1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế xã hội dải ven biển việt nam

11 455 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 813,75 KB

Nội dung

Dải ven biển Việt Nam là một khu vực lãnh thổ cô nhiều tiêm năng về các điêu kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, có thể phục vụ hữu hiệu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực

Trang 1

36 PHAM HOANG HAI, TRAN NAM BINH, VUONG TAN CONG , ANH HUONG CUA CAC BIEU KIEN

NGHIEN CUU ANH HUGNG CUA CAC DIEU KIEN TU NHIEN,

TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

»

DẢI VEN BIỂN VIỆT NAM PHẠM HOÀNG HẢI, TRẦN NAM BÌNH, VƯƠNG TẤN CÔNG, LÊ TRỊNH HẢI, HOÀNG THỊ

MINH PHƯƠNG, BÙI THỊ MINH NGUYỆT, ĐINH THỊ HUONG GIANG “?

Dải ven biển Việt Nam là một khu vực lãnh thổ cô nhiều tiêm năng về các điêu kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, có thể phục vụ hữu hiệu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nói riêng và của đất nước nói chung Tuy vậy, nhìn từ góc độ địa lý, tài nguyên và môi trường ở đây

còn có khá nhiều những hạn chế, những khó khăn trong quá trình thực hiện các kế hoạch phát

triển Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu có những cơ chế, chính sách hợp lý, cắc giải pháp khoa

học, kỹ thuật và công nghệ thích hợp, đặc biệt những đóng góp thiết thực, cụ thể của các nhà

quản lý, các nhà khoa học của nhiêu lĩnh vực liên quan Việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực

lãnh thổ này chắc chắn sẽ có những kết quả tốt, phát triển một cách bên vững trong tương lai ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có đường bờ biển dài trên

3200km từ điểm cực đông ở phía Bắc là từ

điểm Mũi Ngọc tỉnh Quảng Ninh đến

điểm cực Tây ở phía Nam là Hà Tiên

tỉnh Kiên Giang, và được bao bọc bởi hệ

thống đảo ven bờ gồm trên 2700 hòn đảo

lớn nhỏ tạo nên đới chuyển tiếp giữa đất

liền và biển Với đặc điểm của vị trí địa

lý như vậy, dải ven biển Việt Nam có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo

an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền

lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc

Về mặt kinh tế - xã hội nhiều khu vực

ven biển và các đảo ven bờ là hệ thống hải

cảng quan trọng của đất nước, rất thuận

tiện cho việc đánh bắt hải sản và xây dựng

những cơ sở chế biến, trung chuyển các hải

sản đánh bắt, là cơ sở hậu cần cần thiết cho

công tác đánh bắt hải sản xa bờ; là địa bàn

thuận tiện cho việc nuôi trồng hải sản; tìm

kiếm, thăm dò và khai thác khoáng sản trên

thêm lục địa, xây dựng các kho chứa và chế biến nguyên liệu khai thác nhiều khu vực có các nguồn tài nguyên khoáng sản, động, thực vật đáng kể có thể khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh: tế các địa phương; có phong cảnh đẹp, nên thơ, nhiều bãi tắm có chất lượng cao là những khu vực phát triển kinh tế du lịch; là các cửa ngõ, đầu mối các đường giao thông vận tải biển trong nước và quốc tế nên có thể sử dụng

để phát triển dịch vụ giao thông biển, v.v

Về mặt chủ quyển lãnh thé và an ninh quốc phòng: toàn dải ven biển bao gồm các đơn vị hành chính các tỉnh, thành, các huyện thị ven biển và hệ thống các đảo ven bờ được xem như là những cột mốc quốc gia, đồn tiên tiêu trên biển, là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền vùng biển và thểm lục địa, để giải quyết các vấn để tranh chấp trên biển, cũng như để canh gác, bảo vệ

* Viện Địa lý, Viện KHVN

Trang 2

vùng trời, vùng biển và an ninh cho Tổ

quốc

Với vị thế đặc biệt như vậy, dải ven

biển và hệ thống đảo ven bờ trong các

văn bản, Nghị quyết của Dang đã được

khẳng định và xác định là vùng lãnh

thổ có tầm quan trọng đặc biệt đối với

chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc

phòng, là cơ sở để vươn ra chỉnh phục

biển cả, phát triển kinh tế biển

Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu

những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực;

phân tích, đánh giá các yếu tố hợp

phần của điều kiện tự nhiên và tài

nguyên dải ven biển Việt Nam phục vụ

cho các mục đích phát triển kinh tế -

xã hội và đảm bảo an ninh quốc

phòng, chủ quyền lãnh thổ

DIEU KIEN DIA HINH, DIA MAO DAI

VEN BIEN VIET NAM

Các kết quả nghiên cứu cho thấy địa

hình toàn dải phong phú và đa dạng, có

đầy đủ khả năng phát triển toàn diện các

ngành kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp,

dịch vụ và du lịch Chúng có các kiểu địa

hình chính sau [1]:

