CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” NĂM 2013 Tên công trình: Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc Mầm non đến Trung học phổ thông vùng Bãi ngang ve
Trang 1CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013
Tên công trình:
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc Mầm non đến Trung học phổ thông vùng Bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia -
giảm nghèo bền vững của Chính phủ
Thuộc nhóm ngành khoa học: KD2
HÀ NỘI, 2013
Trang 2CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013
Tên công trình:
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc Mầm non đến Trung học phổ thông vùng Bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia -
giảm nghèo bền vững của Chính phủ Thuộc nhóm ngành khoa học: KD2
Họ và tên sinh viên Lê Thị Nhung Nữ
Ngô Thị Kiều Oanh Nữ
Lớp: Quản trị nhân lực 52
Khoa: Kinh tế và quản lí nguồn nhân lực
Năm thứ: 3/Tổng số năm đào tạo: 4
Ngành học: Quản trị nhân lực
Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Uyên
HÀ NỘI, 2013
MỤC LỤC
Trang 3GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG TỪ MẦM NON TỚI TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG 5
1.1 Giáo viên và vai trò của giáo viên trong sự nghiệp trồng người 5
1.2 Động lực và tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc mầm non tới bậc trung học phổ thông 8
1.2.1.Khái niệm động lực và tạo động lực cho giáo viên .8
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của đội ngũ giáo viên từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông 9
1.3 Các học thuyết về tạo động lực và ứng dụng tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trong các trường từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông 14
1.3.1.Hệ thống nhu cầu của Maslow .14
1.3.2.Học thuyết công bằng của J Stacy Adams .15
1.4 Sự cần thiết phải tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa……… 17
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN THUỘC TỈNH THANH HÓA 20
2.1.Một số đặc điểm của vùng bãi ngang ven biển .20
2.1.1 Vị trí địa lý .20
2.1.2 Khí hậu .21
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .22
2.1.4 Dân số .23
2.1.4 Trình độ dân trí, ý thức người dân .24
2.2 Đặc điểm của đội ngũ giáo viên .26
Trang 42.3.1 Nội dung cơ bản Chương trình Mục tiêu q .uốc gia- Giảm nghèo bền vững 27 2.3.2 Các quyết định, nghị định, thông tư liên quan Chương trình Mục tiêu quốc gia – Giảm nghèo bền vững vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa .28 2.3.3 Thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn trước (từ 2006 đến nay) .29 2.3.4 Tình hình thực hiện Chương trình trong những năm tới .32 2.3.5 Dự báo về sự thay đổi của giáo viên vùng .32 2.4 Thực trạng công tác tạo động lực cho đội ngũ giáo viên thông qua
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững .33
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA - GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA CHÍNH PHỦ .55
3.1 Tăng cường sự nhận thức của đội ngũ giáo viên về một số nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia – Giảm nghèo bền vững của Chính phủ thông qua các kênh tuyên truyền 55
3.2 Tạo động lực thông qua việc nâng cao hiệu quả của Chương trình Mục
tiêu quốc gia – Giảm nghèo bền vững 573.2.1 Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được từ giai đoạn trước đồngthời khắc phục những thiếu sót còn tồn đọng 57 3.2.2 Thiết kế mức lao động hợp lí để đảm bảo đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành tốt công tác giảng dạy 57 3.2.3 Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành công
việc một cách hiệu quả 59 3.2.4 Giáo dục ý thức “Tiên học lễ - Hậu học văn” nhằm tạo hứng thú cho đội ngũ giáo viên trong công tác giảng dạy 63 3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ 64
Trang 5tác giảng dạy 67
3.4.1 Tăng lương nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm giảng dạy cho giáo viên… .67
3.4.2 Điều chỉnh thời gian thực hiện chương trình và phân bố cơ cấu vốn 70
3.4.3 Chăm lo đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên .70
3.5 Tăng cường sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường .71
KẾT LUẬN 73
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG TỪ MẦM NON TỚI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5
1.1 Giáo viên và vai trò của giáo viên trong sự nghiệp trồng người 5
1.2 Động lực và tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc mầm non tới bậc trung học phổ thông .8
1.2.1 Khái niệm động lực và tạo động lực cho giáo viên 8
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của đội ngũ giáo viên từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông 9
1.3 Các học thuyết về tạo động lực và ứng dụng tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trong các trường từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông .14
1.3.1 Hệ thống nhu cầu của Maslow 14
1.3.2 Học thuyết công bằng của J Stacy Adams .15
1.4 Sự cần thiết phải tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa .17
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN THUỘC TỈNH THANH HÓA .20
Trang 62.1.2 Khí hậu .22
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .22
2.1.4 Dân số .23
2.1.4 Trình độ dân trí, ý thức người dân 24
2.2 Đặc điểm của đội ngũ giáo viên .26
2.3 Chương trình Mục tiêu quốc gia - Giảm nghèo bền vững của Chính phủ 27 2.3.1 Nội dung cơ bản Chương trình Mục tiêu quốc gia- Giảm nghèo bền vững 27
2.3.2 Các quyết định, nghị định, thông tư liên quan Chương trình Mục tiêu quốc gia – Giảm nghèo bền vững vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa 28
2.3.3 Thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn trước (từ 2006 đến nay) 29
2.3.4 Tình hình thực hiện Chương trình trong những năm tới 32
2.3.5 Dự báo về sự thay đổi của giáo viên vùng .32
2.4 Thực trạng công tác tạo động lực cho đội ngũ giáo viên thông qua chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững .33
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA - GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA CHÍNH PHỦ .55
3.1 Tăng cường sự nhận thức của đội ngũ giáo viên về một số nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia – Giảm nghèo bền vững của Chính phủ thông qua các kênh tuyên truyền 55
3.2 Tạo động lực thông qua việc nâng cao hiệu quả của Chương trình Mục tiêu quốc gia – Giảm nghèo bền vững .57
3.2.1 Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được từ giai đoạn trước đồng thời khắc phục những thiếu sót còn tồn đọng .57
Trang 73.2.3 Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành
công việc một cách hiệu quả 59 3.2.4 Giáo dục ý thức “Tiên học lễ - Hậu học văn” nhằm tạo hứng thú cho đội ngũ giáo viên trong công tác giảng dạy .63 3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ 64 3.4 Quan tâm hơn nữa tới đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên để đảm bảo cho họ an tâm hơn trong công việc và hết lòng tập trung trong công tác giảng dạy 67 3.4.1 Tăng lương nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm giảng dạy cho giáo viên
Trang 9Bảng 2.1: Dân số năm huyện vùng bãi ngang ven biển và các vùng kinh tế trọng điểm khác của tỉnh Thanh Hóa năm 2012 24Bảng 2.2: Dân số năm huyện vùng bãi ngang ven biển và các vùng kinh tế trọng điểm khác của tỉnh Thanh Hóa năm 1999, 2009 và 2012 (đơn vị: người) 32Bảng 2.4: Các hoạt động hội thảo giải đáp hỗ trợ đội ngũ giáo viên hiểu về mục tiêu Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 34Bảng 2.5: Đánh giá của giáo viên về điều kiện nhà ở bán trú của trường phục
vụ việc nghỉ trưa và ở lại của đội ngũ giáo viên 38Bảng 2.9: Đánh giá mức độ yên tâm trong công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên 44Bảng 2.10: Đánh giá ảnh hưởng của lũ lụt thiên tai tới công tác giảng dạy, đời sống của đội ngũ giáo viên 45Bảng 2.12: Đánh giá của giáo viên về thái độ cư xử của học sinh 47Bảng 2.13: Đánh giá của giáo viên về thái độ học tập của học sinh 49Bảng 2.14: Cơ hội học tập đào tạo nâng cao trình độ của Giáo viên so với vùng không thuộc Chương trình MTQG – GNBV 53Bảng 2.15: Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc thi: Giáo viên dạy giỏi, cuộc thi tài năng khác 54
Trang 10Hình 2.1: Bản đồ vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa 21Hình 2.2: Sự hiểu biết của giáo viên về chính sách phụ cấp ưu đãi và phụ cấpthu hút dành cho đội ngũ giáo viên công tác tại khu vực thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 33Hình 2.3: Mức độ đáp ứng của mức lương hiện hưởng so với nhu cầu sinh hoạt của đội ngũ giáo viên 35Hình 2.4: Đánh giá của giáo viên về điều kiện tiếp cận, sử dụng tin học, internet 39Hình 2.5: Đánh giá của giáo viên về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của vùng bãi ngang ven biển thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững so với các xã lân cận không được hưởng chính sách 42Hình 2.6: Khoảng cách từ nhà tới trường của các thầy, cô giáo 43Hình 2.7: Tình hình an ninh trật tự tại khu vực giảng dạy 46Hình 2.8: Đánh giá của giáo viên về giảm xuống của tỉ lệ trẻ em (đối với MN) và học sinh bỏ học 50
Trang 12LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy nền kinh tếphát triển Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới,các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Để công tác giáo dục đàotạo tốt thì đội ngũ giáo viên là nguồn lực cốt yếu đảm bảo cho sự phát triển củagiáo dục, đào tạo nước nhà
Nằm trong sự phát triển chung của đất nước, vùng BNVB có một vị tríchiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, giao lưu quốc tế
và môi trường sinh thái Nhận thức rõ vị thế đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâmđến việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giatrong đó có chính sách về giáo dục - đào tạo Để chính sách giáo dục và đào tạođến được với thực tiễn thì không thể phủ nhận vai trò của đội ngũ giáo viên bởi
vì họ chính là những người mang lại sự hiểu biết về các chính sách của Đảng,Nhà nước, các kiến thức khoa học để phổ biến đến các đội ngũ học trò- thế hệmầm non tương lai của đất nước vì vậy các chính sách hỗ trợ đội ngũ giáo viênvùng kinh tế khó khăn được Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm Nhờ sựquan tâm ấy trong thời gian qua công tác giáo dục- đào tạo vùng kinh tế BNVB
và hải đảo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên vẫn còn những khókhăn, bất cập; trong đó việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên để nângcao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo ở vùng BNVB là một vấn đề cấp thiếtđặt ra hiện nay
Xuất phát từ lý do trên, nhóm chọn đề tài “Tạo động lực cho đội ngũ giáoviên từ bậc MN đến THPT tại vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa thông quachương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ” làm đề tàinghiên cứu khoa học của mình
