Báo cáo thực tập công tác xã hội với phụ nữ nghèo tại xóm Cốc Phường xã Thành Công huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, báo cáo gồm phương pháp áp dụng, tiến trình can thiệp,các giai đoạn can thiệp để giải quyết vấn đề cho phụ nữ nghèo, kế hoạch thực tậ, báo cáo quan sát.
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Đề tài:
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO
(Nghiên cứu tại địa bàn: xóm Cốc Phường – Thành Công – Nguyên Bình – Cao
Trang 21 LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp chuyên nghành Công tác xã hội với đề tài
“Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xóm Cốc Phường – xã Thành Công – huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng” ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ phía thầy cô vàbạn bè
Lời đầu tiên tôi xin trân thành cảm ơn đến quý thầy, cô giáo khoa Luật – Quản lý xãhội trường Đại học Khoa Học, những người đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, bảo ban,truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi, đó chính là những nền tảng cơ bản, là hànhtrang tôi mang theo trong sự nghiệp sau này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Thành Công, hội Phụ nữ xãThành Công và toàn thể các cô, chú, bác, anh, chị cán bộ tại xã Thành Công đã tạomọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp
Việc áp dụng kiến thức đã học vào trong thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, thời gian thựctập hạn hẹp do vậy bài báo cáo của tôi khó tránh khỏi những sai sót Kính mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo và các bạn để bài báo cáo được hoànthiện hơn
Bài bái cáo này cũng là món quà tinh thần mà tôi muốn gửi đến gia đình, bạn bèthân yêu của mình để tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ, động viên vàkhuyến khích tôi trong suốt quá trình thực tập
Cao Bằng, tháng 3 năm 2015
Sinh viênTrần Thị Ánh
2 MỤC LỤC
3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công tác xã hội: CTXH
Trang 3Nhân viên công tác xã hội: NVCTXH.
Thân chủ: TC
Kiểm huấn viên: KHV
Ủy ban nhân dân: UBND
Lao động thương binh xã hội: LĐTBXH
4 DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn vấn đề can thiệp
Nghèo đói là một trong những vấn đề lớn của thế giới, nghèo đói không chỉ là vấn
đề của riêng quốc gia nào mà mang tính chất toàn cầu bởi nghèo đói làm cản trở sựphát triển của con người và xã hội
Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư dân số thế giới vẫn đang sống trong sựcùng cực của nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của conngười và còn hàng triệu người thì có nguy cơ tái nghèo cao
Theo báo cáo năm 2014 được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công
bố tại Tokyo ngày 24/7, số người nghèo và cận nghèo trên thế giới lên đến 2,2 tỷngười
Còn ở Việt Nam theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm
2013 cả nước còn 1.797.889 hộ nghèo (7,8%), tổng số hộ cận ngèo là 1.443.183 hộ(6,32%)
Trong tổng số 2,2 tỷ người nghèo trên thế giới thì phụ nữ nghèo chiếm tới 1,3 tỷ,phụ nữ nghèo là nhóm xã hội thường có học vấn thấp, nhận thức hạn chế gặp nhiềukhó khăn trong đời sống kinh tế, sinh hoạt, họ dễ bị tổn thương rất ít cơ hội để cảithiện đời sống và thăng tiến bản thân Phụ nữ nghèo cũng thường là những lao độngthuần nông hoặc “buôn thúng bán bưng”, lao động chân tay không có trình độ chuyênmôn Họ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp nhiều
Trang 4khó khăn trong công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong gia đình và thườngđược trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc Trình độ học vấn thấp,công việc nặng nhọc và điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến việc họ ít quan tâm đếntình trạng sức khoẻ của bản thân và đây cũng là một nguy cơ khiến họ không thể thoátnghèo vì vậy phụ nữ nghèo là đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt của xã hội Vàđặc biệt tại các vùng dân tộc thiểu số như tỉnh Cao Bằng thì phụ nữ nghèo chiếm sốđông vì đa phần phụ nữ dân tộc thiểu số có cùng điểm chung là ít học, lấy chồng sớm,
đẻ nhiều, sức khỏe kém, công việc bấp bênh, thu nhập thấp và không có tiếng nóitrong gia đình và xã hội Việc nghiên cứu thực trạng nghèo đói, các nhân tố tác động
và ảnh hưởng đến tình trạng cuộc sống của phụ nữ nghèo sẽ giúp chúng ta nhận ranhững nguyên nhân sâu xa của hiện tượng nghèo khổ của phụ nữ, đồng thời cũng tìmhiểu về năng lực vươn lên vượt nghèo của bản thân người phụ nữ nghèo và gia đình
họ, việc tìm ra những nguyên nhân của nghèo đói ở phụ nữ sẽ giúp chúng ta tìm kiếmcác nguồn lực giúp họ giảm nghèo cải thiện cuộc sống
Xã Thành Công là một xã vùng cao của tỉnh Cao Bằng, trong những năm gần đây
xã đã nhận được rất nhiều những chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhànước trong việc trợ cấp, giúp đỡ người nghèo tại địa phương Tuy nhiên công tác tuyêntruyền phổ biến pháp lệnh và chính sách liên quan đến người nghèo còn nhiều hạn chế,
vì là xã vùng cao nên trình độ dân trí của người dân còn thấp, khả năng tiếp cận cácdịch vụ xã hội và giáo dục còn gặp nhiều khó khăn nên người nghèo còn gặp nhiềukhó khăn trong việc tiếp cận các chính sách của Đảng và nhà nước
Với tất cả những lý do trên và qua quá trình học tập trên ghế nhà trường, được đàotạo để trở thành một nhân viên công tác xã hội có đủ phẩm chất đạo đức, năng lựcchuyên môn để giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có phụ nữnghèo Bản thân tôi cũng là một người con của xã miền núi vùng cao Thành Công –Nguyên Bình – Cao Bằng và qua quá trình khảo sát và tìm hiểu địa bàn, tôi đã chọn và
nghiên cứu đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xóm Cốc Phường
- xã Thành Công – huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng”.
