Vai trò của giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Nhân cách là thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của nó. Nói đến nhân cách, chúng ta thường băn khoăn nhân cách thực chất là gì? Tại sao con người lại có nhân cách? Nhân cách được hình thành và phát triển như thế nào? Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đó? Vai trò của nhân tố đó ra sao? Chúng ta sẽ lien hệ gì đối với riêng mình… hàng loạt các câu hỏi đặt ra về nhân cách, và để giải quyết những thắc mắc nêu trên, nhóm chúng tôi đã cùng nhau phân tích nhân tố giáo dục đã có ảnh hưởng gì đối với sự hình thành và nhân cách của con người Việt Nam? Qua đó chúng tôi đã thấy được rằng giáo dục chỉ vạch đường, vạch hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam chứ con người có hình thành và phát triển theo hướng đó hay không thì giáo dục không quyết định trược tiếp được. Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, mặt khác hình thành trong họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Và chúng tôi đã lien hệ thực tế để rút ra bài kinh riêng cho mình và mọi người cùng tham khảo. I: Khái niệm về nhân cách I
Trang 1BÀI THẢO LUẬN BỘ MÔN
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
NHÓM 10
Trang 2Đề tài: Vai trò của giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách con người
Việt Nam
Mục lục
Lời mở đầu ………… 4
I: Khái niêm về nhân cách ……… 5
I.1: Một số khái niêm liên quan ……… 5
I.2: Khái niệm nhân cách ……… 6
II: Một số lý luận về xã hội hóa và mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội hóa 8
II.1: Khái niệm và vai trò của xã hội hóa, môi trường xã hội hóa……… 8
II.2: Mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội hóa………10
Trang 3III: Vai trò của giáo dục đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam 11 III.1: Vai trò di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố hoạt động………… 11 III.2:Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách……….15 III.3: Liên hệ bản thân………… 16 IV:Kết luận……… 17
Trang 4Bảng phân công công việc
1 Lê Hồng Thái (nhóm trưởng) K51K2 Kết luận
8 Trần Thị Minh Thúy(thư ký) K51K2 Lời mở đầu
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Nhân cách là thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xãhội của nó Nói đến nhân cách, chúng ta thường băn khoăn nhân cách thực chất làgì? Tại sao con người lại có nhân cách? Nhân cách được hình thành và phát triểnnhư thế nào? Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đó? Vai trò củanhân tố đó ra sao? Chúng ta sẽ lien hệ gì đối với riêng mình… hàng loạt các câuhỏi đặt ra về nhân cách, và để giải quyết những thắc mắc nêu trên, nhóm chúngtôi đã cùng nhau phân tích nhân tố giáo dục đã có ảnh hưởng gì đối với sự hìnhthành và nhân cách của con người Việt Nam? Qua đó chúng tôi đã thấy được rằnggiáo dục chỉ vạch đường, vạch hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cáchcủa con người Việt Nam chứ con người có hình thành và phát triển theo hướng đóhay không thì giáo dục không quyết định trược tiếp được Như vậy, giáo dục mộtmặt cung cấp cho con người những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, mặt khác hình thànhtrong họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội
Và chúng tôi đã lien hệ thực tế để rút ra bài kinh riêng cho mình và mọi ngườicùng tham khảo
Trang 7I: Khái niệm về nhân cách
I.1 Một số khái niêm liên quan
- Con người là một thực thể sinh học – xã hội Dưới góc độ con người thuộc
tự nhiên, con người là một tồn tại sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóavật chất Đồng thời, nhờ có đời sống xã hội lao động và ngôn ngữ, con người cókhả năng ý thức và tự ý thức, đó là hình thức cao nhất của sự phản ánh hiện thực.Mặt sinh vật trong con người không thể tách khỏi mặt xã hội và ngược lại songbản thân cái tính đặc thù ở con người không phải do bẩm sinh, không phải do bảnchất sinh vật của mình mà là ở quá trình sống, trong quá trình hoạt động, laođộng, học tập đã cải tạo bởi nhiều thế hệ
- Cá nhân là thuật ngữ được dùng để chỉ một con người cụ thể của một thànhviên của xã hội Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội, nhưng được xemxét cụ thể riêng từng người, với những đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội đểphan biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng
- Chủ thể là thuật ngữ được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhấtđịnh một cách có ý thức và có mục đích (hoạt động trí óc hay hoạt động chân tay,hoạt động lý luận hay thực hành), nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trongquá trình hoạt động đó
- Cá tính của con người là sự độc đáo của mỗi con người về thể chất và tâm lý(thể tạng, kiểu tinh thần, tính cách, khí chất, nhu cầu, năng lực,…) Cá tính củamỗi người được hình thành trên cơ sở của những tố chất di truyền, bằng hoạtđộng xã hội và giáo dục, dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội và của môitrường xã hội mà trong đó con người sống được dưới giáo dục và làm việc, cũngnhư bằng hoạt động tự giáo dục của bản thân họ
I.2 Khái niệm nhân cách
1 Khái niệm:
Trang 8Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc vàgiá trị xã hội của cá nhân Nhân cách là tổ hợp, là hệ thống các thuộc tính tâmsinh lý chứ không phải là một vài thuộc tính Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lýcủa một cá nhân được thể hiện qua hành vi của cá nhân khi hoạt động và giao tiếpvới người khác Những hành vi đó được xã hội nhận xét, đánh giá so với chuẩnmực giá trị của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử
Nhân cách của một người là “độc nhất vô nhị” Không thể có trường hợp nhâncách của hai người hoàn toàn giống nhau ngay cả là hai anh/chị em sinh đôi Tínhchủ thể thể hiện ở chỗ con người có khả năng tiếp nhận và chọn lọc những gì phùhợp với mình Cá nhân sống trong xã hội nào thì lĩnh hội nền văn hóa xã hội của
xã hội ấy Con người sinh sống trong những hoàn cảnh, môi trường gia đình vàmôi trường xã hội khác nhau nên có những bản sắc độc đáo, riêng biệt
Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lý của cá nhân phù hợp với ở mức độ nào sovới chuẩn mực xã hội sẽ quy định mức độ giá trị xã hội của cá nhân đó Vì vậy,nhân cách là những gì tinh túy nhất mà cá nhân đó đã lĩnh hội, tích lũy đượcthông qua quá trình sống
Những thuộc tính tâm sinh lý của nhân cách thường biểu hiện qua 3 cấp độ: cánhân, liên cá nhân và siêu cá nhân
Với cấp độ cá nhân, nhân cách được xem xét trong một con người cụ thể, thểhiện bản sắc đặc trưng, cái riêng so với những người khác Nhân cách ở cấp độ cánhân chủ yếu phản ánh cái tôi của cá nhân đó
Nhân cách cũng tồn tại ở cấp độ liên cá nhân khi chúng ta đóng vai trò là chủthể tác động đến các khách thể thông qua hoạt động giao tiếp Trong quá trìnhgiao tiếp, nhân cách của cá nhân ảnh hưởng đến những người khác, đồng thời cánhân cũng điều chỉnh nhân cách của bản thân khi lĩnh hội được những cái mới từngười khác Nhân cách của một người sẽ được xem xét, đánh giá trong mối liên
hệ với các cá nhân khác
Trang 9Nhân cách tồn tại ở cấp độ siêu cá nhân khi những tư tưởng, quan điểm của cánhân ấy ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều thế hệ mặc dầu cá nhân đó không còn tồntại.
2 Những đặc điểm cơ bản của nhân cách
2.1 Tính thống nhất
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý, các thuộc tính này được sắpxếp có hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau khi thể hiện quahành vi
2.2 Tính ổn định
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý Thuộc tính tâm sinh lý mangtính ổn định, bền vững, khó hình thành và khó mất đi Trong thực tế, để hìnhthành một thuộc tính không phải là hình thành được ngay mà phải cần có mộtkhoảng thời gian nhất định và ngược lại muốn loại bỏ thuộc tính đã xác lập cũngphải thế Vì thế, nhân cách mang tính ổn định
2.3 Tính tích cực
Nhân cách của cá nhân thể hiện tính tích cực khi: chủ động xác định mục đích,thực hiện các hoạt động và giao tiếp; khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điềuchỉnh của xã hội; vươn tới những giá trị cao đẹp hơn trong quá trình sống và làmviệc trong xã hội
2.4 Tính giao tiếp
Trang 10Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp với cácnhân cách khác Giao tiếp giúp con người tham gia vào các quan hệ xã hội, lĩnhhội nền văn hóa, kinh nghiệm, tri thức, chuẩn mực đạo đức của xã hội đồng thờitác động đến các nhân cách khác.
