Nơi nhóm sinh viên chúng tôi chọn đến là Trường nội trú Nguyễn ViếtXuân- một ngôi trường khá nổi tiếng của phường Trung Kính- Quận Cầu Giấy- Hà Nội không những chỉ bởi đây là ngôi trường
Trang 1Công tác xã hội cá nhân
Trẻ em luôn là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước Các
em đáng được hưởng tất cả nhừng gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời của mình, các
em phải được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, được ăn no, mặc đẹp, đượchọc tập, vui chơi, được quan tâm, được chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ, được
ở bên gia đình
Thế nhưng, niềm hạnh phúc tưởng chừng như đơn giản đó lại là điềukhông thể với một số em trong ngôi trường mang tên người anh hùng NguyễnViết Xuân mà chúng tôi đang thực hành
Là một sinh viên năm cuối, đợt thực hành này nhằm cho sinh viên chúngtôi có dịp học hỏi cũng như thể hiện đầy đủ nhất những gì chúng tôi đã học
Nơi nhóm sinh viên chúng tôi chọn đến là Trường nội trú Nguyễn ViếtXuân- một ngôi trường khá nổi tiếng của phường Trung Kính- Quận Cầu Giấy-
Hà Nội không những chỉ bởi đây là ngôi trường dành cho những học sinh cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cả những học sinh trong diện chính sách mà cònđặc biệt ở chỗ, ngày kỷ niệm hàng năm của trường chính là ngày Thành lậpQuân đội nhân dân Việt Nam- 22/12- Một ngày ý nghĩa to lớn đối với cả dântộc
Ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã được sự giúp đỡ vô cùng tận tình củathầy Tuấn, thầy Hiệu trưởng của trường Các em ở đây mỗi em đều có một hoàncảnh éo le riêng, nhưng tất cả chúng đều rất vô tư, ngây thơ và trong sáng
Tại đây, các em đến học tập, ăn ở và được chăm sóc chu đáo cả về bữa ănlẫn giấc ngủ Điều đó làm cho tôi thực sự khâm phục những con người đã cốnghiến gần như cả cuộc đời của mình cho hạnh phúc của các em
Biết bao số phận éo le, biết bao hoàn cảnh đặc biệt trưởng thành và nênngười từ mái trường này
Bằng những kiến thức và các kỹ năng đã được rèn luyện và học hỏi tại trườngcũng như trong công việc, tôi đã, đang và sẽ cố gắng hết sức để vận dụng vàolần thực hành này sao cho kết quả tốt nhất
Trang 3* Trong phần báo cáo thực hành này bao gồm:
Phần A: Những đặc điểm tình hình chung của trường Nguyễn Viết Xuân
Phần B: Những đánh giá ban đầu về thân chủ
I Thông tin cơ bản về thân chủ
II Những điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ
III Sở thích, ước mơ của thân chủ
IV Xác định vấn đề của thân chủ
V Lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ
I Đặc điểm tình hình chung của trường Nguyễn Viết Xuân.
1 Quá trình thành lập và phát triển của trường.
- Trường Nội trú Nguyễn Viết Xuân trực thuộc Sở Lao động- Thương binh
và Xã hội Nhà trường thành lập theo Quyết định số 962/TCCQ ngày08/05/1969 của Uỷ Ban hành chính thành phố với chức năng nhiệm vụ là:+ Nuôi và dạy văn hóa cho các đối tượng là con thương binh, liệt sỹ,
mồ côi
+ Liên kết với các trường, đơn vị trong việc dạy nghề
- Địa điểm: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội
- Trường Nội trú Nguyễn Viết Xuân là một đơn vị trực thuộc Sở Lao ĐộngThương Binh và Xã hội, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của BanGiám Đốc Sở và hướng dẫn của các Phòng, ban nghiệp vụ
- Đối với cơ quan giáo dục, trường chịu sự quản lý về mặt chuyên môntrong công tác đào tạo, giáo dục
2 Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy:
+ Ban Giám Hiệu: 03 người
Trang 4+ Gồm 3 phòng chuyên môn: Phòng GD ĐT, phòng hành chính và phòng y tế nuôi dưỡng.
- Tổng số cán bộ và giáo viên của trường: 46 người
Trong đó: Ban Giám Hiệu : 03 người
Phòng giáo dục và đào tạo: 23 người
- Nhà ăn: 01 phòng với đầy đủ cơ sở vật chất dành cho học sinh như đồdùng nhà bếp, đồ dùng phục vụ ăn uống, bàn ghế, quạt máy, đèn điệnchiếu sáng…
- Thư viện: 01 phòng Với khoảng hơn 100 đầu sách các thể loại nhưng chủyếu là sách tham khảo, sách nâng cao, truyện tranh…Trong phòng ánhsáng đầy đủ, không gian yên tĩnh…được bố trí phù hợp với cảnh quan củatrường
4 Nguồn kinh phí hoạt động.
Trang 5- Ngân sách từ Thành phố Hà Nôi là chủ yếu.