2 Mục đích nghiên cứu.
Một là, hệ thống hóa các cơ sở lí luận về công tác tạo động lực cho ngườilao động; vai trò của đội ngũ giáo viên đối với công tác phát triển giáo dục và
Trang 13đào tạo của đất nước; lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp đối với việc tạođộng lực cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB.
Hai là, phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho đội ngũ giáo viênvùng BNVB Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những nguyên nhân làmhạn chế trên cơ sở mô hình đã được lựa chọn
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viênvùng BNVB đến năm 2015 tầm nhìn 2020
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp một số phương pháp: thống kê, tổng hợp, phântích, định tính và định lượng, điều tra mẫu thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâuvới đối tượng 200 người
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua giáo trình, những đề tài nghiêncứu, báo cáo, các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan những Chương trìnhquốc gia về chính sách vùng BNVB, thông qua báo chí, các ấn phẩm được banhành để làm cơ sở nhận định về kết quả của chính sách Số liệu thống kê đượcthu thập, tổng hợp từ các trường thuộc khu vực
Số liệu sơ cấp thu thập thông qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu với đối tượng
200 người (với mẫu phiếu phỏng vấn và bảng hỏi trong phụ lục 1) Số liệu được
xử lí bằng chương trình Excel 2007 phục vụ cho việc phân tích và nghiên cứucủa đề tài
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét các hoạt động trong công tác tạo động lực và thái độlàm việc của đội ngũ giáo viên, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quanđến động lực và các biện pháp tạo động lực hiện nay đang áp dụng ở vùngBNVB Đồng thời đề tài cũng làm rõ mối quan hệ khăng khít, hữu cơ không thểtách rời giữa động lực trong việc đạt được hiệu quả và mục tiêu của công việcmột cách tốt nhất cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa từnăm 2007 đến năm 2013 và các giải pháp phục vụ cho việc tạo động lực đếnnăm 2015 tầm nhìn 2020
Trang 145 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tạo động lực cho công chức rất được quan tâm nghiên cứu Tuynhiên những công trình nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào một phương diệnhoặc một khía cạnh của hoạt động tạo động lực như đào tạo, bồi dưỡng hoặc vănhóa công sở hoặc tiền lương, phụ cấp Cụ thể như:
Hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trườngcủa tác giả Nguyễn Duy Thắng
Tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính Nhànước ở Việt Nam hiện nay
Đề tài đã bước đầu tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cácchính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong thực thi công vụ hiện nay
Từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp về chính sách tạo động lực làm việccho công chức trên cơ sở sự thống nhất chung trong phương hướng tạo động lựclàm việc cho công chức của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả thựcthi công vụ của công chức nói riêng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hànhchính Nhà nước nói chung
Giữ chân nhân viên bằng cách nào Tác giả Vương Minh Kiệt, nhà xuấtbản CĐ-XH
Tính đến thời điểm này đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đếnhoạt động tạo động lực cho đội ngũ giáo viên Tuy nhiên việc đi sâu nghiên cứucác hoạt động tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tại vùng BNVB thuộc tỉnhThanh Hóa chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến.Với tình hình trên, đềtài của chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu các yếu tố, biện pháp, các khía cạnh liênquan đến tạo động lực cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB nhằm thúc đẩy hiệuquả của công tác này trong thời gian tới
6 Những đóng góp chính của đề tài
Thứ nhất, lựa chọn mô hình để nghiên cứu về tạo động lực cho đội ngũgiáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa
Trang 15Thứ hai, rút ra được những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân làm hạnchế hiệu quả của công tác cho đội ngũ giáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh ThanhHóa.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viênvùng BNVB đến năm 2015 tầm nhìn 2020 và các giải pháp này có thể nhânrộng, áp dụng cho các vùng khác có đặc điểm vị trí địa lí tương tự như vùngBNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng để làm tài liệu thamkhảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu và các hoạt động tạo động lực cho độingũ giáo viên vùng BNVB
Đồng thời, những giải pháp và kiến nghị của khóa luận sẽ góp phần giúpcho phòng Giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa trong việc tạo và nâng cao động lựclàm việc cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
Do Hoàng Sa - Trường Sa cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của chính sáchnên việc nghiên cứu về những chính sách được áp dụng ở các vùng BNVB, cácgiải pháp được đề xuất cũng là tiền đề trong công tác tạo động lực cho đội ngũgiáo viên ở khu vực này
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho độingũ giáo viên vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa thông qua chương trìnhMTQG - GNBV của Chính phủ
Trang 16Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG TỪ MẦM NON TỚI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.1 Giáo viên và vai trò của giáo viên trong sự nghiệp trồng người.
