1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.

48 878 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 835,08 KB

Nội dung

CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.CTXH với cá nhân tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm.

Trang 1

PHẦN I - CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Đặt vấn đề

Trong cuộc sống, con người chúng ta ai cũng đã từng hoặc sẽ trải qua những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của mình Có người trong chúng ta may mắn vượt qua được những thời điểm khó khăn đó nhờ vào nghị lực của bản thân, cá tính mạnh

mẽ của họ hoặc có được những sự trợ giúp đắc lực và kịp thời từ người thân hoặc từ một nguồn nào khác Những người này đã học được những kinh nghiệm sống quý báu

từ quá trình vượt khó đó và tự vươn lên để có được một cuộc sống tốt, ổn định và một

sự nghiệp thành công Tuy nhiên, có một số người khác lại không thể nào vượt qua được do không có được những điều kiện hỗ trợ như nhóm người kia để giúp họ vượt qua những khó khăn đó Cuộc sống của những người này sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn, và nếu không có một sự giúp đỡ kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho bản thân và gia đình của nhóm người này Hoạt động công tác xã hội với cá nhân được tổ chức thực hiện là nhằm vào mục đích giúp đỡ các nhóm đối tượng này Đối với trẻ khuyết tật, mỗi khi nói đến thì mọi người thường gọi trẻ bằng các từ có tính miệt thị, và gán cho trẻ những từ như mù, câm, điếc … từ cách tiếp cận đó mà dẫn tới thái độ coi thường, xem nhẹ khả năng của trẻ Vì những khái niệm đó đồng nghĩa với tàn tật mà đã tàn tật thì trở thành một gánh nặng cho gia đình và xã hội Nhưng không phải vì thế mà chúng ta ruồng bỏ các em Ngày nay thì người ta đã hiểu hơn về trẻ khuyết tật và xem là những trẻ chậm phát triển Và chậm phát triển thì không có nghĩa là mất hết khả năng, nếu có cơ hội học tập thì các em có khả năng phát triển hết khả năng của mình để trở thành người hữu ích cho xã hội Chính vì vậy các trung tâm Nhà nước, tư nhân lần lượt ra đời với mục đích giúp đỡ hỗ trợ, giúp đỡ các em; và cụ thể là Trường Chuyên Biệt Tư Thục Thanh Tâm Trường ra đời và hoạt động với mục đích đảm bảo được tất cả các quyền của con người cho các em

2 Mục tiêu

- Hoàn thành việc môn học thực hành CTXH với cá nhân

- Học cách tiếp cận và giao tiếp với trẻ em chậm phát triển trí tuệ

Trang 2

- Tăng khả năng quan sát và ghi chép vấn đề của thân chủ nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ gặp phải

- Giúp thân chủ đáp ứng được nhu cầu và tăng cường chất lượng cuộc sống, thông qua việc tìm ra những tiềm năng, nội lực của họ, và tiềm năng trong xã hội để giải quyết vấn đề của chính họ

- Giúp cho việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, hỗ trợ cho nhu cầu của thân chủ

- Giúp cho các tổ chức đáp ứng nhu cầu của thân chủ

- Tạo điều kiện thuận lợi cho những tác động hỗ tương giữa con người thân chủ và môi trường

- Tác động đến các mối quan hệ hỗ tương giữa các tổ chức và thể chế

- Tác động đến chính sách xã hội và môi trường

3 Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập thông tin:

- Phỏng vấn

- Quan sát

- Vãng gia

- Nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan

Các bước thu thập thông tin:

- Liên hệ với đối tượng và những người có liên quan

- Thu thập thông tin

- Ghi chép tổng hợp thông tin

4 Lý thuyết áp dụng

4.1 Lý thuyết hệ thống

- Lý thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá nhân không thể thiếu được lí thuyết

Trang 3

Khái niệm hệ thống : Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr434 ]

Góc độ công tác xã hội : “ Hệ thống là một tập hợp các thành tố được xắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống ” Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lí thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy Đây là một lí thuyết sinh học cho rằng " mọi tổ chức hữu cơ đều

là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của

hệ thống lớn hơn Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ cá phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn

Sau này, lí thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995), Mancoske(1981), Siporin(1980)…và phát triển

Người có công đưa lí thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác Tiếp đến là Germain và Giterman

 Hệ thống xã hội: bệnh viện ,nhà trường…

Lí thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa

cá nhân với cá nhân, vời nhóm và ngược lại Trong CTXH không thể không chú ý tới

sự ảnh hưởng qua lại đó Tạo dựng và phát huy những tiềm năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành CTXH

