Những khác biệt

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 108 - 159)

5. Cấu trúc của luận văn

4.4.2. Những khác biệt

Quá trình đô thị hoá ở Phú Đô ngoài những đặc điểm chung với hầu hết các làng xã ở khu vực ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá còn có những đặc điểm riêng.

So với những làng xung quanh, đất đai bị thu hồi của Phú Đô chủ yếu được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng. Đó là hai tuyến đường Láng – Hoà Lạc, Lê Đức Thọ, bến xe buýt và đặc biệt là các hạng mục trong Khu Liên hợp thể thao quốc gia. Điều này khác hẳn với hai làng còn lại trong xã Mễ Trì và các làng Phú Mỹ, Mỹ Đình (xã Mỹ Đình). Đất đai của những làng này bên cạnh một số sử dụng cho các công trình công cộng còn phần lớn được sử dụng để xây dựng các khu chung cư và nhiều công trình dân sinh khác. Điều này tạo nên hai vấn đề. Thứ nhất, tiền đền bù đất đai không lớn và giá cả đất đai không bị đẩy lên quá cao giống như các làng kia. Vì vậy, tác động về mặt kinh tế đến Phú Đô diễn ra từ từ không chóng mặt như các làng khác; thứ hai, ở Phú Đô không có nhiều sự góp mặt của bộ phận dân cư sinh sống trong các chung cư với yêu cầu cao về tiêu dùng. Ở làng này chủ yếu là một số người mua đất nhưng chưa chuyển đến còn hầu hết là những người tạm trú không lâu dài như sinh viên, người làm thuê vì vậy đời sống Phú Đô tuy có biến đổi nhưng không mạnh mẽ theo hướng thành thị. Chỉ cần so sánh chợ của hai làng Mễ Trì Hạ và Phú Đô có thể nhận thấy được điều này. Do một phần không nhỏ khách hàng là người có thu nhập cao sống trong các khu chung cư cao cấp nên các gian hàng trong chợ Mễ Trì Hạ được sắp xếp rất khoa học, các gian hàng to không kém những gian hàng trong những chợ ở trung tâm thành phố. Trong khi đó chợ Phú Đô vẫn giống như rất nhiều chợ quê bình thường chỉ có thêm một số sản phẩm mới.

Điều thứ hai khiến Phú Đô khác với các làng xung quanh là Phú Đô là một làng nghề. Các làng cạnh Phú Đô hầu hết là những làng thuần nông nghiệp. Làng Mễ Trì vốn có nghề cốm nhưng nghề này cũng chỉ làm theo mùa vụ, lại tập trung ở một số gia đình. Nghề bún của Phú Đô là nghề làm quanh năm, là nguồn nuôi sống thường xuyên cho khoảng một nửa dân số. Vì vậy, dựa vào nghề này người Phú Đô có thể sống đủ ăn mà không phải dựa vào tiền đền bù, do vậy, khi có thêm tiền, phần lớn người dân dùng để đầu tư sản xuất bún hoặc dùng để chuyển đổi nghề nghiệp. Trong khi hầu hết những người Mễ Trì mua xe ô tô để gia đình đi thì những người Phú Đô mua xe để tham gia vào các hàng Taxi. Vì vậy, chỉ một số ít người dân rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc khó khăn khi mất đất canh tác. Điều này hơn hẳn so với những làng thuần nông, vốn sống hoàn toàn dựa vào nông nghiệp. Như vậy, có thể coi nghề bún là bệ đỡ cho người Phú Đô trong quá trình chuyển đổi lên đô thị. Rõ ràng, sự giàu có ở đây mang tính thực chất và khá bền vững.

Từ đó, chúng tôi rút ra kết luận: tuỳ vào mục đích sử dụng đất đai thu hồi và đặc điểm gôc của từng làng mà tác động của quá trình đô thị hoá đến làng xã ngoại thành Hà Nội cũng khác nhau.

KẾT LUẬN

Luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

1. Lý thuyết về đô thị hoá, tình hình và đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và ngoại thành Hà Nội. Đây là nền tảng để xem xét và đánh giá tác động của đô thị hoá đến làng xã ngoại thành Hà Nội.