Nghề giáo là một nghề rất cao cả và luôn được xã hội kính trọng và yêuquý từ ngàn xưa đến nay Xã hội dù có phát triển đến đâu thì vị trí, vai trò củangười thầy giáo, cô giáo trong lòng mỗi con người vẫn được khẳng định với sựkính yêu và tôn trọng Trong xã hội ngày nay, nghề giáo vẫn là một nghề được
xã hội tôn kính, trân trọng, câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được mọi ngườighi nhớ và nhắc nhở nhau
Luật giáo dục Việt Nam có ghi rõ: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụgiảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.” (Điều 70.1, LuậtGiáo dục - 2009) và “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấpchuyên nghiệp gọi là giáo viên Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học,trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.” (Điều 70.3, Luật Giáo dục - 2009)
Nhà nước cũng có quy định rõ về nhiệm vụ cao cả của các nhà giáo:
“Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và cóchất lượng chương trình giáo dục; Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, cácquy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh
dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với ngườihọc, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; Không ngừng học tập,rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn,nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; Cácnhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.” ( Điều 72, Luật Giáo dục - 2009)
Điều 77.1, Luật Giáo dục - 2009 cũng quy định rõ trình độ chuẩn đượcđào tạo của đội ngũ giáo viên tại các cấp học Cụ thể là: “Có bằng tốt nghiệptrung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; Có bằng tốtnghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồidưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; Có bằng tốt nghiệp
Trang 17đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡngnghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vìlợi ích trăm năm trồng người” Giáo dục không chỉ là việc cung cấp, bồi dưỡngtri thức, kĩ năng hay nâng cao năng lực con người, mà hơn hết mục tiêu chínhquan trọng nhất của giáo dục không gì khác chính là “dạy cách làm người”, giúpcon người bồi dưỡng tâm hồn và rèn giũa nhân cách, hoàn thiện bản thân, cónhư vậy con người mới có thể phát triển toàn diện được Nhà nước cũng đã xácđịnh rõ vai trò của nhà giáo tại Điều 15, Luật Giáo dục - 2009: “Nhà giáo giữvai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục Nhà nước tổ chứcđào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điềukiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và tráchnhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinhnghề dạy học.” Mục tiêu ấy của giáo dục không phải có thể hoàn thành một cáchnhanh chóng trong một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình dài thực hiệntheo những cấp độ khác nhau, từ khi trẻ được sinh ra cho đến hết cập học phổthông hoặc cao hơn nữa Trong đó tập trung chủ yếu ở các cấp học MN, TH vàTHCS và tất nhiên khâu quan trọng nhất, cũng là nền tảng cho việc hình thànhnhững kĩ năng đầu tiên với cuộc sống, tạo dựng những nền tảng căn sơ cho nhâncách sau này của trẻ chính là ở trường MN cơ sở Đảng và Nhà nước cũng đãkhẳng định bậc học MN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Và cũng chính bởi vậy mà chưa khi nào người thầy, người cô hay người quản lýlại chiếm một vị trí, đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nhưlúc này Bởi lẽ đây là thời kỳ quan trọng nhất của trẻ khi các em mới chập chữnglàm quen với xã hội bên ngoài sự bao bọc của gia đình Đây cũng là thời kỳ tiênquyết giúp trẻ chuẩn bị những hành trang đầu tiên để bước vào đời sau này
Chúng ta cũng từng khẳng định trẻ em là mầm non tương lai của đất nước
và những người thầy người cô, người quản lý trẻ chính là những người quantrọng nhất, góp phần ươm những tài năng, hạt giống cho công cuộc xây dựng đấtnước Bởi lẽ đối với trẻ trong giai đoạn này, người gần gũi, thân quen và tiếp
Trang 18xúc với trẻ nhiều nhất chính là cha mẹ và thầy cô Cha mẹ chăm lo cho trẻ khi
về nhà còn thầy cô chăm sóc trẻ khi đến lớp Do đặc thù riêng của ngành giáodục MN nên lớp học của trẻ cũng không thể coi như một lớp học bình thường
mà nó được gọi bằng tên học thân thương là “nhà trẻ”, là nơi mà khi trẻ đi họcgiống như đến ngôi nhà thứ hai của mình vậy Khi đến trường MN, trẻ trở thànhmột người con của gia đình lớn, bạn học là các anh em, thầy cô là cha mẹ.Nhưng như vậy thôi thì chưa thể thấy hết vai trò của người nuôi dạy trẻ Khôngphải vô lý khi mà người ta thường gọi trêu cô giáo mầm non là “ cô nuôi dạyhổ”, trẻ em rất ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu nhưng cũng nghịch ngợm và pháphách nhiều Người giáo viên MN là cha, là mẹ của không phải một đứa con mà
có đến hàng chục đứa con, đứa nào cũng hồn nhiên, ngây thơ nhưng đứa nàocũng khác đứa nào, phải chăm sóc, lo toan, nuôi dạy từng ấy những đứa trẻ saocho thật tốt, thật ngoan những người cha người mẹ ấy quả thật phải mang mộttình yêu thương vô bờ với những đứa con tinh nghịch và phải có một bản lĩnhthật vững vàng, một sự nhẫn lại cao cùng một trí tuệ lớn để có thể không chỉchăm lo đầy đủ cho các con nhỏ mà còn đảm bảo cho chúng trở thành nhữngcon ngoan, trò giỏi, mang những nhân cách cao đẹp sau này tự tin vững bướcvào đời Người giáo viên trong công tác nuôi dạy trẻ như đã nói không thể hiểutheo một nghĩa thông thường Họ là những người gánh trên vai trách nhiệm nặng
nề nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước
Tại mỗi cấp học vai trò của giáo viên lại được thể hiện khác nhau “Giáodục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụxây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ
em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (Điều 2, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học -1991) Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quảcủa giáo dục TH, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết banđầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp học nghề hoặc
đi vào cuộc sống lao động Mỗi cấp học tăng lên thì nhiệm vụ của giáo dục cũngtăng, theo đó thì nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp “trồng người”
Trang 19cũng ngày càng quan trọng Chất lượng của nguồn nhân lực đất nước sẽ đượcquyết định rất lớn tại giai đoạn này, vì thế mà vai trò của thầy cô cũng quantrọng hơn Một ngôi nhà với nền móng không vững vàng thì dù chỉ là một cơngió nhẹ cũng có thể làm nó đổ Nếu không có thầy cô cho những em học sinhcác kiến thức cơ sở thì các em sẽ rất khó có thể bước vào cuộc sống lao động,
mà càng khó khăn hơn với việc tiếp tục vào THPT
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT được xem là nền tảng
và có ý nghĩa quan trọng nhất Bởi lẽ giáo dục THPT là nhằm giúp học sinhcủng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổthông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tụchọc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sốnglao động Theo đó, vai trò của các đội ngũ giáo viên tại cấp học THPT đượckhẳng định như là người quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước
Chính vì vậy, dù là giáo viên giảng dạy tại cấp học nào thì cũng đóng vaitrò quan trọng trong việc quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước,giáo dục thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện và hài hòa, trang bị nhữngphẩm chất và năng lực cần thiết để bước vào đời theo yêu cầu của xã hội Đấtnước có thể phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào bàn tay “vun trồng”của người giáo viên
1.2 Động lực và tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ bậc mầm non tới bậc trung học phổ thông.
1.2.1 Khái niệm động lực và tạo động lực cho giáo viên
Một tổ chức có thể đạt được năng suất, hiệu quả cao trong công việc khi
có những nhân viên tích cực, chủ động, nhiệt tình sáng tạo trong công việc Để
có được điều đó phụ thuộc rất nhiều vào động lực lao động của nhân viên Chính
vì vậy, công tác tạo động lực cho nhân viên đóng vai trò rất quan trọng
Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của người lao động nhằmđem hết nỗ lực của bản thân hướng tới đạt được [12, tr128]
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên chính là quá trình làm nảy sinh độnglực làm việc Tạo động lực cũng là hệ thống các chính sách biện pháp, cách ứng
Trang 20xử trong trường, lớp tác động đến các giáo viên, thúc đẩy họ cố gắng hơn trongcông việc, phấn đấu để đạt được các mục tiêu của bản thân, của tổ chức.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của đội ngũ giáo viên từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông.
