trong tiểu thuyết sử thi hóa, hành động của họ đều có sự thống nhất

cao độ giữa lý trí và hành động Nhân vật Quang trong Thung lũng Cô tan của Lê

Phương cũng vậy Hành động của Quang là hành động xả thân vì cộng đồng, vì cái chung, cái chính nghĩa - và tất yếu - cái cá nhân, riêng tư ít nhiều bị lấn át Toàn bộ hành động của nhân vật Quang là một sự thống nhất cao [12 tr 24-25]

Nhân vật chính diện trong Thung lũng Cô tan, bên cạnh Quang còn có Thảo –

người thanh niên mới, tiến bộ thuộc thế hệ kế cận Họ có ưu thế là được các cán bộ lớp trước dìu dắt, họ có nhiệt tình của tuổi trẻ, họ có sự dũng cảm để vượt mình, họ nhận thức đúng đắn hơn về bản chất của vấn đề Sự trưởng thành của Thảo chủ yếu là kinh qua thực tiễn chiến trường – vì vậy – đôi khi gặp những vấn đề thuần lý thuyết thì Thảo trở nên rụt rè và có phần thận trọng Trong chiến tranh, con người ta không

có nhiều thời gian để đắn đo mà sự sáng tạo, kinh nghiệm thực tiễn đã tạo nên những đột phá táo bạo để giải quyết một cách hiệu quả nhất những vấn đề phát sinh trong đời sống Việc Thảo hiến kế cho Kha lợi dụng sức công phá của bom Mỹ để tăng hiệu suất bóc gỡ tầng đất mặt trên chiến trường đã cho chúng ta thấy rõ hơn về con người này: kiên quyết, thông minh, tế nhị, quả cảm và đầy trách nhiệm Nếu đặt họ cạnh những thày già San, tu sĩ Phùng, Nhài, Tý… trong [15] là những người sinh ra trong

cùng một giai đoạn lịch sử - xã hội thì rõ ràng Quang, Thảo trong Thung lũng Cô tan

là những thanh niên rất tiến bộ, chính họ góp phần làm nên một thế hệ chống Mỹ và thắng Mỹ vẻ vang của dân tộc

Khi đánh giá về nhân vật chính diện trong Thung lũng Cô tan, chúng ta thấy:

Qua nhân vật Quang, âm hưởng sử thi, tính chất lý tưởng hoá đã được tác giả phản ánh tương đối rõ nét và nhuần nhuyễn trong xây dựng tính cách nhân vật, các yếu tố tiểu thuyết khác (những khía cạnh thuộc về cá nhân, đời thường) cũng được chú ý và xử lý

tế nhị Khi tiếp cận tác phẩm, người đọc không có cảm giác bị ép hoặc dập khuôn mà

vẫn tự nhiên, mục đích phản ánh vẫn đạt hiệu quả Bên cạnh Quang, các nhân vật chính diện khác cũng được xây dựng khá tốt (Thảo, Đính, Quế…) nhưng chất sử thi không rõ nét, điều này được lý giải: trong bối cảnh tác phẩm, nhân vật thực sự chưa có đủ bề dày,

đủ tầm để xây dựng thành những tiêu điểm theo tiêu chí sử thi hoá

2.2 Nhân vật phản diện

Trái với nhân vật chính diện, nhân vật phản diện mang bản chất xấu xa trái với

đạo lý và lý tưởng, đáng lên án và phủ định[11(2) tr73] Ở Thung lũng Cô tan, chân

dung các nhân vật phản diện được xây dựng theo lối châm biếm [12tr 1- 2, 290] Sự cường điệu kết hợp với cái nhìn hài hước tạo nên bút pháp trào phúng ở những cấp độ khác nhau, ta thấy rõ điều này thông qua những trang miêu tả kết hợp độc thoại nội tâm khi viết về Lin đơn Giôn xơn và Alen Giôn đao Hệ thống các nhân vật phản diện - xét

ở chức năng xã hội- là công cụ để thực hiện những âm mưu đen tối, những tham

Trang 4

vọng chính trị điên rồ [12tr 9] Xét ở chức năng văn học, chúng đóng vai trò phản đề: nhân vật phản diện đại diện cho cái ác; là phản đề của nhân vật chính diện

2.3 Nhân vật lưỡng tính hoặc đa cực

Trong Thung lũng Cô tan, bên cạnh hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện

đã xác định, còn một số nhân vật khác cũng có những đóng góp vào bức tranh hiện thực của tác phẩm Chúng tôi tạm gọi các đối tượng này là các nhân vật lưỡng tính hoặc đa cực Đặc điểm nhận diện của loại nhân vật này là có sự chuyển hoá trong tính cách, suy nghĩ, hành động, trên cả hai xu thế tích cực và tiêu cực Nhân vật Kha là một ví dụ: Kha

là một trí thức trẻ, được đào tạo cơ bản và có điều kiện phát triển tốt trên con đường khoa học với những thành quả ban đầu rất đáng khích lệ Nếu đặt trong thế so sánh với

nhân vật Thuỵ trong [7], nhân vật Thất trong [15] thì nhân vật Kha trong Thung lũng Cô tan phức tạp hơn nhiều về tâm lý [12 tr68] Quá trình tha hoá của Kha diễn ra từ tốn, kín

đáo, có toan tính và liên tục âm mưu; nguy hiểm hơn, những toan tính ấy lại được ngụy trang kín đáo bằng vỏ bọc của khoa học và tri thức, được đánh bóng bằng những ánh hào quang không có giá trị tự thân [12 tr70] Kha cơ hội trong mọi điều kiện, mọi môi trường, mọi mối quan hệ, càng lún sâu vào sai lầm thì sự cơ hội, tráo trở càng trỗi dậy, càng bộc lộ rõ hơn bản chất con người này [12 tr77, 78] Giữa hành động và suy nghĩ

của Kha chưa bao giờ thống nhất, cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong nhân vật này

hoàn toàn đối lập nhưng ranh giới của chúng lại được làm mờ đi một cách hết sức tinh vi

“… Sự đúng sai là ở hướng đi, điều đó cách mạng đã chỉ rõ Nhưng sự khôn dại lại là ở cách đi, mà cách đi thì thường tùy thuộc mỗi người (…) phải chăng đó mới chính là sự thông minh của những thông minh” [12 tr 79] Ngay cả khi rơi vào tình trạng bế tắc, liên

tiếp thất bại trên chiến trường, bản chất cơ hội của Kha vẫn không thay đổi: ý tưởng làm con đường tránh để cứu vãn tình thế, lợi dụng kết quả nghiên cứu của Quế để cứu vãn danh dự, việc hăng hái thuyết trình về ý tưởng lợi dụng sức công phá của bom Mỹ để tăng hiệu suất bóc gỡ tầng đất mặt –thực chất là ý tưởng của Thảo và Quang - cũng đã

được Kha lợi dụng triệt để Lời nhận xét thẳng thắn của Đính trong hội nghị “… đừng dùng khoa học kỹ thuật vào việc buôn bán công danh sỹ diện như vậy” [12 tr261],

những lời sám hối muộn màng của Kha [12tr288] những giọt nước mắt vỡ òa vì uất ức

của Quế [12 tr290], đã phần nào chiêu tuyết cho Kha Cuối cùng, có lẽ, chỉ có tác giả Lê

Phương đã khoan nhượng với Kha khi không để câu chuyện đi đến hồi kết với nhân vật này Trong niềm vui lớn của chiến công, có lẽ con người ta đã trở nên khoan dung hơn

2.4 Cấu trúc thời gian

Theo Dẫn luận nghiên cứu văn học của Pospelov [13 tr.114,115] thì các loại

hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không - thời gian của nó một cách

khác nhau Thời gian nghệ thuật của Thung lũng Cô tan là trục thời gian tuyến tính,

thời gian thực của tác phẩm không dài (1 năm) khi so sánh với dung lượng tác phẩm (gần 300 trang), thời gian nghệ thuật được kéo dài hết cỡ để chứa đựng các sự kiện diễn

ra dồn dập, chồng chéo Yếu tố thời gian trong Thung lũng Cô tan còn được tính bằng

mốc thời gian cụ thể như nhịp liên lạc qua điện đài [12 tr 21, 31,48,112], từng trận đánh,

Trang 5

từng đợt bom [12 tr51, 111,143, 167, 280]; từng nhịp sinh hoạt [12 tr60, 66, 91, 102,

