1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 2018

10 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 39,32 KB

Nội dung

Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 2018, báo cáo tổng quát các chương trình dự án trong giai đoạn 20122015, 20162018, chương trình 30a,135. đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện và kết quả đạt được

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HUY GIÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/BC-UBND Huy Giáp, ngày 07 tháng 01 năm 2019

BÁO CÁO Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật chương trình

mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 -2018

Phần thứ nhất KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Huy Giáp là một xã vùng cao, tổng diện tích tự nhiên là 7673,84 ha, trong

đó diện tích đất nông nghiệp 704,77 ha, diện tích đất lâm nghiệp 6849,04 ha, đất phi nông nghiệp 113,53 ha, đất chưa sử dụng 6,50 ha, có độ cao trung bình 770m so với mực nước biển, bao gồm các sườn núi cao, núi đá, thời tiết rất khắc nghiệt, mùa đông giá rét, có sương mù, có tuyết đóng băng, mùa hè có gió lốc mưa đá, mưa to gây lũ quét do nước ở các sườn núi, khe suối dồn về sông Neo

Hiện nay xã Huy Giáp có 19 xóm với 706 hộ, 3891 nhân khẩu, gồm có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống : Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Mường trong đó dân tộc thiểu số ít người chiếm 82%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,90%, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 13,60% Do địa hình hầu hết là núi đá cao và chia cắt mạnh, dân cư sống rải rác sống không tập trung nên công tác tuyên truyền, phổ biến hỗ trợ phát triển sản xuất đến người dân còn gặp nhiều khó khăn Mặt khác trình độ dân trí giữa các dân tộc trong xã không đồng đều nên rất khó khăn trong việc triển khai các chương trình dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Về phát triển kinh tế xã hội, xã đã tập trung thực hiện phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân đạt các kết quả như sau:

Tổng sản lượng lương thực có hạt trong năm 2018 đạt 2.145/2.076 tấn đạt 103,3% chỉ tiêu huyện giao

Tỷ lệ tăng đàn gia súc, gia cầm năm 2018 tính cả số bán ra ngoài và làm thực phẩm đạt được như sau:

- Tổng đàn Trâu: 147/137 con, đạt 107% chỉ tiêu kế hoạch huyện giao;

- Tổng đàn Bò: 1926/1.875 con, đạt 102% chỉ tiêu kế hoạch huyện giao;

- Tổng đàn Lợn: 4721/4.561 con, đạt 103% chỉ tiêu kế hoạch huyện giao;

- Tổng đàn Dê: 475/468 con, đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch;

- Tổng đàn ngựa: 26/25 con đạt 104% so với Nghị quyết HĐND xã;

- Tổng đàn gia cầm: 12.533/11.476 con, đạt 109% chỉ tiêu kế hoạch huyện giao;

Trang 2

Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1.153/1.150 triệu đồng đạt 100% kế hoạch

Sửa chữa đường giao thông nông thôn 78/78 km đạt 100 % chỉ tiêu giao Giảm tỷ lệ hộ nghèo 13,8%/5% đạt 274% chỉ tiêu giao

Giảm tỷ xuất sinh trên địa bàn 0,4%o/0,4%o đạt 100% chỉ tiêu giao

Tỷ lệ văn hóa:

- Gia đình văn hóa đạt: 594/705 hộ đạt 84,3%/82% đạt 102,8% chỉ tiêu kế hoạch

- Làng Văn hóa: 16/19 chiếm 84/55% đạt 152% chỉ tiêu huyện giao;

Hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục: Đảm bảo đạt chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ huy động học sinh đến trường học 97%

Phần thứ hai TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN

2012 – 2018

1 Công tác ban hành văn bản để tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

1.1 Chính quyền địa phương

Thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ

về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020; Quyết định

số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn

2016-2020 Kế hoạch số 449/KH-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020