- Ngoài ra, nhà trường cũng tích cực huy động nguồn ngân sách từ các tổchức trong và ngoài nước đóng góp để thực hiện các hoạt động khác nhưnhững ưu đãi dành cho học sinh của trường như tham quan, du lịch, thamgia các phong trào thi đấu thể dục thể thao, phần thưởng cho học sinh…
II Thực trạng hoạt động của trường Nguyễn Viết Xuân.
1 Tiếp nhận.
- Đối tượng tiếp nhận
+ Con thương binh, liệt sỹ
+ Trẻ mồ côi
+ Trẻ còn mẹ hoặc cha nhưng cha, mẹ tái giá, đi tù hoặc không có khả
năng nuôi dưỡng
+ Số lượng học sinh những năm gần đây học tập và sinh hoạt tại trường
ổn định trên dưới 200 em
2 Chăm sóc nuôi dưỡng:
- Các em được nuôi, dạy và phát triển mọi mặt với trợ cấp tiền ăn, tiền sinhhoạt khác đầy đủ
- Mỗi bậc học sẽ có 2 đến 3 người quản lý( Cô bảo mẫu) Họ có tráchnhiệm giám sát và quản lý các em ngoài giờ lên lớp
- Hàng tháng, tiền ăn của mỗi em là 300.000 đồng do kinh phí từ ngân sáchcủa nhà trường; 40.000 đồng từ hỗ trợ của các tổ chức khác
- Chi phí quần áo, các dụng cụ sinh hoạt, sách vở hoạ tập là 50.000đống/tháng
- Nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận các em đến 18 tuổi Sau đó các em
có thể học lên ĐH, CĐ hoặc nhà trường sẽ liên hệ với các cơ quan tổ chức
để tạo việc làm phù hợp với trình độ cũng như nguyện vọng của các em
3 Quản lý đối tượng:
Trang 6- Các em sau khi được nhận vào trường sẽ được kiểm tra trình độ họp tập
và phân lớp Tuỳ vào cấp học các em được phân công vào những nhàriêng dành cho khu nam và khu nữ ở ký túc
- Mỗi phòng nội trú được các cô bảo mẫu trực tiếp đảm nhận và xử lý cáctình huống xảy ra
- Hiệu trưởng lưu giữ hồ sơ và quản lý học sinh thoe ngành học
4 Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường.
Phần B: Những đánh giá ban đầu về thân chủ.
I Thông tin cơ bản về thân chủ.
Họ và tên thân chủ: Nguyễn Thị Thảo
Thường trú: Khu nội trú trường Nguyễn Viết Xuân
* Các nguồn thông tin về thân chủ
Thân chủ cung cấp qua các buổi tiếp xúc
Trang 7 Cô Tiến- người chăm sóc chính cho thân chủ.
Các bạn cùng lớp của thân chủ
* Một và nhận xét
Trang 8Thân hình nhỏ bé, ánh mắt lanh lợi nhưng giọng nói và cách ăn nói của
em làm tôi ngạc nhiên khi nó quá già dặn so với tuổi và có phần ngang tàng của
cô bé 12 tuổi này
Chính vì vậy, tôi quyết định sẽ tìm hiểu về hoàn cảnh , bản thân Thảo và
cố gắng giúp đỡ những vấn đề mà em đang gặp phải
Điều đập vào mắt tôi là cô bé này không hề e dè như những em khác khichúng tôi xuống mà chạy ra hỏi han chúng tôi như những người em đã quen từtrước
Trong lớp, Thảo có lẽ là còi nhất, em ngồi học ngay dưới mấy cậu bạn rấtnghịch ngợm và hay đánh nhau nên không ít lần, em phải…chịu trận Ngay cảkhi có tôi ở đó, tuy các em không dám đánh nhau ngay trước mặt chúng tôi,nhưng khi tôi ngồi nói chuyện với Thảo, mấy cậu bé đó thỉnh thoảng lại đánhtrộm em một cái đau điếng, những lúc như thế, Thảo chỉ im lặng và lườm lạinhững cậu kia
Chỉ đến khi tôi nổi giận doạ sẽ mách thầy hiệu trưởng, các em mới buôngtha cho cô bé Rồi cả những lần bị cướp phần bánh kẹo của mình, em chỉ biếtđứng ngoài cửa lớp để khóc chứ không dám chạy theo đòi kẹo của mình
Trang 9Có lẽ do em có phần nhỏ bé hơn những cậu bạn kia nên em đành hứngchịu những sự bắt nạt của họ Thế nhưng, ngay sau đó, nếu những cậu bạn đóchỉ cần nịnh vài câu, em sẵn sàng chia phần của mình cho họ Tôi hiểu rằng, dùsao em mới chỉ là một đứa bé…