2. Những đặc điểm cơ bản về làng Phú Đô - một làng thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội. Trong khi trình bày, chúng tôi chú ý đề cập đến sự vận động từ quá khứ đến hiện tại, nhấn mạnh vào những đặc trưng cơ bản trước khi Phú Đô chịu tác động mạnh mẽ từ chủ trương đô thị hoá của Hà Nội và Việt Nam.

3. Nêu và phân tích những ảnh hưởng từ quá trình đô thị hoá đến thôn Phú Đô trên tất cả các mặt của đời sống.

4. Từ trường hợp Phú Đô đánh giá những vấn đề chung của đô thị hoá ngoại thành Hà Nội.

Đề xuất nghiên cứu

- “Sự tác động qua lại giữa người nhập cư và người bản địa trong quá trình đô thị hoá”. Trong thời gian 10 – 15 năm người di cư đã ảnh hưởng và hoà nhập như thế nào vào đời sống kinh tế và văn hoá làng xã ven đô.

- “Sự biến đổi nghề nghiệp của cư dân trong các làng xã ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá”. Đề tài này nếu được thực hiện sẽ nêu thực trạng vấn đề về nghề nghiệp trong những làng ven đô hiện nay và đưa ra những dự đoán trong tương lai.

- “Sự biến đổi tính chất cộng đồng từ làng xã lên đô thị ở những khu vực mới đô thị hoá”. Đây là vấn đề rất thời sự hiện nay và cần có những nghiên cứu, khảo sát nghiêm túc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu thực địa tại địa phương

1. Tờ trình của UBND xã Mễ Trì quý Ⅳ năm 2001

2. UBND xã Mễ Trì(2002). Báo cáo tổng kết công tác y tế - dân số năm 2001.

3. UBND xã Mễ Trì(2002). Báo cáo hoạt động quản lý nhà nước của UBND xã Mễ Trì.

4. Quy ước làng văn hoá thôn Phú Đô xã Mễ Trì huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội(2005)

5. Vũ Tiến Tuynh, Trần Trung Sơn, Nguyễn Mộng Tường(2005). Lịch sử Cách mạng xã Mễ Trì năm 1948-2000. Nxb Hà Nội

6. Thống kê biến động dân số làng Phú Đô từ năm 2005-2007

7. UBND xã Mễ Trì(2006). Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2007 8. UBND xã Mễ Trì. Thống kê tình hình kết quả đăng ký quản lý tạm trú,

thông báo lưu trú, tạm vắng tại công an xã, thị trấn, đồn công an từ ngày 20/10/2008 đến ngày 20/11/2008

9. UBND xã Mễ Trì(2009). Danh sách các hộ gia đình tham gia hoạt động ngành nghề

10.UBND xã Mễ Trì. Bản đồ địa hình xã Mễ Trì năm 1989, 2000, 2007.

B. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

11.Bùi Xuân Đính(1998). Hương ước và quản lý làng xã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12.Bùi Văn Tuấn(2008). Xây dựng văn hoá đô thị và văn hoá quản lý ở các đo thị nước ta hiện nay. Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba,

13.Cục thống kê Hà Nội. Niên giám Thống kê Hà Nội 2000.

14.Diệp Đình Hoa(1998), “Giáp-Tổ chức xã hội giới nam của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử(4), tr. 44-52. 15.Doãn Minh Khôi(2006), “Văn hoá đô thị như một yếu tố đối trọng

nhằm cân bằng sự phát triển của các thành phố trong quá trình đô thị hoá”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam(4), tr. 49-52.

16.Đào Duy Anh(2002). Việt Nam văn hoá sử cương. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

17.Đào Hoàng Tuấn, Trần Thị Tuyết(2008), Phát triển bền vững hệ thống đô thị ở Việt Nam:Một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn,

Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

18.Đặng Hoàng Giang(2008), “Một nét cá tính làng xã Việt Nam truyền thống: Nhìn từ hương ứoc”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á(2), tr. 75-77.

