Quan hệ làng xóm

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 94 - 159)

5. Cấu trúc của luận văn

4.2.6.2.Quan hệ làng xóm

Làng là cộng đồng cư trú cơ bản của người Việt từ xa xưa. Trong xã hội truyền thống, làng Việt vừa là một cộng đồng kinh tế, vừa là một cộng đồng văn hoá, lại vừa là một đơn vị xã hội. Dân làng thường là những người có họ hàng với nhau (một hoặc nhiều họ), và mỗi họ thường có những tổ tiên đầu tiên đến cư trú. Cấu trúc của tổ chức làng cổ truyền thường gồm ba loại như: theo nơi ở (chia thành xóm, ngõ), theo huyết thống (họ), theo lứa tuổi (giáp).

Nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi, khi bàn về cư trú của người Việt đã cho rằng: “Nếu không tính đến giả thiết chưa được kiểm chứng về bầy người nguyên thuỷ, thì từ thời viễn cổ cho đến nay, con người chỉ có hai hình thức

tập hợp để hình thành các cộng đồng dân sư: Tập hợp theo quan hệ huyết thống và tập hợp theo quan hệ láng giềng. Hiển nhiên rằng làng Việt cổ truyền là một đơn vị tụ cư được tập hơp lại chủ yếu theo phương pháp thứ hai” [67, tr.32].

Khi viết về mối quan hệ xóm, ngõ, GS. Nguyễn Từ Chi đã đưa ra nhận xét: Xóm và ngõ chỉ là sự phân thể của làng, về mặt cư trú lại có cuộc sống riêng của chúng, cuộc sống của xóm, cuộc sống của ngõ là một cuộc sống nho nhỏ thôi, không ồn ào, có thể nói là “thầm lặng” nhưng là một cuộc sống riêng đích thực “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”,… những ứng xử tập thể ấy, mà tiếng nói dân gian đã mô thức hoá thành khẩu ngữ, quy chiếu vào quan hệ giữa người với người trong phạm vi xóm và ngõ hơn là trong phạm vi làng. Giúp đỡ làm cỗ bàn đám cưới, đám tang, kể cả khiêng đòn đám ma, trong nhiều trường hợp là bộ phận mà “hàng xóm”, “hàng ngõ” gánh vác một cách tự nhiên, chứ không nhất thiết bao giờ cũng là nhiệm vụ của họ, của làng, của giáp. Cũng vậy, hiện tượng tương trợ trong sản xuất thường diễn ra dưới những người cùng xóm, không mấy khi giữa những họ khác xóm [67, tr.34]. Tuy vậy thức tế này mặc dù nổi bật và dễ nhận thấy song cũng mới chỉ là một mặt của vấn đề. Trong các làng hiện nay cũng không quá khó để nhận ra một số những mâu thuẫn đã nảy sinh trong quan hệ làng xóm và đã xuất hiện những sự cạnh tranh mang tính chất thể diện trong cộng đồng, những điều này tuy không lớn và chưa làm thay đổi quá nhiều những quan hệ xã hội của cộng đồng song nó giống như sóng ngầm và không thể nói là không ảnh hưởng đến cuộc sống của dân làng.

Người dân Phú Đô vẫn giữ truyền thống của xã hội Việt Nam, tính cộng đồng, xóm giềng và dòng họ thể hiện rất sâu sắc. Biểu hiện trong quan hệ làng xóm trong quá trình đô thị hoá, nhiều người dân nhập cư đến Phú đô

nhận ra nhau và chỉ cần nghe tên một người nào đó, con nhà ai là họ có thể biết cả về tông ty họ hàng của nhau, hoặc khi xóm trên có đám giỗ hay ma chay hiếu hỉ thì những người trong xóm trong thôn hay cùng dòng họ có thể giúp đỡ nhau. Mối quan hệ xóm giềng không chỉ là sự quan tâm ở các nhà liền kề nhau mà cả thôn đều quan tâm đến nhau, đều biết nhau và sẵn sàng giúp đỡ nhau. Đây là nét văn hoá đặc sắc mà khi đô thị hoá Phú Đô phần nào vẫn giữ được. Điều này cũng có thể mất đi khi cuộc sống đô thị ngày càng đòi hỏi con người đầu tư nhiều thời gian hơn cho công việc của mình nên họ sẽ ít quan tâm đến nhau hơn. Việc buôn bán trong làng nhộn nhịp, việc xây dựng, mở rộng làng, những dự án, qui hoạch, đền bù đất, buôn bán đất trở thành những câu chuyện thu hút nhiều sự chú ý và đầu tư của dân làng. Những chuyện này gây nhiều mâu thuẫn đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đất đai, việc xây dựng và những gì liên quan đến quyền lợi của cá nhân hoặc một nhóm. Theo phỏng vấn công an xã Mễ Trì, làng Phú Đô có nhiều việc phải giải quyết liên quan đến tranh chấp giữa các nhà liền kề với nhau trong quá trình xây dựng diễn ra rất phức tạp. Việc xây nhà lấn sang hàng xóm một viên gạch, hay việc mở cái cửa sổ làm ảnh hưởng đến lối đi chung cũng gây nên mất đoàn kết xóm giềng. Bên cạnh đó việc buôn bán, kinh doanh dịch vụ trong cơ chế thị trường cũng khiến cho nội bộ dân làng khó tránh được va chạm về thị trường, khách hàng, những sự ưu tiên của chính sách v.v…

