1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án Nghĩa của câu tiết 2

12 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 29,29 KB

Nội dung

Nếu nghĩa sự việc tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu, nó thường được biểu hiện nhờ các từ đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ,trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA NGỮ VĂN



GIÁO ÁN TẬP GIẢNG PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT

Người hướng dẫn: Trần Diệu Nữ

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Hương

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Bình Định, ngày tháng năm 2013

Trang 2

GHI THÊM NHAN ĐỀ BÀI, SỐ TIẾT Ở ĐÂY

I.MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU

1. Kiến thức (CHƯA HỢP LÝ PHẢI NHẤN MẠNH VÀO PHẦN KIẾN THỨC CUAE TIẾT “NGHĨA CỦA CÂU” TIẾP THEO ĐÂY

LÀ MỤC TIÊU CỦA BÀI NGHĨA CỦA CÂU NÓI CHUNG)

Nắm được nội dung cơ bản hai thành phần nghĩa của câu

2. Kĩ năng

Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất với ngữ cảnh

3. Nội dung tư tưởng

Vừa có ý thức nhìn nhận thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong những ngữ cảnh khác nhau vừa phát huy hiệu quả diễn đạt của hai thành phần nghĩa của câu để sử dụng trong tạo lạp văn bản cũng như giao tiếp

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ( THIẾU

PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NHỮNG CÁI TRÌNH BÀY Ở DƯỚI LÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH)

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (THỜI GIAN?)

Câu hỏi: Nghĩa sự việc của câu là gì? Nêu một số nghĩa sự việc được biểu

hiện trong câu? Phân tích nghĩa sự việc trong 4 câu thơ đầu trong bài Thu điếu của Nguyễn khuyến

(1) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

(2) Một chiếc thuyền câu bé teo teo

(3) Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

(4) Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo

Đáp án: Nghĩa sự việc tương úng với sự việc được đề cập đến trong câu.

Trong câu nghĩa sự việc thường biểu hiện:

-Hành động

- trạng thái, tính chất, đặc điểm

-quá trình

- tư thế

- sự tồn tại

-quan hệ

(1) diễn tả hai sự việc – Trạng thái:( Ao thu lạnh lẽo và nước trong veo)

Trang 3

(2) diễn tả một sư việc – Đặc điểm: ( Chiếc thuyền- bé)

(3) diễn tả một sự việc - Qúa trình: (Sóng-gợn)

(4) diễn tả một sự việc – Qúa trình( Lá-đưa vèo)

3. Bài mới

Lời giới thiệu vào bài: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hai thành phần

nghĩa của câu đó là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái Nếu nghĩa sự việc tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu, nó thường được biểu hiện nhờ các từ đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ,trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác thì nghĩa tình thái là gì, nó được biểu hiện ra sao? Bài học nghĩa của câu (tiếp theo) hôm nay sẽ trả lời cho trả lời những câu hỏi đó nhằm giúp các em nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về nghĩa của câu để vận dụng trong quá trình dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản cũng như trong giao tiếp

(BỔ SUNG CỘT THỜI GIAN.NẾU KO THÌ BỔ SUNG Ý THỜI GIAN VÀO CỘT HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS)

Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa tình

thái của câu

*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

nghĩa tình thái của câu trong

trường hợp sự nhìn nhận, đánh giá

và thái độ của người nói đối với sự

việc được đề cập đến trong câu

- Giáo viên hỏi: Thế nào là tình thái?

Hs trả lời

- Giáo viên bổ sung: tình thái được

hiểu là tình cảm, thái độ hay sự đánh

giá của người nói đối với đối tượng

được đề cập tới hay hướng tới

- Giáo viên định hướng: khi đề cập

đến sự việc nào đó, người nói không

thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá

của mình đối với sự việc đó Trong

SGK trang 18, 19 và nêu các ví dụ

biểu hiện thái độ và sự đánh giá khác

nhau của người nói đối với sự việc

trong những trường hợp cụ thể

III. Nghĩa tình thái

1.Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với

sự việc được đề cập đến trong câu

Trang 4

- Giáo viên hướng dẫn HS phân tích

2 ví dụ đầu tiên theo hệ thống câu

hỏi

+ Em hãy chỉ ra nghĩa sự việc trong

các ví dụ được nêu?

+ Tác dụng của những từ in đậm đối

với mỗi câu?Nếu bỏ các từ in đậm

thì sắc thái biểu cảm của câu thay đổi

như thế nào?

