1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN BÀI NGHĨA CỦA CÂU

8 222 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 27,92 KB

Nội dung

Nắm được những nội dung cơ bản, phổ biến và dễ nhận thấy về hai thành phần nghĩa của câu mà cụ thể đó là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.. - GV hỏi: So sánh từng cặp câu a1- a2 b1 -b2 v

Trang 1

Tiết 74 – Tiếng Việt Ngày soạn: 10/10/2013

Ngày dạy: 28/10/2013

NGHĨA CỦA CÂU

A MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kiến thức: giúp HS nắm được khái niệm nghĩa của câu Nắm được những nội dung cơ bản, phổ biến và dễ nhận thấy về hai thành phần nghĩa của câu mà cụ thể đó là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

- Kỹ năng, tư duy: giúp HS có khả năng sử dụng câu một cách thành thạo, nhận biết, lĩnh hội, phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh Kỹ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất

- Giáo dục tư tưởng: có ý thức, thái độ sử dụng câu một cách đúng đắn và hợp lý nhất, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

B PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 Phương tiện thực hiện:

 Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án bài giảng, sách thiết kế bài giảng (lớp 11 ban cơ bản tập 2 NXB GD năm 2010) Ngoài ra còn có một số tài liệu tham khảo được bộ GD & ĐT phê duyệt

 Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn, tài liệu tham khảo

 Phương pháp thực hiện:

 Kết hợp các phương pháp đàm thoại, diễn kịch, quy nạp, sử dụng câu hỏi phát vấn

 Giáo viên cho học sinh phân tích theo câu hỏi gợi ý rồi rút ra nhận xét, kết luận

 Làm bài tập, thực hành

C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY

Trang 2

1 Ổn định tổ chức (1 phút).

Kiểm tra sĩ số, nề nếp

2 Kiểm tra bài cũ (4 phút).

Câu hỏi: Hãy đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài Lưu biệt khí xuất dương? Chí làm

trai của Phan Bội Châu được biểu hiện như thế nào thông qua bài thơ?

3 Bài mới

Giớ thiệu bài mới: (1 phút)

Trong quá trình giao tiếp hằng ngày của chúng ta, từ lời ăn tiếng nói cho tới chữ viết, nghĩa của câu thường được mọi người cảm nhận theo thói quen và kinh nghiệm và thói quen, kinh nghiệm đó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của chúng ta Để hiểu được vấn

đề quen thuộc này một cách sâu sắc và có cơ sở khoa học hơn thì hôm nay chúng ta sẽ đi

tìm hiểu bài Nghĩa của câu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC

Hoạt động 1:Tìm hiểu các thành phần

nghĩa của câu (10 phút)

- GV gọi HS đọc và phân tích ngữ liệu 1

phần I (SGK trang 6)

- GV gợi mở dẫn dắt cho HS, HS trao

đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi

- GV hỏi: So sánh từng cặp câu a1- a2 b1

-b2 và cấu trả lời hỏi sau:

 Hai câu trong mỗi câu đều đề cập đến

cùng một sự việc, sự việc đó là gì?

 Câu nào thể hiện sự việc nhưng chưa

tin tưởng chắc chắn đối với sự việc?

 Câu nào thể hiện sự phỏng đoán có độ

tin cậy cao đối với sự việc?

 Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh

giá bình thường của người nói đối với sự

việc?