Căn cứ Quyết định số 2340/QĐ-UBND ngày 8/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020; theo đó Ủy ban nhân dân xã Huy Giáp ban hành Quyết định số 70 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm

2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia xã Huy Giáp giai đoạn 2016 – 2020 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo

Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 20120 xã tham mưu Ủy ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch

số 12/KH-UBND ngày 16 tháng 07 năm 2016 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 Theo đó tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng và sự tham gia của người nghèo theo hướng đa chiều

Trang 3

1.2 Đánh giá chung về công tác ban hành văn bản, chính sách

Ban Chỉ đạo xã kịp thời tiếp thu các văn bản của cấp trên và cụ thể hóa thành các kế hoạch và văn bản chỉ đạo đến các xóm và các ngành có liên quan

để tổ chức thực hiện Trong quá trình thực hiện các ngành chuyên môn xã luôn quan tâm và có các văn bản chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

Nhìn chung, công tác củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo được thực hiện kịp thời, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên; quan tâm chỉ đạo giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

2 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về CTMTQG GNBV trên địa bàn vùng DTTS, MN

- Kết quả đạt được: Công tác tuyên truyền chủ yếu cho các đối tượng thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi và sản xuất thông qua các cuộc họp, hội nghị, mở lớp tập huấn hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu về các vấn đề: Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh

về công tác giảm nghèo bền vững; mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, kế hoạch thực hiện Chương trình gắn với công tác xây dựng nông thôn mới; những mô hình sản xuất có hiệu quả, dễ thực hiện cho giá trị kinh tế cao để bà con tham khảo, học tập

Giai đoạn 2012-2015

Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân được 27 lớp cho 894 người tham gia, qua các lớp tập huấn cơ bản

số học viên biết áp dụng vào thực tế sản xuất và hướng dẫn lại cho bà con nông dân trong đó:

- Trồng lạc: 01 lớp = 5 hộ = 5 người tham gia

- FFS 3 lớp = 148 người thăm gia (trồng ngô theo từng giai đoạn)

- Bảo vệ thực vật 1 lớp = 255 người tham gia

- Ủ rơm 2 lớp = 55 người tham gia

- Chăm sóc ngô 6 lớp = 36 người tham gia

- Lớp học theo từng giai đoạn lúa 5 lớp = 136 người tham gia

- Vỗ béo bò 1 lớp = 17 người tham gia

- Vỗ béo lợn 1 lớp = 25 người tham gia

- Mô hình PHB71 được 1 lớp = 1 hộ gia đình

- Tập huấn thú y 3 lớp = 112 người tham gia

- Ủ cỏ 1 lớp = 32 người thăm gia

- Ủ thức ăn cho lợn 2 lớp = 72 người tham gia

Giai đoạn 2016- 2018

- Triển khai thực hiện được 03 mô hình chăn nuôi lợn bằng phương pháp

ủ men vi sinh hoạt tính tại xóm Lũng Pán, Nặm Cốp, Lũng Giào cho 03 hộ

Trang 4

- 01 mô hình trồng thử nghiệm ngô nếp ngọt tại xóm Phiêng Pảng cho 02 hộ

- Mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh được 05 lớp với tổng số 793 người tham gia

- Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền: Trong những năm qua, công tác giảm nghèo tại xã Huy Giáp đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các Hội đoàn thể chính trị - Xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã tác động tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; người nghèo đã từng bước tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra

- Những khó khăn, hạn chế: Điều kiện địa lý, hệ thống thông tin truyền thông, giao thông đi lại chưa đảm bảo thông suốt thường xuyên gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyên truyền, khó khăn trong việc chuyển giao những khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nhân dân thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp

3 Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện

Để công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn được thực hiện một cách đồng bộ; Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 26/06/2017 về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; gồm có Trưởng BCĐ là Chủ tịch UBND, Phó Trưởng BCĐ và các thành viên là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, ngành đoàn thể xã Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ có trách nhiệm phối hợp với các ban ngành chuyên môn cấp trên tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ cho nhân dân đảm bảo kịp thời và đầy đủ