3 Về việc học tập của thân chủ.
Còn nhỏ nên có lẽ em vẫn sợ cô giáo nên những bài tập cô giao về nhà,
em đều hoàn thành Nói là hoàn thành nhưng có một khuyết điểm lớn nhất củaThảo là em không hề tập trung khi làm bài nên bài tập về nhà hầu như sai hết
Vấn đề mà Thảo gặp phải là một lỗ hổng khá nghiêm trọng khi em không
hề biết những kiến thức rất cơ bản của những môn chính
Thảo bắt đầu vào trường Nguyễn Viết Xuân từ năm em học lớp 2, tuy đãđược sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô giáo nhưng do em bị hổngkiến thức từ lâu nên hiện giờ, so với mặt bằng chung của lớp, em bị xếp loại họclực kém
Hơn nữa, do còn nhỏ nên ý thức về học tập đối với em cũng còn hạn chế.Các em có giờ tự học trên lớp vào mỗi buổi tối nhưng hầu hết các em đều tranhthủ làm cho xong ngay trên lớp để tối còn được đi chơi, do đó, những bài tậpkhông được làm cẩn thận và không được các em quan tâm để làm bài nên tìnhtrạng chép của nhau, sai giống nhau trong lớp là không thiếu, và Thảo khôngphải là một ngoại lệ
4 Hoàn cảnh gia đình.
Tôi chủ yếu tiếp xúc, nói chuyện với em trong khi tôi dạy em học vào cáctối thứ 2 hàng tuần và do còn nhỏ nên những ký ức của em về gia đình khôngnhiều, nên những thông tin mà tôi thu thập được về gia đình em chủ yếu qua côTiến- bảo mẫu của khối lớp 5 này
Hơn nữa, Thảo khá già dặn khi nói về gia đình mình, nhưng già dặn theokiểu của trẻ con Khi tôi hỏi về hoàn cảnh gia đình em, em trả lời bằng một câunói mà tôi không thể nào nghĩ rằng, nó lại được phát ra từ một đứa trẻ 10 tuổi,
đó là câu: “ Chị đừng làm tổn thương em đi được không? Nói chuyện khác đi”.Tôi thật sự ngạc nhiên và biết rằng, thân chủ này sẽ khiến tôi vất vả…
Nhà em rất nghèo, theo như những kỷ niệm về tuổi thơ của em thì nơi em
ở là một vùng quê nghèo của Bắc Giang Ngôi nhà nơi em sống có bà ngoại, mẹ
Trang 10và cậu mợ của em cùng với 2 đứa em nhỏ, con của cậu mợ Ngôi nhà đó theonhư em tả thì nó giống một nơi ở tạm hơn là một ngôi nhà cho từng đó conngười sống 4 vách đều đắp đất, trên thì lợp 1 lớp nhựa, trên nữa thì là lớp lá
Cha Thảo bỏ mẹ con em từ khi em được 2 tuổi, sau đó mẹ em phát bệnh
và bị điên cho đến tận bây giờ Những ký ức về cha trong Thảo không mấy tốtđẹp khi em lớn lên và chứng kiến những cơn điên loạn của mẹ, những lúc lêncơn, mẹ túm tóc và áo của em nói rằng chỉ vì em mà cha em mới bỏ mẹ em mà
đi
Lòng căm hận của em đối với cha quá lớn khi mà nói chuyện với tôi,những lúc nhắc đến cha, Thảo nói rằng sau này lớn lên em sẽ đi tìm và giết chếtngười cha bội bạc đó…
Chỉ có buổi tối em mới được ra ngoài vì ban ngày em phải ở nhà trông mẹ
vì những người lớn đã đi làm, bà ngoại của em cũng phải đi rửa bát thuê cho cáchàng quán đến tối mịt mới về và mẹ em thì những lúc tỉnh tảo thật hiếm hoi.Những buổi chiều nhìn các bạn bè đồng trang lứa chơi đùa trên bờ đê nhưng emthì không thể, em chỉ nhìn mẹ và khóc, em nói rằng, nếu có bố ở nhà, bố sẽtrông mẹ cho em đi chơi- Một mơ ước của trẻ thơ!
II Những điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ.
- Em là một đứa trẻ có nghị lực và suy nghĩ lạc quan
- Là một người con hiếu thảo, em luôn mong mẹ khỏi bệnh và được vềsống với mẹ
- Em là một người khá dễ gần
2 Điểm yếu của thân chủ.
- Mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh của gia đình mình với mọi người xungquanh, đặc biệt là với các bạn cùng lớp
Trang 11- Hay mất thăng bằng trong cuộc sống, sợ sự thay đổi, khó thích nghi vớimôi trường mới, khả năng đối phó với những rủi ro còn hạn chế do tuổicòn nhỏ.
- ít chịu chia sẻ, bộc lộ bản thân Em rất dễ bị tổn thương khi bị ai trêuchọc, cười nhạo, nên em ẩn mình bằng vẻ ngoài ngang bướng, khó bảo và
có phần hỗn láo Hay tranh cãi với các bạn, em không được các bạn tronglớp yêu quý
III Lập kế hoạch trợ giúp thân chủ.
1 Các hoạt động sẽ thực hiện.
- Trò chuyện, chia sẻ với em về cuộc sống, tình bạn, gia đình…
- Tổ chức các trò chơi cho nhóm và khuyến khích em tham gia các hoạtđộng nhóm cùng các bạn để em bớt tự ti và mạnh dạn hơn trong giao tiếp
- Kèm em học vào các buổi tự học trên lớp, tranh thủ nói chuyện, chia sẻvới em sau mỗi buổi học
- Tìm thêm những thông tin, tư liệu hay nói về phương pháp học tập nhưtranh ảnh, các bài báo, các câu chuyện…nói về phương pháp học tập, giúp
em có phương hướng cũng như có nghị lực học tập
2 Lập kế hoạch trợ giúp đối tượng.
Vấn đề Mục
tiêu
Các hoạt động cụ thể
Nguồn lực
Thời gian
Kết quả mong đợi
- Cùng trẻ trò chuyện, chia sẻ sau những buổi tự học trên lớp hay trong những buổi sinh hoạt nhóm NVXH- nhóm đối tượng
+ Tìm hiểu hoàn
- Đan Trang
(NVXH)
- Đối tượng
- NhómNVXH
- Thứ 2 hàng tuần (19h-21h)
- Thứ 7 hàng tuần(19h-21h)
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiết với trẻ để chia sẻ
- Trẻ tự tin
về bản thân và gia đình
Trang 12cảnh gia đình, ước
mơ, sở thích, mong muốn…của trẻ
+ Tìm hiểu những điều trẻ quan tâm đểgiúp em được chia sẻ…
bỏ mặc cảm tự ti…
- Khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động của trường
- Đan Trang(NVXH)
- Đối tượng
- Thứ 2 hàng tuần (19h-21h)
- Thứ 7 hàng tuần(19h-21h)
- Trẻ tự tinhơn và cảm thấy thoải mái hơn
- Biết cáchhạn chế những rủi
ro như bị các bạn bắt nạt thì làm gì…
có thật…
+ Tìm thêm sách báo, tư liệu nói về phương pháp học tập giúp trẻ tìm ra cách học phù hợp, như truyện tranh(Bộtruyện Thời thơ ấu của các thiên tài:
Thiên tài đội sổ, Những thiên tài thích quậy phá… )
- Cùng trẻ chia sẻ ước mơ…để phần nào giúp trẻ có nghị lực, có cố gắng
- Đan Trang(NVXH)
- Đối tượng
- Thứ 2 hàng tuần (19h-21h)
- Thứ 7 hàng tuần(19h-21h)
- Có định hướng chobản thân,
có nghị lực và có
cố gắng
- Có phương pháp học tập hiệu quả
- Trẻ chăm học hơn
Trang 13cho tương lai từ nhỏ.
- Cùng trẻ làm bài tập, giảng giải cho trẻ phương pháp làm bài, học bài…
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nhữnghành động đó của trẻ
- Khuyến khích trẻ làm việc tốt, động viên, khen ngợi trẻ khi trẻ có biểu hiện
cố gắng
- Khuyên các bạn cùng lớp giúp đỡ trẻ
- Đan Trang(NVXH)
- Đối tượng
- Thứ 2 hàng tuần (19h-21h)
- Thứ 7 hàng tuần(19h-21h)
Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn với cô giáo, các anh chị lớn…
- Hoà đồng hơn với bạn bè
3 Giai đoạn triển khai kế hoạch
A Giai đoạn 1.
- NVXH lên kế hoạch hoạt động
- Hẹn lịch làm việc với nhóm đối tượng.(Ngày gặp, thời gian, địa điểm, chủ
đề trò chuyện…)
B Giai đoạn 2.