- HS đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét câu trả lời của HS

I Hai thành phần nghĩa của câu:

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa của câu:

 Nghĩa sự việc (nghĩa miêu tả): đề cập đến sự việc được nói đến trong câu

 Nghĩa tình thái: là sự bày tỏ thái độ,

sự đánh giá của người nói đối với sự việc

- Các thành phần nghĩa của câu thường có mối quan hệ gắn bó mật thiết (trừ trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ cảm thán)

Trang 3

- GV tổng kết:

 Cả hai câu a1 và câu a2 đề nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ

 Câu a1 có dùng từ hình như thể hiện

độ tin cậy chưa cao

 Câu a2 không dùng từ hình như thể

hiện độ tin cậy cao (khẳng định có sự việc ấy)

 Cả hai câu b1 và b2 đều đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng

 Câu b1 có dùng từ chắc thể hiện sự

phỏng đoán, có sự tin cậy nhất định (thể hiện

sự đánh giá chủ quan của người nói đối với

sự việc)

 Câu b2 không dùng từ chắc thể hiện

thái độ khách quan đối với sự việc (chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc, không kèm theo sự đánh giá phỏng đoán)

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở

- GV yêu cầu HS đọc và phân tích ngữ liệu 2 phần I trong SGK và trả lời câu hỏi:

 Mỗi câu thường có mấy thành phần nghĩa, đó là những thành phần nghĩa nào?

 Các thành phần nghĩa trong câu có quan hệ với nhau như thế nào?

- GV gợi ý, hướng dẫn HS trả lời

- HS dựa vào SGK trả lời

- GV tổng kết

 Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa là: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái

Các thành phần nghĩa của câu thường

có quan hệ gắn bó mật thiết, trừ những trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán

Ví dụ:

Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả Chà chà!

(Nguyễn Tuân)

 Nghĩa sự việc được biểu hiện qua các

từ ngữ (y văn vẻ đều có tài cả).

Trang 4

 Thái độ ngạc nhiên thể hiện qua từ

(thế ra) và thái độ kính cẩn qua từ (dạ bẩm)

Chà chà! là câu chỉ có nghĩa tình thái.

Bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán

(chà chà).

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở

Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa sự việc

(15 phút)

- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II trong

SGK và trả lời câu hỏi:

 Nghĩa sự việc của câu là gì?

 Cho biết một số thể hiện của nghĩa sự

việc trong câu?

 Nghĩa sự việc thường được thể hiện ở

thành phần ngữ pháp nào của câu?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi

- GV nhận xét:

 Nghĩa sự việc của câu là thành phần

nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến

 Trong câu trước hết cần tách ra thành

phần nghĩa cơ bản đó là: Nghĩa sự việc và

nghĩa tình thái

 Nghĩa sự việc trong câu là thành phần

phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng được

phản ánh đó được gọi chung bằng một từ ngữ

đó là sự việc

Ví dụ:

1 Xe sắp chạy tới rồi.

2 Đứa bé ốm hôm nay đã đỡ nhiều.

3 Chuột!

4 Chao ôi!

Nghĩa miêu tả ở câu 1 và câu 2 phản

ánh sự việc, câu 3 phản ánh con vật (sự tồn

tại), câu 4 không có nghĩa miêu tả.

 Khi xem xét nghĩa sự việc của câu

II Nghĩa sự việc

 Định nghĩa: nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến

 Có các nghĩa sự việc sau:

 Câu biểu hiện hành động

 Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

 Câu thể hiện quá trình

 Câu thể hiện tư thế

 Câu thể hiện sự tồn tại

 Câu thể hiện quan hệ

 Nghĩa sự việc của câu thường được thể hiện nhờ các từ mang vai trò: chủ ngữ,

vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và các thành phần phụ khác

Trang 5

chúng ta quan tâm đến việc câu đó được dùng

để làm gì tức là được dùng để thể hiện hành động nói nào

 Những biểu hiện của nghĩa sự việc trong câu: hành động, trạng thái, tính chất đặc điểm quá trình, tư thế, quan hệ, sự tồn tại

- GV phân tích nghĩa sự việc trong các ngữ liệu đã cho trong SGK

a Nghĩa sự việc biểu hiện bằng hành động.

VD: Xuân tóc đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi

mới xuống chờ những người đi đưa.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

- Động từ chỉ hành động: cắt đặt

- Sự việc trong câu: Xuân tóc đỏ… chờ những người đi đưa

b Nghĩa sự việc biểu hiện ở trạng thái, tính chất, đặc điểm.