Địa hình núi có ở một số các huyện ven

biển với nhiều quá trình mang tính ngoại

sinh bất lợi bởi ở đây năng lượng, thế năng

địa hình rất lớn

Địa hình đồi chiếm diện tích khá lớn,

có đầy đủ những điều kiện để phát triển

các cây công nghiệp đài ngày (chè, cà

phê) hoặc cây màu

Địa hình đồng bằng trên các trũng vòng

tân kiến tạo là các đồng bằng delta lớn, rất

thuận tiện cho dân sinh và xây dựng cơ sở tầng, phát triển nông nghiệp, trước hết là cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, trong khai thác cần đề phòng bị nhiễm mặn Nhóm địa hình đồng bằng rìa miền nâng thường nhỏ hẹp, có tiềm năng phát triển cây nông nghiệp, cây công nghiệp, rau, mau, song thường xảy ra các quá trình

rửa trôi (do lũ) và thoái hoá đất, cát bay và cát chảy

Đối với địa hình bờ bãi có khả năng

nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cá nước lợ, rau câu ) và xây dựng nhiều cơ sở an dưỡng, các địa điểm bãi tắm, khu du lịch ĐẶC ĐIỂM VÀ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU DAI VEN BIEN VIET NAM

Bién Dong va vinh Thai Lan dong vai

trò quan trọng trong sự hình thành các đặc

điểm khí hậu dải ven biển Việt Nam Ở dải ven biển các tác nhân như: vị trí địa lý, điều kiện hoàn lưu gió mùa, mối tương tác biển - lục địa, điều kiện địa hình, hướng

của các đoạn đường bờ tác động tương

hỗ với nhau, hình thành nên một đải khí

hậu miền duyên hải rất đặc sắc

Do chế độ hoàn lưu gió mùa ở khu

vực rất không thuần nhất theo không

gian và thời gian, đặc điểm địa hình, hướng của đường bờ so với điều kiện

hoàn lưu tại các khu vực cũng rất khác

nhau đã dẫn đến sự phân hoá sâu sắc của nhiệt độ và chế độ mưa ẩm dải ven biển theo phương kinh fuyến Về đặc điểm chung, điểu kiện khí hậu có

những phân hoá chính sau [5]:

Trang 3

38 PHAM HOÀNG HẢI, TRẤN NAM BÌNH, VƯƠNG TẤN CÔNG , ẢNH HƯỞNG CUA CAC ĐIÊU KIỆN

1 Sự phân hoá rõ nét mùa đông của

chế độ nhiệt theo phương kinh tuyến

2 Sự phân hoá đa dạng về chế độ

mưa ẩm theo không gian chiều dài dải

ven biển

3 Tính chất biển của khí hậu trên

toàn dải

Dải ven biển nước ta được chia ra

thành 4 khu vực khí hậu với những đặc

điểm tài nguyên khác nhau là [11]:

1 Khu vực bắc Vịnh Bắc Bộ từ

Quảng Ninh đến Hà Tĩnh (18° vĩ bắc)

2 Khu vực nam Vịnh Bắc Bộ từ Quảng

Bình đến Thừa Thiên - Huế

3 Khu vực Trung và Nam Trung Bộ từ

Đà Nắng đến Bình Thuận

4 Khu vực Nam Bộ từ Bà Rịa - Vũng

Tàu đến Kiên Giang

Đánh giá chung, điều kiện khí hậu và

tài nguyên khí hậu dải ven biển khá thuận

lợi cho đời sống dân cư và phát triển nhiều

loại hình sản xuất

DAC DIEM THUY VĂN VÀ TÀI

NGUYÊN NƯỚCMẶT `

Dọc theo dải ven biển Việt Nam, trung

bình cứ 20 - 25 km đường bờ ta lại gặp

một cửa sông đổ ra biển [2] Chính vì thế,

chế độ nước vùng cửa sông ven biển luôn

liên quan mật thiết với chế độ nước vùng

ven bờ và chế độ triều ven biển nước ta

Chế độ thuỷ triều ở dải ven biển Việt

Nam rất đặc sắc và khá đa dạng, không

giống với nhiều vùng biển khác trên thế

giới, và có thể được chia thành 8 khu vực

khác nhau

Dòng chảy sông ngòi thuộc vùng ven

biển chịu tác động đồng thời của hai nhân

tố biển và lục địa, mối tương tác này khá

phức tạp Ở mỗi khu vực khác nhau, mức

độ ảnh hưởng của nhân tố này cũng thay đổi khác nhau Điều này đặc biệt quan trọng đối với quá trình khai thác nước cho