Trang 4

4.2 Thuyết trị liệu nhận thức

Giống như các mô hình tâm lý học hành vi, tâm động học và quan điểm hệ thống, trị liệu nhận thức được miêu tả tốt nhất như một “trường phái tư tưởng” hơn là một lý thuyết đơn độc Trường phái trị liệu nhận thức có thể biến thiên từ chủ nghĩa duy lý định hướng hành vi (behaviorally oriented rationalism) cho đến học thuyết kiến tạo triệt để (radical constructivism) Mặc dù những khuynh hướng tiếp cận này có đôi chút khác biệt về mặt khái niệm nhưng chúng cùng chia sẻ một số những đặc tính chung nhất

Trị liệu nhận thức có một số những giả định cơ bản sau đây:

- Cách thức mà mỗi cá nhân nhận định hoặc cắt nghĩa các biến cố và tình huống sẽ

có vai trò điều tiết cách thức mà cá nhân ấy cảm nhận và hành xử Nhận thức của mỗi

cá nhân tồn tại trong mối quan hệ tương tác giữa cảm xúc và hành vi cùng những hậu quả của chúng trên các sự kiện xảy ra trong môi trường sống của người ấy Như vậy,

sự vận hành của con người là kết quả của sự tương tác liên tục giữa các biến số đặc hiệu của ngưòi ấy (niềm tin, các tiến trình nhận thức, cảm xúc và hành vi) và các biến

số môi trường Những biến số này có ảnh hưởng hỗ tương theo diễn tiến thời gian Tuy nhiên, không được coi yếu tố nào là chủ yếu hoặc như là nguyên nhân đầu tiên, mà phải coi là yếu tố cá nhân và môi trường vừa là yếu tố khởi phát vừa là kết quả của tiến trình tương giao

- Việc diễn giải ý nghĩa của các sự kiện là có tính cách tích cực và liên tục Việc phân tích các sự kiện giúp cho cá nhân rút ra một số ý nghĩa từ các kinh nghiệm của mình và giúp cho cá nhân hiểu được các sự việc với mục đích thiết lập nên một “môi trường sống riêng của cá nhân mình” (personal environment) cũng như cách đáp ứng của người ấy đối với các sự kiện Kết quả là, các chức năng về cảm xúc và hành vi

NV CTXH

Cá nhân

Xã hội Gia

đình

Trang 5

được xem là có mục đích và có tính thích ứng Con người được xem là những người tìm kiếm, nhà sáng tạo và sử dụng thông tin một cách tích cực (Turk & Salovey,1985)

- Mỗi con người có thể phát triển nên những hệ thống niềm tin đặc thù của mình từ

đó hướng dẫn cho các hành vi của người ấy Niềm tin và giả thuyết ảnh hưởng trên tri giác và trí nhớ cá nhân, từ đó hướng dẫn trí nhớ được kích hoạt khi có các kích thích hoặc có các sự kiện đặc hiệu Mỗi cá nhân trở nên nhạy cảm với các tác nhân đặc hiệu gồm có các biến cố bên ngoài và các kinh nghiệm cảm xúc bên trong Niềm tin và các giả định góp phần vào khuynh hướng khiến cho đương sự tham gia một cách chọn lọc

và tiếp nhận thông tin nào phù hợp với hệ thống niềm tin vốn có, và “bỏ qua” những thông tin nào không phù hợp với những niềm tin ấy

- Các yếu tố gây stress do vậy sẽ góp phần vào sự tổn hại hoạt động nhận thức cá nhân đồng thời hoạt hoá các đáp ứng cũ kỹ và kém thích ứng của người ấy Ví dụ: một người tin rằng lái xe trên xa lộ rất là nguy hiểm và do đó lái xe rất chậm nên anh ta bị tai nạn xe cộ, sự kiện này sẽ tăng cường niềm tin sai lệch của anh ta là lái xe trên xa lộ rất là nguy hiểm

- Giả thuyết về “tính chuyên biệt của hoạt động nhận thức” (cognitive specificity hypothesis) cho rằng các hội chứng lâm sàng và các trạng thái cảm xúc có thể phân biệt đuợc dựa vào nội dung của các hệ thống niềm tin và các tiến trình nhận thức đã được kích hoạt

Mô hình trị liệu nhận thức cho rằng ba biến số đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành và duy trì các rối loạn tâm lý gồm có:

Trang 6

Giúp thân chủ nhận thức được các suy nghĩ sai lầm đã có ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của thân chủ

Xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm và thay vào là những tư duy xác thực và hành động

có tính chất tích cực để tăng cường hoạt động chức năng của thân chủ

Một số ứng dụng có ảnh hưởng về hình thức trị liệu nhận thức chính là chương trình