II, Một số lý luận về xã hội hóa và mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội hóa
II.1: Khái niệm và vai trò của xã hội hóa, môi trường xã
hội hóa
1 khái niệm xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi ,lĩnh hội nền văn hóa của xãhội như các khuôn mẫu xã hội ,quá trình mà nhờ nó cá nhân đạt được những đặctrưng xã hội của bản thân ,học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò
xã hội của bản thân ,hòa nhập vào xã hội
2 Vai trò xã hội hóa
Trang 11+,Xã hội hóa là nền tảng quan trọng của loài người, không như các sinh vật khác,con người cần phải có hiểu biết xã hội để sống Ngoài sự tồn tại có tính chất sinhhọc đơn thuần, kinh nghiệm xã hội tạo ra nhân cách của mỗi con người Theonghĩa đơn giản, nhân cách chính là hệ thống tư duy, cảm xúc và hành vi có tổchức trong đó con người suy nghĩ, nhận thức về thế giới, về bản thân mình cũngnhư phản ứng, hành động trong tương tác xã hội Chỉ có thông qua sự hình thành
và phát triển của nhân cách, loài người mới trở nên khác biệt với tất cả các loàiđộng vật khác, chỉ có loài người mới tạo ra được văn hóa và mỗi con người, với
tư cách là một thành viên của xã hội tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình.Những trường hợp bị cách ly hoàn toàn với đời sống xã hội cho thấy cá thể rơivào hoàn cảnh đó hầu như chỉ tồn tại sinh học, hoàn toàn vô cảm và không cóbiểu hiện phẩm chất xã hội nào thường gặp ở con người Đã từng có những tranhbiện và bất đồng về tầm quan trọng tương đối của yếu tố sinh học và yếu tố xãhội trong sự phát triển của con người hay nói ngắn gọn là cái gì hình thành nênnhân cách,hay dưỡng dục Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học xã hội đều vượtkhỏi chuyện tranh biện đó, bởi hiểu rõ sự tương tác của các biến ấy trong việcđịnh hình sự phát triển của con người Các yếu tố sinh học,di truyền có ảnhhưởng đến đời sống con người chẳng hạn trong việc di truyền trí thông minh, một
số đặc điểm nhân cách (như phản ứng khi bị kích thích), khả năng thiên bẩmtrong một số hoạt động (như nghệ thuật,âm nhạc , ) nhưng sự phát triển nhân
cách chịu ảnh hưởng của yếu tố dưỡng dục nhiều hơn là sinh học tự nhiên Bản
tính con người là sáng tạo, học hỏi và bổ sung văn hóa Vì thế, đúng ra đang ở vịthế đối lập, bản tính con người và giáo dục thực ra không thể chia cắt
+,Xã hội hóa không chỉ quan trọng đối với đời sống của cá nhân, nó giúp cho xãhội phát triển được liên tục, có lịch sử, có hiện tại và có tương lai Kinh nghiệm
xã hội luôn tồn tại trong xã hội, mọi xã hội đều dạy cho các thành viên mới về nó
và quá trình diễn ra liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt qua đời sống củamột cá nhân
3.Môi trường xã hội hóa
3 1.Khái niệm
Trang 12Môi trường xã hội hóa là nơi cư trú các cá nhân thực hiện các tương tác xã hộicủa mình nhằm mục đích thu nhận ,tái tạo kinh nghiệm và những giá trị chuẩnmực trong xã hội.
3.2.Vai trò của môi trường xã hội hóa.
Gồm 3 yếu tố chính:
a,Gia đình
Mỗi gia đình cần xem xét đến xã hội học trong gia đình có 3 khía cạnh sau:
+,Thiết chế gia đình là những quy định trong hành vi và lối sống nhằm tạo ra sựthống nhất các hành động trong xã hội
+,Giáo dục gia đình là sự truyền lại những cái đúng,cái sai và tri thức nhằm tạo ra
sự thống nhất các hành vi đúng cho mỗi cá nhân
+,Người lớn trong gia đình phải là tấm gương mẫu mực
b,Nhà trường
+,Giáo dục tri thức: là trang bị cho người học các tri thức của nhân loại về tựnhiên,xã hội con người và những kĩ năng khác trong hoạt động nhận thức ,laođộng của mỗi cá nhân
+,Giáo dục nhân cách :là các giá trị chuẩn mực ,các khuôn mẫu xã hội thừa nhậnđược nhà trường giảng dạy cho mỗi người học
+,Rèn luyện ý thức trách nhiệm với tập thể và cộng đồng
+,Hành vi của thầy cô giáo ảnh hưởng đến hành vi của học sinh
Trang 13+,Quan hệ đồng sở thích :Là quan hệ của những người theo một sở thích hoặcđồng suy nghĩ ,quan điểm nào đó.