2 Lịch sử vấn đề can thiệp
Nghèo đói là một trong những vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm từ Liên
hợp quốc, các tổ chức quốc tế đa phương, song phương, các tổ chức phi chính phủ đến
Trang 5các vùng lãnh thổ, các quốc gia, chính quyền địa phương các cấp Ở Việt Nam nghèođói cũng là một vấn đề được nhà nước quan tâm nhất và cũng trở thành một trongnhững chủ đề nghiên cứu được tranh luận nhiều, trong đó vấn đề phụ nữ nghèo cũng làmột đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có thể kể đến các đề tài như:
2.1 “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970) Theo
Ester Boserup cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù phụ nữthường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhất
là trong nông nghiệp, nhưng những đóng góp của họ không được tính đến trong thống
kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển Cuốn sáchcủa E Boserup lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ,qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông quanghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi Điều này trước những nămđầu của thập kỷ 70, các nhà tạo lập chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả nhữngnhà khoa học nữ đã không thấy hết và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vaitrò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ
2.2 Cuốn sách “Hình ảnh Phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI” của Lê Thị
Nhâm Tuyết cuốn sách này đã thu thập những ý kiến khác nhau xung quanh nhữngvấn đề lớn của người phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là giới thiệu các kết quả thu đượcqua các cuộc điều tra khoa học Cuốn sách tập trung vào những đặc trưng của ngườiphụ nữ Việt Nam trong lịch sử, trong lao động nghề nghiệp, trong gia đình, trong quản
lý xã hội
2.3. Cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết(1973, 1975) Tác giả đã phân tích trong cuốn sách những nét cơ bản về các truyềnthống của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Đặc biệt về vai tròtruyền thống của phụ nữ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp Cuốn sách đã trìnhbày nhiều tư liệu dân tộc học - lịch sử có giá trị khoa học, gây tiếng vang trong giớinghiên cứu
2.4 TS Hoàng Bá Thịnh (2002) “Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong đó tác
giả đã phân tích những đóng góp quan trọng của phụ nữ nông thôn đối với sự pháttriển nông nghiệp, nông thôn, qua đó kiến nghị một số giải pháp chủ yếu về phát triểnchuyên môn - kỹ thuật và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nông thôn
Trang 62.5 TS Trần Thị Thu (2003) Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (phân tích tình hình tại Hà Nội), Nxb Lao động xã hội, Hà
Nội Cuốn sách đã chỉ ra, trong thời kỳ đổi mới đất nước đã và đang tạo cơ hội tìmkiếm việc làm cho lao động nữ trong các khu vực kinh tế với nhiều ngành nghề đadạng và phong phú, nhưng cũng đặt ra những khó khăn tìm kiếm việc làm, mà ngườichịu thiệt thòi là lao động nữ
2.6 Luận văn thạc sĩ của tác giả Hà Thị Thu Hòa với đề tài “Hoạt động giảm nghèo
đối với phụ nữ nghèo tại ngoại thành Hà Nội (nghiên cứu tại thôn Cổ Nhuế và Xuân Phương huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội)” Nghiên cứu làm rõ nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng nghèo đói của nhóm phụ nữ nghèo và các chiến lược hiện đang được sửdụng với tư cách là tác nhân đầy tích cực để thoát nghèo Làm rõ xu hướng hành vi tìm
cơ hội thoát nghèo của họ và khẳng định vai trò của hội phụ nữ trong việc triển khaicác chnhs sách xóa đói giảm nghèo
2.7 Luận văn thạc sĩ xã hội học của tác giả Võ Thị Cẩm Ly với đề tài “Phụ nữ
nghèo ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, thực trạng, nguyên nhân, chiến lược thoát nghèo” được thực hiện vào năm 2010 Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố
Vinh nhằm đưa ra số liệu thống kê về thực trạng đời sống của phụ nữ ở khu vực này,tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra chiến lược giúp họ thoát nghèo
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đềnghèo đói và phụ nữ nghèo, đây sẽ là những tư liệu khoa học quan trọng sẽ được tôitiếp thu và vận dụng có chọn lọc trong quá trình viết báo cáo này