Hành vi có động lực trong công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên là kếtquả của sự kết hợp tác động từ nhiều nhân tố
1.2.2.1 Nhóm các nhân tố thuộc về cá nhân người giáo viên
Nhu cầu cá nhân của giáo viên
Mỗi cá nhân có một hệ thống nhu cầu khác nhau, đây là một yếu tốquan trọng để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên Tại mỗi khoảng thời gian,không gian nhất định, mỗi cá nhân giáo viên có một nhu cầu khác nhau Trongnhững nhu cầu đó, nhu cầu nào đã đã đạt được sẽ không còn mang lại động lực.Thay vào đó, nhu cầu bậc cao hơn sẽ là động cơ thúc đẩy hành vi của người giáoviên Mỗi cá nhân giáo viên đều tiềm ẩn trong mình những nhu cầu và luôn tìmcách thỏa mãn nó thông qua các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể, côngtác xã hội …
Mục tiêu và giá trị cá nhân của giáo viên
Mục tiêu là những mục đích mà cá nhân người giáo viên hướng tới Mụcđích là những nhân tố kích thích hành động của các giáo viên Mỗi cá nhân đềumang trong mình một hệ thống giá trị Giá trị này có thể hiểu là trình độ, haycũng là hình ảnh, vị thế, vai trò của thầy cô trong trường, lớp, toàn xã hội Hệthống giá trị này chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng văn hóa xã hội, văn hóatrường, lớp và nó chi phối hành vi, thái độ của đối với các hiện tượng khác
Đặc điểm tính cách
Tính cách con người là sự kết hợp của các thuộc tính tâm lý cơ bản và bềnvững của con người Nó được biểu thị thành thái độ của người giáo viên đối vớigia đình, học sinh, bạn bè, đồng nghiệp và đối với toàn xã hội nói chung
Tính cách không phải do di truyền mà là hiệu quả của sự tác động của giáodục, sự rèn luyện của bản thân và sự tác động gián tiếp từ phía trường, lớp, nơi
Trang 21mà giáo viên công tác, giảng dạy Khi xác định được mỗi tính cách của thầy côthì nó sẽ là cơ sở để tìm ra cách đối xử mang lại động lực cho họ.
Thái độ, ý thức cá nhân người giáo viên
Đó là cách nhìn nhận, thể hiện của mỗi cá nhân người giáo viên đối với các
sự vật, sự việc diễn ra Cách nhìn nhận có thể là tích cực, hay tiêu cực tuỳ thuộcvào cách đánh giá trong từng hoàn cảnh cụ thể và đánh giá mực độ tạo động lựckhác nhau
Khă năng, năng lực, trình độ của mỗi giáo viên
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với nhữngyêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả cao.Năng lực nghề nghiệp là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và đặc tính tâm lý củamột cá nhân phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho người đóthực hiện các hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao [14, tr159]
Đánh giá đúng năng lực và khả năng của người giáo viên là cơ sở tốt nhất
để phát huy hiệu quả giảng dạy Các giáo viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi họđược làm đúng với năng lực, khả năng của mình vì họ có thể chắc chắn rằng họ
có thể hoàn thành công việc đó tốt nhất, nếu không, với những công việc mà họbiết chắc rằng dù họ có cố gắng thì cũng không thể hoàn thành công việc mộtcách tốt nhất được thì họ sẽ cảm thấy bất mãn và không muốn làm việc
Sự khác biệt của cá nhân mỗi giáo viên
Cá nhân giáo viên này có thể phân biệt với cá nhân giáo viên khác thôngqua đặc điểm của từng cá nhân Các đặc điểm này có từ khi con người mới sinh
ra và cũng chịu sự tác động qua lại của môi trường Trong công tác giảng dạy
có cá nhân giáo viên tính tình vui vẻ, yêu thích lao động chăm chỉ làm việc,nhiệt tình với học sinh, tâm huyết với công việc Nhưng cũng có cá nhân giáoviên ghét lao động, thụ động và ỷ lại, không tâm huyết, nhiệt tình với học sinh.Đặc điểm cá nhân nhiều khi do tính cách quy định nên nó có ảnh hưởng lớntrong công tác tạo động lực Đây là nhóm yếu tố bao gồm giới tính, tuổi, tôngiáo, địa vị….tất cả những điểm khác nhau khiến việc tạo động lực làm việc chogiáo viên cũng khác nhau
Trang 22Sự khác nhau về giới tính cũng ảnh hưởng tới động lực làm việc củachính người giáo viên Thầy giáo thường có sức khoẻ hơn, có tính quyết đoán,năng động và sáng tạo trong công việc, chịu được áp lực cao; ngược lại, cô giáo
là những người làm việc chăm chỉ, cẩn thận, dẻo dai, nhạy cảm, tế nhị, chăm sóc
và yêu thương hơn thầy giáo vì thế mức độ thực hiện công việc của họ là khácnhau
Sự khác biệt về tuổi tác cũng tạo ra hiệu quả làm việc khác nhau Các giáoviên trẻ tuổi có lòng nhiệt tình trong công việc, có kiến thức mới và khả năngtiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh hơn Tuy nhiên, các vị trí nghiên cứu khoa học,các công tác giảng dạy,… thì cần sử dụng nhân lực là những người có thâmniên, có kinh nghiệm vì họ đã nhiều năm tham gia vào lĩnh vực này, điều này cóảnh hưởng nhất định đến kết quả của công việc
1.2.2.2 Nhóm các nhân tố thuộc về bản chất công việc
Quan niệm của xã hội về công việc “trồng người” của người giáo viên
Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đãkhẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải pháttriển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của
sự phát triển nhanh, bền vững” Không ai có thể phủ nhận được vai trò quantrọng của công cuộc “trồng người” mà thầy cô đang thực hiện Chính bởi vậy,những người công tác trong nghề giáo luôn nhận được sự kính trọng của toàn xãhội Điều đó cũng góp phần rất lớn tạo nên động lực làm việc cho giáo viên
Mức độ hao phí về thể lực và trí lực
Sự hao phí về trí lực ở những độ tuổi khác nhau hay ở những vị trí côngviệc khác nhau đòi hỏi công tác tạo động lực phải được áp dụng khác nhau.Công cuộc “trồng người” đòi hỏi nhiều về trí lực, hao phí về trí óc rất lớn, haydẫn đến mệt mỏi và căng thẳng Vì vậy cần tạo ra một môi trường làm việcchuyên nghiệp, năng động, thân thiện để kích thích tinh thần làm việc của độingũ giáo viên
Khả năng phát triển cá nhân
Trang 23Sự phát triển cá nhân cũng là một nhu cầu của đội ngũ giáo viên, vì nógắn liền với việc tăng địa vị, tăng uy tín hay quyền lực, nó thường đi kèm vớiviệc tăng lợi ích vật chất và sự thăng hoa của cá nhân Chính sách đào tạo, pháttriển năng lực cá nhân cho đội ngũ giáo viên cũng là một chính sách quan trọnggóp phần tăng động lực lao động cho họ.
1.2.2.3 Các nhân tố thuộc về môi trường làm việc.
Văn hóa trường, lớp
Văn hóa trường, lớp được xây dựng dựa trên các chính sách quản lý, bầukhông khí tâm lý, các quan hệ của thầy cô với học sinh, đồng nghiệp, cấp trên.Bầu không khí đó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực cho đội ngũgiáo viên, ở đâu có môi trường làm việc lành mạnh, học sinh ngoan ngoãn, lễphép, các chính sách quản lý hợp lý, phong cách lãnh đạo hiện đại thì ở đó thầy
cô sẽ thấy thoải mái khi làm việc, họ làm việc sẽ hăng say, nhiệt tình và có thểcho ra sản phẩm là những học sinh có nhân cách tốt Văn hóa trường lớp mạnh
sẽ không chỉ có sức gắn kết các thành viên trong trường, lớp lại với nhau cũnglàm việc cống hiến vì mục tiêu giáo dục, mà hơn thế nữa nó còn có tác dụng thuhút những thành viên khác bên ngoài tham gia vào công cuộc giáo dục
Điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc chính là điều kiện về phòng học, bàn ghế, ánh sáng, cáccông cụ phục vụ giảng dạy, điều kiện thời gian giảng dạy, khoảng cách địa lý …
Nó tác động tới tâm lý của thầy cô trong quá trình giảng dạy Điều kiện tiêuchuẩn đều được nhà nước quy định chuẩn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho côngcuộc giảng dạy của các giáo viên Tuy nhiên, vì điều kiện khó khăn mà nhiềutrường vẫn chưa có thể đạt chuẩn được Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới động lựccủa đội ngũ giáo viên khi công tác tại những vùng khó khăn này Hơn thế nữa,khoảng cách địa lý cũng tác động rất lớn tới giáo viên khi họ phải di chuyển mộtquãng đường dài mới tới được nơi giảng dạy, cộng thêm điều kiện khí hậu nơiđây rất khắc nhiệt, nhiều bão lũ càng tăng thêm khó khăn cho họ Chính bởi vậy,các giáo viên công tác tại khu vực này không có động lực lao động được nhưnhững khu vực khác
Trang 24Các chính sách của Chính phủ dành cho đội ngũ giáo viên từ cấp bậc MN tới cấp bậc THPT tại vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa
Các chính sách về nhân sự là công cụ tác động mạnh nhất trong công táctạo động lực cho đội ngũ giáo viên Các chính sách nhân sự bao gồm chính sách
về việc đảm bảo cuộc sống cho thầy cô như tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi,các chính sách về đào tạo hay luân chuyển công việc… Một chính sách nhân sựthoả đáng sẽ thu hút được nhiều cán bộ giáo viên giỏi hơn và giữ chân được cán
bộ giáo viên gắn bó với nghề Nhà nước cũng có những chính sách nhân sự dànhcho giáo viên công tác ở những khu vực kinh tế khó khăn và được quy định rõtại Điều 82, Luật Giáo dục - 2009: “Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác
ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dâncác cấp tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưuđãi theo quy định của Chính phủ Nhà nước có chính sách luân chuyển nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn; khuyến khích và ưu đãi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùngthuận lợi đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng này an tâm công tác;
tổ chức cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu sốđược học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học.”