d,Thông tin đại chúng và dư luận xã hội
+,Các phương tiện thông tin đại chúng như:sách,báo chí ,truyền hình,truyềnthanh,quảng cáo,
+Trong xã hội hóa thông tin đại chúng có 2 mặt :
Một mặt nó tăng cường ý nghĩa của các giá trị ,các chuẩn mực văn học cũng nhưcác tri thức khoa học
Mặt khác nó có thể làm méo mó ,lệch lạc việc tiếp nhận các giá trị thông tin
II.2.Mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội hóa
Giáo dục và xã hội hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết và tác động qua lại lẫnnhau
-Giáo dục hiểu theo 2 nghĩa:
+Nghĩa rộng:là quá trình đào tạo và tự đào tạo của cá nhân,được thực hiện rộngrãi dưới nhiều hình thức,cách thức khác nhau
+Nghĩa hẹp:là quá trình tổ chức để dạy học cho con người qua đó tranh bị kiếnthức tự nhiên,có sẵn cho con người thông qua hệ thống giáo dục có tổ chức
=>Như vậy,giáo dục theo nghĩa rộng chính là quá trình xã hội hóa
Trang 14-Xã hội hóa là nền tảng quan trọng của loài người,không như các sinh vậtkhác,con người cần phải có hiểu biết xã hội để sống.Ngoài sự tồn tại có tính chấtsinh học đơn thuần,kinh nghiệm xã hội tạo ra nhân cách của mỗi con người trong
xã hội.Hiểu theo nghĩa đơn giản,nhân cách chính là hệ thống tư duy,cảm xúc vàhành vi có tổ chức trong đó con người suy nghĩ.nhận thức về thế giới,về bản thânmình cũng như phản ứng,hành động trong tương tác xã hội.Chỉ có thông qua sựhình thành và phát triển nhân cách loài người mới trở nên khác biệt với tất cả loàiđộng vật khác,chỉ có loài người mới tạo ra được văn hóa và mỗi con người với tưcách là một thành viên của xã hội tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình.Bảntính con người là sáng tạo,học hỏi,bổ sung văn hóa.Vì thế.,đúng ra đang ở vị thếđối lập,bản tính con người và giáo dục thực ra không thể chia cắt
Xã hội hóa không chỉ quan trọng đối với đời sống của cá nhân,nó giúp cho xã hộiphát triển được liên tục,có lịch sử,có hiện tại và có tương lai.Kinh nghiệm xã hộiluôn tồn tại trong xã hội,mọi xã hội đều dạy cho các thành viên mới về nó và quátrình diễn ra liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác,vượt qua đời sống của một cánhân
=>thực chất quá trình xã hội hóa là quá trình tạo ra nhân cách của mỗi con ngườitrong xã hội Thông qua quá trình xã hội hóa,mỗi cá nhân dần dần nhập tâmnhững giá trị và chuẩn mực xã hội và dần dần biến chúng thành những giá trịchuẩn mực của riêng mình
III, Vai trò của giáo dục đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam
III.1.Vai trò di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố hoạt động
1 Yếu tố di truyền
Trang 15Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng xương bằngthịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một xã hội cụ thể Ngay
từ lúc trẻ em ra đời đều có những đặc điểm hình thái- sinh lí của con người baogồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền Những thuộc tính sinh học có ngay từlúc đứa trẻ mới sinh gọi là những thuộc tính bẩm sinh Những đặc điểm, nhữngthuộc tính sinh học của cha mẹ ghi lại trong hệ thống gen truyền lại cho con cáiđược gọi là di truyền Một cá thể luôn có cả những đặc điểm giải phẫu sinh lý củacha mẹ vừa có những cái gì đó của riêng nó
Bẩm sinh - di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các
cơ quan cảm giác, vận động Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một sốđặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường
di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giácquan và não Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiệnngay từ những ngày đầu của cá thể Tuy nhiên không thể kết luận về vai trò quyếtđịnh của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách Bất cứ mộtchức năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể đượcphát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hộiloài người Cùng một kiểu hệ thần kinh nhiều loại năng lực, nhiều loại tính cáchkhác nhau có thể được hình thành và ngược lại
Một điểm nữa là, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn pháttriển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau Ví dụ như tiềm nănghội họa cần phải được phát triển và bồi dưỡng từ thời thơ ấu
Tóm lại, di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển nhâncách Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm
lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh Từ
đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hìnhthành và phát triển nhân cách con người
2 Yếu tố hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống ở đây bao gồm cả hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội
a Hoàn cảnh tự nhiên