Trên cơ sơ tìm hiểu, khảo sát, đánh giá về phụ nữ nghèo tại địa bàn xã Thành Công,
từ đó đưa ra các số liệu, những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng và nhu cầu của ngườiphụ nữ nghèo, đề ra những giải pháp thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề của họ.Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cơ bản cần thiết cho bản thân tôi vàchính quyền địa phương, có các chính sách và đưa ra các biện pháp hữu hiệu sát vớithực tế hơn để phụ nữ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo
3 mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
- Tìm hiểu và đánh giá được nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ nghèo
- Tăng cường sức mạnh của cá nhân để cá nhân sẵn sàng cho những thay đổi tốt
Trang 7- Cung cấp thêm những dịch vụ can thiệp cá nhân để duy trì thực hiện chức năngmột cách hiệu quả.
- Tìm hiểu các chiến lược mà thân chủ đã và đang sử dụng để nỗ lực đưa bản thân
và gia đình thoát nghèo
- Dự báo xu hướng hành vi tìm cơ hội thoát nghèo của thân chủ trong hiện tại vàtương lai
- Đánh giá hiệu quả của sự giúp đỡ để rút ra bài học cũng như xây dựng mộtphương pháp thoát nghèo bền vững cho thân chủ
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo tại xóm CốcPhường – xã Thành Công – huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
- Khách thể: Đối tượng thuộc hộ nghèo đang sinh sống trên địa bàn xã Thành Công– huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xóm Cốc Phường – xã ThànhCông – huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
+ Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 02/03/2015 đến ngày 05/04/2015
5 Phương pháp can thiệp
Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp công tác xã hội đầu tiên, có vị trí quantrọng và then chốt trong nghề công tác xã hội Phương pháp CTXH cá nhân là phươngpháp thường được sử dụng và đem lại những hiệu quả trực tiếp giúp cá nhân vượt quanhững khó khăn, giúp ngăn ngừa hay cải thiện những vấn đề mà cá nhân đang gặp
Trang 8phải đồng thời giúp đối tượng xác định và giải quyết vấn đề của họ hay giảm thiểunhững ảnh hưởng tiêu cực, bên cạnh đó CTXH cá nhân giúp các cá nhân phát huy tối
đa khả năng của mình trong việc giải quyết vấn đề của bản thân
Đối với phụ nữ nghèo phương pháp CTXH cá nhân giúp họ đánh giá được thựctrạng của nghèo đói, tìm hiểu được nguyên nhân của nghèo đói từ đó giúp thân chủnhận rõ được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, xác định đước các nhu cầu của thânchủ từ đó NVXH sẽ cùng thân chủ đưa ra những giải pháp để giúp thân chủ thoátnghèo và tăng cường khả năng ứng phó của thân chủ với những khó khăn ttrong cuộcsống
Sử dụng phương pháp này nhân viên xã hội sẽ kết hợp với những kỹ năng chuyênnghành như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng thu thập thông tin,…Phương pháp này không phải là một hoạt động mang tính nhất thời mà được thực hiệntrong một quá trình lâu dài và được tiến hành theo 7 bước sau:
Bước 1 Tiếp cận thân chủ
Bước 2 Nhận diện vấn đề
Bước 3 Thu thập thông tin
Bước 4 Đánh giá chẩn đoán
Bước 5 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước 6 Thực hiện kế hoạch
Bước 7 Lượng giá kết quả
Phương pháp CTXH cá nhân là một phương pháp xuyên xuốt trong toàn bộ đề tài.Với đề tài này tôi áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để tiếp nhận, thu thậpthông tin về thân chủ để xác định các vấn đề thân chủ đang gặp phải mà không tựmình giải quyết được, đóng vai trò là người định hướng và hỗ trợ thân chủ tăng cườngkhả năng của bản thân, huy động và vận dụng các nguồn lực xã hội nhằm tạo sự thayđổi cho chính mình Đồng thời tôi tiến hành trợ giúp thân chủ vượt qua khó khăn theotiến trình của công tác xã hội với cá nhân đã được nêu ở trên
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp nói chuyện trực tiếp giữa người đi phỏngvấn và người được phỏng vấn
Trang 9- Tôi phỏng vấn một bộ phụ nữ xã để tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ của hội phữđối với các đối tượng là phụ nữ nghèo tại xã địa điểm phỏng vấn tại UBND xã.
