5. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Tình hình đô thị hoá ở ngoại thành Hà Nội
Qúa trình hình thành và phát triển lịch sử Hà Nội gắn liền với lịch sử hình thành, những biến đổi về mặt hành chính và sự phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đặt tên là Thăng Long. Ông nhận thấy, địa thế của đất Đại La lúc đó phù hợp cho sự phát triển về nhiều mặt. Hà Nội được hình thành từ đó. Thời kỳ này, trung tâm của Hà Nội là khu Hoàng Thành, diện tích Thăng Long còn nhỏ, nhưng so với các nơi khác dân cư ở đây khá đông đúc. Trải qua các triều đại, Hà Nội được đặt bằng nhiều tên gọi khác nhau: Đông Đô, Thăng Long và chính thức là Hà Nội từ năm 1831 [91], với qui mô ngày càng phát triển. Đô thị tiêu biểu nhất ở Việt Nam là Thăng Long-Hà Nội, chỉ tính từ khi trở thành quốc đô đến thể kỷ 19, qua gần 1000 năm tồn tại và phát triển thường xuyên liên tục, nhưng chỉ nhìn vào tấm bản đồ đô thị cuối thế kỳ 19, cũng thấy vô số những ruộng lúa ngay giữa khu vực trung tâm”. Mặc dù chưa có số liệu chính xác nhưng các tài liệu
lịch sử ước đoán ở nội thành dân số lúc này khoảng vài vạn người.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Hà Nội là một trung tâm hành chính ở phía Bắc, phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thời kỳ này, thành phố có những thay đổi rõ rệt về qui mô. Hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt hệ thống giao thông đường sắt được xây dựng nối liền từ Bắc đến Nam và sang tận Vân Nam Trung Quốc. Nhiều công trình quan trọng được xây dựng hiện vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhà bưu điện, kho bạc, bệnh viện, chợ Đồng Xuân chẳng hạn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như nhà máy điện, cầu bắc qua sông Hồng, công trình cấp thoát nước trong thành phố được xây dựng. Hà Nội có những thay đổi rõ ràng về mặt kiến trúc đô thị phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Từ năm 1955 đến năm 1979: Sau ngày giải phóng thủ đô, sự phát triển của thành phố chuyển sang một bước ngoặt mới. Qua hai lần mở rộng, diện tích khu vực nội thành Hà Nội tăng cấp 3,2 lần(năm 1950: 12km2 và năm 1970: 38km2) và ngoại thành tăng gấp 15 lần(năm 1955: 140km2 và năm 1979: 2088km2). Nhiều trung tâm công nghiệp được xây dựng trong thành phố phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá và phát triển thủ đô: khu công nghiệp Thượng Đình, Vĩnh Tuy- Thanh Trì, Cầu Đuống.
Từ năm 1979 đến năm 1986: Sau chiến tranh, Hà Nội tập trung chủ yếu vào khôi phục và phát triển kinh tế. Phạm vi đô thị được mở rộng nhờ phát triển các khu cư trú mới ở ven nội thành. Tốc độ tăng dân số bắt đầu chậm lại so với giai đoạn trước. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên được kiểm soát bằng chính sách kế hoạch hoá gia đình. Sự gia tăng cơ giới bị hạn chế bằng các chính sách nhập cư: chỉ tiêu hoá số người nhập cư vào thành phố; kiểm soát chặt chẽ thường xuyên sự đăng ký hộ khẩu; gắn liền các quyền lợi về kinh tế, học hành, tiêu dùng sinh hoạt với việc đăng ký nhân khẩu. Mặc dù vậy, thời
hoá ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chỉ thực sự diễn ra mạnh trong thời kỳ kết thúc chiến tranh và có sự đột biến trong giai đoạn đổi mới kinh tế, xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp.
