Hội làng

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 63 - 159)

5. Cấu trúc của luận văn

3.6.2. Hội làng

Hội làng là sinh hoạt tôn giáo, nghệ thuật thể thao truyền thống của cộng đồng làng, là nét đặc sắc trong văn hoá làng Việt. Hội làng thường tổ chức ở đình, cũng có nơi tổ chức ở chùa hay đền.

Theo Điều 4 hương ước làng Phú Đô [4] ghi chép rằng, lễ hội của làng đước tổ chức định kỳ 5 năm 1 lần vào những năm chẵn. Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh, có thể được tổ chức sớm hơn hoặc muộn hơn. Tuy nhiên thực tế

năm l lần. Do tín ngưỡng của nhân dân, những năm gần đây thôn Phú Đô đã được nhà nước quan tâm tu bổ sửa chữa, dùng nguồn kinh phí chủ yếu của nhà nước và nhân dân đóng góp. Cũng như bao làng xóm nông thôn truyền thống khác, Phú Đô cũng có những ngày lễ hội, những sinh hoạt văn hoá cộng đồng riêng.

Rước Thánh: Hội làng diễn ra vào các ngày mồng 7, 8, 9 tháng Giêng, chính hội là mòng 8. Tế lễ thánh làng ở đình rồi rước đến đền thờ Đức thánh Cả (đền Sa Đôi). Trên tuyến đườ ng này, kiê ̣u Thánh còn được ghé qua bãi Tế Yến (trước của chùa Thượng), đền thờ Hai Bà Hoàng (cửa Quán). Ngày nay, trong ngày hô ̣i, người ta tổ chức đặt vòng hoa, thắp hương, dâng hương ở đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, treo cờ tổ quốc, cờ ngũ sắc, cờ chuối, biểu ngữ… trang trí hinh thức đẹp và đúng nghi thức lễ hội ở đình, đền và các tuyến đường rước kiệu.

Những ngày này được gọi là Hội làng, chỉ có 5 năm mới tổ chức một lần do tốn nhiều kinh phí, theo nhận xét của những người dân làng, lễ rước ở Phú Đô đẹp và uy nghi nhất trong vùng.

3.6.3. Việc tổ chức tế lễ, giỗ chạp hàng năm

Ở đình, làng tổ chức các hình thức sau:

Ngày 25 tháng chạp âm lịch: vệ sinh nội ngoại thất, đồ thờ, phong áo thánh.

Ngày 29 tháng chạp âm lịch: Sắp đặt hương hoa ngũ quả, treo cờ Tổ quốc, cờ Thánh, cờ trang trí, biểu ngữ, ánh sáng.

Giao thừa: Tổ chức mở cửa đình đón tiếp người xông đất và nhân dân lên đình lễ Thánh làng (người xông đất phải là người đã được bình chọn trước theo tiêu chuẩn: năm 60 tuổi trở lên, khoẻ mạnh, minh mẫn, vợ chồng song toàn, gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá).

niệm anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi, chúc tết các gia đình, cá nhân có công với nước tiêu biểu.

Sáng mùng 7-9 tết: Cũng vào 3 ngày mồng 7, 8, 9 tháng Giêng tại Đình Phú Đô. Ngày mồng 7, Tế lễ, do chi hội người cao tuổi tổ chức; mồng 8, tổ chức mừng thọ người cao tuổi với các tặng phẩm là những bộ quần áo mầu đỏ cho các cụ trên 90 tuổi, mầu xanh cho các cụ dưới 90 tuổi; mồng 9 là ngày tổng kết Xuân, với các hoạt động văn nghệ của đoàn thành niên, phụ nữ, của toàn thể cộng đồng trong thôn tham dự. Sáng ngày 13 tháng giêng âm lich, tổ chức lễ Nhương (lễ tổng kết Tết) và sơ kết việc tổ chức đón Xuân

Do chiến tranh làm thất lạc gia phả nên dân Phú Đô bị thất truyền ông Tổ của nghề bún nên hàng năm cũng vào ngày 7, 8 tháng Giêng thì dân làng tổ chức hội thi “mâm bún đẹp” do Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác như: hội phụ nữ, hôi người cao tuổi… kết hợp tổ chức. Đây là một nét văn hoá để lưu giữ những nét truyền thống đặc sắc của nghề làm bún.

Ở đền và chùa, làng các tổ chức như sau:

Đền Sa Đôi: tổ chức tế lễ dâng hương vào kỷ nhật Đức Thánh Cả (ngày 12/8 âm lịch)

Đền Quán: tổ chức tế lễ hương vào kỵ nhật Hai Bà Hoàng (ngày 03/6 âm lịch)

Đền Chúng sinh tổ chức cúng chúng sinh vào ngày 15/2 âm lịch

Ở các chùa: tổ chức lễ Phật đản và ngày giỗ như đã qui định. Việc tổ chức phải trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, cấm mọi hoạt động mê tín dị đoan.