19.Đỗ Long(2000), Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý nông dân, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20.Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh(2008), Phân tích dòng di cư và tính chọn lọc của di cư vào thành phố lớn ở Việt Nam trong thập kỷ 90(thế kỷ ⅩⅩ) và thập kỷ đầu thế kỷ ⅩⅩⅠ, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Viện Khoa học xã hội.

21.Đỗ Thỉnh(2000). Địa chí vùng ven Thăng Lon, Nxb Văn hoá Thông Tin, Hà Nội.

22.Đức Tiết(1998), Về Hương ước lệ làng, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội.

23.Hoàng Văn Thức(2002). Thực trạng và giải pháp phát triển nghề, làng nghề truyền thống của Thủ đô giai đoạn 2001 – 2010. Cục

Thống kê Việt Nam xuất bản.

24.John Kleinen(2007), Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ, Nxb Đà Nẵng.

25.Khoa Sử học(2006). Làng Việt Nam đa nguyên và chặt. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

26.Kim Jong Ouk(2009). Một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông Hồng từ đầu thế kỷ ⅩⅨ đến giữa thế kỳ ⅩⅩ(Qua trường hợp lang Mễ Trì). Luận án TS Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. 27.Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa(Đồng chủ

biên)(2002), Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội(Thực trạng và giải pháp), Trường Đại học kinh tế Quốc dân- Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28.Lê Đức Tiết(1998). Về hương ước và lệ làng. Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

29.Lữu Hồng Minh(2001).Thực trạng phân tầng xã hội theo mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng -Dự báo và những kiến nghị. Luận án TS Khoa học xã hội học. Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 30.Mai Thanh Thế(2006), “Bước đầu tìm hiểu về tác động của đô thị hoá đến tâm lý người nông dân ven các đô thị”, Tạp chí Tâm lý học(4), tr.26-33.

31.Ngô Đức Thịnh(2007). Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền. Nxb Văn hoá- Thông tin.

32.Ngô Thị Kim Doan(2004). Văn hoá làng xã Việt Nam(Song ngữ Anh- Việt). Nxb Văn hoá –Thông tin, Công ty văn hoá bảo thắng.

33.Nguyễn Đình Hương(chủ biên)(2000), Đô thị hoá và quản lý kinh tế đô thị ở Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn. Tạp chí Xã hội học(số3), tr.25-32)

35.Nguyễn Hồng Phong(2005), “Đô thị cổ và vấn đề đô thị hoá ở Việt Nam”, Tạp chí Xưa và Nay(227-228), tr.51-56.

36.Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp(2005). “Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đo Hà Nội trong quá trình đô thị hoá”, Tạp chí Xã hội học, số 1, tr.56-64.

37.Nguyễn Hữu Thái(2008). Đô thị Việt Nam:Toàn cầu hoá hay phát triển bền vững. Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

38.Nguyễn Lâm Tuấn Anh-Nguyễn Thị Minh Phương(2006). Một số yếu tố văn hoá & giáo dục: ảnh hưởng đến sự phát triển làng xã(Từ hướng tiếp cận toàn thể luận khinh - trọng). Nxb Thế giới, Hà Nội. 39.Nguyễn Quang Ngọc(1993), Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc

Bộ thế kỷ ⅩⅧ-ⅩⅨ, Hội sử học Việt Nam, Hà Nội.

40.Nguyễn Quang Ngọc chủ biên(1998). Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41.Nguyễn Thanh Tuấn(2006). Biến đổi văn hoá đô thị Việt Nam hiện

nay. Nxb Văn hoá-Thông tin & Viện Văn hoá.

42.Nguyễn Thế Thắng(2006), “Giải quyếnt việc làm tại thành thị trong quá trình đô thị hoá ở Nước Ta hiện nay”, Tạp chí giáo dục lý luận(5), tr.32-36.

43.Nguyễn Thị Minh Liên(2001). Quản lý quy hoạch xây dựng làng Phú Đô- Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng trong quá trình đô thị hoá(Thuộc xã Mễ Trì, Huyện Từ Liêm – Hà Nội). Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội

đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, tr.51-53,7. 45.Nguyễn Thị Phương Châm(2008), Biến đổi văn hoá ở các làng quê

hiện nay, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

46.Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thúy Hương, Patrick Gubry, Franck Castiglioni, Jean-Michel Cusset chủ biên(2006). Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Nxb Thế giới, IMV, PADDI.