“lí luận và phục hồi” được sử dụng theo chương trình dịch vụ về quản chế và những môi trường tư pháp khác

Tái tạo nhận thức là hình thức nổi tiếng nhất của trị liệu nhận thức

Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến 3 cấu trúc trong ý thức của thân chủ

Một số phương thức trị liệu nhận thức đã được kết hợp với phương thức thay đổi hành vi để trị liệu các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo hãi…

4.3 Thuyết nhu cầu Maslow

Theo thuyết A Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội

Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người

Trang 7

Bậc thang nhu cầu của MASLOW

(1) Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác

(2) Nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ

(3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội

(4) Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác, được người khác tôn trọng, địa vị

(5) Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước

Lí thuyết nhu cầu là cơ sở để căn cứ xác định nhu cầu cần thiết của thân chủ Đó là nhu cầu được học tập, vui chơi giải trí, nhu cầu về vật chất, nhu cầu về an toàn xã hội, nhu cầu được coi trọng,… từ đó đưa ra các kế hoạch can thiệp

Trang 8

PHẦN II – BÁO CÁO THỰC HÀNH

I Giới thiệu về cơ sở thực tập

1 Thông tin cơ bản

Tên cơ sở : Trường Chuyên biệt Tư thục Thanh Tâm

Địa chỉ: 157b Phan Tứ, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Trường được điều hành bởi các nữ tu dòng PhaoLô Đà Nẵng Được quản lý bởi các nhà giáo dục chuyên ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực can thiệp sớm và các nhân viên ưu tú dưới sự quản lý của phòng giáo dục quận Ngũ Hành Sơn

- Phục hồi, phát triển những kỹ năng còn lại cho học sinh

- Giáo dục văn hóa và những kỹ năng xã hội cho học sinh

- Phát triển kỹ năng tự phục vụ thông qua những hoạt động vật lý trị liệu và hoạt động ngoại khóa

- Hướng nghiệp và đào tạo các ngành nghề phù hợp cho thanh thiếu niên khuyết tật

có thể vào đời tìm kế sinh nhai, sống tự lập hạnh phúc

Đối tượng chính của cơ sở phục vụ

- Trẻ khuyết tật vận động

- Trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Trẻ tự kỷ

- Trẻ khiếm thính

Số lượng đối tượng hiện có

Hiện tại số học sinh của trường là 290 em Trong đó có:

Học sinh khiếm thính: 86 em

Học sinh khuyết tật vận động: 46 em

Học sinh chậm phát triển trí tuệ và tự kỷ : 96 em

Học sinh khối hướng nghiệp : 62 em

Trang 9

Ban cố vấn

Sr Benfide Nguyễn Thị Kính Ông Hoàng Ngọc Tuấn

Hiệu phó chuyên môn

Sr Anne Hoàng Ngọc Thúy

Hiệu phó bán trú

Sr Marthe Nguyễn Thị Minh Gương

Trưởng nhóm Nhận thức cộng đồng Thầy Phùng Đức Lên

Trưởng nhóm Giáo dục hòa nhập Thầy Nguyễn Trường

Phi

Trưởng phân hiệu KTTT

Cô Lê Thị Loan

Phụ trách Chương trình Can thiệp sớm

Cô Ng Đỗ Thái An

Cơ sở vật chất Ông Nguyễn Văn Thọ

Phụ trách nội trú

Sr Marie Thái Thị Thanh Vân

Y tế

Sr Catherine Đoàn Thủy

Trưởng phân hiệu KTTG

Cô Phạm Thị Yến Nhi

Trưởng phân hiệu

KTVĐ

Cô Nguyễn Thị Mỹ Quý

Chuyên viên kĩ thuật Ông Nguyễn Văn Trai

Sr Therese Nguyễn Thị Hiền

Trưởng phòng Sản xuất khối hướng nghiệp

Sr Anne Nguyễn Thị Nụ

Lớp học làm bánh Châu Âu

Cô Trương Thị Thúy Quỳnh

Lớp học làm vườn Ông Trần Ngọc Dũng Ông Lâm Phúc Công

Kế toán

Cô Nguyễn Thị Tài

Trưởng phòng Kinh doanh khối hướng nghiệp

Cô Nguyễn Thị Hoài Phương

Trưng bày sản phẩm

Cô Đinh Thị Mỹ Hương

Trang 10

+ Hiệu phó bán trú: Sr Marthe Nguyễn Thị Minh Gương

b) Các bộ phận trong tổ chức

- Tài chính/ Hành chính:

+ Sr Gertude Nguyễn Thị Lựu

+Sr Therese Phạm Nguyễn Mai Thảo

- Ban cố vấn:

+ Sr Benfide Nguyễn Thị Kính

+ Ông: Hoàng Ngọc Tuấn

+ Luật sư Hoàng Gia Cơ

- Phụ trách Chương trình Can thiệp sớm: cô Nguyễn Đỗ Thái

- Trưởng nhóm Nhận thức cộng đồng: thầy Phùng Đức Lên

- Trưởng nhóm Giáo dục hòa nhập: thầ y Nguyễn Trường Phi

- Phụ trách nội trú: Sr Marie Thái Thị Thanh Vân

- Chuyên viên kỹ thuật: ông Nguyễn Văn Trai

- Cơ sở vật chất: ông Nguyễn Văn Thọ

- Y tế: Sr Catherine Đoàn Thủy

- Cấp dưỡng:

+ Cô Nguyễn Thị Hà

+ Cô Ngô Thị Nhớ

- Phụ trách công tác học sinh: cô Hoàng Thị Kim Anh

+ Lớp học làm bánh Châu Âu: cô Trương Thị Thúy Quỳnh

+ Lớp vẽ quảng cáo: cô Nguyễn Thị Kiều Oanh

+ Lớp học may: cô Đoàn Thị Mỹ Hạnh

+ Lớp học làm vườn: ông Trần Ngọc Dũng , Lâm Phúc Công + Lớp học massage vật lí trị liệu: cô Mai Thị Vân

+ Lớp học làm mộc: thầy Trương Văn Khánh

- Phụ trách Hướng nghiệp: Sr Therese Nguyễn Thị Hiền

Trang 11

+ Trưởng phòng Sản xuất khối hướng nghiệp: Sr Anne Nguyễn Thị Nụ

+ Trưởng phòng Kinh doanh khối hướng nghiệp: cô Nguyễn Thị Hoài Phương

+ Trưng bày sản phẩm: cô Đinh Thị Mỹ Hương

+ Thủ công mỹ nghệ: cô Lê Thị Anh Trâm

- Kế toán: cô Nguyễn Thị Tài

4 Nhân sự

- 25 Giáo viên phụ trách chuyên môn

- 2 Nhân viên văn phòng

- 8 Kỹ Thuật Viên vật lý trị liệu,

- 9 nhân viên các phòng ban khác

5 Các hoạt động chăm sóc đối tượng

◦ Các trẻ từ 6 tháng tuổi cho đến 6 tuổi

◦ Dạng tật : Thiểu năng vận động, thiểu năng trí tuệ và khiếm thính, tự kỷ,…

◦ Tư vấn phụ huynh :

Trang 12

▪ Giúp phụ huynh nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong việc Can Thiệp Sớm cho trẻ

▪ Phụ huynh được tư vấn về tình hình của trẻ, các cách hỗ trợ cho trẻ nhằm phát huy các kỹ năng cho trẻ

▪ Giúp phụ huynh thực hành các hoạt động nhằm phát huy ngôn ngữ - kỹ năng cho trẻ

▪ Phụ huynh có thể đến trường hoặc điện thoại để được tư vấn, hướng dẫn

Dạy văn hóa

◦ Tiểu học : học sinh ở độ tuổi tiểu học được học theo chương trình Giáo dục đặc biệt của Bộ GD&ĐT (Dùng sách giáo khoa phổ thông)

◦ Hướng nghiệp : Các học viên hướng nghiệp được phụ đạo văn hóa theo nhu cầu

và theo ngành nghề riêng của học viên

◦ Phục hồi chức năng : Kỹ năng tự phục vụ và sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, thay quần

áo, tắm rửa, ăn uống, tự sử dụng chén, muỗng để ăn cơm, dùng ly uống nước,

◦ Phục hồi chức năng ngôn ngữ : Ngôn ngữ trị liệu

+ Chương trình :

Trang 13

◦ Vận động : Sử dụng các bài tập vận động chủ động, trợ giúp, vận động với tạ, ròng rọc để phát triến khả năng vận động của trẻ Sử dụng các kỹ thuật kích thích di chuyển, bài tập bò, đi với dụng cụ, đi với trợ giúp của kĩ thuật viên,

◦ Sinh hoạt : Các bài tập cởi và mặc áo quần, hướng dẫn trẻ dùng khăn lau mặt, các bài tập chức năng tay trong ăn uống, để trẻ tự hoạt động giờ ăn,…

◦ Ngôn ngữ : tập phát âm, kích thích trẻ nói chuyện và giao tiếp nhiều hơn,…

Hướng nghiệp

+ Mục tiêu :

