Vừa qua tôi đãđược một chuyến đi thực tế đến các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm nuôi dưỡngngười có công, trung tâm công tác xã hội ở nhiều tỉnh thành khác nhau và đã học hỏi được rấ
Trang 1BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội có lẽ khi nhắc đến nó vẫn còn nhiều người chưa biết đây là ngành học như thế nào Và tôi cũng vậy, khi mới đăng kí học ngành này thì tôi vẫn chưa biết chút gì về nó, tôi chỉ thấy cái tên công tác xã hội hay hay rồi đăng kí thi ngành này Nhưng khi được tiếp cận trực tiếp với công tác xã hội tôi mới thấy thật
sự mình đã không chọn sai hướng đi.Trong quá trình học 2 năm qua tôi đã học được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích Và tôi nghĩ bản thân sẽ cố gắng đưa công tác xã hội đến với mọi người để tất cả mọi người đều biết đến nó Công tác xã hội đã xuất hiện rất sớm từ các nước khác nhưng nó chỉ vừa mới hội nhập vào Việt Nam Công tác xã hội là một quá trình trợ giúp nhằm giúp thân chủ của mình có thể phát huy tiềm năng bản thân để có thể tự giải quyết vấn đề của họ Công tác xã hội có rất nhiều mảng khác nhau như : công tác xã hội với gia đình, công tác xã hội với phụ nữ, công tác xã hội với trẻ em, công tác xã hội trong
trường học, công tác xã hội với cá nhân Mỗi mảng đòi hỏi người nhân viên công tác xã hội phải có kinh nghiệm và kỹ năng, cách tiếp cận khác nhau Vừa qua tôi đãđược một chuyến đi thực tế đến các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm nuôi dưỡngngười có công, trung tâm công tác xã hội ở nhiều tỉnh thành khác nhau và đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, cơ cấu tổ chức của các trung tâm Vì thời gian có hạn nên chúng tôi không được tiếp xúc nhiều với các đối tượng Nhưng sau khi được học hết lý thuyết môn công tác xã hội với cá nhân thì lớp chúng tôi được trực tiếp xuống tiếp cận với đối tượng trong khoảng thời gian là 5 tuần Khi nghe được xuống tiếp cận trực tiếp với thân chủ tôi rất háo hức nhưng vẫn không kém phần hoang mang vì bản thân vẫn chưa đủ tự tin và kiến thức để tiếp cận với đối tượng
Và sau khi nhóm chúng tôi được cô Lâm đưa xuống trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu thì tôi cùng 3 bạn khác được phân đến lớp kỹ năng B Đến đâytôi và các bạn đã được vui chơi, trò chuyện với các em và các em thấy các anh chị cũng đều rất vui mừng Mỗi lần xuống đây là cảm xúc trong tôi lại dâng trào, lại háo hức Và tôi cũng không quên nhiệm vụ của mình là xuống đây để chọn một thân chủ tìm hiểu và xây dựng kế hoạch để trợ giúp thân chủ
Sau đây tôi xin báo cáo về quá trình thực hành của tôi khi tiếp cận với thân chủ
Trang 3PHẦN 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Đặt vấn đề
“Trẻ em hôm nay thế giưới ngày mai”, đúng vậy trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước Trẻ em chính là những búp măng non, những thế hệ trẻ đang nuôi dưỡng những hy vọng, ước mơ để đất nước ngày càng một phồn thịnh Chính vì vậy trẻ em giữ một vị trí rất quan trọng đối với mỗiquốc gia, mỗi dân tộc Xã hội đang ngày càng phát triển cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng hiện đại và trẻ em cũng đang được hưởng sự quan tâm, giúp đỡ, đảm bảo cho các em phát triển một cách toàn diện Việt Nam là một quốc gia đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thế giới, đạt được nhiều thành tựu kinh tế vượt bật Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc trẻ em, đăc biệt là tre em khuyết tật vẫn còn gặp phải nhiều bất cập
Mỗi ngày đều có hàng nghìn trẻ rm được sinh ra Các em được sinh ra
và lớn lên trong mỗi điều kiện và dặc điểm gia đình khác nhau Do vậy vẫn cũng có nhiều hoàn cảnh khác nhau Có những đứa trẻ được phát triển, lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ một cách bình thường, dược sống khỏe mạnh Nhưng đâu đó vẫn còn một số lượng không nhỏ các em đang chịu thiệt thòi về sức khỏe và tinh thần, trong đó phải kể đến trẻ em khuyết tật Các em đang gặp phải rất nhiều thiệt thòi so với các bạn đồng trang lứa khác
vì vậy phải cần có sự giúp đỡ rất nhiều từ các cá nhân, cộng đồng, gia đình
Vừa qua sau khi học xong lý thuyết môn công tác xã hội với cá nhân thì tôi được thực hành tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu
và được tiếp xúc, trò chuyện với các em khuyết tật ở đây Các em ở đây rất thân thương và rất quý mến mọi người Trong những ngày xuống đây thì tôi cũng đã chọn cho mình một thân chủ Thân chủ Vĩnh của tôi bị chậm phát triển trí tuệ, tuy đã 15 tuổi nhưng Vĩnh không thể làm được những phép toán, Vĩnh chỉ biết làm một số việc nhà đơn giản, biết đọc và viết nhưng vẫn còn chậm Trong quá trình học 2 năm qua thì tôi cũng đã có một số lý thuyết
cơ bản và tôi sẽ áp dụng những kỹ năng mà mình đã được học để can thiệp nhằm giúp đỡ cho Vĩnh một phần nào đó để Vĩnh có thể tiến bộ hơn Tuy biết là rất khó nhưng tôi sẽ cố gắng để trợ giúp cho Vĩnh có thể phát huy một
xí nào đó tiềm năng của bản thân
2 Mục tiêu
Trang 4- Áp dụng các kiến thức đã học có liên quan đến hành vi con người và môi trường xã hội cũng như các phương pháp, cách tiếp cận công tác xã hội trong việc giúp đỡ cá nhân và các đối tượng xã hội có vấn đề về tâm lí và
- Trang phục lịch sự, trò chuyện thân thiện, cởi mở
- Hợp tác làm việc với các bạn trong nhóm một cách tích cực
- Khi xuống tiếp cận với thân chủ phải tuân thủ nghiêm tục quy định nơi
cơ sở thực hành
- Phải chọn một thân chủ để tìm hiểu, trợ giúp
- Trò chuyện, vui chơi với các em, thái độ tích cực
- Chú ý , tập trung lắng nghe các kinh nghiệm từ thầy cô hướng dẫn và thầy cô chủ nhiệm của thân chủ
- Tìm hiểu và xây dựng kế hoạch can thiệp có hiệu quả
- Các hoạt động can thiệp nhằm hướng đến hoạt động học tập của thân chủ, các mối quan hệ bạn bè
- Tích cực, chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập có ích không những chỉ thân chủ mà còn cho những em khác
- Có thắc mắc thì chủ động hỏi cô giáo chủ nhiệm, gia đình thân chủ và thầy cô hướng dẫn thực hành
Trang 53 Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu
+ Kỹ thuật:
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với thân chủ, thầy cô và các em nhỏ khác
- Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm khi thân chủ nói về bản thân mình
- Kỹ năng thu thập dữ liệu
- Kỹ năng tham gia cùng thân chủ trong quá trình nhận diện vấn đề
- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề
- Kỹ năng kết nối và huy động nguồn lực trong việc giải quyết vấn đề là kết nối thân chủ với các em nhỏ khác trong trường
- Kỹ năng can thiệp, giám sát và đánh giá hiệu quả khi làm việc với cá nhân và gia đình
- Kỹ năng kết thúc mối quan hệ giúp đỡ
- Kỹ năng quan sát
- Phân tích và đánh giá thông tin
- Tôn trọng thân chủ, thái độ không phán xét
- Kỹ năng chọn lọc, xử lí thông tin chính xác
- Ghi chép thông tin
- Thu thập thông tin thông qua hỏi thông tin từ cô giáo chủ nhiệm và gia đình thân chủ
4 Lý thuyết áp dụng
Trang 6- Thuyết phát triển nhu cầu con người của Maslow : Ai cũng đòi hỏi có những
nhu cầu khác nhau, khi nững nhu cầu này được đáp ứng thì con người mới có thể phát triển toàn diện
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các loạinhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao
+ Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như
nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục
Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của conngười Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được Đặcbiệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy
đủ các nhu cầu cơ bản này Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa đượcthoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của conngười sẽ không thể tiến thêm nữa
+ Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:
An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sựphát triển liên tục và lành mạnh của con người
Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền
đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghềnghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người Để sinh tồn conngười tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu an toàn nếukhông được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thườngđược và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được Do đó chúng ta có thể hiểu vìsao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đãxâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác
+ Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận).
- Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và đượcngười khác thừa nhận
- Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị côđộc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trungthành giữa con người với nhau
Trang 7- Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn Bao gồm các vấn đềtâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng
hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nộidung cao nhất của nhu cầu này Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nộidung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi Nó thểhiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhânloại
Hãy thử tưởng tượng một ngày kia anh/chị thức dậy và phát hiện ra rằng anh/chị làngười cuối cùng trên quả đất này Trong nhà, cộng đồng và cả thế giới này khôngcòn ai ngoài anh/chị Điều gì sẽ xảy ra ? Anh/chị sẽ cảm thấy như thế nào ? Hầuhết mọi người nói rằng nếu không còn ai khác – bạn bè, gia đình, tình hữu nghị –cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa và giá trị nữa Anh/chị không thể phát triển đượcnếu thiếu mối quan hệ giao tiếp với người khác (giao tiếp được coi như là nhu cầubẩm sinh của con người) Qua đó chúng ta thấy được sức mạnh to lớn của nhu cầuđược quan hệ và được thừa nhận trong sự phát triển của mỗi cá nhân Nó cũng chothấy con người cần được yêu thương và thừa nhận hơn là cần thức ăn, quần áo vàchỗ ở cho sự tồn tại của mình
+ Nhu cầu được tôn trọng
- Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôntrọng
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, cóbản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tựhoàn thiện
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừanhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coitrọng, ngưỡng mộ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làmtốt công việc được giao Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đốivới mỗi con người
+ Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách
phân cấp về nhu cầu của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năngcủa một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó
- Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiệnmục đích của mình bằng khả năng của cá nhân
Trang 8- Thuyết gắn bó bowlby: Theo như đã tìm hiểu thì thân chủ V được sự chăm sóc
yêu thương của gia đình, bạn bè xung quanh nên thuộc kiểu gắn bó an toàn
Trẻ có gắn bó an toàn có hướng khám phá môi trường một cách tự do và tương tác tốt với người lạ khi có sự hiện diện của người chăm sóc Trẻ có thể bị khó chịu bởi chia cách và nếu có, trẻ sẽ phản đối và giới hạn lại việc khám phá môi trường khi người chăm sóc vắng mặt Trong lúc gặp mặt lại, trẻ đón chào người chăm sóc mộtcách tích cực và tìm kiếm tiếp xúc với người này và sẵn sàng được dỗ dành, trẻ cũng có thể quay lại chơi sau một lúc được tái nạp năng lượng cảm xúc Hành vi của người chăm sóc được ghi nhận bởi sự nhạy bén với nhu cầu của trẻ Đặc biệt làngười chăm sóc đọc được các tín hiệu của trẻ một cách chính xác và đáp ứng một cách nhanh chóng, phù hợp và với một cảm xúc tích cực
- Thuyết phát triển nhận thức Jean Piaget :
Jean Piaget chia ra 4 giai đoạn lớn của sự phát triển trí tuệ tre em là:
+ Giai đoạn cảm giác – vận động ( từ 0 đến 3 tuổi), là giai đoạn trẻ nhận biêt thế
giới thông qua sự phối hợp cảm giác và vận động
+ Giai đoạn tiền thao tác cụ thể ( từ 3 đến 7-8 tuổi), lúc này trẻ đã có thể nhận
biêt thế giới qua các biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng bằng ngôn ngữ
+ Giai đoạn thao tác cụ thể ( từ 7-8 đến 11 tuổi), trẻ có thể hiểu được thế giới theo