Động lực làm việc của đội ngũ giáo viên có thể được đo lường bằng cáctiêu chí như:
Một là, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc
Động lực làm việc ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, thái độ làm việc, vì vậy
mà ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc Khi người giáoviên có động lực làm việc thì tinh thần làm việc sẽ thoải mái, theo đó sẽ tíchcực, nhiệt tình làm việc theo đó, kết quả làm việc cũng được tăng cao hơn
Trang 25Tiêu chí này được đo lường bằng số giáo viên gắn bó với trường, lớp, thôngqua tỷ lệ thầy cô bỏ việc, tỷ lệ thầy cô muốn rời bỏ nghề giáo.
1.3 Các học thuyết về tạo động lực và ứng dụng tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trong các trường từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông.
Có nhiều học thuyết về tạo động lực trong lao động cho thấy nhiều cáchtiếp cận khác nhau về tạo động lực lao động Tuy nhiên, tất cả các học thuyết đóđều hướng tới việc nảy sinh động lực trong công việc Vì giáo viên là người laođộng trong lĩnh vực rất đặc biệt với những đặc thù riêng nên ở đây nhóm nghiêncứu chọn hai học thuyết cơ bản về tạo động lao động phù hợp với đội ngũ giáoviên
1.3.1 Hệ thống nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khaokhát được thoải mãn Maslow chia nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theothứ bậc như sau:
Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở vàngủ, và các nhu cầu cơ thể khác
Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏicác điều bất chắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ
Nhu cầu xã hội: nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện
và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác Hay nói cách khác là nhucầu bạn bè, giao tiếp
Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận
và tôn trọng, cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình
Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, đượcbiến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được thành tíchmới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo
Theo học thuyết, khi một nhu cầu cấp dưới được thỏa mãn thì nhu cầu cấptrên trở nên quan trọng Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậcnhư trên và cá nhân không thể chuyển lên nhu cầu bậc cao hơn nếu nhu cầu bậc
Trang 26thấp chưa được thỏa mãn Không có nhu cầu nào được thỏa mãn hoàn toàn, tuynhiên, nếu một nhu cầu được thỏa mãn về cơ bản thì sẽ không còn tạo động lực[12, tr128-129].
1.3.2 Học thuyết công bằng của J Stacy Adams
J Stacy Adams đề cập tới vấn đề nhận thức của người lao động về mức
độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức Các cá nhân trong tổ chứcthường có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ và quyền lợi mà họ nhận đượcvới sự đóng góp và quyền lợi của người khác Khi họ cảm thấy tỷ lệ đó ngangbằng nhau thì học cảm thấy mình được đối xử công bằng Nhưng khi họ nhậnthấy có sự khác nhau giữa tỷ lệ đó thì họ lại cảm thấy mất đi sự công bằng, theo
đó động lực lao động cũng mất đi Người giáo viên có thể so sánh nỗ lực và kếtquả của họ với những người khác trong cùng tổ chức thực hiện cùng loại côngviệc; những người thực hiện các công việc khác trong cùng tổ chức; nhữngngười thực hiện công việc tương tự ở tổ chức khác; và những người thực hiệncông việc khác ở tổ chức khác Dù là so sánh với ai nhưng khi họ cảm thấykhông có sự công bằng thì xu hướng làm việc thường là giảm nỗ lực, giảm năngsuất, đòi hỏi lợi ích phù hợp, điều chỉnh nhận thức của bản thân, yêu cầu ngườikhác nỗ lực hơn trong công việc, chọn người/ đối tượng hoặc tiêu chí khác để sosánh hoặc tiêu cực hơn có thể dẫn tới bỏ việc [12, tr30]
Giáo viên là loại hình lao động đặc biệt, làm những nhiệm vụ giáo dục vớivai trò rất quan trọng Qua nghiên cứu, nhóm chọn hai học thuyết là học thuyếtnhu cầu của Maslow và học thuyết công bằng của Adams với những lý do:
Một là, giáo viên cũng giống như bao nhiêu người lao động khác làm việcvới mong muốn đáp ứng được các nhu cầu cá nhân Chính vì thế, việc xác địnhnhu cầu của giáo viên là rất quan trọng trong vấn đề tạo động lực cho họ
Dù là người lao động trong lĩnh vực nào cũng làm việc với mong muốnđáp ứng được nhu cầu cá nhân Khi nhu cầu cá nhân không được đáp ứng thìngười lao động không thể có được động lực lao động Vấn đề quan trọng khi tạođộng lực cho đội ngũ giáo viên là phải xác định nhu cầu cá nhân của họ ở cấpbậc nào và theo đó tìm cách đáp ứng để tạo động lực làm việc cho họ
Trang 27Hai là, về đặc điểm lao động, giáo viên là những người có kiến thức, sựhiểu biết, vì vậy mà yêu cầu về sự công bằng của họ cao hơn ai hết.
Những người có kiến thức, hiểu biết rộng thì thường có xu hướng so sánhnhững nỗ lực, cố gắng và kết quả của họ đạt được so với những nỗ lực, cố gắng
và kết quả của người khác Sự công bằng đối với giáo viên càng được đòi hỏihơn ai hết khi họ là người trí thức Nghề giáo là nghề đặc biệt, với học sinh, đặcbiệt là học sinh nhỏ thì giáo viên như là biểu hiện sinh động về sự công bằng và
lẽ phải Người thầy giáo phải xứng đáng với niềm tin này của trẻ Sự công bằngthể hiện trong mọi hoạt động nhưng thể hiện rõ nhất là trong sự đánh giá củagiáo viên với những học sinh thân yêu của mình Nếu như chính các thầy côkhông nhận được sự công bằng từ xã hội thì tất nhiên họ cũng không thể manglại sự công bằng cho những học sinh của mình Chính bởi vậy, vấn đề đem đến
sự công bằng cho giáo viên là rất quan trọng
Trên cơ sở của hai học thuyết nhu cầu của Maslow và học thuyết côngbằng của Adams, nhóm tiến hành nghiên cứu vấn đề tạo động lực cho đội ngũgiáo viên từ cấp bậc MN tới cấp bậc THPT tại vùng BNVB thuộc tỉnh ThanhHóa trên những vấn đề sau:
Học thuyết nhu cầu của Maslow đã khẳng định nhu cầu của các giáo viên
đi theo thứ bậc Khi nhu cầu cấp dưới chưa được thỏa mãn thì không thể chuyểnlên nhu cầu bậc cao hơn Chính bởi vậy, cần xác định rõ nhu cầu của đội ngũgiáo viên đang ở cấp bậc nào để tìm cách đáp ứng
Lao động của giáo viên là loại hình lao động đặc biệt Bởi vậy, thầy cô cócác nhu cầu quý trọng, bao gồm sự tự trọng, lòng tôn trọng người khác, sự đượcngười khác tôn trọng, niềm tin trong công việc; cao nhất là các nhu cầu tự hoànthiện, khẳng định mình, bao gồm nhu cầu sáng tạo, giải quyết vấn đề, làmgương… Tuy nhiên, tiền lương cùng các lợi ích vật chất khác lại không đáp ứngđược nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và gia đình người giáo viên Chỉ khi các nhucầu cơ bản đó được đáp ứng mới có thể nói đến các nhu cầu bậc cao, tức là cácnhu cầu đem lại sự thoả mãn thực sự trong công việc Vì thế cần ưu tiên giảiquyết thật tốt các yếu tố cơ bản là tiền lương và các loại phụ cấp, nhà ở cùng các
Trang 28điều kiện về điện nước, khối lượng công việc cùng các điều kiện làm việc, sự antoàn đối với cá nhân và gia đình giáo viên Chỉ có như vậy mới đem lại sự thỏamãn trong công việc để đội ngũ giáo viên có thể yên tâm công tác.