111, 119, 205, 245, 270] , thậm chí được tính từng phút [12 tr278, 288]; các yếu tố thời gian cụ thể xuất hiện ít (5 lần ở các trang 7,12, 70, 276, 282) Có một hiện tượng cần

lưu ý trong kết cấu thời gian của Thung lũng Cô tan là bên cạnh những yếu tố thời gian

tuyến tính nêu ở trên hoặc các khoảng thời gian tái hiện [12 tr 53, 54-61, 155, 185- 190, 210-213] chủ yếu được thể hiện qua ngôn ngữ kể và hồi tưởng thì thời gian nghệ thuật được sử dụng như một công cụ phản ánh hữu hiệu, nếu đem so sánh thời gian thực thể

và thời gian nghệ thuật Thời gian thực thể của trận Cô tan chỉ khoảng một tuần nhưng

đã chiếm khoảng 2/3 dung lượng tác phẩm (từ trang 91 đến trang 280, chiếm 9/13

chương) Đặc điểm này ta cũng thấy thể hiện trong Bão biển của Chu Văn [15 tr.148-

190] Trong những trường đoạn như vậy, thời gian thực thể dường như không còn ý nghĩa mà chỉ còn thời gian nghệ thuật đảm nhiệm chức năng phản ánh của nó Một đánh

giá chung nhất về kết cấu thời gian trong Thung lũng Cô tan của Lê Phương đó là thời gian nghệ thuật với những tiêu chí như "dồn nén" hoặc "kéo dãn" đã được sử dụng một

cách hữu hiệu, phục vụ tốt cho việc thể hiện các dụng ý nghệ thuật của tác giả

2.5 Cấu trúc không gian

Cấu trúc không gian trong Thung lũng Cô tan của Lê Phương mang dấu ấn của

một không gian tiểu thuyết sử thi đặc thù Ở một diện hẹp hơn, cơ bản các tình tiết và

sự kiện của tác phẩm nằm trong một không gian xác định - thung lũng Cô tan Những phương diện thể hiện của không gian nghệ thuật trong tác phẩm như khung cảnh không gian chiến trường dù được miêu tả rất chính xác và chi tiết đến từng địa điểm cụ thể [12 tr20, 191, 208, 255], từng cao điểm [12 tr22, 218], từng cung đường [12 tr123]… nhưng giá trị nghệ thuật được đánh giá cao ở độ chân thực mà giá trị phản ánh hoặc triết lý của

nó – hiểu theo đúng nghĩa của không gian nghệ thuật – thì chưa thực sự thuyết phục

Bên cạnh đó, một số không gian nghệ thuật mang tính triết lý cao - dù xuất hiện

ít ([12 tr 6, 135, 185] )- nhưng giá trị phản ánh lại tương đối rõ nét Không gian trong điện Ca-pi-tôn (ánh sáng và màu sắc trong phòng Tổng thống, chiếc ghế của Tổng thống với hình mặt trời bán nguyệt màu vàng…)[12 tr5]; dòng hồi tưởng về quê hương Tếch-dát trìu mến; câu hỏi ngay thật của cô con gái Li-da… đã phản ánh rõ nét tâm trạng bất

ổn, “những cơn ác mộng bàng hoàng” của Lin-dơn Giô-xơn nói riêng và của cả bộ máy

chiến tranh Mỹ lúc bấy giờ Những mảng màu đầy chất tương phản trong hiện thực [12

tr 9, 11] và dòng suy tưởng của Giôn-xơn cũng góp phần làm rõ bản chất đế quốc của ông trùm Nhà trắng Nhìn chung, không gian ở mức độ trung cảnh thường bị quy định bởi tâm lý nhân vật nhiều hơn là những khung cảnh thiên nhiên thuần nhất [12 tr185]

Không gian trong “động Băng tinh nhiệt đới” của Kha giữa chiến trường [12 tr135] được miêu tả cũng không nằm ngoài ý đồ bóc dần từng lớp áo để thấy rõ hơn con người

thật của Kha Sự đối lập đến đến triệt để về mầu sắc, bài trí, vật dụng trong phòng làm việc dã chiến của Kha với hiện thực chiến trường cho chúng ta một kết luận: chiến tranh không có chỗ cho những kẻ ảo tưởng và cơ hội; và thực tế luôn đúng như vậy Các biểu tượng không gian khác trong tác phẩm có giá trị khái quát như đỉnh Chân linh, đèo Ta

