Thang Long University Library
2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
Tại Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC, giá vốn hàng bán được xác định theo phương pháp Nhập trước xuất trước (FIFO).
Xăng dầu là loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt, được trao đổi mua bán theo giá niêm yết của Bộ Tài chính. Nhu cầu của người tiêu dùng với loại hàng hóa này đặc biệt lớn nhằm phục vụ cho việc di chuyển, đi lại hàng ngày. Có những ngày cao điểm đặc biệt là cận Tết Nguyên Đán, doanh thu của mặt hàng xăng dầu tại công ty lên đến hơn 1 tỷ đồng. Mặt khác, việc lưu trữ bảo quản xăng dầu rất khó khăn do mặt hàng này có mức hao hụt tương đối nhiều cộng với nhu cầu hàng ngày của khách hàng rất lớn nên hầu như các doanh nghiệp buôn bán xăng dầu ít khi để tồn kho lâu ngày. Khi nhập hàng từ Petrolimex, công ty đầu mối đã quy định mức hoa hồng doanh nghiệp được hưởng tính trên giá bán tùy theo từng thời điểm. Do đặc thù riêng về giá và tốc độ tiêu thụ xăng dầu của công ty rất nhanh chóng nên cách tính GVHB cũng có những điểm khác biệt như sau:
- Giá bán hàng hóa là giá niêm yết theo quy định của Nhà nước (Quyết định về việc giá bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên).
- Giá xuất kho bán buôn hầu như không phụ thuộc vào cách tính giá hàng xuất kho (FIFO) do công ty có các xe téc chuyên dụng nhập hàng từ kho tổng (Đức Giang) của công ty xăng dầu Bắc Thái và vận chuyển đến địa điểm giao hàng ngay trong ngày. Hầu như công ty không bao giờ để xảy ra hàng hóa tồn kho, ứ đọng lâu vì xăng dầu là loại hàng hóa có mức độ hao hụt nhanh chóng nên cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ nhằm hạn chế chi phí hao hụt xăng dầu. Do đó, giá xuất kho hầu như chính là giá nhập mua không gồm chi phí vận chuyển (đã trừ thù lao đại lý tại Đức Giang) của số lượng hàng bán ra. Chi phí vận chuyển gồm chi phí xăng dầu chạy xe, lệ phí đi đường, hao hụt của xăng dầu trong quá trình vận chuyển…được kế toán tính đầu kì và phân bổ trung bình chung cho cả xăng dầu là 135 đồng/ lít.
32
Hiện tại, cửa hàng xăng dầu số 1 trực thuộc công ty là cửa hàng có doanh thu lớn nhất về bán lẻ xăng dầu. Cửa hàng có các bể chứa ngầm với tổng dung tích 70 – 80 m3. Cũng do tốc độ bán lẻ xăng dầu rất lớn, trung bình mỗi ngày cửa hàng xăng dầu số 1 có doanh thu khoảng 150 triệu trong đó chiếm tới 2/3 là xăng A92, có ngày cao điểm lên tới hơn 200 triệu. Trung bình khoảng 2 – 3 ngày, cửa hàng lại nhập kho mới khoảng 20.000 lít nên giá xuất kho bán lẻ cũng hầu như không có biến động nhiều so với giá nhập mua.
Giá bán = Giá quy định của Petrolimex tại từng thời điểm (chưa thuế GTGT 10%)
Ví dụ:
Ngày 01/12/2013, mua 44.000 lít dầu diezel và 30.000 lít xăng A92 tại kho xăng dầu Đức Giang với giá mua tại kho là 19.781,818 đồng/lít dầu và 21.428, 636 đồng/ lít xăng A92. Trong ngày, bán buôn vận chuyển thẳng cho công ty Cổ phần xi măng La Hiên 12.000 lít dầu diesel và 958 lít xăng A92, hàng đã nhập kho công ty Cổ phần xi măng La Hiên.