◦ Nâng cao năng lực cho thanh thiếu niên khuyết tật cả về học vấn, nghề nghiệp, lẫn

kĩ năng sống để họ có thể trở thành những cá nhân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, vươn lên tự lực trong cuộc sống dần dần hòa nhập cùng xã hội

◦ Tạo cơ hội cho thanh thiếu niên khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội và góp phần xây dựng đất nước một cách bình đẳng như các công dân khác

◦ Nâng cao nhận thức của xã hội về chương trình hướng nghiệp tạo nghề cho thanh thiếu niên khuyết tật

+ Đối tượng :

◦ Học viên khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ nhẹ, thiểu năng vận động từ 18 đến

25 tuổi Sau khi học hết chương trình tiểu học, được nhà trường hướng nghiệp và đào tạo nghề

Trang 14

◦ Giúp trẻ cải thiện các chức năng vận động, di chuyển, sinh hoạt

◦ Vận động đưa trẻ khuyết tật đến học tại các trường bình thường Nếu trẻ nào không thể theo học hòa nhập, đề nghị hướng nghiệp cho trẻ

◦ Thực hiện đánh giá khả năng và phân loại trẻ để có hướng dạy phù hợp

Giáo dục hòa nhập

+ Mục tiêu:

◦ Tạo cơ hội cho trẻ em

khuyết tật được đi học với các bạn bình thường tại các trường

◦ Các em khuyết tật sau khi được can thiệp, được rèn luyện các kĩ năng khi được bạn đánh giá đã đủ điều kiện hòa nhập, sẽ đưa các em ra học hòa nhập

+ Đối tượng:

◦ Các trẻ khuyết tật trường Thanh Tâm

◦ Trẻ khuyết tật tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn

2 quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng

+ Chương trình thực hiện:

◦ Liên kết: Thiết lập mối quan hệ với các sở ban ngành, các trường học

◦ Đưa học sinh Thanh Tâm ra hòa nhập ở các trường mầm non,tiểu học trên địa bàn

◦ Hỗ trợ các trường khác thực hiện giáo dục hòa nhập

◦ Tư vấn hỗ trợ

◦ Thành lập tổ giáo dục hòa nhập và hỗ trợ kĩ thuật cho giáo viên tại các trường hòa nhập

◦ Đánh giá khả năng và nhu cầu của học sinh khuyết tật

◦ Chuyển tuyến cho các trẻ khuyết tật có nhu cầu

Tư vấn phụ huynh

+ Mục tiêu:

Trang 15

◦ Giúp phụ huynh hiểu rõ hơn các vấn đề mà con em mình đang gặp phải

◦ Phụ huynh có các kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ

+ Đối tượng:

◦ Cha, mẹ, người thân trong gia đình

◦ Người chăm sóc trẻ hằng ngày: bảo mẫu, trông trẻ…

+ Chương trình:

◦ Tư vấn kiến thức: các kiến thức liên quan đến các dạng tật: bại não, thiểu năng trí tuệ…

◦ Tư vấn phương pháp: chăm sóc trẻ

◦ Tư vấn kĩ năng: làm việc với trẻ

◦ Đào tạo dài hạn: đào tạo chuyên ngành sau đại học

◦ Đào tạo ngắn hạn: các khóa tập huấn (3-14 tuần)

+ Nội dung:

◦ Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí

◦ Kiến thức, phương pháp PHCN- VLTL

◦ Phát hiện và can thiệp sớm trẻ khuyết tật bẩm sinh

◦ Công tác xã hội: quản lí trường hợp với người khuyết tật

Tiết cá nhân

Trang 16

+ Mục tiêu: Việc dạy học theo hình thức 1-1 sẽ giúp cho các trẻ khuyết tật có cơ hội nắm kiến thức chắc hơn, thực hiện các kĩ năng một cách nhuần nhuyễn hơn

+ Đối tượng: Các trẻ khuyết tật ( chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng vận động, khiếm thính, tự kỉ…) có nhu cầu học tiết cá nhân

+ Quy trình thực hiện:

◦ Đánh giá, phân loại các dạng khuyết tật của trẻ

◦ Đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ

◦ Lên kế hoạch giáo dục cá nhân

◦ Thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân

◦ Đánh giá định kì

◦ Lên kế hoạch giáo dục mới/ kết thúc/ chuyển tuyến

6 Nhận xét của sinh viên về các hoạt động của cơ sở

Các hoạt động của trường hướng đến phục hồi, phát triển những khả năng còn lại cho trẻ, giáo dục văn hóa và những kỹ năng xã hội cho trẻ, phát triển kỹ năng tự phục

vụ thông qua những hoạt động vật lý trị liệu và hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp cho thanh thiếu niên khuyết tật, giúp các em phát triển toàn diện, phát huy mọi tiềm năng, nhất là có cơ hội học và làm việc với mô hình sống độc lập Đó quả là một môi trường lành mạnh, tạo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển và phục hồi của trẻ khuyết tật Những hoạt động mang tính chất công tác xã hội chuyên nghiệp và có những hiệu quả lâu dài