- Giới thiệu, làm quen với đối tượng
Trang 14- Tìm hiểu những thông tin cơ bản về đối tượng (Tên, tuổi, sở thích, ướcmơ…) Ví dụ như Thảo rất thích hát những bài hát về tình yêu, nhưng hơikhó bảo và ngang bướng…
- Tổ chức các trò chơi như “ Con sóc”, Kéo co, “ Hãy làm theo những gì tôinói”, Thi hát nhạc theo chủ đề…và khuyến khích Thảo tham gia
- Chia sẻ với em về tâm tư, nguyện vọng của trẻ, khuyến khích em trao đổivới NVXH những suy nghĩ của mình, giúp trẻ có cơ hội tương tác với bạn
bè qua những trò chơi như kéo co, chia theo đội thi hát…
- Chia tay đối tượng
Trang 15(Ghi chép tại hiện trường).
* Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo
* Tuổi: 10
* Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân
* Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang
* Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội
* Lần 1: Thời gian: Thứ 2 (19h-21h) ngày 15/09/2008
* Mục tiêu:
- Làm quen với đối tượng
- Biết được những thông tin đầu tiên về đối tượng
- Tiếp xúc tạo lập mối quan hệ Ban đầu tìm hiểu TTTT
- Dạy và kèm đối tượng học tập trong giờ tự học
Mô tả phúc trình vấn đàm Nhận xét cảm
xúc, hành vicủa đốitượng
Tự đánh giá
và cácphương pháp,
kỹ năng củaNVXH
Nhận xétcủaGVHD
Buổi 1.
Trước khi đến gặp các em,
chúng tôi cũng đã có dị làm việc
với ban giám hiệu nhà trường
Được sự hỗ trợ, giới thiệu tận
tình của các thầy cô, chúng tôi
cũng ít nhiều bớt đi những bỡ
ngỡ ban đầu khi tiếp xúc với các
em Ngay từ buổi đầu tiên làm
việc với trường, chúng tôi cũng
tranh thủ xuống gặp gỡ và nói
Trang 16chuyện với các em, đồng thời
hẹn lịch sinh hoạt với nhóm đối
tượng vào các ngày, giờ cố định
nên các em cũng không lạ lẫm
khi chúng tôi đến để dạy các em
học như đã hứa…
Buổi 2.
“ Đến hẹn lại lên” đúng 7h tối
13/9 nhóm sinh viên chúng tôi
đã có mặt đầy đủ trước cổng
trường NVX theo lịch đã hẹn
sẵn với BGH nhà trường
Đây là 1 dịp khá đặc biệt khi mà
ngày hôm sau lại đúng vào ngày
Tết Trung Thu Khỏi phải nói
thì cả nhóm chúng tôi cũng có
thể tưởng tượng được vẻ mặt
háo hức khi sắp nhận được bánh
trung thu của các em như thế
nào Vẫn như mọi khi chúng tôi
đến, giờ đó các em học sinh đã
tan học hết, sân trường lại trở về
với vẻ im ắng, thanh bình Sau
khi chào bác bảo vệ và xin phép
bác, chúng tôi lên chỗ ở của các
em để gặp nhóm đối tượng
Khi chúng tôi đến nơi, các em
ùa ra ríu rít như 1 bầy chim non,
vây lấy chúng tôi…
Thảo: Sao mà các anh chị lâu
nhao nhao hỏi cô, nào là sao lâu
thế, mãi chẵng thấy ai cả, hay là
các anh chị ấy không đến…làm
cô trả lời mỏi hết cả miệng Giờ
các cháu đến rồi thì may quá, cô
đang dở việc, các cháu dẫn các
- Liến thoắng
- Cô cười hiền hoà và thân mật…
- Cảm giác
ấm cúng và thân thiện…
- Thấy vui vì biết các em mong ngóng mình
Trang 17em và trông nom các em cẩn
thận cho cô với nhé Rồi lại dẫn
các em về nhé…
* Hôm nay là buổi đầu tiên tôi
tiếp xúc với nhóm đối tượng, rất
tự nhiên, một “ cậu bé có nước
da trắng” tiến đến chỗ tôi ngồi
và lân la hỏi chuyện
Thảo: Chị ơi, chị là sinh viên à?
quê ở cùng nhau chứ nhỉ? Hay
em kể cho chị nghe về hoàn
cảnh của gia đình em được
không?
Thảo: Thôi, chị không nên nghe
đâu, với lại, chị đừng hỏi đến
nhà em, chị hỏi cái khác đi, chị
đừng làm em tổn thương được
không?