Một biểu hiện văn hoá cộng đồng là sự thành lập các tổ dân cư văn hoá. Hướng ước của thôn đang được xây dựng để hoàn chỉnh dựa trên cơ sở các tục lệ tốt đẹp đã và đang được duy trì và xây dựng thêm các quy định.

“Việc làng” như giỗ tổ chùa Phú Đô, các “Vãi”, và con trong cộng đồng đóng góp tiền của, sức lao động để cùng lo ngày giỗ, đây là cũng chính là một ngày hội tinh thần cùa bà con trong cộng đồng.

Chương 4

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG PHÚ ĐÔ

4.1. Những nhân tố đô thi ̣ hóa tác đô ̣ng đến làng Phú Đô.

Trong số những nhân tố đô thi ̣ hóa tác đô ̣ng đến ngoa ̣i thành Hà Nô ̣i , ba nhân tố quan trong nhất là:

1) Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị. 2) Quá trình nhập cư.

3) Qúa trình tự chuyển đổi nghề nghiệp trong các làng xã đô thị hoá, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Trong phần 4.1 chúng tôi sẽ đánh giá tác động của từng nhân tố này.

4.1.1. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị.

Đây là nhân tố đô thi ̣ hóa quan tro ̣ng bâ ̣c nhất đối với khu vực ngoa ̣i thành Hà Nội . Sự chuyển đổi đất nông nghiê ̣p thành đất đô thi ̣ được ta ̣o nên bởi những quy hoạch của thành phố Hà Nội.

Phú Đô là một thôn của xã Mễ Trì, về vi ̣ trí đi ̣a lí , xã này rất gần với các quận nội thành và rất thuận tiện cho những quy hoạch đô thị . Trong khoảng 15 năm trở la ̣i đây , rất nhiều dự án đã đưa xã Mễ Trì và thôn Phú Đô vào diện quy hoạch [3]. Cụ thể là những dự án sau:

- Dự án đường Láng Hòa Lạc năm 1997 - Dự án xây dựng trường tiểu học Mễ Trì A - Dự án khu tái định cư Nam Trung Yên

- Dự án đường nối từ quốc lộ 32 qua Trung tâm thể thao quốc gia với đường Láng Hòa lạc

- Trung tâm khảo kiểm nghiêm giống cây trồng Trung ương. - Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư X3

- Dự án đường vành đai 3

- Dự án xây dựng bộ chỉ huy quân sự thành phố - Dự án xây dựng khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì

Có nhiều công trình lớn của Trung ương cũng như thành phố Hà Nội đã và đang đầu tư, xây đựng đi vào sử dụng như: đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, đường vành đai 3, khu Liên hiệp thể thao Quốc gia, dự án tái định cư Nam Trung Yên, khu đô thị mới Mễ Trì - Mỹ Đình do Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư và hàng chục dự án xây dựng nhà để bán, mở rộng đường giao thông khác. Trên địa bàn xã Mễ Trì các dự án và công trình xây dựng từ năm 1997 đến 2002 liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng có 11 dự án được thực hiện.

Dưới tác đô ̣ng của những quy hoa ̣ch này , đất đai của Phú Đô cũng như hai thôn khác của xã Mễ Trì trở thành đất đô thi ̣ . Đây là nhân tố quan trọng nhất ta ̣o điều kiê ̣n cho những nhân tố khác xuất hiê ̣n và cũng tác đô ̣ng ma ̣nh mẽ nhất đến đời sống của người dân Phú Đô và xã Mỹ Đình.

Mễ Trì đang là xã đô thị hóa nhanh, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng đô thị diễn ra tương đối phức tạp. Việc tranh chấp ranh giới, tranh chấp quyền sử dụng đất ở, tranh chấp ngõ đi diễn ra nhiều gây mất đoàn kết trong thôn xóm.

4.1.2. Quá trình nhập cư ngoại tỉnh

Đây cũng là mô ̣t nhân tố đô thi ̣ hó a quan tro ̣ng. Có nhiều nguyên nhân kinh tế – xã hội tác động đến việc nhập cư nhưng quan trọng hơn cả là sức hút của những thành phố lớn . Từ khi được quy hoa ̣ch , đường xá và các phương tiê ̣n giao thông được mở rô ̣ng , khu vực n goại thành đã thu hút những người nhâ ̣p cư ngoa ̣i tỉnh . Đặc biệt, từ khi luâ ̣t đất đai và nhà ở năm 2005 có hiệu

lực, số người đến mua nhà, thuê nhà sinh sống ở ngoa ̣i thành ngày càng nhiều hơn. Nếu như trước đây việc nhập khẩu rất khó khăn thì nay thủ tục hành chính và chế độ một cửa đã dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cần có đăng ký tạm trú tại địa phương 1 năm, và có công việc ổn định thì sẽ được nhập khẩu, nên rất dễ dàng để những người khác từ nơi khác đến mua đất làm nhà cũng dễ dàng và có nhiều người nhập cư hơn.