Thuyết công bằng của Adams cho thấy trong quá trình thỏa mãn nhu cầucho đội ngũ giáo viên thì luôn luôn phải đảm bảo được sự công bằng cho họ.Vấn đề là không có một sự công bằng tuyệt đối Công bằng ở đây không phải làthầy cô nhận được bao nhiêu mà là công bằng được thông qua nhận thức của họ.Nói khác đó là thầy cô nhận thức như thế nào về sự công bằng Sự công bằngđược thể hiện thông qua đối xử dựa vào đóng góp của đội ngũ giáo viên đối vớinền giáo dục Học thuyết về sự công bằng của Adams đòi hỏi phải quan tâm tớicác nhân tố chi phối đến chính nhận thức của đội ngũ giáo viên về sự công bằng
và từ đó tác động để tạo cho họ có được một nhận thức về sự công bằng
1.4 Sự cần thiết phải tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từ cấp bậc mầm non tới cấp bậc trung học phổ thông vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Xuất phát từ vai trò rất quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp
“trồng người”
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.”(Điều 15, Luật Giáo dục năm - 2009) Sản phẩm lao động của thầy cô là nhâncách của học sinh, vì thế, không thể tồn tại những phế phẩm Đất nước có thểphát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện được công cuộc công nghiệp hóa –hiện đại hóa hay không phụ thuộc rất lớn vào những mầm non do thầy cô “vuntrồng” Nghề giáo luôn là nghề vất vả nhất khi mà các thầy cô là người uốn nắncho những học sinh của mình Có những cái cây thẳng trơn dễ nắn không phải là
số nhiều Mà cho dù có khó khăn thì thầy cô vẫn luôn phải cố gắng phần đấu đểuốn nắn những cái cây đó Có rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp “trồng người”.Chính bởi vậy, hơn ai hết, đội ngũ giáo viên là người chịu rất nhiều áp lực mànhiều khi khiến cho họ không còn muốn cố gắng phấn đầu giảng dạy nữa.Nhưng nếu không có sự giảng dạy, “uốn nắn” của thầy cô, những “mầm non” sẽkhông thể tốt và toàn diện
Trang 29 Động lực lao động ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giảng dạy của thầy
cô, và cũng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới động lực lao động của họ
Khi thầy cô có động lực làm việc, tinh thần sẽ thoải mái và dễ dàngtruyền đạt bài giảng đến với học sinh Hiệu quả công việc của đội ngũ giáo viênkhi có động lực lao động bao giờ cũng cao hơn khi không có động lực Động lựclàm việc như một phần không thể thiếu trong công việc, nhất là với những côngviệc khó khăn mà chịu nhiều áp lực như sự nghiệp giảng dạy Tuy nhiên, có rấtnhiều yếu tố tác động tới động lực làm việc của giáo viên Để có động lực laođộng thì cần phải có sự kết hợp tác động từ nhiều nhân tố Các nhân tố đó là từtrường, lớp, nơi mà thầy cô công tác, hay cũng có thể từ toàn xã hội Nhữngnhân tố xuất phát từ bên trong chính các giáo viên cũng góp phần lớn tác độngtới động lực làm việc của họ Mỗi nhân tố tác động từ nhiều khía cạnh khácnhau và cần phải hiểu được đặc điểm của đội ngũ giáo viên và các biện pháp tạođộng lực để có thể kết hợp các phương pháp tạo động lực một cách hiệu quả
Khu vực BNVB có vị trí trọng yếu về kinh tế, an ninh – quốc phòng
Với đường bờ biển kéo dài, khu vực có nhiều thuận lợi cho việc phát triểnkinh tế Đây là khu vực quan trọng để tập trung thu hút vốn đầu tư, củng cố anninh quốc phòng Để kinh tế địa phương có thể phát triển, tất cả người dân phảicùng nhau chung tay gây dựng Vì thế, vai trò của người giáo viên càng đượckhẳng định khi chính họ phải là người hướng dẫn cho các em học sinh hiểu biết
về quê hương mình để các em góp sức mình vào công cuộc phát triển kinh tế ởđịa phương và quan trọng là bảo vệ vững chắc vùng lãnh thổ quốc gia
Nhưng trên thực tế, các nhu cầu của đội ngũ giáo viên, từ cấp bậc MN tới cấp bậc THPT vùng BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa, vẫn chưa được đáp ứng, có nhiều bất cập
Dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ về lương cho giáo viên giảng dạy tại khuvực khó khăn, nhưng trên thực tế số lương và phụ cấp đó vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu của các giáo viên nơi đây Khi điều kiện sống của thầy cô chưađược đáp ứng đầy đủ thì họ không thể tâm huyết với nghề và nhiệt tình giảngdạy Đó chính là lý do dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao Thêm vào đó, điều
Trang 30kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị giảng dạy còn rất thiếu thốn Cácgiáo viên phải rất vất vả trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh Đến cảđiều kiện về phòng học cũng không đủ tiêu chuẩn, thiếu giáo viên dẫn đến việcquá tải, tăng giờ dạy xảy ra thường xuyên Về công việc, thầy cô phục vụ giảngdạy tại các trường từ cấp bậc MN tới cấp bậc THPT vùng BNVB thuộc tỉnhThanh Hóa gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi hơn các thầy cô thuộc khu vực khácrất nhiều Chính bởi vậy, họ không hề có động lực để làm tốt công việc củamình, chất lượng giảng dạy vẫn chưa cao, không có nhiều giáo viên tâm huyếtvới nghề Vấn đề quan trọng và cấp thiết được đặt ra là mang lại động lực chogiáo viên nơi đây.