mục đích kinh tế - xã hội

Nhìn chung, vùng ven biển nước ta có lượng hước mặt tương đối đồi dào - ngoại trừ vùng ven biển Thuận Hải (cho đến nay

đã xuất hiện tink trang thiếu nước mặt, đặc

biệt tohg giai đoạn mùa khô) Trong điều kiện kinh đều còn “chưa ¡ phát triển, nguồn

nước mat còn, chưa, bị 6 nhiễm nhiều

Đánh giá chung, ở khía cạnh thuận lợi tài nguyên nước mật Hải vén biển hiện đáp ứng tốt cho nhu cẩu đân sinh, phát triển

sản xuất vite lg? fate! act

_ Ở khía cạnh tế a8 tea cut cha diéu

kién thuy van’ (lien quản đến cả điều kiện

khí hậu) đến đồi sống, và sản xuất của

nhan dan dai ven "biển, phải kể đến hiện

tượng lũ lụt khu vực liên quan đến bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các vùng ven

biển, nhất là ở khu vực ven biển Trung và

Ngược với hiện tượng mưa lũ thừa nước là hiện tượng khô hạn kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt nghiêm trọng cũng thường xảy

ra Ví dụ ở vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, môđuyn dòng chảy cạn chỉ từ

1 đến 5 1/s.kmỶ, trong điều kiện như vậy,

Trang 4

thuỷ triều và nước mặn dễ dàng xâm nhập

vào sông, đã gây khó khăn cho sản xuất và

sinh hoạt Ven biển đồng bằng Nam Bộ,

trong mùa khô, kiệt, có nhiều nơi thiếu

nước ngọt trầm trọng cùng với hiện tượng

nhiễm mặn đã ảnh hưởng không nhỏ đến

sinh hoạt và sản xuất, giải quyết vấn đề

nước ngọt là vấn đề quan tâm hàng đầu

của các địa phương

Vấn để xâm nhập mặn có những ảnh

hưởng không rõ rệt ở ven biển đồng

bằng Bắc Bộ, nhưng ở hạ lưu sông Đồng

Nai, vấn dé này cần được quan tâm

thích đáng

Các hoạt động kinh tế ở vùng ven

biển cần phải đặc biệt chý ý đến quy

luật thay đổi của thuỷ triều, nhất là khi

có các dạng thời tiết thiên tai dạng bão,

áp thấp nhiệt đới, frôn lạnh gây mưa

lớn

Đối với việc thiết kế các công trình

biển như đê biển, công trình ngăn triều,

mặn, công trình khai thác dầu khí

phải đặc biệt chú ý đến các giá trị mực

nước triều cực trị cùng với tần suất xuất

hiện của chúng để có những phương án

lựa chọn thích hợp

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN

Nhìn chung, ở dải ven biển Việt Nam

nước dưới đất chủ yếu được tàng trữ trong

các thành tạo địa chất dưới các dạng chính

- Nước lỗ hổng - nước dưới đất được

tàng trữ, vận động trong những khoảng

trống (lỗ hổng) giữa các hạt của của những

trầm tích bở rời hoặc gắn kết yếu

- Nước khe nứt (trong đó có cả nước

karst) - nước dưới đất tồn tại và vận động

ở những khe nứt, hang hốc của những đá

cố kết Các tầng chứa nước khe nứt thường chỉ phân bố trong những phần nứt nẻ (do

kiến tạo cũng như do phong hoá) của các

loại đá trầm tích, macma, biến chất có tuổi

địa chất từ MezozoI đến Arkhei Các thành tạo chứa nước này phân bố chủ yếu ở các vùng núi uốn nếp phía tây vùng ven các

đồng bằng

Ngoài ra nước còn có ở các thành tạo

nửa gắn kết của phun trào bazan trẻ

Neogen (đệ tứ), phân bố chủ yếu ở phần

miền Trung nhưng với quy mô không lớn Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc địa chất thuỷ văn và địa chất thuy văn, ở đải ven biển có thể chia ra 2 miền nước dưới đất

khác nhau, đó là:

1 Miền nước dưới đất vùng núi thấp và đồng bằng, phân bố chủ yếu ở 2 vùng ven biển của đông bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và dải hẹp với địa hình thấp của Miền Trung

Nước dưới đất ở đây có độ sâu mực nước

nh thay đổi từ 0 - 2m đến 3 - 5m với mức độ

giàu nước biến đổi từ nghèo nước đến phong

phú nước Nhìn chung đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp

Nước dưới đất có ảnh hưởng lớn đến

các công trình xây dựng Các vùng cát bờ

biển, nước dưới đất thường có quan hệ thuỷ lực trực tiếp với nước biển và nước

mặt ở các cửa sông vì vậy khi thiết kế các

công trình xây,dựng cần phải tính đến khả năng dao động của mực nước dưới đất Bên cạnh đó, khả năng nhiễm mặn nước

Trang 5

40 PHẠM HOÀNG HẢI, TRẦN NAM BÌNH, VƯƠNG TẤN CÔNG , ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIÊU KIỆN

rất lớn nên cần hết sức quan tâm đến các

biện pháp phòng chống nhiễm mặn ở các

công trình khai thác nước

2.Miền nước dưới đất vùng núi ( bao

êm các núi cao hơn ở ven biển Quảng

Ninh và miễn Trung)

Phổ biến ở đây là dạng nước khe nứt

trong các đới nứt nẻ do phong hoá, các

khe nứt kiến tạo và các hang hốc karst

Nước ở đây có nước áp cao, có nước áp

yếu và nước không áp Độ sâu mực nước

tnh thay đổi phụ thuộc vào mực địa hình

và thường nằm cách mặt đất từ 5 - 10m, có

nơi đạt 20 - 30m Mức độ phong phú nước

nhìn chung thay đổi từ không chứa nước

đến tương đối phong phú nước Trong

miền nước dưới đất này chất lượng nước

nhìn chung đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và

nông nghiệp

Đối với công tác khai thác nước ngầm

phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là ở

các vùng bị nhiễm mặn, cần nghiên cứu

khả năng sử dụng nước dưới đất khoáng

hoá cao để tưới cho một số loại cây trồng,

cải tạo đất, trên cơ sở đó thiết lập hệ thống

tưới tiêu hợp lý, rửa mặn cho đất trồng

Đối với nhu cầu nuôi trồng thuỷ hải

san, 6 dai ven biển loại nước dưới đất có

độ khoáng hoá cao phân bố khá rộng rãi,

loại nước này có thể Sử dụng vào mục

đích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ (tôm,

cá, rong tảo ) Đặc biệt cần nghiên cứu

chi tiết tác động môi trường của việc sử

dụng nước dưới đất có độ khoáng hoá

cao, đề phòng những tác hại, ảnh hưởng

tiêu cực có thể xây ra

_LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG VÀ TÀI

NGUYÊN ĐẤT

Kết quả nghiên cứu cho thấy lớp phủ thổ nhưỡng trên dải ven biển là khá phong phú về chủng loại và phức tạp trong phân hoá Tính chất phức tạp của điều kiện thổ nhưỡng dải ven biển Việt Nam là hệ quả tất yếu của hàng loạt các đặc điểm tự

nhiên cùng những tác động của con người,

đó là:

- Nguồn gốc mẫu thể da loai,

- Quá trình xâm nhập mặn, r rửa trôi và

xói mòn mạnh mẽ

- Quá trình khai thác, sử dụng đất của

con người là liên tục với tập quán, r mức độ đầu tư khác nhau

- Các đặc điểm thời tiết, khí hậu cũng

để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đôi khi phá vỡ

cân bằng sinh thái thổ nhưỡng

Chính vì thế, tài nguyên đất ven biển

cần được sử dụng với những, định hướng cho một số loại đất chính sau (8, 10]:

1 Loại đất cát ven biển có độ phì nhiêu kém Khi khai thác sử dụng cẩn lưu ý

những biện pháp kỹ thuật sau! lựa chọn cơ cấu cây trồng (hệ thống luận cạnh) hợp lý; thâm canh cho cây; hạn chế xới xáo đất để chống bốc thoát nước; chống cát di động Tóm lại, cấy trồng trên đất cát do phải

