Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nông nghiệp, công nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thừa Thiên Huế có tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp rất lớn. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2006 tại Quyết định số 2503/QĐ/BNN-KL ngày 27/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 351.383 ha, chiếm tỷ lệ 70% diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất có rừng là 286.541 ha, diện tích đất trống đồi trọc chưa sử dụng là 64.842 ha [7]. Đây là quỹ đất có tiềm năng phát triển rừng trồng kinh tế tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, cả nước đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất lâm nghiệp, nhu cầu nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ngày càng tăng cao, đòi hỏi phải sử dụng rừng không những đảm bảo môi trường môi sinh mà còn phải đem lại hiệu quả kinh tế. Những năm qua, ngành lâm nghiệp Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu, diện tích ngày càng tăng, bước đầu tạo được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dăm gỗ và các sản phẩm gỗ khác. Công nghiệp chế biến gỗ có bước tăng trưởng khá, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Rừng trồng được đầu tư thâm canh, công tác giống được quan tâm đúng mức nên năng suất, chất lượng rừng trồng dần được nâng cao, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về tầm quan trọng của rừng được nâng lên, môi trường sinh thái, nguồn sinh thủy được cải thiện đáng kể, góp phần tạo thêm việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an 1 ninh ở miền núi, vùng cao. Cơ cấu rừng trồng được bố trí hợp lý giữa diện tích rừng trồng phòng hộ và rừng trồng kinh tế, vừa đảm bảo môi trường sinh thái vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động sinh sống bằng nghề rừng. Tiến độ trồng rừng giai đoạn 1999-2006 hàng năm đạt bình quân gần 5.400 ha/năm, nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn Tỉnh tăng lên từ 42,8% năm 1999 lên 53,6% năm 2006. Giai đoạn 1999-2002, rừng trồng ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là rừng trồng phòng hộ được đầu tư từ nguồn ngân sách hàng năm của nhà nước, định suất vốn đầu tư thấp nên phần lớn diện tích rừng trồng phòng hộ chỉ mang ý nghĩa phủ xanh, tạo độ che phủ nhưng chưa đảm bảo được năng suất chất lượng của rừng. Diện tích rừng trồng kinh tế phát triển chậm, năng suất thấp do thiếu vốn đầu tư; cơ chế, chính sách cho vay vốn tín dụng còn bất cập, nhất là đối với cá nhân, hộ gia đình; đầu ra tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, thiếu ổn định, chủ yếu do các đại lý của các nhà máy chế biến dăm gỗ ở ngoài tỉnh thu mua với giá thấp do chi phí vận chuyển cao, nên chưa thu hút được nhiều người dân tham gia trồng rừng. Từ năm 2003, sự hình thành của các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm rừng trồng, thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn vào trồng rừng nguyên liệu. Diện tích rừng trồng kinh tế phát triển mạnh, rừng trồng được đầu tư thâm canh nên năng suất chất lượng cao, tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống của người dân được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ ngày càng tăng của thị trường, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến dăm gỗ. Gỗ dăm tuy mới được xuất khẩu dưới hình thức sản phẩm sơ chế nhưng ngành hàng này phát triển đã thúc đẩy kinh tế rừng của tỉnh phát triển mạnh mẽ, khai thác có hiệu quả hơn diện tích vùng gò đồi rộng lớn, giải quyết hàng trăm ngàn lao động ở khu vực nông thôn. 2 Bên cạnh những tác động tích cực của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển của rừng trồng kinh tế cũng đã xuất hiện nhiều bất cập, giá thu mua nguyên liệu không ngừng tăng lên nhưng tình hình thiếu hụt nguồn nguyên liệu vẫn thật sự trở nên căng thẳng. Các nhà máy chưa chú trọng đến các chính sách giải pháp đầu tư chiều sâu để chủ động phát triển vùng nguyên liệu chuyên canh mà chỉ tập trung thu mua nguồn gỗ nguyên liệu phân tán có sẵn để chế biến . Khi nguồn cung cấp cạn kiệt thì nguy cơ đóng cửa các nhà máy là điều có thể xảy ra. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 đã nêu rõ: “Phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu”. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở Thừa Thiên Huế” làm Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Đánh giá tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. * Mục tiêu cụ thể: - Khái quát hóa những vấn đề lý luận về vai trò của công nghiệp chế biến gỗ đối với sự phát triển của ngành lâm nghiệp. - Đánh giá tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của tỉnh. - Đề xuất các giải pháp khả thi để phát triển bền vững rừng trồng kinh tế, cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến dăm gỗ. 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu rừng trồng kinh tế trước và sau khi hình thành các nhà máy chế biến dăm gỗ. * Phạm vi nghiên cứu: Các nhà máy chế biến dăm gỗ trên địa bàn lần lượt hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2003. Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn số liệu nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu rừng trồng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ năm 1999-2006. 4 CHUƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VÀ NGÀNH LÂM NGHIỆP 1.1.1. Công nghiệp chế biến gỗ Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Ở Việt Nam và một số quốc gia như Nhật Bản, công nghiệp bao gồm: - Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí - Chế biến, chế tạo - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng nên có rất nhiều cách phân loại công nghiệp: - Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. - Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng . - Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương. Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống ngành kinh tế ở nước ta bao gồm 21 nhóm ngành, trong đó Công nghiệp chế biến thuộc nhóm C: nhóm ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Chế biến gỗ là quá trình chuyển hóa gỗ nguyên liệu dưới tác dụng của máy móc thiết bị, công cụ, hóa chất để tạo thành các sản phẩm có hình dáng, kích thước, thành phần hóa học thay đổi hẳn so với nguyên liệu ban đầu. 5 Sản phẩm dăm gỗ là nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp giấy chất lượng cao. Nguyên liệu để chế biến dăm gỗ không đòi hỏi gỗ tròn phải có đường kính lớn nên có thể tận dụng gỗ phế liệu là các dạng nguyên liệu gỗ không đáp ứng yêu cầu của nguyên liệu gỗ xẻ và các sản phẩm phụ của công nghiệp khai thác và chế biến gỗ theo phương pháp cơ học. Quy trình công nghệ chế biến dăm gỗ là sự kết hợp giữa lao động thủ công và lao động cơ giới, đơn giản, không qua khâu xử lý hóa chất nên không gây ảnh hưởng đến môi trường. Dăm gỗ có quy cách dài từ 5-35 mm, dày <5 mm, chiều ngang không hạn chế. Gỗ nguyên liệu (cây Keo, cây Bạch đàn…) được bóc sạch vỏ và không lẫn tạp chất, đưa vào máy chặt thành dăm gỗ, sau đó được chuyển qua máy sàng để phân loại. Máy sàng có 2 dàn sàng: dàn sàng lớn có đường kính lỗ 45 mm để lọc sản phẩm thô đưa trở lại máy chặt để chặt lần 2, dàn sàng nhỏ có đường kính lỗ 5 mm để loại trừ bụi ra khỏi sản phẩm. Sản phẩm chặt xong được được băng chuyền đưa ra bãi chứa dăm gỗ để tồn kho. Khi xuất khẩu, dăm gỗ được đưa vào container bằng băng chuyền và được xe chuyển ra cảng để xuống tàu. Chỉ qua chế biến, gỗ tròn mới thành hàng loạt các sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Thông qua hoạt động chế biến gỗ sẽ đẩy mạnh việc sử dụng gỗ hợp lý, đúng mục đích, tránh sử dụng lãng phí, từ đó nâng cao tỷ lệ sử dụng gỗ. Chế biến gỗ còn cho phép tận dụng phế liệu trong khâu khai thác, chế biến thành các sản phẩm hữu ích. Ngoài ra, qua chế biến gỗ còn giảm được khối lượng vận chuyển, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nguyên liệu công nghiệp nói riêng. 6 1.1.2. Ngành lâm nghiệp Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ, khai thác lợi dụng rừng và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội . của rừng. Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc”. [16] Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm “Những chỉ dẫn về lâm học” trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông là người có công xây dựng học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ 19. Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm “Học thuyết về rừng”. Sự phát triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh thái học. Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý”. Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động 7 vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”. Năm 1974, I.S. Mêlêkhôp cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu”. Theo quan niệm của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) và phân loại của Liên hợp quốc về ngành Lâm nghiệp đã được nhiều quốc gia thừa nhận và căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay, có một định nghĩa đầy đủ về ngành lâm nghiệp như sau: Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển… và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; ngành Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. 1.2. TỔNG QUAN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Quy mô, năng lực sản xuất Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ với tổng công suất chế biến khoảng 4,0 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó doanh nghiệp nhà nước 374 đơn vị, chiếm tỷ lệ 31%; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ 69%. Nhiều cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu đã sử dụng thành công các loại gỗ rừng trồng như các loài Keo, Bạch đàn, Cao su, Thông… thành các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu có giá trị cao. 8 Nhìn chung, các cơ sở chế biến gỗ của Việt Nam là những cơ sở chế biến vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí, phân bố rải rác trong các vùng trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của những đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Cũng do tình trạng phân tán, mà khả năng cơ giới hóa và hiện đại hóa ngành chế biến gỗ cũng rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề quy hoạch lại các cơ sở chế biến gỗ thành những cụm công nghiệp vừa và nhỏ là rất cần thiết. Nếu thực hiện được chủ trương này trong một thời gian ngắn, Việt Nam sẽ có một ngành nghề chế biến lâm sản đủ mạnh và có sức cạnh tranh từ việc tối ưu hóa công tác vận chuyển các sản phẩm chế biến cho đến khả năng cơ giới hóa việc cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và hiện đại hóa, chuyên môn hóa cao công tác chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu. 1.2.2. Thị trường Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc . để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và 9 vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời . đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng, đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á (sau Malaisia 1,98 tỷ USD), cụ thể: Bảng 1.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Năm ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị triệu USD 219 335 435 560 1.054 1.517 1.930 Tốc độ tăng trưởng % 53 30 29 88 44 27 (Nguồn: Chiến lược PTLN Việt Nam giai đoạn 2006-2020) [34] Xuất khẩu dăm gỗ được dự đoán tăng từ 0,8 triệu tấn khô (năm 2003) lên khoảng 1,5 triệu tấn khô năm 2015. Sau năm 2015, xuất khẩu dăm gỗ sẽ giảm đi vì nguyên liệu gỗ nhỏ được sử dụng cho sản xuất ván dăm, MDF. Nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ Việt Nam trong những năm tới sẽ không giảm mà đang có xu thế tăng nhanh. Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD, theo đó Việt Nam cần ít nhất 10 triệu m 3 gỗ thành phẩm, tương đương với 10-15 triệu m 3 gỗ cây đứng. Riêng ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu cần đến 2,5 triệu m 3 thành phẩm, tương đương với 5 triệu m 3 gỗ cây đứng. Như vậy, để ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng thì Việt Nam cần có phương hướng để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. Việc nhập khẩu gỗ từ một số quốc gia có nền Lâm nghiệp chưa phát triển đang đứng trước những nguy cơ bị các tổ chức phi chính phủ quốc tế lên án và yêu cầu hạn chế. Các nước này cũng đang dần phải hoàn thiện công tác kinh doanh rừng bền vững để đáp ứng những yêu cầu của các tổ chức quốc tế đề ra, các loại gỗ phải được kiểm tra chứng chỉ rừng trước khi xuất khẩu sang 10 . trò của công nghiệp chế biến gỗ đối với sự phát triển của ngành lâm nghiệp. - Đánh giá tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đến sự phát triển rừng trồng. ngàn lao động ở khu vực nông thôn. 2 Bên cạnh những tác động tích cực của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển của rừng trồng kinh tế cũng