4 Về huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn vùng DTTS, MN

- Nguồn lực từ ngân sách Nhà nước: Hàng năm xã được cấp trên phân bổ ngân sách triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ cho nhân dân như

CT 135 (giai đoạn I,II) Nghị quyết 30a, Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ UBND xã đã triển khai lồng ghép các chương trình hỗ trợ cho nhân dân trong chăn nuôi, sản xuất nông lâm nghiệp đảm bảo theo đúng ngân sách được phân bổ, đúng đối tượng, đúng mục đích

- Nguồn lực huy động xã hội: Hàng năm UBND xã phối hợp với UBMTTQ

xã phát thư kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn và người dân ủng hộ đóng góp quỹ vì người nghèo Các khoản đóng góp huy động được UBND xã đã trích nộp cấp trên đúng quy định; số trích để lại đã chỉ đạo các chuyên môn xây dựng phương án, kế hoạch triển khai tái sản xuất cho người dân đảm bảo đúng với tình hình thực tiễn của địa phương

5 Chế độ thống kê, báo cáo, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG GNBV

Trang 5

- Về thực hiện chế độ theo dõi, giám sát, đánh giá: Để đảm bảo các chương trình chính sách hỗ trợ cho nhân dân được khách quan, cấp ủy đảng đã chỉ đạo

và thành lập Ban giám sát đầu tư cộng đồng kết hợp với Hội đồng nhân dân xã xây dựng kế hoạch giám sát theo từng chuyên đề hàng năm Báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện trình các kỳ họp HĐND xã để các đại biểu HĐND thảo luận và đề ra những giải pháp mới trong chỉ đạo thực hiện của UBND

- Về thống kê báo cáo: UBND xã luôn chấp hành nghiêm các quy định của cấp trên về cung cấp, thống kê báo cáo theo định kỳ, hàng năm và đột xuất

Phần thứ 3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN

2012 – 2018

I Kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2012- 2018

1 giai đoạn 2012 – 2015

Năm

Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ giảm nghèo qua các năm có xu hướng giảm dần theo từng năm: năm 2015 số hộ nghèo là 234 hộ đến năm 2015 giảm còn

105 hộ , Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo đạt được là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và những hiệu quả mang lại

từ các chương trình hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân như: chương trình 135, Nghị quyết 30a và một số chương trình dự án hỗ trợ khác

Ngoài ra, các chính sách giảm nghèo chung và các chính sách thuộc Chương trình như hỗ trợ giáo dục - đào tạo; mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo, hỗ trợ vay tín dụng ưu đãi hỗ trợ có hiệu quả cho hộ nghèo, người nghèo

Tuy nhiên trong giai đoạn thực hiện Chương trình vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như các chương trình còn có sự chồng chéo, nhiều chính sách vẫn hỗ trợ trực tiếp nên chưa tạo được ý thức chủ động của người dân, phát sinh tư tưởng ỷ lại của bản thân người nghèo, nhiều hộ dân muốn vào danh sách đối tượng nghèo để nhận được trợ giúp

Không những thế, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu -nghèo giữa các thôn xóm chưa được thu hẹp, nhiều xóm tỷ lệ hộ -nghèo vẫn còn chiếm tới 90%

2 Giai đoạn 2016 -2018

Thông qua việc thực hiện các dự án, chính sách thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, cải

Trang 6

thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong xã tỷ lệ hộ nghèo qua các năm có sự biến động

Năm

Chỉ tiêu giảm nghèo cấp trên giao (%) 5% 5% 5%

Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ giảm nghèo qua các năm có xu hướng giảm dần theo từng năm: năm 2016 số hộ nghèo là 336 hộ đến năm 2017 giảm còn

289 hộ , năm 2018 giảm cón 197 hộ số hộ nghèo còn lại chiếm 27,90% so với tổng số dân và giảm được 13,86% so với số hộ nghèo năm 2017 Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo đạt được là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và những hiệu quả mang lại từ các chương trình

hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân như: chương trình 135, Nghị quyết 30a và một số chương trình dự án hỗ trợ khác