Đan Trang: ơ…chị…chị xin
lỗi Chị không nghĩ rằng việc
hỏi em về gia đình em lại làm
em tổn thương Chị xin lỗi nhé
Nào, bây giờ thì đến giờ làm bài
tập về nhà rồi Em lấy sách vở
ra đi
- Dịu dàng nhìn chúng tôi…
- Nhao nhao lên …
- Vẻ mặt ngây thơ…
- Ra chiều đăm chiêu, suy nghĩ…
- Lắc đầu quầy quậy và trông rất già dặn…
- Lôi ngay sách vở ra và liến thoắng…
- Làm tôi vừabuồn cười vừa thấy em thật đáng yêu…
- Nhìn em
mà trong lòngrộn lên 1 niềm vui…
- Cảm thấy lạlùng
- Kỹ năng khai thác thông tin
- Thấy mình như trẻ con vừa phạm lỗi.Tôi không
Trang 18Thảo: Chị ơi bắt đầu đi…
Đan Trang: ừ, bây giờ chị em
mình cùng học nhé
* Các em mỗi tối đều có một
buổi tự học kéo dài 2 tiếng đồng
hồ từ 19h cho đến 21h Trong
những giờ tự học này, các em
làm những bài tập cô giáo giao
trên lớp và ôn tập cũng như
chuẩn bị trước những bài sau
* Thảo có lẽ là một cô bé hiếu
động Em không lúc nào ngồi
yên tập trung làm bài mà lúc
nào cũng quay sang hỏi tôi rất
nhiều điều Phải khá vất vả khi
giúp em hoàn thành xong đống
bài tập này bởi cứ giảng xong
được một vài câu, tôi lại phải
ngừng để trả lời những câu hỏi
đại loại như: Chị có người yêu
chưa? Chị đi học có được nhiều
điểm 10 không? Chị có đến nữa
không? Lát chị cho em số điện
thoại của chị nhé…
Đan Trang: Thảo này, em phải
làm xong bài thì mới được nói
chuyện nhé Chị sẽ không giảng
cho em nữa nếu em cứ tiếp tục
nói chuyện Em phải tập trung
làm bài rồi sau đó, chị em mình
sẽ ra ngoài, vừa đi dạo, vừa nói
chuyện, được không?
Thảo: Vâng.
* Nói rồi em cắm cúi làm bài,
trong khoảng nửa tiếng, cứ mỗi
lần em ngẩng lên định hỏi tôi
điều gì, nhưng nhìn thấy bộ mặt
nghiêm nghị của tôi, em lại cúi
xuống làm bài tiếp, tuy nhiên,
những lúc tôi giảng bài cho em,
Thảo vẫn không quên…tranh
thủ hỏi vài câu ngoài lề…
* Tôi giao cho em một số những
bài tập đơn giản để cho em nhớ
- Vẻ mặt buồn bã…
ngờ rằng một đứa trẻ 10 tuổi lại có thểnói ra những câu như vậy…
- Tôi đã hải dùng rất nhiều những biện pháp từ việc ra lệnh cho em tập trung vào học, hứa sẽ
kể chuyện khinào em học xong hay nhưđộng viên, khuyến khích
em để em tập trung vào họctập…
Trang 19bài và làm quen với cách giao
bài cùng với cách dạy của tôi
Còn 10 phút nữa là hết giờ tự
học của các em, tôi muốn dạy
cho em một bài hát đơn giản
bằng tiếng anh…
Đan Trang: Thảo này, em có
muốn học một bài hát bằng
tiếng anh không? Nó rất ngắn lại
hợp với tuổi em nữa…
Thảo: Vâng, chị dạy đi ạ.
* Trước khi dạy em tôi đã hát
thử cho em nghe bài hát “ Hello
teacher”, hình như khiến em rất
vui, tôi thấy bàn tay em gõ gõ
theo nhịp bài hát và khuôn mặt
em dượng như đã đỡ căng thẳng
hơn…
* Sau đó, tôi và em chia tay lúc
tiếng trống báo hiệu giờ học kết
thúc Tôi không quên hẹn em
lần sau phải chú ý hơn những
lúc làm bài và tôi hứa sẽ kể cho
em những câu chuyện có thật về
thời thơ ấu của các thiên tài
- Háo hức chờ đón…
- Quay sang em…
- Kỹ năng thuhút sự chú ý…
* Nhận xét buổi phúc trình lần 1.
Buổi tiếp xúc để lại trong tôi ấn tượng thật tốt đẹp Thảo sống không trầmnhư những đối tượng trước đây tôi đã gặp, thậm chí em còn nhanh nhẩu, bạo dạnkhi giao tiếp Nhưng em ngại chia sẻ với người khác vì sau này tôi mới hiểurằng, em không có nhiều những ký ức tốt đẹp gì về gia đình của mình
Và tôi cũng biết một số những tính cách của em qua buổi tiếp xúc hômnay, đó là em không tập trung vào việc học cũng như chưa có phương pháp họctập phù hợp nên kết quả còn rất kém
Buổi gặp gỡ hôm nay đối với tôi tương đối hoàn hảo Tôi không mong nóthành công hơn thế khi mà Thảo dường như đã không còn giữ khoảng cách vớitôi
Em đã làm cho tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm hơn, làm việc hăngsay hơn Tuy nhiên đây cũng là buổi dạy đầu tiên của tôi nên nhiều khi tôi cũng
Trang 20khá lúng túng, nhiều lúc vẫn để khoảng trống trong buổi trò chuyện khiến em imlặng và tôi cũng vậy
Nhưng tôi mong rằng lần sau mình sẽ làm tốt hơn và tôi sẽ cố gắng chuẩn
bị thật kỹ để nói chuyện thân thiện với em hơn
Trang 21Phúc trình ctxh cá nhân.