Xét 2 ví dụ:

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước

Việt Nam từ tay Nhật, chứ không

phải từ tay Pháp

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

-Nghĩa sự việc: Dân ta đã lấy lại

nước Việt Nam từ tay Nhật chứ

không phải tay Pháp

-Sự thật là: Khẳng định tính chân

thật của sự việc

Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp

cùng hắn thật

(Nam Cao, Chí Phèo)

-Nghĩa sự việc: Bá Kiến có ý muốn

dàn xếp cùng hắn

-Quả… thật: như một sự vỡ lẽ, nhìn

nhận rồi khẳng định lại sự thật

 Nếu bỏ các từ in đậm nêu trên

thì tính chân thật của sự việc không

được khẳng định một cách chắc chắn

Giáo viên mở rộng: Ngoài ra còn có

một số từ tình thái thường thể hiện

tính chân thật của sự viêc như: thật,

đúng, thực ra, nghĩa là, đích thị là,

quả là…

Giáo viên rút ra kết luận

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm phân

tích các ví dụ tiếp theo tương tự 2 ví

dụ đầu tiên

HS thảo luận

Giáo viên gọi đại diện từng nhóm trả

-Khẳng định tính chân thật của sự việc

-Phỏng đoán sứ việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp

Trang 5

Nhóm khác lại nhận xét

Giáo viên bổ sung

Xét 2 ví dụ của nhóm 1

Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng

đã lâu Mặt trời chắc đã lên cao, Và

nắng bên ngoài chắc là rực rỡ

(Nam Cao, Chí Phèo)

-Nghĩa sự việc: khi Chí Phèo mở mắt

thì trời sáng đã lâu Mặt trời đã lên

cao, và nắng bên ngoài rực rỡ

- Chắc…chắc là: thể hiện thái độ

hoài nghi, sự phán đoán ở mức độ tin

cậy cao

Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ:

Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ

của chúng mày cũng như của tao

(Kim Lân, Làng)

-Nghĩa sự việc: trong ý mụ, mụ nghĩ:

Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ

của chúng mày cũng như của tao

- Hình như: Thể hiện sự hoài nghi,

sự phán đoán có mức độ tin cậy thấp

 Nếu bỏ các từ in đậm thì 2 câu

trở thành câu khẳng định không còn

thái độ phỏng đoán sự việc với mức

độ tin cậy cao hoặc độ tin cậy thấp

Giáo viên mở rộng: Ngoài ra còn có

các từ tình thái thường thể hiện sự

phỏng đoán sự việc như: ắt hẳn, hẳn

là, chắc rằng, chưa chắc, cũng có lẽ,

nghe đâu, hay là, chưa biết chừng,

dường như…

Giáo viên rút ra kết luận

Xét 2 ví dụ của nhóm 2

Tôi xin thề với ông rằng, tuy chính

phủ có cho tôi hai trăm mẫu đồn

điền thật, nhưng tôi mất theo vào cái

ấy có đến sáu vạn bạc, mà vẫn chưa

-Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sứ việc

Trang 6

thu về một xu nào cả!

( Vũ Trọng Phụng, Giông Tố)

-Nghĩa sự việc: Tôi xin thề với ông

rằng, tuy chính phủ có cho tôi hai

trăm mẫu đồn điền, nhưng tôi mất

theo vào cái ấy sáu vạn bạc, mà vẫn

chưa thu về một xu nào cả!

Thật: khẳng đinh sự chân thật của sự

việc

- Có đến: Đánh giá về mức độ hay số

lượng cao hơn sự mong đợi của

người nói

Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm

hay gói thuốc là cùng

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

-Nghĩa sự việc: Với lại, đêm họ mua

bao diêm hay gói thuốc

-Chỉ… Là cùng: đánh giá mức độ

hay số lượng thấp hơn sự mong đợi

của người nói

 Nếu bỏ các từ in đậm trên thì câu

trở thành câu khẳng định, không

cho biết sự đánh giá về mức độ

hay số lượng đối với một phương

diện nào đó của sự việc

Giáo viên mở rộng: Ngoài ra còn

một số từ tình thái biểu hiện sự đánh

giá mức độ hay số lượng như: chỉ

còn, tân, ít ra, quá, độ, suy cho

cùng, nhiều lắm thì…

Giáo viên rút ra kết luận

Xét 2 ví dụ của nhóm 3

Giá thử đêm qua không có thị thì

hắn chết

(Nam Cao, Chí Phèo)