Kết quả thực hiện mục tiêu tăng thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo so với

kế hoạch của giai đoạn; kêu gọi doanh nghiệp đóng trên địa bàn thu hút nhiều lao động tham gia, giảm dần lao động trong nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp; thúc đẩy các nghề thủ công tại địa phương như: làm đũa trúc, giấy bản, rèn đúc lưỡi cày, đan gùi…hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo để phát triển kinh

tế gia đình thoát nghèo bền vững Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm năm 2016: 17.000 triệu đồng , năm 2017 là 18.000 triệu đồng, chỉ tiêu giao năm 2018 là 19.000 triệu đồng

Tỷ lệ người có việc làm trên tổng số dân trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động hiện đạt 2.22./2367 người chiếm 93%

Hết năm 2018 có 94% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trừ 37 hộ của xóm Lũng Pèng chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới cho đến thời điểm hiện nay xã

đã đạt được 13/19 tiêu chí chiếm 68,4%

Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã đã được các cấp, các ngành

hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như phục vụ vận tải thông thương hàng hóa Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng chưa được đồng bộ, một số thôn xóm chưa có đường ô tô đến trung tâm xóm, các tuyến đường đã đầu tư nay xuống cấp trầm trọng; mạng lưới đường giao thông trên địa bàn xã chưa đạt chuẩn quốc gia theo các quy định của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới

Trạm y tế xã đã được nhà nước đầu tư vốn xây dựng đảm bảo đáp ứng đầy

đủ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân theo quy định Đến năm 2012 Trạm y

tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia Bộ máy nhân sự của trạm hiện nay có

4 người, có 3 phòng bệnh nhân, 01 phòng đẻ, có tất cả 5 giường Đội ngũ y bác

Trang 7

sỹ đảm bảo đủ năng lực trình độ chuyên môn, tổ chức khám và cấp phát thuốc đúng đối tượng theo thẻ BHYT

II Tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

A GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

1 Chương trình 30a

Cấp phát tiền hỗ trợ trồng cây trúc sào theo Nghị Quyết 30a của Thủ

tướng chính phủ giai đoạn (2012-2015) tổng diện tích trồng được trên 50ha với

số tiền được hỗ trợ gần 2 tỷ đồng Cấp phát phân bón hỗ trợ cho người dân trồng trúc sào theo Nghị quyết 30a của Thủ tướng Chính phủ được 166 hộ số phân bón được cấp là 2.911kg

Cấp phát tiền khoanh nuôi bảo vệ rừng cho nhân dân gồm 3 xóm: Lũng

Hò, Lũng Pèng, Nặm Cốp với số tiền được cấp là 148.923.000 đồng

Đề nghị huyện xem xét cấp gạo cho hộ nghèo theo Quyết định 30a/2008/ NQ-CP Hỗ trợ gạo theo nghị quyết 30a được 407 hộ và 2.730 nhân khẩu với 104.460 kg

2 Chương trình 135

Năm 2011 - 2013 làm đường xóm Lũng Khuôn - Phiêng Vàng với số vốn đầu tư 4,8 tỷ đồng

Hỗ trợ khai hoang ruộng bậc thang 232,3 triệu đồng; Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho nhân dân trồng trúc sào đươc 1.710 triệu đồng; hỗ trợ giống lúa 283 triệu đồng, và hỗ trợ mua bò cái sinh sản cho các hộ nghèo, đồng bào vùng cao để phát triển chăn nuôi 283 triệu đồng

Năm 2014 hỗ trợ giống cây trồng được 04 hộ, giống vật nuôi 42 hộ với tổng kinh phí thực hiện là 316.200.000 đồng, số kinh phí chuyển nguồn là 31,565 đồng

Từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, bình quân thu nhập đầu người năm 2014 đạt 13 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20,6% của toàn xã

Hỗ trợ mua bò nhằm chăn nuôi phát triển kinh tế cho 56 hộ với tổng số tiền là 389.000.000đ

B GIAI ĐOẠN 2016 – 2018

Tổng kinh phí đã được bố trí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo là 21.654.800 triệu đồng cụ thể:

- Ngân sách trung ương:

+ Vốn đầu tư phát triển là 20.429.000.000đ

+ Vốn sự nghiệp là: 1.225.800.000đ

- Ngân sách địa phương: 0

Trang 8

- Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi: Tổng số hộ vay là 149 hộ với số tiền 6.365 triệu đồng trong đó: Cho vay hộ nghèo 122 hộ với số tiền 5.155 triệu đồng, cho vay hộ cận nghèo 27 hộ với số tiền 1.210 triệu đồng

1 Nguồn vốn chương trình 30a

- Năm 2016 Hỗ trợ khai hoang cho 38 hộ, diện tích 7ha với tổng số tiền 105 triệu đồng

- Năm 2017 được cấp 18,749,000,000 triển khai làm đường GTNT Phiêng Vàng – Nà Ca

- Năm 2018 được cấp 480 triệu đồng triển khai làm đường bê tông xóm Phiêng Pảng

- Hỗ trợ di dời chuồng trại tổng 361 cái với tổng số tiền 722 triệu đồng

- Hỗ trợ trồng cây cho 30 hộ với tổng số tiền 263.500.000 đồng

- Cấp phát tiền giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng cho 30 hộ, 6 nhóm hộ và

2 cộng đồng là 131.200.000 đồng

2 Nguồn vốn chương trình 135

- Năm 2017 được cấp 600 triệu đồng đầu tư làm đường GTNT xóm Lũng Pán

- Năm 2018 được cấp 600 triệu đồng đầu tư làm đường GTNT xóm Lũng Pán Trong

- Hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vậy nuôi trong giai đoạn 2016 -2018:

Năm 2017

+ Trồng cây lê vàng: 1ha, 25 hộ với tổng số tiền 86 triệu đồng

+ Trông cây lê xanh: 1,2ha, 37 hộ với tổng số tiền 102 triệu đồng

+ Cây mận máu: 3ha, 51 hộ với tổng số tiền 190 triệu đồng

Năm 2018

+ Hỗ trợ trồng cây mận máu cho 16 hộ tổng số tiền là 134.000.000đồng

- Vốn duy tu bảo dưỡng đường GTNT: 20,4 triệu đồng

- Nguồn vốn từ các chương trình, dự án chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác

đã và đang thực hiện trên địa bàn: 200.000 triệu đồng

Các nguồn vốn cơ bản đã được phân bổ để tổ chức thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch và tập trung vào các xóm khó khăn, xóm trọng điểm, và phân bổ theo từng tiêu chí cụ thể, từng loại đối tượng và từng chính sách theo quy định

Kinh phí để thực hiện các chương trình dự án đã đã giải ngân kịp thời, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về kinh phí, có nhiều dự án có nhu cầu nhân rộng như trồng các cây ăn quả là thế mạnh của địa phương có nhiều hộ có nhu cầu trồng nhưng nguồn kinh phí mua giống còn hạn chế

Những năm qua xã Huy Giáp đã được huyện ưu tiên đầu tư vốn Chương trình 135, chương trình 30a nhưng mới phần nào giải quyết được những nhu cầu

cơ bản của người dân Hàng năm nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, sự đóng góp của các danh nghiệp, các đoàn thể và cộng đồng còn thấp do vậy cần tăng mức

hỗ trợ của các chương trình 135, 30a hàng năm bố trí nguồn vốn đầy đủ, kịp

Trang 9

Phần thứ 4 ĐÁNH GIÁ CHUNG

1 Những kết quả đạt được

Việc thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo được thực hiện theo phương châm “nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, nhân dân là chủ thể thực hiện trực tiếp” Trên cơ sở nguồn vốn được hỗ trợ của các cấp, các ngành; UBND xã