Từ năm 1986 cho tới 1991 : Qúa trình đô thị hoá của Hà Nội diễn ra trong khung cảnh đầy biến động ở trong nước cũng như trên thế giới. Những biến đổi về kinh tế xã hội của Việt Nam ảnh hưỏng tới tình hình gia tăng dân số của Hà Nội. Tháng 7 năm 1991, sau kỳ họp quốc hội khoá VII ranh giới của Hà Nội được điều chỉnh nhỏ hơn trước. Huyện Mê Linh trước kia chuyển về Vĩnh Phúc, thị xã Sơn Tây và 5 huyện khác chuyển về Hà Tây. Những thay đổi về hành chính ảnh hưởng rõ rệt qui mô dân số thành phố.
Từ năm 1992 cho đến 1998: Ranh giới giữa Hà Nội và các tỉnh khác không có sự thay đổi, nhưng không gian nội thành ngày càng mở rộng và ngoại thành bị thu hẹp lại. Hà Nội trước kia chỉ gồm 4 quận nội thành, cho đến năm 1997 gồm 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Dân số nội thành tăng từ 1082,4 nghìn người(1995) tới 1342,7 nghìn người(1998) và ngoại thành giảm từ 1253 nghìn người(1995) đến 1211,6 nghìn người(1998) [65, tr.53]. Hầu hết các phường trung tâm của khu nội thành, gia tăng tự nhiên ở mức độ thấp, trung bình khoảng 1,35%.
Cho nên đối với Hà Nội, giai đoạn từ 1986 đến 1995 là giai đoạn bắt đầu xóa bỏ cơ chế bao cấp, dần chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình xây dựng đô thị, tác động rõ rệt nhất là chính sách “nhà nước và nhân dân cùng là” đã đẩy mạnh tốc độ xây dựng nhà ở do người dân tự xây dựng.
Từ năm 1995 đến 1998, tốc độ tăng GDP của thành phố hàng năm bình quân đạt 17.8%. Dân số Hà Nội năm 2001 là 2,84 triệu người, trong đó nội thành là 1,52 triệu. Trong năm 1997, Hà Nội đã hình thành các quận mới là Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy. Tiếp theo năm 2003, thêm các quận Hoàng Mai và Long Biên tổng diện tích 927,39 km2, trong đó nội thành chiếm
82,78km2.
Dân số đô thị Hà Nội từ năm 1990 đến năm 2000 đã tăng 1.4 lần, tỷ lệ dân số ở đô thị tăng từ 38.3% lên 57.7%. Dân số ở khu vực nông thôn tăng không đáng kể. Trung tâm thành phố được khẳng định là khu vực Ba Đình, Hoàn Kiếm, từng bước phát triển lên khu vực Hồ Tây. Ngày 29/5/08 Quốc hội Việt Nam đã thông qua kế hoạch mở rộng Hà Nội với đa số phiếu (92%), Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/8/08. Theo đó, Hà Nội sẽ rộng gấp 3,6 lần diện tích, với tổng diện tích hơn ba nghìn km2. Toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và bốn xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã được sáp nhập vào Hà Nội. Theo Quy hoạch định hướng phát triển tới năm 2020, Hà Nội được mở rộng về phía Tây Nam, Tây Bắc và phía Bắc. Quy mô dân số đựoc dự kiến 4.5 - 5 triệu người.
Cũng như nhiều đô thị khác, có thể phân Hà Nội thành hai khu vực là nội thành và ngoại thành. Trước tháng 8/ 2008 - thời điểm Hà Nội bắt đầu mở rộng, nội thành Hà Nội gồm có 9 quận (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và Long Biên), ngoại thành gồm có 5 huyện là Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì và Sóc Sơn. Sau khi mở rộng, Hà Nội gồm có 10 quận và 18 huyện ngoại thành.