Lần 2.
(Ghi chép tại hiện trường)
* Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo
* Tuổi: 10
* Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân
* Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang
* Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội
* Lần 2: Thời gian: Thứ 7 (19h-21h) ngày 20/09/2008
* Mục tiêu:
- Xác định vấn đề của thân chủ
- Thu thập thêm thông tin
- Giúp trẻ tự tin vào bản thân.( Đưa ra những câu chuyện, trò chơi, tình huống, những gợi ý…để trẻ suy nghĩ và cảm thấy hiểu biết hơn, xoá bỏ mặc cảm tự ti…)
- Khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động của nhóm NVXH
- Giải toả tâm lý
Mô tả phúc trình vấn đàm Nhận xét cảm
xúc, hành vicủa đối tượng
Tự đánh giá vàcác phươngpháp, kỹ năngcủa NVXH
Nhận xétcủaGVHD
* Theo đúng như lịch đã
sắp xếp, hôm nay chúng tôi
đến để tổ chức trò chơi cho
các em Vừa đến nơi, tôi đã
thấy Thảo chơi ở chỗ
chúng tôi hay gửi xe để đợi
tôi đến
Nhìn thấy thôi, Thảo chạy
ùa ra ôm lấy tôi và nũng
nịu nói như hờn dỗi…
- Chạy ra ôm chầm lấy tôi
- Quay lại ôm lấy em
Thảo: Trời ơi, bọn em đợi
anh chị lâu lắm rồi đấy
Ngồi sốt hết cả ruột đây
này
- Giọng có vẻ hờn dỗi
Đ.Trang: Vậy à, vậy thì
bọn chị xin lỗi B nhé Thế
còn các em khác, các em
đợi có lâu không? ơ nhưng
- Dỗ dành em
Trang 22mà bọn chị hẹn các em
7h30 mà, giờ còn chưa đến
giờ nhé, thế mà đã bị trách
rồi, buồn quá
NĐT: Đâu mà…Ai bảo
thế? …Bọn em nghe khác
cơ…Thôi xuống đi chị ơi…
chị ơi, anh Huy ơi lên đi
- Nhao nhao lên nói…
- Nhìn chúng màlòng tôi chợt vui
lạ thường
Huệ: ừ đi nào, ai theo sau
chị nào?
NĐT: em em ….quên đi,
tao đi trước…
tôi đi xuống khoảng sân
rộng đã được mấy bạn ở lại
trải chiếu và bày biện hoa
quả, bánh kẹo mà chúng tôi
đã chuẩn bị từ trước với
mục đích tổ chức TT luôn
cho các em
- Tranh nhau nói trước
- Lo các em bị ngã khi chạy xuống cầu thang hơi tối
* Theo đúng như lịch đã
sắp xếp, hôm nay chúng tôi
đến để tổ chức trò chơi cho
các em Vừa đến nơi, tôi đã
thấy Thảo chơi ở chỗ
chúng tôi hay gửi xe để đợi
tôi đến
Nhìn thấy thôi, Thảo chạy
ùa ra ôm lấy tôi và nũng
nịu nói như hờn dỗi…
Thảo: Trời ơi, bọn em đợi
- Vây lấy túi bánh kẹo mà chúng tôi mangđến
- Tôi thấy vừa thương chúng vừa thấy quý mến những đứa trẻ này
- Làm tôi vừa buồn cười vừa thấy các em thật đáng yêu…
Trang 23anh chị lâu lắm rồi đấy
Ngồi sốt hết cả ruột đây
rồi, buồn quá
NĐT: Đâu mà…Ai bảo
thế? …Bọn em nghe khác
cơ…Thôi xuống đi chị ơi…
chị ơi, anh Huy ơi lên đi
Huệ: ừ đi nào, ai theo sau
chị nào?