- Phỏng vấn cán bộ văn hóa để tìm hiểu về các chính sách của nhà nước đối với phụ
nữ đơn thân như thế nào, địa điểm tại phòng văn hóa
- Phỏng vấn đối tượng cụ thể là cô Phạm Thị Nơm để tìm hiểu các thông tin về chị,các vấn đề mà chị gặp phải, nguồn lực để từ đó lập kế hoạch trợ giúp chị.Địa điểm tạinhà thân chủ
Trong quá trình phỏng vấn tôi sử dụng các câu hỏi đóng mở kết hợp nhằm thu thậpthông tin
Trang 10Khái niệm công tác xã hội
“Công tác xã hội là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng nhằm tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được mục tiêu ấy”.
Công tác xã hội giúp con người thực hiện các chức năng tâm lý xã hội hiệu quả vàtạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại nền an sinh cao nhất cho con người.Ngoài ra CTXH còn là một nghề, một nghànhkhoa học nhằm giúp mọi người giảiquyết vấn đề từ cấp độ cá nhân, nhóm và cộng đồng Thông qua 3 phương pháp cơbản: CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm, CTXH với phát triển cộng đồng
Trong báo cáo này tôi vận dụng khái niệm công tác xã hội làm tiền đề để vân dụngphương pháp công tác xã hội với cá nhân
Khái niệm nghèo
Hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương doESCAP tổ chức vào tháng 9 – 1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã định nghĩa nghèo như
sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”.
- Người nghèo: là người có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/sổ theo dõi quản lý
hộ nghèo
Ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo:
+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho conngười;
+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư;
+ Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng
Căn cứ để xác định hộ nghèo: Theo quyết định số 9/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn2011-2015
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ400.000đồng/người/tháng ( từ 4.800.000đồng/người/năm) trở xuống
Khái niệm công tác xã hội cá nhân
Trang 11Theo hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW) “CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp
đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của
họ để giúp họ thực hiện các chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ”
Khái niệm công tác xã hội với người nghèo
Công tác xã hội với gia đình nghèo (người nghèo) là cách tiếp cận giúp đỡ gia đìnhgặp khó khăn về kinh tế, khó khăn trong việc duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thườnghoặc có nguy cơ rơi vào tình trạng khó có thể duy trì trạng thái cân bằng trong giađình
Khái niệm phụ nữ
Theo tạp chí phụ nữ định nghĩa phụ nữ như sau: “Phụ nữ chỉ một, một nhóm hoặc tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội”.
1.1.2 Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp
Lý thuyết thân chủ trọng tâm
Lí thuyết thân chủ trọng tâm là một trong những lí thuyết căn bản của ngành Côngtác xã hội do nhà tâm lí học người Mĩ Carl Rorgers sáng lập Lí thuyết này nhấn mạnh
sự tự do, những giá trị, khuynh hướng tự chủ, sáng tạo, những kinh nghiệm và sự hàihước của con người
Lí thuyết này luôn nhìn nhận thân chủ theo hướng tích cực, mỗi cá nhân con ngườitrong quá trình tồn tại luôn tự hoàn thiện mình
Tôi áp dụng lý thuyết này nhằm khơi dậy và phát huy được những tiềm năng trongchính bản thân con người của thân chủ mà bản thân họ chưa nhận ra hoặc nhận ranhưng chưa phát huy hết khả năng của mình
Đồng thời với lý thuyết này người làm nhân viên xã hội cần phải đặt thân chủ vào vịtrí trung tâm của tiến trình trợ giúp, kể từ khi tiếp nhận, thu thập thông tin, chẩn đoánvấn đề và trị liệu vấn đề của thân chủ Lý thuyết này đề cao đến tính tự chủ cá nhân, cánhân phải làm chủ cuộc sống của mình, nhân viên Công tác xã hội chỉ đóng vai trò làchất xúc tác, trợ giúp cho thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề, quyền quyết địnhthuộc về thân chủ, và đó cũng chính là nguyên tắc tuyệt đối của Công tác xã hội
Trang 12Trong quá trình tiếp cận, thu thập thông tin và lập kế hoạch trị liệu tâm lý với thânchủ tôi đã vận dụng liệu pháp thân chủ trọng tâm bằng cách là tạo ra bầu không khí cởi
mở, thoải mái, thấu cảm, không can thiệp, không hướng dẫn hoặc hướng dẫn ít,khuyến khích thân chủ tự đưa ra vấn đề của bản thân và xác định những nhu cầu, cáchgiải quyết vấn đề của mình, cho thân chủ biết rằng chính thân chủ là người biết rõ vấn
đề của họ là gì, hướng đi của họ như thế nào và vấn đề nào là cấp thiết nhất Nhấnmạnh cho thân chủ thấy rằng, thân chủ chính là nhân vật trung tâm và là nhà trị liệucủa chính mình, hướng cho thân chủ hình thành những quan điểm lạc quan hơn và cóniềm tin rằng mỗi con người đều có những tiềm năng nhất định
Lý thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụngtrong công tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm hay cộngđồng thì không thể thiếu lý thuyết này
Lý thuyết hệ thống sinh thái cung cấp cho ta những môi trường sinh tháicủa cá nhân, những yếu tố liên quan tới thân chủ, giúp ta biết được các mối quan hệtrong gia đình cũng như ngoài xã hội, điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ, sự hiểubiết, sự năng động của mối quan hệ giữa các nhóm với thân chủ, vì mỗi cá nhânđều gắn chặt với gia đình với cộng đồng, hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân đềurất độc đáo, để hiểu được vấn đề và tìm được cách giải quyết vấn đề cho thân chủthì ta phải hiểu gia đình, cộng đồng mà thân chủ đang tương tác
Dưới góc độ công tác xã hội: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống.”