Chính bởi vậy, để có được một nguồn lực với chất lượng cao cho sự pháttriển của đất nước nói chung và của khu vực BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa nóiriêng thì cần thiết phải chú trọng công tác tạo động lực cho đội ngũ giáo viên từcấp bậc MN tới cấp bậc THPT
Trang 31Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN THUỘC
TỈNH THANH HÓA 2.1.Một số đặc điểm của vùng bãi ngang ven biển
2.1.1 Vị trí địa lý
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nộikhoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1,560 km vềhướng Bắc Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ năm về diện tích vàđứng thứ ba về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương,cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt
Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm
ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05'Đông Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tâynam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biêngiới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biểnĐông với bờ biển dài hơn 102 km [27]
Các huyện thuộc Chương trình MTQG - GNBV theo Quyết định số1489/QĐ-TTG ngày 08 tháng 10 năm 2012 phê duyệt Chương trình MTQG -GNBV bao gồm 38 xã BNVB:
Huyện Tĩnh Gia bao gồm 10 xã: Tân Dân, Hải Hòa, Hải Hà, Hải Châu,Ninh Hải, Tĩnh Hải, Hải Lĩnh, Hải Linh, Hải An, Hải Yến
Huyện Quảng Xương gồm 9 xã: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Hải,Quảng Đại, Quảng Lưu, Quảng Nham, Quảng Thạch, Quảng Lợi, Quảng Thái
Huyện Hoằng Hóa bao gồm 6 xã: Hoằng Phong, Hoằng Châu, Hoằng Hải,Hoằng Thanh, Hoằng Trường, Hoằng Tiến
Huyện Hậu Lộc gồm 6 xã: Hưng Lộc, Hòa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, NgưLộc, Đa Lộc
Huyện Nga Sơn gồm 7 xã: Nga Tiến, Nga Phú, Nga Bạch, Nga Thiện,Nga Tân, Nga Điền, Nga Thái Được thể hiện bản đồ dưới đây:
Trang 32Hình 2.1: Bản đồ vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa
Nguồn: Wikipedia tiếng Việt
Khoảng cách từ vùng BNVB đến thành phố Thanh Hóa dao động 15 - 45
km, với vị trí địa lý như vậy thuận tiện cho việc đi lại cả đường bộ cũng nhưđường biển; có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũngnhư tiềm năng du lịch Thanh Hóa là nút giao thông quan trọng cả đường bộ lẫnđường thủy, là cột mốc biên giới trọng yếu, việc giữ gìn biển đảo phụ thuộcngười dân sống ở chính nơi đây Giáo dục là yếu tố quan trọng giúp người dânhiểu được nghĩa vụ thiêng liêng đó, chính bản thân nhà giáo cảm thấy bản thânmình có trọng trách to lớn trong việc gìn giữ lãnh thổ của Tổ quốc
2.1.2 Khí hậu
Vùng BNVB có đặc điểm khí hậu đặc trưng vùng khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa với 4 mùa rõ rệt, có mùa đông ngắn và mùa hạ kéo dài Thời kì lạnhnhất là tháng 1 đến tháng 2, nhiệt độ trung bình là 18 0C; thời kì nóng nhất là
Trang 33tháng 6, 7 với nhiệt độ trung bình đạt 29 0C [15, tr8] Lượng mưa lớn, nhiệt độcao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp
Trung bình một năm Việt Nam có 6 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới,trong số đó nhiều cơn bão, đặc biệt là các cơn bão mạnh đổ bộ trực tiếp vàoThanh Hóa, và vùng BNVB là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất [25] Mưa bãogây thiệt hại nặng nề về người và của, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống củangười dân: nhà cửa bị phá hủy, cơ sở vật chất trường học bị mưa bão tàn phá
Thời tiết vùng BNVB diễn biến thất thường do chịu ảnh hưởng nghiêmtrọng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng làm diện tích đấtliền ngày càng bị thu hẹp Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đôngbắc, mùa hè là Đông và Đông nam Mùa hè kéo dài, chịu ảnh hưởng mạnh củagió Phơn (gió Lào) khô nóng gây khó khăn trong việc sinh hoạt của người dâncũng như công tác giảng dạy của giáo viên, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe giáoviên cũng như học sinh
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Vùng BNVB có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, có tiềmnăng để phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản cũng như du lịchbiển Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đếnTĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sôngHoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, cóbãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việcnuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh
tế biển [25] Ðiều kiện tự nhiên rất đa dạng, hệ thống giao thông phát triển do cóQuốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 10 chạy qua thuận lợi choviệc phát triển giao thông vận tải Các xã luôn chú trọng phát huy thế mạnh vềđiều kiện tự nhiên này [28]
Hơn nữa các xã có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng của tỉnh Đây
là lợi thế đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốcphòng Đây là điều giáo viên luôn nhắn nhủ với học sinh trong các bài giảng của
Trang 34mìn: Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ biển đảo, không để thế lực thù địch có
cơ hội lợi dụng lợi ích kinh tế làm nguy hại đến Tổ quốc
So với các khu vực phát triển khác của tỉnh Thanh Hóa như thành phốThanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn, kinh tế vùng BNVB còn nhiều khó khăn, chủ yếudựa vào tài nguyên biển, chính quyền địa phương đang có biện pháp thu hút đầu
tư phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân
Ngành nghề phát triển nhất ở vùng BNVB chính là nuôi trồng và đánh bắtthủy hải sản, trình độ nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản có tiến bộ vượt bậcsong vẫn mang tính thủ công nhỏ lẻ Các hộ gia đình ở đây ra khơi theo kiểu hộgia đình hoặc một số gia đình đi cùng nhau, dân chài ở đây đi từ sáng sớm và kếtthúc chuyến đi vào buổi tối, chủ yếu đánh bắt gần bờ Có gia đình cả bố và mẹcùng ra khơi để con cái ở nhà ông bà trông nom hoặc chị em tự chăm sóc lẫnnhau, có trường hợp phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình; chính vì vậy ở vùngBNVB luôn cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, gánh nặngđặt lên vai giáo viên nơi đây trong việc vận động học sinh tới trường
2.1.4 Dân số
Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, vớidiện tích 11,133.4 km2 và số dân 3.405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường,Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 355.4 nghìn người sống
ở thành thị Năm 2005 Thanh Hóa 2.16 triệu người trong độ tuổi lao động,chiếm tỷ lệ 58.8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong
đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5.4% [21] Theo kết quảđiều tra dân số năm 2012, Thanh Hóa có 3,400,239 người, đứng thứ ba ViệtNam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Trang 35Bảng 2.1: Dân số năm huyện vùng bãi ngang ven biển và các vùng kinh tế
trọng điểm khác của tỉnh Thanh Hóa năm 2012
Tiêu chí
Huyện
Diện tích(km²)
Dân số(người)
Mật độ(người/ km²)
Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số năm 2012 tỉnh Thanh Hóa
Từ bảng 2.1 cho thấy so với mật độ dân số của Thành phố Thanh Hóa vàThị xã Sầm Sơn thì các huyện vùng BNVB có mật độ dân số tương đối cao, chỉ
có huyện Tĩnh Gia là mật độ dân số thấp; trong đó có huyện mật độ dân số caonhư Quảng Xương, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, cá biệt có xã thuộc huyện QuảngXương mật độ dân số ngang bằng Thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn như:Quảng Đại 2327 người/ km², Quảng Nham 3297 người/ km², Quảng Thái 2235người/ km² [25] Dân số các xã này cao do tài nguyên biển dồi dào, hơn nữa dotrình độ dân trí người dân chưa cao, kém hiểu biết về vấn đề kế hoạch gia đình
Đánh bắt thủy hải sản ven bờ là nguồn thu chính người dân nơi đây, cuộcsống còn bấp bênh do nguồn lợi thủy hải sản ven bờ đang dần cạn kiệt trong khi
đó dân số ở mức cao Chính vì cuộc sống khó khăn nhiều học sinh bỏ giữachừng phụ giúp gia đình kiếm sống, giáo viên nơi đây vất vả trong việc vậnđộng học sinh đến trường
2.1.4 Trình độ dân trí, ý thức người dân
Theo số liệu phòng Giáo dục tỉnh Thanh Hóa năm 2012, năm học 2011
-2012, trường MN đã phủ kín 100% xã; trung bình mỗi xã có từ một trường TH,một trường THCS; mỗi huyện có từ 3 đến 7 trường THPT Tổng cộng 5 huyện:Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia có 122 trường thuộcChương trình MTQG – GNBV với 36,880 học sinh
Trang 36Cơ sở vật chất- thiết bị trường học ngày càng được cải thiện Tuy nhiênvùng BNVB điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn nhiều khó khăn Tổng cộng các xã
có 1229 phòng học, trong đó tỉ lệ phòng học kiên cố chiếm tỉ lệ nhỏ bên cạnh sựthiếu thốn, khó khăn về phòng học, bàn ghế ở một số trường học [20]