- Nghĩa sự việc: đêm qua không có

thị thì hắn chết

- Giá thử: đánh giá sự việc có thực đã

xảy ra

-Đánh giá sự việc cò thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra

-Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc

Trang 7

Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan

đập đầu

-Nghĩa sự việc: Hắn nhặt một hòn

gạch vỡ, đập đầu

-Toan: một dự định, một sự việc chưa

xảy ra

 Nếu bỏ các từ in đậm thì câu sẽ

trở thành câu khẳng định không cho

biết thái đọ đánh giá sự việc có thực

hay không thực, đã xảy ra hay chưa

xảy ra

Giáo viên mở rộng: Ngoài ra còn

một số từ tình thái thường biểu hiện

thái độ đánh giá sự việc có thực hay

không có thực, xảy ra hay chưa xảy ra

như: định, chực, sẵn, giả sử, giá thế

thì, để xem

Giáo viên rút ra kết luận

Xét 3 ví dụ của nhóm4

Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng

mẹ đẻ phải làm cho mọi người An

Nam tha thiết với giống nòi lo lắng

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ

để-nguồn giải phóng các dân tộc bi áp

bức)

-Nghĩa sự việc: Việc từ bỏ văn hóa

cha ông và tiếng mẹ đẻ làm cho mọi

người An Nam tha thiết với giống

nòi lo lắng

-Phải: Khẳng định tính cần thiết của

sự việc Trường kì kháng chiến nhất

định thắng lợi

•Tao không thể làm người lương

thiên được nữa

Cao, Chí (Nam Phèo)

-Nghĩa sự việc: Tao làm người lương

thiên được nữa

-Không thể: Khẳng định khả năng

2 Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe

-Tình cảm thân mật, gần gũi

-Thái độ bực tức, hách dịch

-Thái độ kính cẩn

Trang 8

của sự việc

Trường kì kháng chiến nhất định

thắng lợi

(Trường Chinh)

-Nghĩa sự việc: Trường kì kháng

chiến nhất định thắng lợi

-Nhất định: Khẳng định tính tất yếu

sẽ xảy ra của sự việc

 Nếu bỏ các từ in đậm thì các câu

trên sẽ trở thành câu khẳng định ở

mức độ trung hòa không cho biết sự

cần thiết, tính tất yếu hay khả năng

của sự việc

Giáo viên mở rộng: Một số từ tình

thái khác thường biểu hiện tính tất yếu

của sự việc, sự cần thiết hay khả năng

của sự viêc như: nên, cần, có thể, tất,

nhất định là…

*Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa tình

thái trong trường hợp biểu hiện

tình cảm, thái độ của người nói đối

với người nghe

Giáo viên nói: người nói thể hiện rõ

thái độ, tình cảm đối với người nghe

thông qua các từ ngữ xưng hô, từ

ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu

Giáo viên hướng dẫn HS phân tích

các ví dụ trong SGK T 19 để thấy

được các thái độ, tình cảm của người

nói đối với người nghe

-Tình cảm thân mật, gần gũi: thường

được thể hiện qua các từ cảm thán ở

cuối câu như à, ơi, nhỉ, nhé…

-Thái độ bực tức, hách dịch thường

được thể hiện qua các từ xưng hô

như: mày, nhà ngươi, hắn…

-Thái độ kính cẩn thường được thể

hiện qua các từ như: dạ, thưa, bẩm,

lạy

Giáo viên khái quát kiến thức

Bài tập:Phân tích thái độ của Bá

Kiến trong đoạn văn sau:

- Rồi vừa xốc Chí Phèo cụ vừa phàn nàn:

Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ Chỉ tại thằng Lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau Ai chứ anh với

nó còn có họ kia đấy

(Nam Cao, Chí Phèo)

Hướng dẫn trả lời:

Các từ ngữ tình thái và biểu hiện nghĩa tình thái của chứng:

-Khổ quá: tạo tình cảm than mật,

gần gũi

-Giá: đánh giá sự việc có thực đã

xãy ra

-Thế nào: phỏng đoán, hoài nghi -Cả: đánh giá về mức độ về mối

quan hệ của Chí Phèo và Bá Kiến nhằm đặt Chí Phèo ngang bằng với Bá kiến

-Chỉ: đánh giá về mức độ sự việc

không nghiêm trọng như đã xảy ra

-Ai chứ…kia đấy: phỏng đoán sự

Trang 9

Hướng dẫn HS làm một bài tập

củng cố (dùng bảng phụ)

- Giáo viên gọi một HS đọc đoạn

văn và trả lời câu hỏi:

+ Tìm các từ ngữ tình thái và phân

tích biện hiện của chúng?