II.Tiến trình trợ giúp thân chủ

1 Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ

Ngày 19/04/2016 nhóm II do cô Nguyễn Thị Hằng Phương phụ trách hướng dẫn đưa chúng tôi đến cơ sở thực tập tại trường chuyên biệt tư thục Thanh Tâm Chúng tôi vào và được cô hiệu trưởng cùng thầy Phi phụ trách giới thiệu đến cơ sở và dặn dò một số điều trước khi chia nhóm nhỏ để làm việc Tôi được phân vào thực hành ở lớp 3TNTT do cô Vũ Thị Ngọc Lan chủ nhiệm; lớp 3TNTT chủ yếu là các em chậm phát triển trí tuệ ( CPTTT ) một em học lớp hướng nghiệp, một em học sinh tự kỉ Qua làm quen, giao lưu với các em trong lớp, cùng với hỏi thăm một số vấn đề với cô giáo chủ nhiệm, tôi đã bắt đầu nhận ra được thân chủ của mình Qua đến ngày tiếp theo, tôi bắt

Trang 17

đầu tập trung vào thân chủ hơn, tiếp xúc nhiều hơn, và tôi đã quyết định chọn thân chủ Long để làm việc.

2 Sơ lược về thân chủ

Họ và tên: Phạm Hoàng Long

Phái tính: Nam

Ngày tháng năm sinh: Ngày 08 tháng 03 năm 1999

Nơi sinh: Phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Hiện cư ngụ tại: Tổ 50 Tân Trà, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

3 Xác định vấn đề thân chủ gặp phải

Em Phạm Hoàng Long hiện đang học lớp 3TNTT trường CB Tư thục Thanh Tâm Tình trạng bệnh tật tại trường của em là bị chậm phát triển trí tuệ; Long là người sống rất khép mình, ít giao tiếp với bạn bè và mọi người, đặc biệt là người lạ Kỹ năng học tập của Long còn kém, không có tính tự giác trong học tập

3.1 Phúc trình tìm hiểu thân chủ

PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Thân chủ: Phạm Hoàng Long

Tuổi: 17

Giới tính: Nam

Địa điểm thực hiện: Trường Chuyên Biệt Thanh Tâm

Thời gian: 15h ngày 25/4/2016

Phúc trình lần thứ: 1

Mục tiêu cuộc vấn đàm: Thu thập thông tin về thân chủ từ giáo viên chủ nhiệm

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nhật

Mô tả phúc trình vấn đàm tại

hiện trường

Mô tả những quan sát về cảm xúc, hành

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên SVTT: Em chào cô ạ! Thưa

cô, trong tuần vừa qua em đã

Trang 18

Mô tả phúc trình vấn đàm tại

hiện trường

Mô tả những quan sát về cảm xúc, hành

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên

ở lớp, em có chú ý tới em Long

và em muốn xin ý kiến của cô

về trường hợp này ạ!

GVCN: Long à em? Thế tuần

qua em thấy Long thế nào ?

Cũng như đã biết gì về em ấy

chưa?

SVTT : Thưa cô, theo như

quan sát, em có nhận thấy

Long rất ít nói, lại còn rụt rè và

không tự tin trong giao

tiếp.Các bạn hỏi nói chuyện

thường rất ít trả lời, có khi nói

được một vài từ rồi lại làm

thinh, nói cũng rất là nhỏ, đôi

lúc lại ngồi thui thủi một mình

Khi em bắt chuyện Long lại

khép mình, cười, rồi làm lơ…

GVCN : Ừ, Long vốn vậy đó

em, sống khép mình lắm em à,

giao tiếp đối với Long là điều

rất khó khăn, ít nói nên khó

hòa nhập với các bạn lắm

Thấy cũng tội nhưng chưa biết

phải làm gì để em tự tin, gần

gũi với mọi người hơn Tên

đầy đủ là Phạm Hoàng Long,

17 tuổi

SVTT : Dạ vâng Em muốn

biết thêm một vài thông tin về

em ấy Cô có thể cung cấp giúp

em được không ạ ?