Là một làng ngoại thành đã và đang được quy hoạch , Phú Đô cũng là mô ̣t đi ̣a điểm hấp dẫn với người nhâ ̣p cư . Hiê ̣n nay, số người nhâ ̣p cư ở Phú Đô là khoảng 7000 người, tương đương với số dân sở tại. Con số này ngày càng nhiều hơn . Nhìn chung, những lí do khiến lượng người nhâ ̣p cư ngoa ̣i tỉnh vào Phú Đô ngày càng nhiều là:

- Giao thông thuận tiê ̣n.

- Gần những công trình quan tro ̣ng của quốc gia và Hà Nô ̣i , có rất nhiều công trình đang xây dựng với số lượng công nhân lao đô ̣ng lớn.

- Gần những trường đa ̣i ho ̣c, trung ho ̣c và các văn phòng, công ty. - Giá phòng trọ tương đối bình dân.

Quá trình nhập cư ngoại tỉnh có tác động rất lớn đế n làng Phú Đô . Quá trình này đang tiếp diễn ở Phú Đô với tốc độ ngày một tăng.

4.1.3. Quá trình tự chuyển đổi nghề nghiệp trong các làng xã đô thị hoá, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Đây là mô ̣t nhân tố đô thi ̣ hóa chi ̣u tác đô ̣ ng ma ̣nh mẽ từ nhân tố chuyển đổi đất nông nghiê ̣p thành đất đô thi ̣ . Viê ̣c đất nông nghiê ̣p đã bi ̣ thu hồi để phu ̣c vu ̣ cho những mu ̣c đích khác đã đẩy người dân vào tình tra ̣ng thất nghiê ̣p. Số tiền đền bù đất dù rất lớn nhưn g thường không được sử du ̣ng vào mục đí ch kinh doanh mà thường dùng để xây nhà , mua sắm trang thiết bi ̣ , đánh ba ̣c và ăn chơi. Nhân tố đô thi ̣ hóa này thể hiê ̣n ở mỗi làng là khác nhau .

số không nhỏ sống bằng kinh tế phi nông nghiê ̣p nhưng q uá trình chuyển đổi nghề nghiê ̣p ở đây diễn ra không dễ dàng và có sự phân hóa theo lớp tuổi.

4.2. Những biến đổi của làng Phú Đô dưới tác đô ̣ng của đô thi ̣ hóa 4.2.1. Diện tích đất đai và quản lý sử dụng đất

Những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp rất nhiều và diện tích đất ở tăng lên đáng kể so với những năm 90. Năm 1998, diện tích đất nông nghiê ̣p của cả xã Mễ Trì là khoảng 460 ha. Năm 2000, thời điểm trước khi tiến hành xây dựng sân vâ ̣n đô ̣ng quốc gia , diện tích đất nông nghiê ̣p của toàn xã là khoảng 408 ha. Trong tổng số 400 ha đất nông nghiệp, thì Nhà nước lấy 200 ha để làm dự án, đến năm 2000 chỉ còn khoảng 200 ha, nhưng có khoảng 1/3 trong số đó không sử dụng cho nông nghiệp được vì không có nước tưới tiêu. Sau khi hoàn thành những dự án quy mô lớn như sân vận động quốc gia ở Mỹ Đình, các khu chung cư và đường xung quanh ba làng của Mễ Trì, diện tích đất nông nghiê ̣p ở đây giảm đáng kể.

Bảng 4.1: Biến động diện tích đất nông nghiệp và đất ở của xã Mễ Trì

Các chỉ báo cơ bản Năm

2005 2006 2007 (kế hoạch) Diện tích đất tự nhiên(ha) 706,2930 706,2930 706,2930 Diện tích đất nông nghiệp(ha) 288,4114 138,3683 134,65 Diện tích đất ở(ha) 91,5276 80,0340 97,0265

Nguồn [7]

Đến năm 2005, diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p của xã Mễ Trì chỉ còn là khoảng 288,5 ha, năm 2006, diê ̣n tích này chỉ còn là 138,36 ha. Sau chưa đầy 8 năm, diện tích đất nông nghiê ̣p giảm 322 ha, nghĩa là giảm 70%. Đồng thời với viê ̣c giảm diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p là viê ̣c tăng diê ̣n tích đất ở . Chỉ tính riêng trong 2 năm, từ năm 2005 đến năm 2007, diê ̣n tích đất ở đã tăng gần

6ha, từ 91,5276 đến 97,0265 ha.Nguyên nhân chủ yếu lượng người nhâ ̣p cư từ nơi khác đến Mễ Trì mua đất xây nhà ngày càng nhiều và chính các gia đình trong thôn cũng tâ ̣n du ̣ng đất đai để xây dựng các công trình cho thuê.