áp dụng hàng loạt các biện pháp kỹ thuật

liên hoàn nên mức độ đầu tư cao hơn so

với trên các loại đấtkhác

2 Nhóm đất mặn có độ phì nhiêu khá |

và trung bình, tuy nhiên chỉ tiêu quan

Trang 6

trọng nhất lại là độ mặn Canh tác trên loại

đất này cần lưu ý bố trí mùa vụ hợp lý;

không để cây trồng bị hạn kéo dài; áp

dụng các biện pháp cải tạo đất; thâm canh

và bón nhiều phân hữu cơ; tăng cường

biện pháp thuỷ lợi để tưới, tiêu nước và rửa

mặn chủ động

3 Nhóm đất phèn có độ phì nhiêu tiềm

tàng khá cao Tuy nhiên yếu tố hạn chế

sinh trưởng và năng suất cây trồng trên

loại đất này chính là độ chua cao Canh tác

trên đất phèn cần lưu ý những điểm sau:

Lựa chọn một tập hợp cây trồng có khả

năng chịu phèn cao; cải tạo đất phèn đồng

bộ: thau chua, rửa mặn, bón vôi làm giảm

độ độc của nhôm, sử dụng các loại phân

lân có hiệu suất khá cao; bố trí mùa vụ

hợp lý; áp dụng các biện pháp kỹ thuật

canh tác và biện pháp thuỷ lợi, v.v

4 Nhóm đất phù sa các sông ở khu vực

nghiên cứu là loại đất tốt nhất đối với hoa

màu, lúa, rau và các cây công nghiệp ngắn

ngày (như lạc, vừng, đậu, đỗ, mía, đay,

dâu, tằm ) Nhóm đất này được sử dụng

khá triệt để Vấn đề cần quan tâm ở đây

là:

- Triệt để tiết kiệm đất phù sa Việc sử

dụng đất phù sa vào mục đích xây dựng

đô thị, giao thông, thuỷ lợi làm giảm

diện tích đất canh tác hàng năm đang

thực sự là ở mức báo động đối với các

khu vực đồng bằng ven biển

- Các vùng đất phù sa chuyên lúa, hoa

màu, nuôi sống nhiều triệu người cho

đến nay vẫn chưa phải là vùng giàu có

Cần có những chính sách hỗ trợ, cho

những người nông dân sản xuất lương thực, để duy trì nguồn tài nguyên quý

này của đất nước

$ Nhóm đất xám - bạc màu có thể

được xếp vào loại đất "nghèo” nhất trong

các nhóm đất đồng bằng ven biển Mặc

dầu vậy nếu được sử dụng hợp lý đất này

vẫn cho năng suất cây trồng khá: nếu chỉ cấy lúa, đất xám bạc màu cần phải được

cải tao, còn nếu để trồng lạc, thuốc lá, cà chua, các loại rau , trên đất xám-bạc

màu, chỉ cần áp dụng các biện pháp thâm canh Nếu được luân phiên che phủ bằng

biện pháp trồng rừng, cây phân xanh, tăng

lượng phân hứu cơ cho đất, thì canh tác

trên đát xám-bạc màu vẫn cho năng suất, hiệu suất kinh tế khả quan

6 Loại đất đen không chỉ giàu hữu cơ,

độ chua thấp mà còn giàu chất dinh

dưỡng Sử dụng đất đen cần lưu ý:

- Tăng cường chống hạn cho cây vì đất này giàu sét, khi khô đất cứng chắc, nhưng

vì giàu sét, nước bị giữ chặt lớn làm cho

độ ẩm cây héo cao Do vậy, khi gặp hạn

cây dễ bị chết hơn so với trên các loại đất khác

- Cac cation kiểm thổ có trong đất den khá nhiều, ở những đất đen có hàm lượng

magiê cao, cây trồng trong giai đoạn đầu

rất đễ bị ngộ độc

7 Loại đất đỏ vàng chiếm một điện

tích nhiều nhất trên dải ven biển nước ta

Sử dụng chúng cần lưu ý những đặc tính chống xói mòn, rửa trôi đất Cấm triệt để nạn phá rừng trên các vùng đất, đồi còn

sót lại; tăng cường trồng rừng với quy mô

Trang 7

42 PHAM HOANG HAI, TRAN NAM BINH, VUONG TAN CONG , ANH HUONG CUA CAC DIEU KIEN

phù hợp và phải đi đôi với việc thực hiện

các chính sách bảo vệ hợp lý

ĐỐI VỚI LỚP PHỦ THỰC VẬT VÀ

TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Tài nguyên thực vật Việt Nam nói

chung, dải ven biển nói riêng rất đa dạng

và phong phú, nhưng nhìn chung cũng có

những biến đổi rất lớn chủ yếu dưới tác

động của con người Vì vậy để đảm bảo sự

phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói

chung và bảo vệ môi trường nói riêng, thì

việc khai thác, sử dụng chúng một cách

hợp lý là vấn đề quan trọng, rất đáng được

quan tâm Theo chúng tôi có thể có một số

định hướng sau [7, 9]:

1 Đối với thảm thực vật ở vùng núi,

đồi ven biển, nhìn chung đều đã bị tàn phá

nặng nề, nên đã bị nghèo kiệt, thoái hoá,

chỉ còn lại những kiểu rừng thứ sinh bị

thoái hoá Vì các giá trị kinh tế, và các giá

trị bảo vệ môi trường, nên chú trọng đầu tư

khôi phục lại các kiểu thảm thực vật này

2 Thảm thực vật rừng ngập mặn ven

biển là một nguồn tài nguyên đáng quý,

nhưng trong nhiều năm qua đã bị tàn phá

mạnh mẽ Việc khai thác quá mức, không

quy hoạch đã phá vỡ hệ sinh thái rừng

ngập mặn, rừng tràm, hiện tại chỉ còn là

những trắng cây bụi Trong tương lai sử

dụng diện tích ngập mặn này cần có phối

hợp cân đối, giữa các ngành nông nghiệp,

lâm nghiệp và thuỷ sản

3 Thảm thực vật vùng cát ven biển là

một đối tượng rất cần được quan tâm Với

các vùng cát cổ đã được biến đổi thì đồng

bào ven biển đã có một tập quán canh tác

tốt Riêng các vùng cát mới hình thành,

cần phải có biện pháp trồng rừng, cải tạo, bảo vệ đất nông nghiệp ở phía trong, phòng và chống hiện tượng cát bay, trôi 6 ven biển

CÁC DẠNG THIÊN TAI CHÍNH

1.Bão - dạng thiên tai hàng năm ở khu vực ven biển

Bão có tác hại lớn chỉ sau hạn hán

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một

trong những vùng hình thành bão nhiều nhất, so với một số nước xung quanh, tần suất bão ở ven biển nước ta tuy không đạt mức kỷ lục nhưng cũng khá nhiều

Số liệu thống kê 25 năm cho thấy, so

với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng

thứ hai thiệt hại vẻ tài chính và thiệt hại về

con người do bão gây riên

- Hệ quả quan trọng nhất về mặt khí hậu

do bão gây ra là mưa lớn kéo dài trong

phạm vi khá rộng, có khả năng làm đảo lộn cả những quy luật bình thường của diễn biến mùa mưa Hầù hết các cơn bão khi đổ bộ vào ven biển nước ta đều có khả

năng mang lại lượng mưa lớn, đôi khi có

thể lên đến trên dưới 1000mm, khoảng 50% lượng mưa năm

Thiệt hại do bão đưa lại cho đời sống,

sản xuất của cư dân ở khu vực ven biển Việt Nam là rất lớn Chúng ta không thể tránh được ảnh hưởng của bão nhưng có thể hạn chế bớt tác hại của bão nếu công tác phòng chống bão được chuẩn bị hợp

lý, kỹ lưỡng, trang bị chống bão hiện đại hơn, chắc chắn hơn; công tác cứu hộ được chuẩn bị tốt hơn, thường xuyên hơn