GVCN : Được rồi Cô sẽ lấy

hồ sơ của Long cho em xem

không nói được gì khi gặp

người lạ… Tất cả thông tin cần

Thể hiện tinh thần sẵn sàng giúp đỡ Cười thân thiện

Hiểu rõ về học sinh trong lớp,cảm thông đối với học sinh

huấn viên trước khi vào vấn đề

Sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực Tiếp thu những ý kiến đóng góp từ giáo viên chủ nhiệm

Trang 19

Mô tả phúc trình vấn đàm tại

hiện trường

Mô tả những quan sát về cảm xúc, hành

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên

thiết đều có trong hồ sơ này,

em cứ việc tham khảo, em có

thể lấy photo để mang về nhà

xem cho tiện nhé!

SVTT : Dạ vâng ! Em cảm ơn

cô rất nhiều ạ ! Nếu có gì thắc

mắc em sẽ trực tiếp hỏi lại cô

Em chào cô ạ !

Chào giáo viên chủ nhiệm, tiếp tục tham gia hoạt động

PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Thân chủ: Phạm Hoàng Long

Tuổi: 17

Giới tính: Nam

Địa điểm thực hiện: Trường Chuyên Biệt Thanh Tâm

Thời gian: 15h45 ngày 25/4/2016

Phúc trình lần thứ: 2

Mục tiêu cuộc vấn đàm: Bước đầu tiếp xúc thân chủ và tạo lập mối quan hệ

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nhật

Mô tả phúc trình vấn đàm tại

hiện trường

Mô tả những quan sát về cảm xúc, hành

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên

Trang 20

SVTT: Long à! Chị chào em !

Long : chào chị

SVTT : (im lặng quan sát)

-Em đang làm gì đấy ?

-Long đang đọc bài môn gì

Vẫn không trả lời Ngước lên nhìn Cười, xoa đầu

Cười, gục đầu, có vẻ hài lòng

Chưa thiết lập được mối quan hệ thông qua giao tiếp, thể hiện sự quan tâm nhưng thân chủ lại không trả lời thành ngôn ngữ

cứ cười, rồi làm thinh, đôi lúc mới gục đầu cái không biết thân chủ có thích cách tiếp xúc của mình hay không, có thiện cảm với mình không, nên cảm giác rất bối rối

PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Thân chủ : Phạm Hoàng Long

Tuổi: 17

Giới tính: Nam

Địa điểm thực hiện: Trường Chuyên Biệt Thanh Tâm

Thời gian: 15h ngày 29/4/2016

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên SVTT : Đến giờ ra chơi rồi,

mấy chị sẽ tổ chức trò chơi cho

lớp, các em tranh thủ cất tập đi,

Thiết lập được mối quan hệ với

Trang 21

Mô tả phúc trình vấn đàm tại

hiện trường

Mô tả những quan sát về cảm xúc, hành

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên

thu dọn bàn ghế sang một bên

để lấy chỗ chơi nhé !

SVTT : Lấy điện thoại ra để

chụp lại những hình ảnh các

em trong giờ sinh hoạt tập thể

tại trung tâm lúc ra chơi Long

nhìn vào máy để chị chụp hình

nhé!Long quay lại cười, đưa

tay tạo kiểu

SVTT: Tiến gần phía em:

Long cười lên nào,tạo dáng

nữa đi chị chụp ảnh Long nhé !

Long : Hì.Chị chụp

ảnh (Cười,cười xoa đầu)

SVTT : Ừ, chị đang chụp ảnh

Long và các bạn đấy Long

cười đi, Huy (bạn cùng lớp với

Long) cười đi, đứng sát vào chị

SVTT :( Xoa đầu) Long ra

hành lang chị nói chuyện xíu

nhé…

Long : Ngước nhìn, cười, tiến

ra hành lang

SVTT : Buổi sinh hoạt hôm

nay Long thấy thế nào ? (Vui,

buồn, thích thú, hay nhàm chán

nhỉ…) Long có thể nói cho chị

biết được không nào

Long : Cười, dạ vui

SVTT : Long thích sinh hoạt

tập thể như thế này không nhờ,

Nói lễ phép, tuy nhiên câu kéo không rõ lời, trả lời nhỏ

Long tỏ thái độ phấn khích khi được chụp ảnh

Khá nhút nhát Nhưng cũng biết nghe lời, biết hợp tác khá ngoan

Tuy phần trả lời chưa

có tính chủ động, phần lớn do SVTT gợi ý cho câu trả lời

thân chủ nhờ quan sát được sở thích cá nhân của thân chủ, thể hiện

sự nhiệt tình quan tâm đồng thời để thân chủ có phản ứng tốt trở lại

Trang 22

Mô tả phúc trình vấn đàm tại

hiện trường

Mô tả những quan sát về cảm xúc, hành

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên

Biết nghe lời, lễ phép

Biết dạ, vâng, trả lời

có tính chủ động

PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Thân chủ: Phạm Hoàng Long

Tuổi: 17

Giới tính: Nam

Địa điểm thực hiện: Trường Chuyên Biệt Thanh Tâm

Thời gian: 15h30 ngày 5/5/2016

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên SVTT : Thưa cô, thời gian qua