VD: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.

(Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu)

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình – Bài II)

- Tính từ chỉ trạng thái, tính chất đặc điểm: xanh ngắt, ngán

- Sự việc trong câu: trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, xuân đi xuân lại lại

c Nghĩa sự việc biểu hiện ở quá trình.

VD: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

(Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)

- Từ chỉ quá trình: đưa vèo

- Sự việc trong câu: lá… đưa vèo

d Nghĩa sự việc biểu hiện ở tư thế

Trang 6

VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú.

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo ngang)

Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà

(Nguyễn Du, truyện Kiều)

- Từ chỉ tư thế: lom khom, ngồi

- Sự việc trong câu: vài chú tiều dưới

núi dáng lom khom, một bà ngồi giữa giường

thất bảo

e Nghĩa sự việc biểu hiện ở sự tồn tại.

VD: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thói đời)

Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng.

(Nguyễn Du, truyện Kiều)

- Động từ chỉ sự tồn tại: còn, hết, thỏ

thẻ

- Sự vật tồn tại trong câu: bạc, tiền, đệ

tử, cơm, rượu, ông tôi, oanh vàng

f Nghĩa sự việc biểu hiện ở quan hệ.

VD: Đội tảo là một tay vai vế trong làng.

(Nam Cao, Chí phèo)

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, truyện Kiều)

- Từ chỉ quan hệ trong câu: là, như

- Sự việc trong câu: đội tảo là một tay

vai vế trong làng, ngựa xe như nước áo quần

như nêm

 Nghĩa sự việc của câu thường được

biểu hiện ở những thành phần ngữ pháp như:

Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một

số thành phần phụ khác

 Một câu có thể hiện một hay nhiều sự

việc

Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút) III Tổng kết

Trang 7

- GV chỉ định một HS đọc chậm, rõ ghi

nhớ trong SGK

- HS đọc ghi nhớ và ghi chép vào vở

Ghi nhớ:

Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được nói đến trong câu Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác

Hoạt động 4: Luyện tập (10 phút)

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong

SGK

 Bài tập 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề và xác định yêu

cầu đề bài

IV Luyện tập

1 Bài tập 1

 Câu 1: Diễn tả 2 sự việc (trạng thái)

Ao thu lạnh, nước thu trong.

 Câu 2: Nêu một số sự việc (đặc điểm)

Thuyền … bé.

 Câu 3: Nêu một số sự việc (quá trình)

Sóng … gợn.

 Câu 4: Nêu một số sự việc (quá trình)

Lá… đưa vèo.

 Câu 5: Diễn tả hai sự việc

 Trong đó có một sự việc (trạng thái)

Tầng mây lơ lửng.

 Một sự việc (đặc điểm)

Trời xanh ngắt.

 Câu 6: Diễn tả hai sự việc

 Trong đó có một sự việc (đặc điểm)

Ngõ trúc quanh co.

 Trong đó có một sự việc (trạng thái)

Khách vắng teo.

 Câu 7: Diễn tả hai sự việc (tư thế)

Tựa gối, buông cần.

 Câu 8: Nêu một sự việc (hành động)

Trang 8

Cá … đớp.

4 Củng cố dặn dò: (1 phút)

 Củng cố lại kiến thức về khái niệm nghĩa của câu và hai thành phần nghĩa của câu

đó là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

 GV dặn dò HS về nhà làm bài tập 2 và 3 trong SGK và soạn bài mới

GV nhấn mạnh: HS học bài cũ, làm bài tập và soạn bài mới: Nghĩa của câu tiếp

theo

Hướng dẫn HS học lý thuyết và chuẩn bị bài mới: Nghĩa của câu tiếp theo.

D ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY.

Quy Nhơn, ngày 10 tháng 10 năm 2013

Giảng viên hướng dẫn

Th.S Trần Thị Diệu Nữ

Sinh viên soạn giảng

Trần Đỗ Minh Giang

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w