NĐT: em em ….quên đi,
tao đi trước…
tôi đi xuống khoảng sân
rộng đã được mấy bạn ở lại
trải chiếu và bày biện hoa
quả, bánh kẹo mà chúng tôi
đã chuẩn bị từ trước với
mục đích tổ chức TT luôn
cho các em
NĐT: Oa, nhiều bánh kẹo
quá, cướp đi anh em ơi…
Này, không được
cướp….Chị ơi, thằng D nó
lấy trộm kẹo…Chị ơi…
Anh ơi…
- Túm lấy tay tôi giục
- Háo hức, phấn khởi
- ánh mắt lo sợ
và ôm khư khưbánh kẹo vào lòng
- Lập tức đưa ngay cho tôi
- Tôi phải khản
cả giọng mới át nổi sự háo hức của chúng
- Phải khó khăn lắm tôi mới thu hút được sự chú
ý của các em…
- Kỹ năng động viên, làm em an tâm hơn…
- Thấy rất thương em
Trang 24Thảo: Chị ơi bắt đầu đi…
Quang: Rồi, giờ thì làm gì
nữa đây? Nhanh lên chị
ới…
* Không để các em đợi lâu,
chúng tôi tổ chức những trò
chơi đơn giản nhưng vận
động nhiều nên khá vui
Đan Trang: Bây giờ chị sẽ
cũng cố chui vào 1 cái cây
nào đó để không phải làm
chủ trò, nhiều lúc cuống
quá, các em còn quên mất
mình là cây hay là con sóc,
lúc sau nhớ ra vậy là mọi
người được một trận cười
vui vẻ…
* Sau đó chúng tôi ngồi
quanh mấy chiếc chiếu đã
được trải sẵn và các em vừa
ăn vừa bàn tán sôi nổi
Riêng Thảo chỉ dựa vào
người tôi và hai tay giữ đầy
bánh kẹo nên không ăn
được Tôi liền nói…
Đan Trang: Thảo này, em
ăn đi, mang chị cầm bánh
kẹo cho
- Vừa nhai bánh, vừa nói
- Quay sang tôi, ánh mắt có phần ngưỡng mộ
- Kỹ năng chia sẻ
- Kỹ năng khuyến khích, khai thác thông tin
Trang 25Thảo: Vâng, chị cầm nhé,
khéo không chúng nó cướp
đấy
Đan Trang: ừ, em cứ ăn
nhiều vào, bọn chị mang
nhiều mà
* Thảo ăn lấy ăn để những
thứ bánh trái mà chúng tôi
mang đến Thỉnh thoảng
em còn bóc cho tôi ăn và
bắt tôi phải ăn nếu như tôi
từ chối Rồi Thảo nói em
cũng muốn được tôi đáp
ứng bằng cách bóc bánh
cho em ăn Vừa bóc, tôi
vừa hỏi chuyện em
Đan Trang: Thảo này, chị
sẽ kể cho Thảo nghe về gia
* Tôi kể cho em nghe về sở
thích, ước mơ, sinh nhật
cũng như gia đình, bạn bè
và trường học của mình
Thảo chăm chú ngồi nghe,
thỉnh thoảng lại cười lên
khanh khách khi tôi nói đến
những chi tiết ngộ nghĩnh
thời thơ ấu…
Thảo: Chị sướng nhỉ, chị
có bao nhiêu chuyện hay,
em không có như chị đâu,
hay thôi em không kể đâu
Đan Trang: Em đã hứa là
sẽ kể rồi và chị cũng đã giữ
lời hứa của chị Chị thực sự
muốn nghe em kể chuyện
mà Em kể đi
* Sau đó, Thảo bắt đầu kể
về tuổi thơ của em bên mái
nhà tranh ở một vùng quê
- Mắt bắt đầu rơm rớm nước…
- Phụng phịu
ôm lấy tay tôi…
- Cảm thấy rất vui vì mình đã làm được chút gì
đó cho em vui…
- Cảm thấy mìnhmuốn ở thêm 1 lúc nữa…
- Hẹn với em…
Trang 26nghèo khó, em sống với
một bà mẹ lúc nào cũng coi
em như một cái gai trong
mắt và một tuổi thơ không
không chửi em nữa và em
được về ở với mẹ thôi
Lúc nói đến bố, đôi mắt em
long lanh sự giận dữ và em
phải kiềm chế lắm mới
không khóc thành tiếng,
mặc dù đã có những giọt
nước mắt chảy ra
* Tôi thấy mình thật vô
duyên nếu cứ để em như
thế Vì vậy tôi đã ngăn em
lại…
Đan Trang: Thảo à, chị
cám ơn em đã tin chị và
nói cho chị rất nhiều
chuyện Những chuyện này
sẽ là bí mật của hai chị em
mình nhé Em cũng không
được kể cho ai là chị đã
làm gì để biết bơi nhé, nếu
không mọi người cười chị
giờ Thời gian trôi nhanh
quá, không chỉ có chúng tôi
- Ngoan ngoãn…
- Thấy nuối tiếc, chưa muốn về vì
sợ làm em buồn…