Thuyết hệ thống bao gồm 3 hệ thống làm thỏa mãn cuộc sống của conngười:
+ Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn, chínhquyền địa phương …
+ Hệ thống phi chính thức: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
Trang 13+ Hệ thống xã hội: Bệnh viện, trường học…
Lý thuyết hệ thống sinh thái đã chỉ ra mối liên kết tất yếu trong mạng xãhội giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, cá nhân với cộng đồng và ngượclại Trong công tác xã hội không thể không chú ý tới sự qua lại đó
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề và lập kế hoạch giải quyết vấn đề của thân chủtôi đã vận dụng thuyết hệ thống sinh thái như sau: Vì thân chủ là một cá nhân gắnchặt với gia đình và cộng đồng nên tôi tìm hiểu tất cả các mối quan hệ tương tác qualại với thân chủ như: Gia đình, hàng xóm láng giềng, bạn bè, người thân, các tổ chức
xã hội, các tổ chức y tế, chính quyền địa phương,… để nắm bắt được thông tin liênquan đến thân chủ và những vấn đề mà thân chủ gặp phải cũng như là nguồn lực hỗtrợ cho thân chủ từ các mối quan hệ đó Ứng dụng cụ thể nhất là sơ đồ hệ thống sinhthái, qua đó tôi cũng thấy rõ được mối quan hệ của thân chủ với các hệ thống xungquanh
Thuyết nhu cầu của Maslow
Theo thuyết A.Maslow nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thangbậc khác nhau, phản ánh mức độ quan trọng của nó đối với sự tồn tại và phát triển củacon người là một sinh vật tự nhiên vừa là một thực thể xã hội, A.Maslow đã chia cácnhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
Nhu cầu sinh lý : Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con
người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thỏa mãn về tình dục Nếuthiếu những nhu cầu cơ bản này thì con người sẽ không tồn tại được
Nhu cầu an toàn : An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề
cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghềnghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn nhân sự,… Đây là những nhucầu khá cơ bản và phổ biến của con người, để sinh tồn con người tất yếu phải xâydựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn
Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận) : Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị và phức tạp hơn, bao gồm các
vấn đề tâm lý như : Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán
Trang 14thưởng, ủng hộ, mong muốn đuợc hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tìnhthân ái là nội dung cao nhất cảu nhu cầu này, nó thể hiện tầm quan trọng của tìnhcảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
Nhu cầu được tôn trọng : Khi 3 nhu cầu trên được thỏa mãn thì nhu cầu
tôn trọng sẽ tự phát sinh, nhu cầu này gồm 2 loại :
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muốn giành được lòng tin, có năng lực, cóbản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành tự biểu hiện và tự hoànthiện
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừanhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,…
Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách
phân cấp về nhu cầu của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng củamột cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó
Ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó.Nghĩa là khi con người được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu thể chất(ăn no, mặc ấm, cóchỗ ở), thì họ bắt đầu mới hướng đến nhu cầu an toàn – an ninh(nhu cầu được bảo vệ),
và cứ thế khi được đáp ứng nhu cầu an toàn rồi họ lại hướng đến những nhu cầu ở mứccao hơn Nếu một nhu cầu không được đáp ứng, cá nhân sẽ gặp những cản trở trongviệc theo đuổi những nhu cầu cao hơn và đó cũng là những nguyên nhân gây ra nhữngkhó khăn về tâm lý, các nhu cầu được đáp ứng sẽ giúp cho cá nhân phát triển một cáchlành mạnh
Sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow để xác định được các nhu cầu nào của thânchủ chưa được đáp ứng đầy đủ từ đó hiểu hơn về hoàn cảnh và nguyên nhân dẫn đếnhoàn cảnh ấy của thân chủ và tìm ra hướng tiếp cận để tiến hành trợ giúp cho thân chủ
1.1.3 Cơ sở pháp lý
Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộchính sách xã hội
Nội dung thông tư: quyết định hỗ trợ 46.000 đồng/hộ/tháng mức hỗ trợ tiền
Trang 15điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán
lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh
Quyết định số 110/QĐ-TTg, ngày 15-1-2014 của Thủ tướng Chính phủ
về hỗ trợ gạo cứu đói cho các địa phương dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm2014
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chínhsách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo tại vùng khó khăn.Nội dung của quyết định: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật
- Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang,hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm
- Đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là100.000 đồng/người/năm
- Hiện vật: Giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc thú y, muối iốt
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát về cơ sở thực tập
Lịch sử hình thành
Xã Thành Công được thành lập vào năm 1950 , hiện nay xã có 16 xóm: Cốc
Phường, Bản Chang, Khau Cảng, Nà Rẻo, Bản Phiêng, Pù Vài, Phia Đén, Nậm Tòong,
Nà Bản, Tat slôm, Lũng Quang, Nhả Máng, Nà Vài, Khau Vài, Bành tổng-Phiêng phát, Nà Áng
Tổng số dân: 2767 người ( năm 2013)
Điều kiện khó khăn thuận lợi của cơ sở
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Thành Công là một xã vùng cao nằm ở phía Nam của huyện Nguyên Bình, cáchtrung tâm thị trấn Nguyên Bình 45km và cách trung tâm Thành phố Cao Bằng 90km
Có vị trí giáp danh như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Phan Thanh, xã Quang thành;
- Phía Tây: giáp xã Phan Thanh;
- Phía Đông: giáp xã Hưng Đạo;
Trang 16- Phía Nam: giáp xã Cốc Đán (Ngân Sơn – Bắc Kạn), xã Phú Lộc và xã Bành Trạch( Ba Bể - Bắc Kạn).
Địa hình
Địa hình của xã Thành Công chủ yếu là đồi núi, chiếm 94% tổng diện tích tự nhiêntoàn xã, trong đó phía Đông có các dãy núi với độ cao từ 919m – 1.178m so với mặtnước biển Phía Tây được bao bọc bởi dãy núi Tam Loung cao 1.446m, dãy Phia Đéncao trên 1.391m, dãy Khan Vai cao 1.136m Phía Bắc có dãy Ki Doan cao trên1.300m Phía Nam có dãy núi Phu Long Can cao 1.357m Đất sản xuất nông nghiệp có
độ cao trung bình 550m – 750m, độ dốc hầu hết là trên 150 gây khó khăn cho việc sảnxuất nông nghiệp
Khí hậu – Thủy văn
Khí hậu: mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực miềnnúi phía Bắc Khí hậu trên địa bàn xã phân thành hai mùa rõ rệt Mùa đông lạnh ít mưakéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 13.20C –13.50C, có sương mù và sương muối Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 24.70C – 25.50C
Thủy văn: lượng mưa lớn (bình quân 1.736,9mm/năm), trong đó lượngmưa lớn nhất vào tháng 8, thường trên 325,5mm
Nguồn nước mặt xã Thành Công có sông Nhiên, suối Khuổi Rạc và suối Nà Rẻochảy qua, đây là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt và sản xuất
Nguồn nước ngầm và các khe nguồn nước nhỏ tự chảy có chất lượng tốt,
Trang 17do địa hình có độ dốc cao, nhiều khe suối, độ che phủ khá cao nên khả năng giữnước bề mặt vả bề sâu tốt nên nguồn nước sinh thủy khá phong phú Tuy nhiên hiệnnay nguồn nước vẫn chưa đáp ứng đủ cho sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân trên địabàn, tình trạng thiếu nước vẫn thường xuyên diễn ra nhất là giai đoạn từ tháng 11 đếntháng 2 âm lịch.
Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất rừng là 7188,31 ha trong đó có 215 ha đất rừng sản xuất; rừngphòng hộ và đặc dụng là 6973,31 ha
Rừng trên địa bàn xã có nhiều loại lâm sản có giá trị kinh tế cao như: gỗ dổi, thông,
dẻ, sến các cây dược liệu như Kim tuyến, cút mây, hà thủ ô, các loài động vật nhưnai, lợn rừng, cầy hương, rắn,
kỹ thuật vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Mặc dù là một xã nghèo, nằm ở vùng sâu vùng xa của huyện Nguyên Bình tuynhiên xã Thành Công có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - văn hóa xã hội như:
Trang 18 Lực lượng lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịukhó, ham học hỏi.