Khi những người nhập cư đến họ có đặc thù công việc, đa số họ là công chức nhà nước hoặc những người làm công ăn lương nên đi làm từ sáng đến tối về nhà thì đóng cửa sinh hoạt và nghỉ ngơi ngày mai họ còn đi làm, có ngày nghỉ thì họ ở nhà hoặc về quê, hoặc thăm hỏi họ hàng. Nên quan hệ láng giềng có khác, ít quan tâm đến nhau hơn. Còn nếu như những người dân gốc ở đây thì khác, khi nói đến nhà ai là những người dân gốc biết, anh em họ như thế nào, xuất xứ gia đình ra làm sao, và tình nghĩa nó sâu bền và quan tâm đến

nhau nhiều hơn. Nếu như những người mới đến thì chỉ cách 3 nhà thôi cũng không thể biết được còn nếu người dân gốc thì cả làng đều biết nhau.

Điều đó cho thấy khi đô thị hoá cũng làm ảnh hưởng không ít những vấn đề tiêu cực trong quan hệ và cách đối xử với hàng xóm láng giềng. Như vậy quan hệ làng xóm cùng một số sự cạnh tranh không tốt đã xuất hiện và có nguy cơ ngày càng rõ rệt trong cộng đồng các làng thời hiện đại. Đây là điều khó tránh khỏi khi làng có nhiều sự biến đổi về xã hội, kinh tế và văn hoá.

4.2.7. Những biến đổi về văn hoá - lối sống

Về mặt văn hoá vật chất: Những thay đổi về kiến trúc, xây dựng, nhà ở, giao thông, điện, thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước, vệ sinh, môi trường, cảnh quan đang chuyển hoá lai tạp trong giai đoàn quá độ, đã tạo ra bộ mặt kiến trúc “nông thôn hoá thành thị”, các thiết chế văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo cũng đang dần được hồi sinh và phát triển phong phú hơn.

Về mặt văn hoá tinh thần: Dân trí được mở mang qua các phương tiện thông tin đại chúng, các sinh hoạt đoàn thể tổ chức thường xuyên và hoạt động phong phú hơn. Hội làng, lễ hội được tổ chức đều đặn hơn. Lối sống đô thị đậm nét dần bởi nhà ở “kín cổng cao tường” hơn đồng thời với sự giảm sút của “tính cộng đồng”.

Sau thời kỳ đổi mới, với chính sách mở cửa, kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi, từ không gian cư trú, nghề nghiệp, học vấn, tuổi tác, giới tính đã hình thành các mức sống khác nhau, mà nó được biểu hiện bằng những vật chất cụ thể là vốn đất đai, công cụ sản xuất, nhà cửa tiện nghi, phương tiện văn hoá, thu nhập.

Khi cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, thay đổi trong một cộng đồng dân cư khi thu nhập tăng, thì sự thay đổi về mức sống không chỉ đơn giản là những thay đổi trong đời sống của người dân về mặt vật chất mà nó thực sự tạo ra

thần của các tầng lớp dân cư. Sự thay đổi đó diễn ra trong các quan hệ xã hội, trong hệ giá trị chuẩn mực và trong sự hưởng thụ văn hoá của người dân. Mỗi nghề nghiệp, mỗi môi trường làm việc có những tác động khác nhau đối với từng thành viên trong xã hội. Nói một cách khác, quá trình đô thị hoá đã phân hoá giàu nghèo một cách rõ ràng trong các tầng lớp dân cư. Môi trường nông thôn truyền thống với những nghề nông thuần tuý đã phai nhạt dần trong quá trình đô thị hoá. Đó chính là những biến đổi văn hoá vật chất và văn hoá tình thần.

Tình trạng thất học, thất nghiệp : Trong quá trình đô thị hoá hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá và tay nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật - công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Song thực tế cho thấy còn nhiều người thất học.