47.Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông(Chủ biên)(2001). Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48.Nhiều tác giả(2008), Nông dân, nông thôn và nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra, Nxb Tri thức, Hà Nội.

49.Niên giám thống kê năm 2006. Nxb Thống kê. Hà Nội. 50.Niên giám thống kê năm 2007. Nxb Thống kê. Hà Nội.

51.Phan Hồng Giang(2005), Đời sống văn hoá ở nông thôn đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Chương trình khoa học – Công nghệ

cấp nhà nước KX.05, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

52.Phạm Hùng Cường(2001), Chuyển đổi cấu trúc làng xã vùng ven đô thị lớn đồng bằng sông Hồng thàng đơn vị ở trong quá trình đô thị hoá, Luận án TS Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.

53.Phạm Hùng Cường. Một số đặc điểm của quá trình đô thị hoá tại Việt Nam(Lấy ví dụ ở vùng ven Hà Nôi). Bài viết cho hội thảo.

54.Phạm Văn Tuấn(2008). Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của làng Việt ven biển Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá, Viện dân tộc học,

55.Phan Đại Doãn(2004), Mấy vấn đề về văn hoá làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

56.Phan Đại Doãn(1994). Kinh nghiệm tổ chức nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

sử Việt Nam - Viện Viễn Đồng Bác Cổ Pháp, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.

58.Russell J. Dalton, Thuỵ Như Ngọc, Công chúng Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp, Điều tra giá trị thế giới :Việt Nam 2001, Center for the Study of Democracy-UC Irvine.

59.Shin Chi Yong(1997), Thờ cúng tổ tiên với bản sắc hoà đồng của người Việt Nam Hà Nội và những vùng phụ cận, Luận án PTS Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

60.TCTK, UNDP. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: chuyên khảo về di cư nội địa và đô thị hoá ở Việt Nam, Nxb Thống kê, 2001 61.TCTK, Trung tâm Tin học thống kê-Cơ sở dữ liệu Điều tra biến

động dân số và KHHGĐ 1/4/2006 và 1/4/2007

62.Tô Duy Hợp(Chủ biên)(2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Xã hội học, Nxb Khoa học xã hội.

63.Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên(1999). Văn hoá làng xã trước sự thách thức của đô thị hoá tại thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Trẻ, TP HCM. 64.Trần Huy Liệu chủ biên(1960). Lịch sử thủ đô Hà Nội. Nxb Sử học. 65.Trần Ngọc Chính(2004). Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Phiên

họp toàn thể Ⅱ: Phát triển đô thị Việt Nam, Chiến lược phát triển thành phố từ tầm nhìn tới tăng trưởng vã xoá đói giảm nghèo

66.Trần Quốc Vượng(2006). Dặm dài đất nước: Những vùng đất, con người, tâm thức người Việt(Tập). Nxb Thuận hoá.

67.Trần Từ(1984). Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

68.Trần Văn Hiệp(1996). Những biểu hiện chủ yếu của tâm lý làng xã và những biến đổi của nó hiện nay, Luận án PTS Khoa học Sư Phạm

Tâm Lý, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

69.Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Khoa lịch sử(2006),

Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 70.Viện Sử học(1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử(Nghiên cứu

xã hội nông thôn truyền thống) (Tập), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

71.Viện sử học(1990), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cậu đại(Tập), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

72.Viện sử học(1992), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cậu đại(Tập), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

73.Vũ Hào Quang(2008), Tác động của đô thị hoá bền hình thức cố kết cộng đồng nông dân hiện nay(Nghiên cứu trường hợp Hải Dương),

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Viện Khoa học xã hội.

74.Vũ Ngọc Khánh(2001). Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam. Nxb Thanh niên, Hà Nội.

75.Vũ Quốc Hương(2000). Di dân tự do từ nông thôn đến đô thị Hà Nội và ảnh hưởng kinh tế-xã hội của nó. Luận án TS Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 108 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)