Tình hình của thôn Phú Đô cũng nằm trong bối cảnh chung của toàn xã Mễ Trì . Diê ̣n tích đất tự nhiên của Phú Đô là 258,8 ha, trong đó đất nông nghiê ̣p là 164 ha. So với bình quân toàn xã, diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p trên đầu ngườ i của thôn Phú Đô thấp hơn. Những năm đầu thực hiê ̣n chính sách khoán nông nghiê ̣p , bình quân mỗi người dân Phú Đô có 278 m2, trong khi bình quân toàn xã Mễ Trì là khoảng trên 313 m2

, chưa đầy 1 sào Bắc Bộ, tương đối thấp so với mức chung của đồng bằng sông Hồng . Mô ̣t gia đình 5 nhân khẩu ở Phú Đô có khoảng gần 4 sào ruộng. Tuy ruô ̣ng đất ít nhưng nhờ c ó nghề phụ, người dân Phú Đô vẫn sống tương đối sung túc so với các làng xung quanh. Từ khi nhà nước và thành phố Hà Nô ̣i thu hồi đất nông nghiê ̣p để phu ̣c vụ cho những công trình và dự án thì mỗi gia đình ở đây thường mất khoảng 3/4 hoặc mất tất cả ruô ̣ng . Số tiền đền bù năm 2001 mức cao nhất là 40 triê ̣u đồng/ sào (360m2

), còn hầu hết là khoảng trên dưới 30 triệu đồng/ sào. Như vâ ̣y, bình quân một gia đình mất kho ảng 3 sào ruộng sẽ được đề n bù khoảng 90 triệu đồng.

Những điều này đã được thay đổi khác hẳn so với trước năm 2000. Đến năm 2000, do đặc điểm nằm cách xa trung tâm thành phố, không thuận lợi về giao thông, nên tác động của quá trình đô thị hoá vào khu vực làng gần như không đáng kể. Từ bản đồ đo đạc của 2 thời điểm cách nhau 10 năm cho thấy, cơ cấu sử dụng đất bên trong làng thay đổi không đáng kể, mật độ xây dựng đất thổ cư khoảng 20-22% (1989), sau 10 năm là khoảng 25-28% (1999). Sự thay đổi này là do nhu cầu đất dãn dân nên một số ao, đất hoang hoá, ruộng trũng xen kẽ trong làng được lấp đi để chuyển thành đất xây dựng nhà

hầu như không có biến đổi. Ngược lại, dọc tuyến đường giao thông chính nối liền làng Phú Đô với trung tâm xã, một cụm dân cư mới mật độ xây dựng cao hơn bởi các công trình nhà ở, hàng quán, các loại dịch vụ mà chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Có thể nhận thấy biểu hiện của nền kinh tế thị trường đa thành phần. Theo phân chia đất từ xưa đến nay, mỗi thôn có khu vực đất thổ cư và canh tác riêng. Tổng diện tích đất thuộc Hợp tác xã Phú Đô chịu trách nhiệm quản lý khoảng 192,79 ha.

Bảng 4.2: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất làng Phú Đô

(Tính đến 31/12/2000, nguồn địa phương)

TT Loại đất Diện tích(m2) Tỷ lệ(%)

1 Xây dựng hợp pháp và chưa hợp pháp

112,137 5.82

2 Nghĩa địa 264 0.01

3 Đường giao thông 101,412 5.26

4 Mương máng 25,835 1.34

5 Sông Nhuệ 82,792 4.29

6 Đê sông Nhuệ 84,628 4.39

7 Đền, Đình, Chùa 4,225 0.22

8 Hồ ao 176,832 9.17

9 Đất 2 vụ lúa 932,433 48.36

10 Đất 1 vụ lúa và vụ cá 77,418 4.02

11 Đất đang cải tạo dở dang 30,000 1.56

12 Đất cải tạo đã xong 39,939 2.07

13 Đất thổ cư 260,000 13.49

Tổng cộng 1,927,915 100.00

Sau gần 10 năm, hiện trạng sử dụng đất ở Phú Đô đã có những thay đổi mạnh mẽ. Ngoài diện tích đất nghĩa địa, sông Nhuệ, đê sông Nhuệ và đền đình chùa là không thay đổi mấy còn hầu hết những loại khác đã biến chuyển

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 63 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)