Trang 8

2 Lit lut

Dai ven bién, dac biét 6 khu vuc dai

ven bién mién Trung duoc biét dén nhu

là một trong những vùng lũ lụt trọng

yếu nhất Ví dụ như đợt lũ lụt gây ra

cho các tỉnh miền Trung vào 11/1999

Trong những nguyên nhân gây ra

thiệt hại lớn về người và của, nhân dân

ta coI lũ lụt là nguyên nhân đứng hàng

đầu và đã tìm ra nhiều kinh nghiệm

sống chung với lũ

Nguyên nhân gây ra lũ lụt vùng ven

biển miền Trung là tổng hợp của rất

nhiều yếu tố tác động như ngoại sinh,

nội sinh và nhất là những tác động do

các hoạt động sản xuất, kinh tế của

người dân các địa phương Việc khắc

phục hậu quả lũ lụt, nhất là để chủ động

phòng chống và giảm nhẹ thiên tai là

cần thiết và cấp bách

3 Trượt, lở đất, lũ quét và xói lở bờ

biển

Trượt lở đất, nứt đất là hiện tượng

thiên tai xảy ra khá thường xuyên không

chỉ ở vùng núi, đồng bằng mà ở cả vùng

ven biển

Xói lở bờ biển phá huỷ diện tích đất

nông nghiệp cũng như quỹ tài nguyên

đất của các huyện, xã ven biển Theo

thống kê, hiện nay có 649 km đường bờ

ở nước ta đang xảy ra hiện tượng xói lở

mạnh Các bờ bị xói lở mạnh và rất

mạnh là [6]: Vùng bờ biển Hải Phòng,

Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Vùng

bờ biển từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau

Nguyên nhân gây xói lở bờ biển rất nhiều có liên quan đến cấu trúc địa

hình, tác động của các quá trình động

lực biển, các dạng thiên tai như bão,

lũ lụt và hoạt động kinh tế của con người Đây là một hiện tượng tự

nhiên phức tạp, nhiều vấn đề chúng ta

còn chưa nghiên cứu được thấu đáo,

do đó chỉ can thiệp trong những trường hợp thực sự cần thiết Hiện tại cần chú ý khi làm các công trình bờ (các công trình đê, kè, cầu cảng ),

cần nghiên cứu kỹ ánh hưởng tới cán

cân bùn cát và biến đổi địa hình

đường bờ Cần đầu tư ngiên cứu kỹ thêm về động lực vận chuyển bùn cát

và bồi xói bờ biển các vùng có xói lở

mạnh

4 Vấn đề khô hạn, hoang mạc hoá

Môi trường khô hạn và hoang mạc

hoá nhìn chung có nhiều nét tương đồng, liên quan đến nhau Trong vài thập niên trở lại đây, vấn đề này có chiều hướng gia tăng cả về diện tích, cường độ, tần suất, nhiều nơi trở thành hiểm hoạ, ảnh hưởng đến sản

xuất, đời sống và môi trường

Có nhiều nguyên nhân khô hạn và hoang mạc hoá ở Việt Nam, nhưng nguyên

nhân chung là do thiên tai và do tác động của con người và các nguyên nhân khác

như địa hình, đất, đá mẹ phối hợp tác

động Ở Việt Nam nếu không tính đến tác

động của con người thì hoang mạc hoá không tồn tại một cách điển hình Ở dải ven biển nước ta mới chỉ xuất hiện những

Trang 9

44 PHAM HOANG HAI, TRAN NAM BINH, VUONG TAN CONG , ANH HUGNG CUA CAC BIEU KIỆN

dấu hiệu ban đầu của hoang mạc So với

nhiều nơi trên thế giới, cường độ và mức

độ khô hạn ở Việt Nam nói chung và ở dải

ven biển nói riêng không thật gay gắt

Để ngăn chặn, giảm nhẹ thiên tai, hạn

hán, hạn chế các quá trình thoái hoá đất,

hoang mạc hoá cần tiến hành nhiều biện

pháp như trồng rừng phủ xanh đất trống

đổi núi trọc bằng những tập đoàn cây có

sinh thái phù hợp với vùng đất khô hạn dải

ven biển; quy hoạch rừng phòng hộ, bảo

vệ đa dạng sinh học các hệ sinh thái vùng

cát, vùng đất ngập mặn ven biển; và các

biện pháp kỹ thuật khác Tích cực hơn nữa

phòng chống cháy rừng có hiệu quả

ĐÁNH GIÁ CHUNG TIEM NĂNG TỰ

NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

PHỤC VỤ MỤC DICH PHÁT TRIEN

KINH TE - XA HOI, DAM BAO AN NINH

QUOC PHONG

Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã

hội hiện nay, các dạng tài nguyên thiên

nhiên ngày càng được khai khai thác triệt

-để, mạnh mẽ cho nhiều mục đích khác

nhau Sự khai thác này nhiều khi quá

mạnh, vượt quá khả năng tự điều chỉnh và

phục hồi của các đạng tài nguyên dẫn đến

hậu quả to lớn là sự suy thoái thiên nhiên

và điều kiện môi trường sống của con

người Chính vì vậy, vấn đẻ sử dụng, khai

thác hợp lý các điều kiện tự nhiên tài

nguyên thiên nhiên là một vấn đề khá cấp

bách và cần thiết

Để phản ảnh đầy đủ khách quan vấn

đề nêu trên, từ đó đưa ra các biện pháp

quản lý và khai thác lãnh thổ một cách có

hiệu quả nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thì việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ là không thể thiếu được vừa có ý nghĩa khoa học vườa

có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn to lớn Cần nhấn mạnh rằng, đánh giá tổng hợp là một công việc hết sức khó khăn, là một môn khoa học liên: ngành; do đó đối tượng, phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu cũng phải là tập hợp của các phương pháp, nguyên tắc của từng hợp phần riêng, nên