GVHB dầu diezel = 19.781,818 x 12.000 = 237.381.816 đồng GVHB xăng A92 = 21.428,636 x 940 = 20.528.633,29 đồng Đối với trường hợp bán lẻ xăng dầu, khi khách hàng mua lẻ yêu cầu viết hóa đơn GTGT, thực hiện quy trình viết hóa đơn như nghiệp vụ bán buôn nhưng không viết phiếu xuất kho do số lượng hóa đơn GTGT viết cho khách lẻ có nhu cầu rất lớn, kế toán rất tốn thời gian viết chi tiết từng PXK kèm hóa đơn để hạch toán khi có nghiệp vụ phát sinh. GVHB tính dựa trên số lượng bán lẻ đã xuất hóa đơn trên bảng kê hàng hóa cho khách hàng lẻ lấy hóa đơn.
Ví dụ:
Ngày 20/12/2013, khách hàng mua 9l xăng A92 với giá xuất kho là 21.428,636 đồng/lít, giá bán là 22.064,214 đồng/lít đã thanh toán bằng tiền mặt, HĐGTGT số 0004693, PXK số 4555. Nghiệp vụ này được tập hợp trên Bảng kê bán lẻ hàng hóa cho khách hàng lấy hóa đơn (Bảng 2.7).
GVHB xăng A92 = 21.428,636 x 9 = 192.857,724 đồng
Đối với trường hợp khách mua lẻ không lấy hóa đơn, cuối ngày nhân viên bán hàng và kế toán chốt số lượng trên máy bán hàng. Tương tự trường hợp khách hàng lấy hóa đơn, nhân viên bán hàng lập bảng kê hàng hóa cho khách hàng không lấy hóa đơn. Dựa vào số lượng trên bảng kê, kế toán tính được GVHB trong ngày đã xuất.
33
Sau đó, cửa hàng trưởng lập bảng kê bán lẻ hàng hóa cho số lượng vừa chốt, chuyển cho phòng kế toán viết hóa đơn GTGT cho hàng bán lẻ và tính GVHB dựa trên số lượng trên bảng kê (không dùng PXK).
Ngoài ra, đặc thù của mặt hàng xăng dầu là mức độ hao hụt rất lớn, theo Quy định về hệ thống định mức hao hụt xăng dầu chứa trong bể đối với xăng là 0,12%, dầu diezel là 0,08%. Sau khi sử dụng một số dụng cụ đo mức độ hao hụt, kế toán xác định số hao hụt trong định mức và tính trực tiếp vào GVHB của công ty. Phần hao hụt ngoài định mức, sau khi xác định nguyên nhân và theo quyết định của cấp trên sẽ trừ lương nhân viên, bồi thường hoặc tính vào chi phí trong kì của công ty.
Ví dụ: Ngày 02/12/2013, sử dụng các biện pháp chuyên môn, kế toán xác định được số lít xăng hao hụt trong bể chứa A2 là 6,5 lít xăng, số lượng còn lại là 2.380 lít. Cuối ngày 01/12/2013, số lít xăng còn lại trong bể được xác định là 8.506 lít. Giá nhập là 21.428,636 đồng/lít
Tỉ lệ hao hụt trong định mức = (8.506 – 2.380) x 0,12% = 7,35 lít Ghi nhận GVHB = 7,35 x 21.428,636 = 157.500,4746 đồng
Kế toán chi phí thu mua hàng hóa
Do sau khi hàng hóa được thu mua, công ty chuyển thẳng đi bán trực tiếp cho khách hàng, nên các khoản chi phí thu mua phát sinh trước đó sẽ được tập hợp lại với chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hóa. Kế toán tại công ty tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh nói trên vào TK 641 – Chi phí bán hàng, không sử dụng TK 1562 để phản ánh thêm chi phí thu mua và không cần phân bổ chi phí thu mua vào cuối kì.
Đối với hàng hóa mua về nhập kho bán lẻ có sử dụng phương tiện vận tải chuyên dụng của công ty, trường hợp này chỉ phát sinh chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển được tập hợp và tính vào giá bán cho khách hàng.