đã chỉ đạo bà con nhân dân tích cực chủ động áp dụng những tiến bộ khoa học

kỹ thuật trong phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo như: trồng các loại cây

ăn quả có giá trị kinh tế cao phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của địa phương như cây mận máu, lê xanh, lê vàng, cây lâm nghiệp, cây trúc sào và một số loại cây khác

Qua triển khai thực hiện các chương trình, dự án của Nhà nước cho thấy bộ mặt của nông thôn đã có những biến đổi tích cực về mọi mặt Tình trạng nghèo đói dần được đẩy lùi, các tệ nạn xã hội cũng được giảm dần, tư tưởng trong nhân dân trong việc phấn đấu vươn lên làm giàu cũng được nâng cao, góp phần thực hiện thành công công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Từ khi triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ cho bà con nhân dân đến nay UBND xã chưa nhận được phán ánh, khiếu nại có liên quan đến việc triển khai thực hiện các chế

độ, chính sách cho người dân

Các chương trình chính sách được triển khai tới toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn, không phân biệt đối tượng, nhờ đó đã tạo được sự gắn kết khối đại đoàn kết nhân dân trong việc chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh luôn được đảm bảo giữ vững Trẻ em được chăm sóc và bảo vệ ngày càng được quan tâm, không có tình trạng bạo hành trong học đường và lao động Nhờ có những chính sách đúng đắn và triển khai thực hiện kịp thời của chính quyền địa phương đã hình thành được những tư tưởng trong nhân dân về chủ động tăng gia phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; nhân rộng và phát triển các mô hình chăn nuôi có giá trị kinh tế, tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, tăng thu nhập trong lao động góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã

2 Tồn tại, hạn chế

Mặc dù công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng nhìn chung trong tổ chức thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như:

- Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế, việc lồng ghép thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội với công tác giảm nghèo thực hiện có khi chưa đạt yêu cầu, kinh phí đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo còn hạn hẹp, các chính sách hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, y tế, giáo dục… cho hộ nghèo đôi lúc chưa kịp thời

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức chưa được thực hiện thường xuyên, một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác này, từ đó còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy tính chủ động để vươn lên thoát nghèo

Trang 10

- Thành viên của Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã có một số thành viên còn tập trung nhiều vào công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, chưa dành nhiều thời gian cho công tác này, công tác phối hợp thực hiện, thông tin, báo cáo chưa kịp thời từ đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã do cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm nên đôi lúc tham mưu chưa kịp thời

- Có nhiều chính sách hỗ trợ liên quan đến lợi ích trực tiếp của hộ nghèo, người nghèo từ đó làm mất đi động lực phát phiển, tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo trong một bộ phận hộ nghèo

- Công tác tuyên truyền vận động, tư vấn nghề nghiệp cho người lao động,

hộ gia đình nghèo chưa thật sự hiệu quả

Phần thứ năm

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Tích hợp nguồn vốn của chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 30a, chương trình 135 thành một nguồn vốn chung để hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, riêng đối với các xã nghèo thuộc chương trình 30a đề nghị tăng thềm nguồn vốn hỗ trợ để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện

Cần có sự đồng bộ, thống nhất và kịp thời trong ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến lĩnh vực công tác giảm nghèo

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân…đặc biệt là các hộ nghèo thiếu kinh nghiệm làm ăn, sử dụng các loại giống mới năng suất cao đối với cả cây trồng và vật nuôi, phổ biến và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2018 xã Huy Giáp./

Nơi nhận:

- UBND huyện;

- Phòng LĐTBXH;

- TT ĐU-HĐND xã;

- CT, PCT UBND xã;

- Lưu: VT.

TM UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Mã Xuân Hoàn

Ngày đăng: 08/01/2019, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w