Trong suốt giai đoạn phát triển thời phong kiến, các làng xã vùng ven Hà Nội gắn bó mật thiết với kinh thành. Các phường, làng nghề vùng ven cung cấp sản phẩm cho dân cư trong thành. Làng nghề, phố nghề truyền thống là một trong những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Rất nhiều làng nghề thủ công ở Hà Nội có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm như tơ lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh (huyện Thanh Oai) hơn 700 năm, gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) có lịch sử gần 500 năm,… trong đó lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người dân
Làng nghề khu vực Hà Nội đa dạng và phong phú, nhất khi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội được mở rộng, số lượng làng nghề truyền thống của thủ đô tăng một cách nhanh chóng. Hà Nội là nơi có mật độ các làng nghề, phố nghề đông nhất cả nước với 1.264 trên 2.790 làng nghề chia thành 53 nhóm nghề với khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó có nhiều sản phẩm truyền thống. Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội đã thu hút hàng trăm lao động chính, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng ngàn lao động phụ lúc nông nhàn. Từ khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhiều nghề thủ công và làng nghề truyền thống Hà Nội đứng trước cơ hội mở rộng, phát triển quy mô sản xuất chiếm lĩnh thị trường trong nước và lan rộng ra nhiều thị trường thế giới. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng truyền thống lên tới hàng triệu USD/năm, vai trò của làng nghề truyền thống ngày càng được khẳng định góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thủ đô và trong nước ngày càng phát triển [23, tr.4].
Nhiều làng nghề, phố nghề Hà Nội đang ngày một thay đổi trước tác động của đô thị hóa, trong khi các sản phẩm truyền thống của làng nghề đang thay đổi theo hướng tích cực về mẫu mã và chất lượng cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước thì văn hóa làng nghề ngày càng mai một trước áp lực hội nhập. Để có được sản phẩm có tính thương mại cao mà vẫn không làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống là một việc làm phụ thuộc và tay nghề của người lao động cũng như những yếu tố về cơ sở vật chất, nguồn vốn đầu tư v.v… Theo số liệu tổng điều tra Nông thôn Nông nghiệp và Thuỷ sản năm 2006 và Tổng điều tra Cơ sở Kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2007 toàn Thành phố có 26 nghề và làng nghề truyền thống, số hộ tham gia hoạt động nghề truyền thống xuyên là 5833 hộ, số người tham gia hoạt động nghề truyền thống xuyên là 20964 người.
Bên cạnh những thuận lợi, làng nghề, phố nghề truyền thống Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như: nghề truyền thống dần bị mai một do gặp phải nhiều khó khăn, thử thách; sự phát triển nghề lại đi liền với vấn nạn ô nhiễm môi trường, trong đó đặc biệt là ô nhiễm không khí, nguồn nước và rác thải v.v… Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, các làng nghề đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Theo thống kê mới nhất, 60% số doanh nghiệp làng nghề đang hoạt động cầm cự, 20% số doanh nghiệp "thoi thóp", nhiều cơ sở sản xuất đang đứng bên bờ phá sản. Nhiều làng nghề Hà Nội cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Những khó khăn đó đã đặt ra yêu cầu phải tìm được nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà vẫn đảm bảo được sự bền vững của làng nghề, đồng thời đòi hỏi những biện pháp giải cứu cho làng nghề trước hết là để tháo gỡ khó khăn về kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nhất là khi nhiều người mất việc ở thành phố, khu công nghiệp trở về làng chưa có công ăn việc làm.
2.2.2. Các nhân tố đô thị hoá tác động đến ngoại thành Hà Nội
Một trong những đặc trưng của Hà Nội trong quá trình đô thị hoá là sự mở rộng có sự tồn tại đan xen của các làng xã đô thị hoá. Những quận nằm ngoại thành Hà Nội bị điều chỉnh ranh giới thành các quận mới của Hà Nội, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy chẳng hạn. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt, các làng xã đô thị hoá nằm rải rác, xen kẽ trong đô thị không những ảnh hưởng đến hình thái phát triển, mở rộng đô thị mà còn chứa đựng tất cả các vấn đề tiêu biểu nhất trong quá trình đô thị hoá của thành phố Hà Nội hiện nay. Có chỗ làng đã bị đô thị ôm trọn, có chỗ là vùng giáp ranh, đô thị tiếp giáp một phía và có chỗ vẫn còn có đồng ruộng bao quanh. Trong quá trình
vực đất nông nghiệp được thu hồi thì các làng xã vẫn tồn tại và chuyển đổi thành các điểm dân cư đô thị theo những quy luật của quá trình đô thị hoá, nó tồn tại như một thành phần đi liền với sự phát triển đô thị [52, tr.80-82].
-Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị
Việc thu hồi đất nông nghiệp là yếu tố cưỡng bức người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Đây là yếu tố tác động rất lớn đến đời sống của người dân vùng ven. Đến năm 2000, khu vực ngoại thành Hà Nội gồm 5 huyện với 118 xã và 8 thị trấn, tổng diện tích đất đai là 83.667 ha, chiếm 90,85% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, năm 1995 diện tích của khu vực này là 86.839 ha, chiếm 94,58%. Trong đó, huyện Từ Liêm đất nông nghiệp giảm đáng kể, năm 1995 giảm 617ha so với năm 1990, năm 2000 giảm 1.666 ha so với năm 1995. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều xã của Từ Liêm đã chuyển sang các phường để thành lập các quận mới, trong đó 8 xã chuyển về quần Cầu Giấy và 4 xã về quận Tây Hồ [27, tr.77-79].
-Quy hoạch định hướng phát triển của đô thị
Quy hoạch của đô thị đã xác định các khu vực phát triển khác nhau với những đặc điểm riêng biệt. Các làng xã đô thị hoá trở thành đơn vị ở đô thị, thuộc về các khu vực phát triển đó cũng phải tuân theo các quy định về chức năng, tính chất, mật độ…Các làng xã đô thị hoá tuần tự, các làng giáp ranh đô thị hoá trước, các làng xã hơn đô thị hoá sau. Làng xã đô thị hoá tuỳ theo tác động trực tiếp của các dự án, không phụ thuộc khoảng cách tới trung tâm đô thị. Như vậy, mức độ thời điểm đô thị hoá làng xã phu thuộc nhiều từ phía đô thị. Có thể các làng nghề lại đô thị hoá sau các làng nông nghiệp hoặc làng xã xa trung tâm nhưng gần các khu dự án lại đô thị hoá trước các làng xã khác gần trung tâm thành phố.
-Sự hình thành các khu công nghiệp mới
nghề nghiệp từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp mà một hiện tượng đang xảy ra trong quá trình đô thị hoá. Từ năm 1995 trở lại đây, với việc tập trung đầu tư của Trung ương, sức thu hút mạnh nguồn vốn đầu từ nước ngoài nên đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Công nghiệp và xây dựng do Trung ương và thành phố quản lý đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp và xây dựng nói riêng. Sự hình thành các khu công nghiệp tập trung ngoại thành Hà Nội sẽ vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, vừa không cản trở quá trình đô thị hoá [27, tr.81]. Các khu công nghiệp tập trung lại là nhân tố quan trọng làm hạt nhân kích thích quá trình đô thị hoá. Do đó, việc dành một phần diện tích đáng kể ở các huyện ngoại thành Hà Nội để hình thành các khu công nghiệp tập trung là cần thiết và có thể thực hiện được.
-Qúa trình nhập cư ngoại tỉnh
Sức hút của thành phố lớn thành phố thủ đô và việc kiểm soát bằng biện pháp hành chính không còn mấy tác động là nguyên nhân làm tăng số dân nhập cư ngoại tỉnh. Trong những năm gần đây, những nhà nghiên cứu đã có loạt bài nghiên cứu về đô thị hoá ở Việt Nam và về di cư vào đô thị trong những năm cuối của thế kỷ 20. Trong thời gian 1994-1999, trong tổng số hơn 4,5 triệu người từ 5 tuổi trở lên di chuyển, thì 50,2% đến các đô thị, 49,8% về nông thôn. Trong tổng số 50,2% đến các đô thị, thì 24,6% từ nông thôn, 23,9% từ thành thị và 1,7% là không xác định. Trong khi di cư vào thành thị chiếm ưu thế, thì di cư từ thành thị về nông thôn chỉ chiếm 10,9% tổng số người chuyển cư [60].
Năm 2006, số người di chuyển vào khu vực thành thị(49%) ít hơn về