cách lý luận hơn là tri giác đơn giản thông qua các ý niệm về đối tượng bên ngoài
+ Giai đoạn thao tác hình thức hay tư duy loogic ( từ 11 đến 14-15 tuổi), trong
giai đoạn này trẻ có khả năng khái quát hóa các ý tưởng và cấu trúc các điều trừu tượng Chúng có khả năng đua ra kết luận từ những giả thuyết hơn là dựa hoàn toàn vào quan sát thực tế Trí tuệ của trẻ đã đạt mức phát triển hoàn chỉnh
Trang 9Đà nẵng ( nay là trường Đại học Sư phạm) Ngày 9/12/1992 trường chính thức hoạt động với việc khai giảng lớp học đầu tiên Đến ngày 31/1/1993 , UBND thànhphố Đà nẵng có quyết định số 223/QĐUB chuyển trường Mù Nguyễn Đình Chiểu trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phos Đà nẵng
Những năm đầu tiên trường được giao nhiệm vụ nuôi dạy trẻ khiếm thị tại tỉnh Quảng Nam – Đà nẵng và khu vực miền Trung Đến năm học 2005 -2008 do nhu cầu cấp thiết của xã hội và điều kiện phát triển của trường nên trường được phép
mở rộng đối tượng chăm sóc, nuôi dạy thêm các trẻ khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, đa tật
Những ngày đầu thành lập, trường đã gặp muôn vàn khó khăn Cơ sở vật chất xuống cấp, tạm bợ, đội ngũ CBNV – GV của trường Cao Đẳng Sư Phạm chuyển sang chỉ có 11 người Nhiều gian nan giáo viên ở đây phải gặp phải như: tu bổ cơ
sở vật chất, mua sắm bàn ghế, đồ dùng học tập và sắp xếp chỗ ăn ở cho học sinh, giáo viên phải tiếp cận chữ nổi để dạy học sinh mù Nhưng với sự đoàn kết, cố gắng của CBNV - GV nhà trường , sự động viên tạo mọi điều kiện kịp thời của lãnh đạo tỉnh, sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương, các ban ngành đoànthể nhà trường đã dần dần đi vào nề nếp ổn định Ngày đầu tiên khai giảng lớp đầu tiên với 17 học sinh khiếm thị do thầy Lê Đình Nam – Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam (cũ) nay là trường ĐHSP – ĐN kiêm nhiệm Đến nay trường
đã có 125 em học sinh khuyết tật ( 44 học sinh chậm phát triển trí tuệ và đa tật học chương trình mầm non, 60 học sinh khiếm thị, khiếm thính học chương trình tiểu học,22 học sinh khiếm thị học hòa nhập tại các trường Thực hành sư phạm , Hòa Minh, THPT Nguyễn Thượng Hiền
Trang 102 Nhiệm vụ - chức năng
- Đào tạo văn hóa từ Mầm non đến Phổ thông Trung học
- Phục hồi chức năng, dạy nghề phù hợp để các em khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng xã hội
- Thực hiện chức năng hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật tại cộng đồng: cụ thể
là chức năng giáo dục hoà nhập, can thiệp sớm, nhìn kém, tư vấn, tập huấn hỗ trợ chuyên môn cho phụ huynh, giáo viên hoà nhập ở các trườngMầm non, Tiểu học đến Phổ thông Trung học có học sinh khuyết tật học hoà nhập
- Phục hồi chức năng, định hướng di chuyển, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tựphục vụ, kỹ năng sống …Đặc biệt tăng cường bồi dưỡng môn ngoại ngữ, tin học, hội hoạ, âm nhạc…dành cho các em có năng khiếu
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Thực hiện công tác can thiệp sớm đối với trẻ em có vấn đề về tâm lí
- Thực hiện công tác đánh giá, khen thưởng trẻ khuyết tật
- Cùng với phòng giáo dục tổ chức các lớp tập huấn cho phụ huynh, giáo viên các trường tổ chức nhiều Hội thảo chuyên môn về trẻ khuyết tật
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức cá nhân từ thiện trong và ngoài nước hỗ trợ vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của các em
- Nâng cao trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục các em
3 Cơ cấu tổ chức
- Ban giám hiệu
- Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Ban chấp hành công đoàn
- Ban chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- Ban thường trực Hội Cha mẹ học sinh