em tiếp xúc với Long và đã

chọn Long làm thân chủ Cô có

thể cho em biết thêm một vài

thông tin bên ngoài từ Long

Tiếp nhận những thông tin hữu ích

về thân chủ thông qua giáo viên

Biết sử dụng kỹ

Trang 23

Mô tả phúc trình vấn đàm tại

hiện trường

Mô tả những quan sát về cảm xúc, hành

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên

được không ạ ?

GVCN : Ừ Em cứ hỏi đi Cô

sẵn sàng cung cấp!

SVTT : Em được biết cô mới

nhận lớp thay cô Loan cách

đây khoảng 3 tháng Vậy cô

cho em hỏi khi mới vào nhận

lớp Long đã rụt rè như thế này

rồi hay chỉ mới thời gian đây

cô ạ?

GVCN : Mới vào nhận lớp cô

thấy Long rất ít nói, nhút nhác,

ít tiếp xúc nói chuyện với ai,

đặc biệt hơn lúc còn học với

lớp cô Loan dường như em rất

sợ, Long không dám đến lớp,

lại hay nghỉ học, nhưng sau

một thời gian học tập ở lớp cô,

Long nó đã hợp tác hơn, đi học

chuyên cần, biết tham gia các

hoạt động cô tổ chức, Long

cũng là đứa rất ngoan, những

lúc cô hỏi tuy trả lời rất nhỏ

nhưng lúc nào cũng biết dạ, với

người lạ thường rất nhút nhác,

nhưng lại biết nghe lời

SVTT : Vậy ạ! Cô có thường

tiếp xúc trò chuyện cùng Long

không cô? Ngoài giờ học ra cô

có hay trò chuyện cùng em ấy

không ạ!Trong giờ học với cô,

Long có những biểu hiện tích

cực như thế nào cô?

GVCN : Có chứ em, giờ học

hay ngoài giờ dạy trong lớp cô

cũng hay tiếp cận nói chuyện,

hỏi thăm em ấy lắm Long gặp

khó khăn trong giao tiếp nên cô

cũng thường xuyên để mắt tới

em nhiều hơn Như gia đình

em có mấy người, nhà ở đâu,

Long thích lớn lên làm nghề

gì…Những câu hỏi tuy cô đã

Giáo viên hợp tác tích cực với SVTT, tỏ thái

độ cởi mở, thân thiện, hòa đồng

Trẻ chưa chủ động, nhanh nhẹn và sử dụng câu từ nhưng sau quá trình can thiệp của GVCN đã cải thiện được nhiều hơn

năng lắng nghe để đạt kết quả tốt nhất

Trang 24

Mô tả phúc trình vấn đàm tại

hiện trường

Mô tả những quan sát về cảm xúc, hành

vi của đối tượng

Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên

Nhận xét của kiểm huấn viên

biết nhưng vẫn muốn hỏi để

xem em ấy trả lời ra sao đấy

em à Mới đầu thì chẳng nói

được gì nhiều trả lời cũng rất

kiệm lời,lại nói nhỏ Dần dần

rồi cũng nói hết với cô, tuy

nhiên hỏi đâu trả lời đấy, chưa

có chủ động được thôi em à

Nhưng lễ phép lắm, biết nói dạ

thưa mỗi khi nói chuyện với

cô, với người lớn tuổi hơn đấy

em…

SVTT : Vâng ạ! Em cũng cảm

nhận được Long khá ngoan cô

à Cô ơi! Ngoài khó khăn trong

giao tiếp, Long có mắc bệnh gì

không cô? Như trầm cảm hay

tự kỷ chẳng hạn…?

GVCN : Không đâu em à,

Long chỉ bị thiểu năng về trí

tuệ, cộng với tính rụt rè, tự ty

về bản thân, không hòa đồng

nên gặp khó khăn trong vấn đề

giao tiếp thôi

SVTT : Vâng ạ, em cảm ơn cô

rất nhiều !

PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Thân chủ: Phạm Hoàng Long

Tuổi: 17

Giới tính: Nam

Địa điểm thực hiện: Trường Chuyên Biệt Thanh Tâm

Thời gian: 7h30 ngày 15/5/2016

Phúc trình lần thứ: 5

Ngày đăng: 23/09/2016, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w