Những điểm chung

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 103 - 108)

5. Cấu trúc của luận văn

4.3.1.Những điểm chung

- Về mặt tích cực

- Đô thị hoá ở Phú Đô bằng việc xây dựng hàng loạt những con đường mới. Đó là đường cao tốc láng Hoà Lạc đi qua cánh đồng phía Tây Nam làng, nối với tuyến chính của làng, đường Lê Đức Thọ từ quận Cầu Giấy qua Khu liên hợp thể thao quốc gia, cắt ở phía đông làng và một loạt các đường chất lượng cao giao với đường Lê Đức Thọ xuyên qua các khu chung cư Mỹ Đình - Mễ Trì. Những tuyến đường này đã đưa Phú Đô và hàng loạt những làng xung quanh nó từ những ốc đảo tự trị trở nên những đường phố lớn có thể dễ dàng giao thông đến các nơi khác trong Hà Nội. Quãng đường từ Phú Đô lên những trung tâm lớn như Cầu Giấy, Cầu Diễn, Thanh Xuân trở nên dễ dàng. Thậm chí, chính bản thân làng này cũng đã có các loại hình dịch vụ không

giao bún của những người phụ nữ Phú Đô theo đó cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Những tác động tích cực của đường giao thông là vấn đề chung những làng ven Hà Nội trong quá trình đô thị hoá. Nếu tính đến các làng xung quanh Phú Đô như Phú Mỹ, Mỹ Đình (xã Mỹ Đình), Mễ Trì Thượng và Mễ Trì Hạ (xã Mễ Trì) tác động của việc xây dựng những tuyến đường giao thông cũng không hề nhỏ. Trong ba làng của xã Mễ Trì, hai làng Mễ Trì chịu tác động mạnh mẽ hơn Phú Đô bởi hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị cũng hiện đại hơn tương ứng với số lượng dân đô thị xung quanh. Hệ thống giao thông nội làng của hai làng Mễ Trì tốt hơn Phú Đô. Trong khi các tuyến đường làng ở Mễ Trì có chiều rộng khá lớn và đã được đổ nhựa hoặc bê tông thì đường của Phú Đô vẫn rất nhỏ, phần cuối làng vẫn là đường đất, giao thông đi lại không thuận tiện do tắc đường. Mặc dù ở nhiều mức khác nhau nhưng sự tác động của hệ thống giao thông là vấn đề chung đối với các làng xã ven đô trong quá trình đô thị hoá.

- Đô thị hoá là cơ hội cho con người tiếp xúc với nhiều loại hình dịch vụ và giải trí hiện đại, mang tính chất đô thị. Người dân Phú Đô cũng như các làng xung quanh nhờ vốn là những làng nông thôn thuần khiết. Trước đây, những người dân ở đây có rất ít những loại hình giải trí và dịch vụ. Thú vui của họ là tham gia vào những sinh hoạt chung của làng xã và dòng họ, thỉnh thoảng vào những dịp đầu xuân mới có một số trò chơi như chọi gà, cờ người, đấu vật. Một số người trong làng nhân dịp rảnh rỗi muốn đi chơi phải lên trung tâm thành phố. Nhưng hiện nay, cuộc sông ở đây đã khác. Người ta có điều kiện để tham gia nhiều hình thức giải trí và nhiều loại hình dịch vụ có ngay tại làng. Đời sống vật chất và tinh thần tăng lên đáng kể.

- Cũng giống như những làng ven đô khác, đô thị hoá với một luồng người nhập cư đông đảo đã tác động mạnh mẽ đến tâm lí và lối sống của người dân gốc. Người ta phải học cách sống chung với những người nơi khác

đến tạo nên sự hoà đồng về văn hoá – đây là đặc trưng của lối sống đô thị. Người dân nhập cư tuy chưa hẳn đã có tiềm lực kinh tế hơn người bản địa nhưng là đối tượng đem đến phần thu nhập không nhỏ cho người bản địa nhờ số tiền thuê nhà hàng tháng. Số tiền này hiện nay là nguồn thu nhập chính của nhiều người dân Phú Đô. Một gia đình trung bình 5 nhân khẩu nhưng có tới gấp đôi hoặc gấp ba số đó người thuê trọ. Do vậy ảnh hưởng qua lại và mối quan hệ cộng sinh là tất yếu ở làng này.

- Với việc tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá tiên tiến và đời sống kinh tế khá giả hơn khiến những người dân ở đây có ý thức đầu tư cho con cái học hành. Hầu hết những họ trong làng đều có quỹ khuyến học để đầu tư cho con cái. Trước đây, vì nghề bún vất vả và cần nhiều nhân công nên trẻ em phải phụ giúp bố mẹ, lớn lên chúng theo nghiệp làm bún của bố mẹ. Nhưng ngày nay, nghề bún cũng đã đỡ vất vả hơn xưa, ý thức của cha mẹ tăng lên và điều kiện vật chất cũng tạo điều kiện cho những người trẻ tuổi có thể làm nhiều nghề mới. Hầu hết thanh niên trong làng hiện nay không còn làm ruộng, một số còn làm bún nhưng một bộ phận lớn đã chuyển sang làm các loại hình dịch vụ ngay tại làng mình.