Trang 6

bua –Labui được nhắc đi nhắc lại nhiều lần với ý nghĩa tượng trưng rõ nét Đó chính là thách thức của tự nhiên, là đỉnh cao mà khoa học cần chiếm lĩnh đồng thời cũng là nơi thử gan, thử lửa; nơi sức mạnh trí tuệ, bản lĩnh cách mạng và cả lòng tự trọng của mỗi con người Việt Nam được bộc lộ

Nhìn chung các biểu tượng không gian trong Thung lũng Cô tan không mới, cái

mới ở chỗ những khám phá đằng sau các biểu tượng không gian ấy Việc chinh phục thắng lợi đỉnh Chân linh đã tháo gỡ được nhiều vấn đề tư tưởng của tác phẩm, đặc biệt

là sự chuyển biến về tư tưởng dẫn đến chuyển biến trong hành động của một số nhân vật

chính - điển hình là Kha – và đây cũng chính là thành công ở tầm sâu của Thung lũng

Cô tan so với một số tiểu thuyết cùng thời

2.6 Xung đột

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa về xung đột: "sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật" [29 tr.12] Cụ thể, trong Thung lũng Cô tan, ta gặp

kiểu xung đột giữa một bên là cả dân tộc Việt Nam còn bên kia là bộ máy chiến tranh của

đế quốc Mỹ Mâu thuẫn này là mâu thuẫn cơ bản, xuyên suốt toàn bộ chiều dài tác phẩm nhưng đứng ở tầm khái quát, mang nhiều yếu tố cộng đồng, có thể nói đây là xung đột trung tâm của tác phẩm, dễ nhận diện và cũng được giải quyết triệt để nhất

Ở bài báo này chúng tôi muốn đề cập tới những xung đột cụ thể hơn - mà qua đó bản chất mỗi nhân vật được khám phá và bộc lộ Trong tác phẩm, ta gặp xung đột về cách tư duy và hành động giữa Quang và Kha Quang trong công việc rõ ràng, cụ thể, mạch lạc, kiên quyết, trách nhiệm Kha nặng về lý thuyết và đầy tính cơ hội; xuyên suốt tác phẩm, chúng ta vẫn thấy một ám ảnh trong suy nghĩ của Kha về Quang: đó là sự lo

sợ Quang vượt mình, làm mất uy tín của Kha … Đặt ra vấn đề này trong tác phẩm của mình, Lê Phương đã chứng tỏ một mẫn cảm xã hội tốt, nhạy cảm khi tiếp cận hiện thực,

và đây cũng là một thực trạng cần báo động – nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học Xung đột ở dạng này ta còn thấy xuất hiện trong cặp nhân vật Thảo – Kha, Đính –

Kha… Cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong Thung lũng Cô tan ở kiểu xung đột

này đã thể hiện một Lê Phương với độ nhạy cảm cao nhưng cũng đầy khéo léo và tế nhị

2.7 Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật với chức năng bộc lộ tính cách là đối tượng của nghệ thuật miêu tả Nhìn chung, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm đi theo quỹ đạo chung và thống nhất với tính cách: Quang rụt rè, kín đáo nhưng chín chắn, Thảo mềm mỏng nhưng cương quyết; Kha hoạt ngôn, kỹ lưỡng khi đặt vấn đề; Đính thẳng thắn nhưng có phần thô ráp; thủ trưởng Đức, chính ủy Sơn, Tư lệnh luôn ân cần, tâm lý, thâm trầm nhưng luôn có tầm nhìn… Toàn bộ tác phẩm xuất hiện mười hai lần độc thoại nội tâm, chủ yếu xuất hiện dưới dạng những suy tư của nhân vật, góp phần gợi mở đời sống tâm lý nhân vật nhiều hơn là chi phối hành động :[12 tr.8-9 , tr.53 - 55], cá biệt cũng có những lời nội tâm xuất hiện dưới dạng gián tiếp với sự dẫn dắt của người trần thuật: [12 tr.142]