Có hệ thống đường giao thông nối từ trung tâm huyện đến xã chất lượng khátốt, thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa và phát triển các hoạt động thương mại,dịch vụ
Khí hậu mát met quanh năm, mùa đông lạnh thuận lợi cho việc phát triểncác cây ôn đới và các loại rau vụ đông như su su, bắp cải, cà chua, Ngoài ra đâycòn là vùng có điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc nuôi cá hồi, du lịch sinh tháitrong mùa hè
Điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với việc tròng cây chè chất lượng cao,cây dong riềng, trúc sào, thuốc lá, cây dược liệu quý
Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng thuận tiện cho việc phát triển cáchoạt động khai thác, trồng và chế biến lâm sản
Khó khăn
Bên cạnh những tiềm năng về phát triển kinh tế xã hội, xã Thành Công còn gặp rấtnhiều khó khăn:
Cách xa khu trung tâm huyện và thành phố Cao Bằng
Trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao
Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt các xóm cách xa trung tâm xã, xóm xanhất cách 30km Cơ sở hạ tầng thấp kem, hệ thống đường giao thông, thủy lợitrong xã còn kém, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận chuyể hànghóa, phát triển kinh tế
Thiếu trình độ để áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong phát triển kinh tế,tình hình sâu bệnh trên cây trồng vật nuôi chưa kiểm soát được như bệnh thối rễtrên cây dong riềng
1.2.2 Đặc điểm đối tượng can thiệp
Thực trạng hộ nghèo tại địa bàn
Theo báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2014 của xã Thành Công chothấy trong tổng số 632 hộ thì có tới 409 hộ nghèo, kết quả cho thấy số hộ nghèo trênđịa bàn chiếm tới 64,7% Nhìn chung các hộ nghèo trên địa bàn đều có đặc điểmchung là hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, trình
độ học vấn thấp nên khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất
Trang 19cũng như khó khăn trong việc tiếp cận với các chính sách của nhà nước và các dịch vụnhư giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội, pháp luật…
Mội số đặc điểm chung của phụ nữ nghèo
- Đặc điểm về sức khỏe: Lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục
hồi sức lao động và không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe dẫn tới đa phàn phụ nữnghèo có sức khỏe yếu
- Trình độ học vấn: do phải lo toan cho cuộc sống nên không có điều kiện để họctập nâng cao trình độ nên thường có trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết xã hội hạn chế
và lạc hậu
- Đặc điểm tâm lý – hành vi: Do áp lực từ cuộc sống khó khăn nên thường sốngtrong lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều, thường có tâm lý mặc cảm tự ti với mọingười xung quanh về hoàn cảnh của mình, từ đó dẫn đến việc một số người nghèo ngạigiao tiếp và tham gia các hoạt động tập thể
- Bất bình đẳng giới: Ngèo đói chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới bấtbình đẳng giới, phụ nữ nghèo thường có trình độ học vấn thấp do đó không biết đượccác quyền và lợi ích mà mình được hưởng, đồng thời hạn chế trong việc tiếp cận vớicác dịch vụ xã hội
Đặc điểm đối tượng can thiệp
- Họ và tên: Phạm Thị Nơm
- Ngày sinh: 22/09/1971
- Dân tộc: Tày
- Tôn giáo: Không
- Quê quán: xóm Cốc Phường – xã Thành Công – Nguyên Bình – Cao Bằng
- Trú Tại: xóm Cốc Phường – xã Thành Công – Nguyên Bình – Cao Bằng
- Trình độ văn hóa: 6/10
- Đối tượng: Phụ nữ nghèo
- Đặc điểm sức khỏe: Cô bị suy nhược cơ thể do lao động quá sức và thường xuyênđau ốm nhất là những khi thay đổi thời tiêt
- Đặc điểm tâm lý – hành vi: Thường xuyên buồn phiền, lo lắng, căng thẳng vì phảigánh vác cả gia đình, lo cho 2 con ăn học, mặc cảm tự ti về hoàn cảnh gia đình mình
- Đặc điểm nhận thức: Trình độ học vấn thấp do vậy còn có những suy nghĩ cổ hủlạc hâu chưa đi kịp với quá trình công nghệp hóa, hiện đại hóa cả đất nước
Trang 20 Thông tin về gia đình, người thân:
2.1 Kế hoạch can thiệp.
14/3/2015 –
17/3/2015
Liên hệ với hợp tác xã miến dong tại thôn để thân chủ được hỗ trợ về mặt kĩ thuật cũng nhưmáy móc để tạo việc làm cho thân chủ
Tạo việc làm
ổn định cho thân chủ
Tại nhà của tổ trưởng hợp tác
xã cô Khằm thị Liên
NVXH, thân chủ, cán bộ xã,các chị em trong hợp tác xã
18 – 20/3/2015 Liên hệ với
cán bộ xa, trưởng thôn,
để thân chủ được vay vốnHướng dẫn thân chủ về các điều kiên
và các thủ tục vay vốn
Vay vốn để phát triển kinh tế
Tại UBND xã,Tại nhà trưởngthôn
Nâng cao kiến thức cho thân chủ về phát triển kinh tế nông nghiệp
Tại UBND xãTại nhà thân chủ
-Thân chủ
- NVXH
- Cán bộ khuyến nông xã
Trang 21buổi tập25/3/2015 –
27/03/2015
Liên hệ với các cơ sở y tế
để thân chủ được chăm sócsức khỏe miễn phí
Nâng cao sức khỏe cho thân chủ
Tại trạm y tế xã
- Thân chủ
- NVCTXH
- Cán bộ y tế xã
28/3/2015 –
30/3/2015
Tham vấn tư vấn cho thân chủ và các thành viên trong gia đình
Giải quyết xung đột, bất hòa trong gia đình
Tại nhà thân chủ
- Thân chủ và các thành viên trong gia đình
- NVCTXH
- Cán bộ hòa giải tại thôn xóm
31/3/2015 –
2/4/2015
Cùng trò truyện tâm sự với thân chủ, lắng nghe và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của thân chủ
Tham vấn tâm
lý cho thân chủ
Tại nhà thân chủ
bố cô tuổi già sức yếu nên không còn khả năng lao động chỉ ở nhà làm công việc lặtvặt trong nhà, còn 2 anh trai của cô đã lấy vợ và ra ở riêng Cô lấy chồng năm 1999chồng cô tên là Lê Văn Tháo quê tại Lương Can – Thông Nông, hiện nay cô có 2con trai con trai cả năm nay 17 tuổi đang học lớp 7 tại trường THCS Phia Đén –Thành Công- Nguyên Bình – Cao Bằng, con thứ 2 học lớp 2 tại trường tiểu học Bản
Trang 22Hoàn cảnh gia đình cô rất khó khăn ruộng đất ít không đủ để canh tác mỗi nămchỉ thu được 20 bao thóc, bố cô không còn khả năng lao động nên chỉ ở nhà làmcông việc lặt vặt, còn chồng cô thì lười và mê cờ bạc, dành dụm được chút tiềnchồng cô đều lấy đi đánh bạc hết, còn 2 con thì đang đi học nên không phụ giúp gìđược cho cô, gánh nặng gia đình đè nặng lên vai cô.
Hiện nay bố cô được nhận trợ cấp hàng tháng dành cho người cao tuổi là 270.000đồng/ người/ tháng, còn gia đình cô thuộc diện hộ nghèo nên được hưởng trợ cấp100,000 đồng/người/năm và hỗ trợ tiền điện 46.000 đông/ hộ/tháng theo quyết địnhcủa Chính phủ
Bảng tóm tắt thông tin chung về thân chủ
Thân chủ: Phạm thị Nơm
Quê quán: xóm Cốc Phường – xã Thành Công – huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
Trình độ văn hóa: 6/10
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Hoàn cảnh gia đình: Có bố ruột 80 tuổi, chồng và 2 con
Vấn đề của thân chủ: Phụ nữ nghèo
1 Giai đoạn 1: Tiếp cận đối tượng
- Tôi tiếp cận thân chủ trực tiếp bằng phương pháp vãng gia, sau khi tìm hiểu qua
danh sách hộ nghèo năm 2014 của xã và những giới thiệu sơ qua của kiểm huấn viên
về các đối tượng thuộc gia đình khó khăn tại địa bàn xã tôi đã chọn cô Phạm Thị Nơm
là thân chủ của mình trong quá trình thực tập lần này
- Buổi đầu tiên tôi cùng kiểm huấn viên tìm đến nhà thân chủ, sau khi làm quen vớithân chủ tôi đã giới thiệu về mục đích của việc tiếp cận thân chủ và nêu vai trò và mụctiêu hỗ trợ của mình Tôi giới thiệu về chuyên ngành của mình và các hoạt động màmình sẽ thực hiện để thân chủ hiểu rõ hơn về nhân viên xã hội về các hoạt động vàmục tiêu hỗ trợ của mình đối với thân chủ, đồng thời thông qua đó xây dựng lòng tincho thân chủ
- Những buổi đầu tôi đến nhà thân chủ tôi chỉ ngồi trò truyện với cô để thiết lập mốiquan hệ, tạo sự tin tưởng từ phía thân chủ với mình
- Tôi sử dụng các kỹ năng như quan sát, lắng nghe trong quá trình tiếp cận thân chủ,trong quá trình tiếp cận thân chủ tôi không phê phán hay phán xet về thân chủ, chấp