- Các tổ chuyên môn
Trang 11B TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ
NHÂN
1 Bối cảnh chọn thân chủ
Sau khi được cô Lâm đưa xuống gặp cô hiệu trưởng trường Phổ thông
chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu thì tôi cùng 3 bạn khác được phân công đến lớp
kỹ năng B Mới lúc đầu bước tới trường tôi rất hồi hộp và hoang mang vì không biêt mình sẽ chọn thân chủ như thế nào và phải tiếp cận ra sao Đầu tiên tôi được gặp cô Thúy chủ nhiệm và nghe cô kể sơ lược về tình hình của lớp, của các em Theo như cô chia sẻ thì lớp kỹ năng gồm 10 em, lớp chỉ mới được thành lập từ đầu năm nay Lớp kỹ năng nhằm dạy các em các kỹ năng làm việc nhà cơ bản vì các
em không có khả năng để học được chữ, làm các phép toán và làm các việc nặng khác Lớp có các trường hợp như : tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ, down, Qua tìm hiểu thì nghe các thầy cô và các bạn có chia sẻ thì tiếp cận với thân chủ khiếm thính là dễ dàng nhất vì các em nhận thức rất tốt, vì thế nên khi tới lớp kỹ năng không có trẻ khiếm thính nên tôi cũng rất lo lắng Nhưng bản thân cũng nghĩ mình
đã được phân công đến đây nên dù thế nào cũng cố gắng hết sức
Khi mới vừa tới trước lớp thì các em mừng rỡ chạy chào, bắt tay mọi người, tôi cảm thấy rất thương các em Lúc này thì cô Thúy cũng bắt đầu giới thiệu sơ lược về các em trong lớp Và trong lúc đó tôi cũng để ý tới một em nam đang cặm cụi lau sàn nhà Sau khi nghe cô Thúy giới thiệu thì đó là Vĩnh, em bị chậm phát triển trí tuệ, học không được nên vào lớp mày để học các kỹ năng làm việc nhà để
có thể phụ giúp bố mẹ và Vĩnh cũng là em ngoan, hiểu biết hơn so với các ban khác trong lớp Sau khi nghe cô Thúy giới thiệu như vậy thì tôi cảm thấy hào hứng
và bắt đầu lại làm quen trò chuyện với Vĩnh Tôi đã xác định đây là thân chủ mà mình đã chọn Lần đầu gặp nên tôi chỉ trò chuyện tự nhiên, giới thiệu về bản thân mình rồi hỏi sơ về tên tuổi của em và hẹn gặp vào hôm sau Vĩnh có vẻ rất nhút nhác khi trò chuyện với người lạ Nên khi tiếp xúc lần đầu tiên thì phần nào tôi cũng thấy được sơ sơ điểm yếu của Vĩnh
Trang 122 Hồ sơ xã hội của thân chủ
Thông tin cá nhân thân chủ
Họ và tên: Trần Văn Vĩnh
Phái tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 8/5/2001
Nơi sinh: quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Hiện cư ngụ tại: quận Cẩm Lệ Thành phố Đà nẵng
Các thông tin khác về thân chủ
• Quá trình sinh sống và lớn lên: Vĩnh được sinh ra và lớn lên tại quận Cẩm Lệ
thành phố Đà Nẵng, từ khi mới sinh ra Vĩnh đã không may mắn như các bạn khác
vì bị chậm phát triển trí tuệ
Từ khi mới cưới nhau cho tới giờ bố mẹ Vĩnh được ông bà nội cho một căn nhà nhỏ ở quận Cẩm Lệ sinh sống và làm việc Vì không có khả năng đi học cùng các bạn trang lứa khác nên năm 2007 Vĩnh đã được gia đình đưa vào trường Phổ thôngchuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu và ở lại nội trú tại trường Cứ thế thứ 7, chủ nhật
bố lại đón về nhà rồi đến trường từ thứ 2 đến thứ 6
• Tình trạng học vấn, chuyên môn: Hiện tại khi được học các kỹ năng B Vĩnh đã
có thể tự làm được nước chấm, luộc rau, nấu cơm, lau nhà, tự làm vệ sinh cá nhân ,tính tiền nhưng nhờ có sự trợ giúp, có thể nhận biết được các con vật, biết đọc và viết nhưng vẫn còn chậm, Trong quá trình học tập và ở nội trú Vĩnh rất chăm chỉ, hay giúp đỡ các bạn trong lớp nghe lời cô giáo,chấp hành tốt nội quy trường lớp và
có sự tiến bộ trong quá trình học tập
Nhưng ngoài những mặt tích cực thì Vĩnh vẫn còn gặp khó khăn trong việc giao tiếp, Vĩnh giao tiếp còn rụt rè, vốn từ ngũ còn hạn chế, chưa thể làm các phép toán đơn giản