+Thái độ của Bá Kiến đối với Chí

Phèo ra sao? Thông qua đó, em có

nhận xét gì về con người Bá Kiến?

việc với độ tin cậy thấp

Ngoài ra con một số từ ngữ xưng hô thể hiện thái độ của Bá Kiến

-Ta, anh: tạo sự gần gũi, đặt Chí

Phèo ngang bằng với Bá Kiến

-Thằng Lí Cường: thái độ bực

tức, hách dịch

 Thông qua các từ ngữ tình thái và xưng hô ta thấy Bá kiến

có thái độ nhẹ nhàng,vừa đổ lỗi cho Lí Cường vừa tạo tình cảm thân mật, gần gũi với Chí Phèo

Từ đó cho ta thấy Bá Kiến là người bình tĩnh, khôn khéo, biết xoa dịu tình thế

* Ghi nhớ: SGK/ T19

Hoạt động 2: Luyên tập

Giáo viên gọi một HS đọc đề và xác

định yêu cầu

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm như

ở phần 1

Giáo viên gợi ý HS giải bài tập theo

câu hỏi:

Xác định nghĩa sự việc trong các câu

ở bài tập 1? Tìm các từ tình thái và

phân tích nghĩa tình thái được biểu

hiện qua các từ ngữ đó?

Bài tập 1: Phân tích nghĩa sứ việc

và nghĩa tình thái trong các câu:

a) Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa

( Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)

-Nghĩa sự việc: Hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền Nam Bắc với hai sắc thái khác nhau

-Từ tình thái: chắc

-Nghĩa tình thái: Phỏng đoán với thái độ tin cậy cao

b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng

(Nguyên Hồng, Mợ Du)

-Nghĩa sự việc: Tấm ảnh chụp hai

mẹ con kia là mợ Du và thằng Dũng

-Từ tình thái: Rõ ràng

Trang 10

-Nghĩa tình thái: Khẳng định sự việc ở mức độ tin cậy cao

c) Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

-Nghĩa sự việc: một cái gông xứng đáng với tội án sáu người

tử tù

-Từ tình thái: thật là

-Nghãi tình thái: Khẳng định tính chân thật của sự việc

d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt(1) Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao?(2)

Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều(3)

(Nam Cao, Chí Phèo)

-Nghĩa sự việc: (1)Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt

(3) Hắn mạnh vì liều

-Nghĩa tình thái: (1) chi: Nhấn mạnh số lượng ở mức độ ít về cái nghề cướp giật và dọa nạt của Chí Phèo.(2)Là câu hỏi tu từ: thể hiện sự hoài nghi về sự việc (3)

Đã đành: Hàm ý thừa nhận một

sự thật “hắn mạnh vì liều”

Trang 11

4. Củng cố, dăn dò

-Củng cố lại kiến thức về nghĩa của câu, đặc biệt về nghĩa tình thái của câu

-Hướng dẫn hoc sinh học lí thuyết, làm các bài tập 2, 3, 4 về nhà

-Hướng dẫn hoc sinh chuẩn bị bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

IV. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIÊM GIỜ DẠY

Quy nhơn, ngày tháng năm 2013

Trang 12

NHẬN XÉT: (L CHỈ NHẬN XÉT CÁCH TRÌNH BÀY VÀ CÁCH ĐẶT CÂU HỎI THÔI.VỀ NỘI DUNG THÌ L KO CÓ Ý KIẾN)

- ƯU ĐIỂM:

+ Câu hỏi đặt rõ ràng, khá chuẩn xác

+ Kết hợp nhiều hình thức giảng dạy tạo không khí sinh động

+ có phần mở rộng, khác sâu kién thức

+ có bài tập bổ sung để kiểm tra kiến thưc cho hs

- Nhược điểm

+ Chưa có thời gian cho từng phần

+ Nội dung bài học quá it (có thể hương chỉ cho hs ghi nhớ bao nhiêu

đó là hợp lý Nhưng theo lài nghĩ hương nên cho hs ghi một vài ví dụ

và phân tích ví dụ đó GV chỉ giảng mà ko ghi thì HS về nhà sẽ ko hiểu bài) Phần nội dung bài học nên làm chi tiết hơn

+ Phần lý thuyết nên giảm lại không cần phải phân tích tất cả nghia tình thái của tất cả các ví dụ phần lý thuyết khá đơn giản không cần phải phân tích nhiều

+tăng thời gian giải bài tập chỉ giải trê lớp 1 bài về nhà 3 bài thì ko hợp lý Và dù có cho về nhà thì trong giáo án vẫn cứ phải có phần đáp án của bt đó)

PS: ĐÂY LÀ Ý KIÊN CHỦ QUAN CỦA L THÔI HƯƠNG THẤY THẾ NÀO HỢP LÝ THÌ SỬA

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w