Trang 7

2.8 Ngôn ngữ tác giả

Trong Thung lũng Cô tan, lời trực tiếp của tác giả xuất hiện dưới hình thức trữ

tình ngoại đề, lời bình luận về đạo đức, triết lý… nó ít hơn nhiều so với lời trực tiếp của nhân vật Ta thấy ngôn ngữ tác giả trong các trường hợp nhận xét về hiện tượng, con người có vẻ trung tính, trần thuật nhưng lại chứa đựng những yếu tố đánh giá chủ quan

có tính định hướng của tác giả [12 tr 12-17, tr295] Nếu so sánh về định lượng thì ngôn ngữ tác giả ít hơn nhiều so với ngôn ngữ nhân vật; đây cũng là điểm tiến bộ, ưu thế của các tiểu thuyết hiện đại, nhưng tính định hướng của các đoạn trữ tình ngoại đề hoặc các nhận xét về nhân tình thế thái, đạo đức, luân lý này lại rất cao

2.9 Giọng điệu

Trong Thung lũng Cô tan của Lê Phương, bên cạnh giọng điệu sử thi là chủ đạo

thì giọng điệu của các nhân vật cũng rất đa thanh, và đó cũng là dấu ấn phá cách trong tác phẩm Sự phong phú về giọng điệu cũng là một dấu hiệu cần cho tiểu thuyết vì đời sống vốn giàu âm điệu Tất cả những Quang, Thảo, Liên, Đính, Nguyệt, Chi ba lỳ, thủ trưởng Đức, Chính ủy Sơn, Lin đơn Giôn xơn, Alen Giôn đao… cho ta cảm nhận sự đa

thanh của Thung lũng Cô tan Thế giới nhân vật ấy có chính có phụ, được tô đậm hoặc

thoáng qua, đi đến cùng hoặc bỏ cuộc giữa chừng… nhưng dường như tất cả đều đặt đúng chỗ, không thể thiếu vắng một ai, ngay cả những nhân vật phụ như Đính, Ngàn, Liên, Nguyệt…thiếu một trong số đó là thiếu đi một sắc màu, một giọng điệu cần thiết cho bức tranh đời chân thật và sinh động Ở đây chúng ta chỉ khảo sát một số giọng điệu ngoài sử thi tạo nên tính đa thanh đó

Giọng điệu hài hước: Trong tiểu thuyết sử thi, giọng điệu này không đóng vai

trò chủ đạo nhưng với Lê Phương, ông đã khai thác giọng điệu này trong Thung lũng Cô tan rất tự nhiên, tạo ra khoảng trung hoà cần thiết trong một không khí vốn rất căng

thẳng, khẩn trương, ác liệt Những lời thoại của nhân vật trong những tình huống cụ thể [12 tr43, 133-134] cho ta thấy rõ điều này Không chỉ sử dụng ngôn ngữ mà tác giả còn xây dựng tình huống hài hước để gây cười rất tự nhiên, hóm hỉnh: [12 tr.158]

Giọng điệu trào phúng: Giọng điệu châm biếm đả kích xuất hiện với mục đích

khắc họa loại nhân vật phản diện Hai trường đoạn miêu tả bộ máy chiến tranh phục vụ cho kế hoạch Pax – Americana và hình ảnh cũng như tâm thế của Alanh – Giôn đao khi

bị bắt làm tù binh là một minh chứng [12 tr12-17; tr 290-295] Có thể nói giọng điệu châm biếm đả kích trong tác phẩm như một đối âm - một giọng điệu đối nghịch với giọng điệu ngợi ca và cảm thông

Giọng điệu bi thương: Trong Thung lũng Cô tan còn có cả giọng điệu cảm

thông, thương cảm và giàu cảm xúc Ta bắt gặp giọng điệu này trên những dòng viết về hoàn cảnh hy sinh của Thọ, Liên, bố của Quang, bố của Chi ba lì: [12 tr.27], [12 tr217] Giọng điệu bi kịch, cảm thương không chỉ được tác giả sử dụng khi mô tả, phân tích

tâm lý các nhân vật thuộc "phái yếu" mà ngay cả với những nhân vật cứng đầu như Kha

cũng không phải không có lúc giọng điệu bi thương phát huy tác dụng khám phá nội

Trang 8

tâm [12 tr.141]; [12 tr 237-238] Những trường đoạn ấy thấm đẫm chất bi kịch nhưng cũng góp phần không nhỏ trong khai mở những góc khuất tâm hồn của nhân vật này