Trong một vài năm trở lại đây, số học sinh trúng tuyển Cao đẳng, Đại học.Hàng năm ở Thanh Hóa trung bình có tới hơn 20,000 thí sinh thi đỗ vào cáctrường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp cung cấp nguồn nhân lực
có trình độ cho Thanh Hóa cũng như các tỉnh thành khắp trên cả nước [22] Tuynhiên công tác tuyên truyền về các chính sách của Đảng và Nhà nước ở địaphương lại còn nhiều hạn chế dẫn đến sự thiếu hiểu biết của người dân, đâychính là cơ hội để thế lực thù địch, phản động dụ dỗ, lôi kéo khi đây là vị trí anninh – quốc phòng then chốt
Với mật độ dân số cao nhưng ý thức bảo vệ môi trường còn yếu kém dẫnđến tình trạng ô nhiễm biển do rác thải sinh hoạt, gây mất cảnh quan biển Các
xã trên gần khu du lịch Sầm Sơn, khu du lịch từng được Thực dân Pháp xưa kiađánh giá là: “địa danh nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương”, hay khu nghỉdưỡng mới nổi resort Linh Trường - Hoằng Hóa - Thanh Hóa…ý thức người dângóp phần quan trọng trong việc tạo hình ảnh trong mắt khách du lịch Hiện nay,tình trạng không trung thực trong kinh doanh tại địa điểm du lịch, vứt rác bừabãi diễn ra phổ biến là thách thức lớn đối chính quyền địa phương Hoạt độngnuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản thiếu ý thức không chỉ ảnh hưởng nghiêmtrọng cảnh quan biển mà trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
Ngoài ra theo đánh giá của chính quyền địa phương, trình độ ngoại ngữngười dân ở đây còn rất thấp, đây là điều bất lợi cho sự phát triển du lịch biểnnơi đây Đây cũng chính là vấn đề đội ngũ giáo viên băn khoăn làm sao lồngghép giáo dục bên cạnh việc bảo vệ môi trường biển tốt mà còn đào tạo ngoạingữ tốt để tạo sự đột phá cho ngành du lịch
Trang 372.2 Đặc điểm của đội ngũ giáo viên
Đặc điểm của đội ngũ giáo viên của vùng BNVB thuộc Tỉnh Thanh Hóa,được khái quát qua bảng 2.1 - phụ lục 2
Trình độ GVMN ngày càng nâng cao cách đó 10 năm vào năm 2000không có giáo viên nào trình độ Đại học, nhưng đến năm 2012 tỷ lệ giáo viên cótrình độ đại học chiếm tới 30.3%
Đối với giáo viên diện hợp đồng cũng được xếp lương, hưởng theo bảnglương chuyên môn, nghiệp vụ ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-
CP ngày 14/12/2004 (Bảng 2.2 - phụ lục 2) của Chính phủ về chế độ tiền lương
đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Chính nghị định nàygiúp giáo viên ngoài biên chế cũng được hưởng lương theo đúng chế độ nhànước Do thiếu giáo viên một số bộ môn, buộc các trường phải ký hợp đồng vớigiáo viên bên ngoài, tính cho 4 cấp học tỷ lệ giáo viên làm việc hợp đồng chiếmkhoảng 11%
Trung bình số giáo viên một trường MN là 523/42 =13 giáo viên, mỗitrường có số học sinh khoảng 182 cháu; như vậy trung bình mỗi giáo viên phảiđảm nhận 14 cháu là quá tải Bộ GD- ĐT quy định giờ dạy của GVMN là 6 giờ/ngày nhưng trong thực tế GVMN phải luôn chân luôn tay ròng rã gần 12 tiếngđồng hồ mỗi ngày để chăm sóc và nuôi dạy trẻ chiếm gần hết thời gian trongngày
Không chỉ thiếu giáo viên mà cơ sở vật chất trường MN ở xã BNVB rấtthiếu thốn, có nhiều xã lớp học cho trẻ em trong tình trạng dột nát Việc thiếuGVMN một phần do giáo viên đều là nữ trong độ tuổi sinh đẻ với 51.6 % giáoviên ở độ tuổi 25-40 Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu do chuyển nghề khác cóthu nhập cao hơn hoặc sau một thời gian làm việc không có mong muốn gắn bóvới nghề
Trình độ GVTH ngày càng nâng cao với 40.4 % trình độ Đại học; 56.3%trình độ Cao đẳng Ngoài các môn học theo quy định, giáo viên chủ nhiệm phảikiêm luôn các môn âm nhạc, mỹ thuật và thủ công, thậm chí có giáo viên dậyluôn cả thể dục, trung bình mỗi giáo viên kiêm khoảng 10 môn, dẫn đến tình
Trang 38trạng quá sức giảm hiệu quả giảng dạy Giáo viên nam chiếm 16.7% dạy chủyếu những môn như thể dục, mỹ thuật, âm nhạc còn môn chính do giáo viên nữđảm nhận; nhận thấy cấp TH chưa thu hút được nam giới
Đối với THCS, THPT khoảng cách số lượng giáo viên nam và nữ so với
MN, TH được thu hẹp lại, cụ thể THCS 31.5 % là giáo viên nam và 68.5 % giáoviên nữ, đối với THPT 43.2 % giáo viên nam và 56.8 % giáo viên nữ Chínhđiều này đảm bảo cơ cấu giới tính hợp lí hơn hẳn so với MN, TH Trình độ giáoviên hai cấp này tương đối cao 100% GVTHCS có trình độ từ Cao đẳng trở lên,100% GVTHPT có trình độ từ Đại học trở lên
Ở những THCS, THPT tuy số giáo viên có tăng lên nhưng do cơ cấukhông đồng bộ nên ở một số môn học vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên nhưcác môn tin học, âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ trong khi đó thừa giáo viên dạymôn chính Hiện tại giải pháp tạm thời các trường cho giáo viên dạy kiêmnhiệm: dạy vật lý sẽ dạy thêm công nghệ, dạy mỹ thuật kiêm luôn dạy âmnhạc… ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả giảng dạy do giáo viên chia sẻ thời giancho nhiều môn cùng một lúc
2.3 Chương trình Mục tiêu quốc gia - Giảm nghèo bền vững của Chính phủ 2.3.1 Nội dung cơ bản Chương trình Mục tiêu quốc gia- Giảm nghèo bền vững.
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo sự chuyển biếnnhanh, mạnh mẽ về đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, đồng bàodân tộc ít người, vùng kinh tế ĐBKK đảm bảo đến năm 2020 các huyện nghèophát triển ngang bằng các huyện khác trong khu vực Chính phủ đã ra Quyếtđịnh số 1489/QĐ-TTG ngày 08 tháng 10 năm 2012 phê duyệt Chương trìnhMTQG - GNBV giai đoạn 2012 – 2015:
Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2012 - 2015
Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Mục tiêu chung: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống củangười nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo
Trang 39thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khókhăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàndiện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cáchchênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc
Xã nghèo (xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã ĐBKK
vùng BNVB và hải đảo; xã biên giới và xã an toàn khu)
Thôn, bản ĐNKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời gian thực hiện Chương trình: từ năm 2012 đến năm 2015
Tổng kinh phí cho Chương trình: 27.509 tỷ đồng
Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo
Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sátđánh giá thực hiện Chương trình
2.3.2 Các quyết định, nghị định, thông tư liên quan Chương trình Mục tiêu quốc gia – Giảm nghèo bền vững vùng bãi ngang ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa
Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 củaChính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo.
Trang 40Ngày 11 tháng 6 năm 2004 thủ tướng Chính phủ quyết định số 106/2004/QĐ-TTG phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng BNVB và hải đảo
với 18 xã BNVB thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Quyết định số 113/2007/QĐ-TTG ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt danh sách các xã hoàn thành mục tiêu Chương trình pháttriển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùngsâu, vùng xa giai đoạn 1999 – 2005 và bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu
tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng BNVB và hải đảo vào diện đầu
tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010
Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2010 củaChính phủ: Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởnglương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn Trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định này có huyện đảoTrường Sa, Hoàng Sa, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hảiđảo Giáo viên là một trong những đối tượng được áp dụng của Nghị định này
Ngày 31/8/2011, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch
số 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ trong đó hướng dẫn cách tính
phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm cho giáo viên vùng BNVB.
2.3.3 Thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn trước (từ 2006 đến nay)
Giai đoạn 2006-2010,Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đánhgiá: Chương trình giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháphiệu quả, nhất là các cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến đầu tư cơ sở hạtầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ tiếp cận cácdịch vụ xã hội cơ bản như y tế, văn hóa giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt tạotiền đề cơ bản để đại bộ phận hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo Chương trình đã hỗ trợ cho 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng
ưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/lượt/hộ; triển khai 30,000lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật; 120 nghìn lao động nghèo đã được đào tạo