Đô thị hoá đang làm thay đổi bộ mặt đất nước trên nhiều phương diện. Quá trình đô thị hoá cũng đang làm thay đổi văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá đô thị nói riêng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang làm thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh của người đô thị theo hướng công nghiệp hoá, đa thành phần, đa dạng dịch vụ theo kinh tế thị trường. Sự biến đổi văn hoá sản xuất, kinh doanh đang thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ trong lĩnh vực văn hoá, xác lập ngày càng đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người dân, của các nhóm cư dân đô thị trong sáng tạo, phát huy, bảo tồn và hưởng thụ văn hoá. Người dân đô thị ngày càng chú trọng đến chất lượng các

giá trị văn hoá. Trong tổ chức đời sống văn hoá, người dân đô thị đã: cơ bản khắc phục được tác phong sản xuất nhỏ, trì trệ, luộm thuộm, manh mún; hình thành tác phong công nghiệp hiện đại; xây dựng được ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và ý thức cá nhân. Xã hội công dân đang manh nha hình thành ở khu vực đô thị.

Đối với làng nghề bún truyền thống Phú Đô, hiện nay dưới nhiều tác động đặc biệt là đô thị hoá đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm và thu nhập cho bộ phận lớn cư dân ở đây. Từ đó, hạn chế tình trạng di dân tự do, giải quyết tình trạng thiếu việc làm…

Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã có tác dụng to lớn tới quá trình sản xuất, giúp giảm thiểu sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Quá trình đổi mới đất nước hiện nay đã góp phần chuyển lối sống sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang lối sống công nghiệp.

-Về mặt tiêu cực

Công cuộc đổi mới ngày nay giống như 1 cuộc cách mạng, cũng có tính hai mặt của nó. Bên cạnh mặt tích cực, cũng tiềm ẩn những mặt tiêu cực. Quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh và mạnh. Đối với làng nghề Phú Đô, quá trình đó đã làm cho diện tích đất đai nông nghiệp bi thu hẹp, đất chuyên dùng tăng nhanh. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề do không có sự quy hoạch và trình độ của làng nghề còn thấp, lại chưa có sự đầu tư thoả đáng cơ sở hạ tầng…

Sự gia tăng dân số làng gây nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường đang là những vấn đề nổi bật. Trong làng rất thiếu vắng cây xanh và mặt nước. Do thiếu cây xanh và mặt nước, lại nhà cửa mọc lên san sát với đủ các hình thức chiếm dụng không gian công cộng để phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh nên không khí trong làng trở thành ngột ngạt, chật chội. Những không gian trong

làng và ngoài làng là những chỗ dân làng có thể nghỉ ngơi, đi dạo mà hiện nay đã hầu như không còn khiến cho những người già hoặc trẻ em trong làng trở nên bức bối về chỗ vui chơi giải trí.

Ô nhiễm tiếng ồm cũng thực sự hiện hữu ở làng Phú Đô. Làng này là làng nghề bận rộn với việc làm bún và đông đúc người thuê phòng tại đây nên lúc nào cũng tấp nập người ra vào với nhiều loại phương tiện khác nhau mà chủ yếu là xe máy.

Nguyên nhân bắt đầu từ kinh tế. Con cái lớn lên trong thời điểm bố mẹ giàu có mà không có một nghề nghiệp nhất định, chúng cũng không muốn đi học mà ăn chơi ỷ la ̣i . Hơn nữa, khi đô thị hóa thì những văn hóa xấu bị du nhập và phát triển tệ nạn xã hội, như là các con cháu chơi game nhiều rồi đi chơi đêm không về và một số trường hợp thì tảo hôn, mà giáo dục thì chưa kịp với tốc độ phát triển của đô thị hóa. Những điều này không phải do những người nơi khác về đây. Hiện nay bắt đầu xuất hiện và ngày càng làm phát triển những tệ nạn xã hội ở Phú Đô.

Sự xuất hiện của nếp sống mới cũng mang ý nghĩa xã hội lớn lao. Khi người nông dân bị thu hồi đất thì không có ruộng để làm mà việc làm khác thì chưa phù hợp vì không đáp ứng được về trình độ chuyên môn nên bị dư thừa lao động nhiều và sinh ra các tệ nạn là mặt trái của xã hội. Tình trạng thiếu việc làm cho người độ tuổi lao động ở Phú Đô rất trầm trọng. Bởi lẽ ngày càng tăng sự xuất hiện của những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút… gây mất ổn định xã hội.

Dân số ngày càng đông, đất đai dành cho sản xuất bún ngày càng thu hẹp nhất là các khu sản xuất lại nằm trong các hộ dân. Đặc thù của nghề là sản xuất cả ngày lẫn đêm nên ảnh hưởng đến các hộ không tham gia sản xuất

đến việc học hành hay những biến đổi tâm lý của thanh thiếu niên gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 103 - 108)