chúng cũng phức tạp, và đa dạng

- Đối với lãnh thổ dải ven biển Việt Nam

- một vùng rộng lớn với sự phong phú, đa

đạng, phức tạp của các điều kiện tự nhiên,

tài nguyên thiên nhiên thì hướng sử dụng lãnh thổ (mục đích) và mức độ của nó trong từng vùng là rất khác nhau Mặc dù việc đánh giá dựa trên các kết quả phân tích cấu trúc chức năng của từng đơn vị

cảnh quan, nhưng đã bị nhóm gộp lại ở những định hướng phát triển kinh tế - xã

hội hay để bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường lãnh thổ Tuy thuộc vào tiềm năng tự nhiên, kinh tế

- xã hội riêng của các vùng địa lý tự nhiên

mà có những đánh giá cụ thể

Cũng từ những mục tiêu đánh giá tổng hợp lãnh thổ để định hướng các ngành sản

xuất, kinh tế theo các vùng cảnh quan, ngoài việc đánh giá để lựa chọn những

ngành sản xuất ưu tiên cho từng vùng theo

mức độ “thích hợp”, “tương đối thích

hợp”, còn phải chú trọng đánh giá cho nhiều ngành khác nhau Đây cũng chính là

nguyên tắc quan trọng khi đánh giá tổng _

Trang 10

hợp khép kín cho một lãnh thổ như dải ven

biển của nước ta và sẽ được trình bày cụ

thể ở trong các phần nội dung nghiên cứu

chi tiết cho từng vùng

Lãnh thổ dải ven biển được phân chia

thành 17 vùng cảnh quan thuộc 6 miền với

các đặc trưng riêng biệt [4] Đối tượng

đánh giá được lựa chọn gồm 4 ngành sản

xuất kinh tế là: nông nghiệp, lâm nghiệp,

công nghiệp và du lịch dịch vụ Bằng

phương pháp đánh giá tổng hợp với hàng

loạt các chỉ tiêu mang tính tổng quan đã

xác định duoc các vùng với tiểm năng và

Rịa - Vũng Tàu Tuy nhiên cần lưu ý

rằng các kết quả đánh giá ở đây chỉ mang

tính định hướng lớn vì trong các phương

án phát triển của từng địa phương, sẽ có sự

phối kết hợp giữa các ngành này với nhau

và chỉ tiết chúng theo các đơn vị lãnh thổ

nhỏ

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu có thể

khẳng định rằng, dải ven biển nước ta là

một khu vực lãnh thổ rất có tiểm năng về

các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

nhiên, có thể phục vụ hữu hiệu cho sự phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi khu vực nói

định hướng sử dụng cụ thể như sau: Về nông nghiệp đó là ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, vùng đồng bằng Quảng Nam - Quảng Ngãi và đồng bằng sông Cửu Long

Về lâm nghiệp thuộc các vùng cảnh quan

ngập mặn Cà Mau, đảo Phú quốc, khu vực

cực nam Trung bộ và một số khu vực ven

biển (kết hợp với nông nghiệp) Đối với

ngành công nghiệp có 3 khu vực chính

gồm các vùng Quảng Ninh, Đà Nắng,

Đông Nam bộ, Hà Tiên Ngành du lịch

dịch vụ hướng ưu tiên gồm các vùng

Quảng Ninh, Phú Yên - Khánh Hoà, Bà riêng và của đất nước nói chung Mặc dù nhìn nhận từ góc độ địa lý về tài nguyên

và môi trường, còn có khá nhiều những hạn chế, cùng với những khó khăn đáng kể

trong quá trình thực hiện các kế hoạch

phát triển Tuy vậy theo chúng tôi nếu có

những cơ chế, chính sách hợp lý, các giải pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ thích hợp, đặc biệt nếu có đóng góp thiết

thực, cụ thể của các nhà quản lý, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực liên quan,

sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực lãnh thổ này chắc chắn sẽ có những kết quả tốt, phát triển một cách bền vững trong tương

lai

ABSTRACT

The Vietnam coastal zone is a region with gross potential of natural conditions and resources for Socio - Economic development in this region and Vietnam in general Therefore, from the Geographical side, the resources and environments have a lot of obstructions in implementing process development plans The results of the study show that, it is necessary to

have reasonable policies, sciences and technical measures Socio - Economic development in this

region will have a good results and sustainable development in the future.

Ngày đăng: 12/01/2015, 18:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w