Giọng điệu bi thương không nhiều ở Thung lũng Cô tan nhưng cũng đã góp phần tạo

nên tính đa thanh của giọng điệu trong tác phẩm

3 Nhận xét chung

Đặt trong bối cảnh lịch sử - xã hội giai đoạn 1960-1975, tiểu thuyết Thung lũng

Cô tan của Lê Phương như một lời ca đẹp trong bản hùng ca của toàn dân tộc, dưới góc

độ văn chương học thuật thì tác phẩm cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình: phản ánh

kịp thời cuộc chiến đấu bền bỉ, kiên cường, sáng tạo của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà điểm sáng nhất là đã xử lý thành công, uyển chuyển và tế nhị những xung đột trong nội bộ các cán bộ khoa học tham gia phục vụ chiến đấu cũng như trong nội tâm mỗi con người mà điển hình là các nhân vật Quang, Kha, Thảo…

Xem xét dưới góc độ các yếu tố loại hình trong cấu trúc tiểu thuyết thì Thung lũng Cô tan của Lê Phương mang dấu ấn rõ nét của một tiểu thuyết sử thi hóa Bối cảnh,

không gian mang tính chất sử thi; đối tượng phản ánh được lựa chọn (người trí thức, cán

bộ khoa học); hệ thống các nhân vật, xung đột và giải quyết xung đột theo nguyên tắc cộng đồng; xung đột thế sự – đời tư được đưa vào tác phẩm rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc; quá trình xử lý các xung đột tạo ra một dấu ấn riêng cho Lê Phương và tạo ra nét khu biệt của tác phẩm với tiểu thuyết sử thi truyền thống Thông qua nhân vật Kha, tác giả Lê Phương để lại cho người đọc những suy nghĩ, trăn trở về một hiện thực – dẫu chỉ

là cá biệt – mà vào thời điểm ấy nhiều người còn né tránh

Về phương diện ngôn ngữ, tác phẩm hội tụ được cả ngôn ngữ đơn giọng với âm hưởng sử thi và ngôn ngữ đa giọng của tiểu thuyết thế sự với nhiều tầng bậc như trào phúng, châm biếm… các yếu tố về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng đã được tác giả xử lý khéo léo để phục vụ ý đồ sáng tạo của mình Nếu phải “nhận xét” về ngôn ngữ tác phẩm thì đó là sự “lạm dụng” của tác giả khi dùng các thuật ngữ khoa học, những từ ngữ chuyên môn làm cho văn mạch đôi lúc rời rạc, đứt quãng khi phải hiểu nó bằng các chú thích của ngôn ngữ khoa học – và đôi khi – trở nên xa lạ với độc giả

Khách quan đánh giá, Thung lũng Cô tan là một tiểu thuyết thành công của Lê

Phương trên cả hai phương diện nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật – và tất nhiên yếu tố thứ nhất là nổi trội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lại Nguyên Ân - 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội (1999) [2] Vũ Tuấn Anh – Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội (2001)

[3] M Baktin - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch - Trường Viết văn

Nguyễn - Du – Hà Nội) (1993)

Trang 9

[4] Phan Cự Đệ - Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên

nghiệp, Hà Nội, tập 1+2(1974)

[5] Nguyễn Đức Hạnh - Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965-1975 nhìn từ góc độ thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội (2008)

[6] Hoàng Mạnh Hùng– “Về sử thi và tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/2008, Hà Nội (2008)

[7] Nguyễn Khải - Xung đột (tiểu thuyết), Nxb Văn học, Hà Nội(1984)

[8] Phong Lê – “Văn xuôi miền Bắc từ sau 1965 và chủ nghĩa anh hùng cách mạng”

Tạp chí Văn học số 5-1970 tr 63

[9] Phong Lê - Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội (1980)

[10] Phong Lê– “Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam - nhìn từ

lịch sử” Tạp chí nghiên cứu Văn học số 10.2008

[11] Phương Lựu (chủ biên) Lý luận văn học Nxb Giáo dục, Hà Nội (1997)

[12] Lê Phương - Thung lũng Cô Tan (tiểu thuyết) Nxb Thuận Hóa, Huế (1982)

[13] N PoxpeLov - Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội (1998)

[14] Vũ Tuấn Anh – Bích Thu - Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam tập 1-2, Nxb Giáo

dục, Hà Nội (2006)

[15] Chu Văn - Bão biển - 2 tập Nxb Văn học, Hà Nội (1969)

Ngày đăng: 19/12/2015, 22:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w