Đối với Phú Đô người dân cũng đang lúng túng trong việc chuyển đổi và định hướng nghề nghiệp, theo nhận xét của một số người dân ở đây, Phú Đô có nguy cơ tái nghèo. Trên thực tế nghiên cứu và quan sát cho thấy nhận định đó không phải là không có cơ sở. Sở dĩ người dân nhận định như vậy là do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng làm cho người dân chưa kịp chuẩn bị tâm lý và định hướng nghề nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang thương mại dich vụ vừa và nhỏ đã bắt đầu do không còn đất nông nghiệp để sản xuất. Do nhận thức của người dân còn hạn chế nên khi nhận đựơc tiền đền bù đất đai họ ít quan tâm đến việc đầu tư học nghề hoặc chuyển đổi nghành nghề kinh doanh mà lao vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và chi tiêu hoang phí không có mục đích, khi hết tiền họ bán đi cả phần đất thổ cư. Lúc tài sản đã cạn kiệt, quay lại với nghề truyền thống thì không còn kịp với xã hội. Khi diện tích đất chật hẹp, tiền vốn không có họ không thể đầu tư sản xuất bún được, vì vậy mặc dù có nghề làm bún nhưng đa số những lao động này phải làm các nghề khác như lái xe tacxi, bán hàng ăn sáng, bán

nước,… và thu nhập không ổn định. Nhưng họ không thể làm các công việc có thu nhập cao và ổn định do trình độ chuyên môn không phù hợp. Đây là bộ phận không nhỏ trong dân số Phú Đô, đặc biệt là lứa tuổi lao động.

4.2.8. Nhận thức của người dân trong quá trình đô thị hoá 4.2.8.1 Nhận thức về kinh tế

Từ những năm cuối thập niên 1980, Việt Nam bắt đầu lột bỏ nền kinh tế kế hoạch cũ để chuyển sang nền sản xuất tư hữu hoá và những yếu tố của nền kinh tế thị trường. Người Việt Nam thích ứng với chế độ kinh tế mới khá nhanh. Hiện nay, hầu hết người Việt cho rằng cạnh tranh là tốt. Nó thúc đẩy dân chúng làm việc năng nổ và phát triển sáng kiến mới. Giới trẻ, những người có học vấn khá hơn, và những người sống ở đô thị ủng hộ kinh tế thị trường mạnh mẽ hơn. Mặc dù nền kinh tế thị trường không được hoạt động đúng với chưc năng của nó, những giá trị về sự cạnh tranh thị trường được ủng hộ rộng rãi [57, tr.8-9].

Một số người có năng lực làm kinh tế đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại… Họ đã thành công việc chuyển đổi nghề nghiệp. Loại hình kinh tế trang trại hộ gia đình được phát triển khá mạnh, các doanh nghiệp gia đình được hình thành, sự phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh chóng. Tâm lý chủ - thợ cũng bước đầu được hình thành. Do vậy, ở một số người xuất hiện tâm lý làm giàu, làm ông chủ - bà chủ, số khác là những người dân còn nghèo khó có cơ hội tìm kiếm nhiều việc làm phù hợp và có thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng dịch vụ và phi nông nghiệp cũng tạo cho những người dân nơi đây tính năng động, tính sáng tạo và tính chủ động trong việc chuyển dịch cơ cấu làm ăn để phát triển kinh tế hộ gia đình và ổn định cuộc sống. Nhiều người trẻ tuổi có học vấn, có tay nghề đã tham gia

hơn, đáp ứng được nhiều nhu cầu của cuộc sống như nhu cầu nhà ở, nhu cầu về an toàn, nhu cầu hưởng thụ văn hoá vật chất và tinh thần…

4.2.8.2. Nhận thức về lối sống

Có một sự thay đổi rất dễ nhận thấy ở làng Phú Đô là nhịp sống của dân làng hiện nay. Nhịp sống nông nghiệp mùa vụ xưa kia đã được thay thế dần bằng nhịp sống khác, chưa hoàn toàn là nhịp sống đô thị nhưng đã không còn là nhịp sống mùa vụ nữa mà có sự pha trộn.

Hiện nay làng Phú Đô có ít hộ gia đình làm nông nghiệp, phần lớn dân cư làng làm nghề và làng dịch vụ, kinh doanh, làm thuê. Với các ngành nghề lao động như vậy nên nhịp sống của dân làng cũng khác, tất bật hơn, khẩn trương hơn trong sự chi phối tương đối ngặt nghèo yếu tố thời gian và sản phẩm.

Nhịp sống hiện nay ở làng Phú Đô khác với nhịp sống nông nghiệp theo mùa vụ trước kia nhưng toàn bộ các tiết lệ trong năm thì vẫn hầu như giữ nguyên theo nhịp điệu của đời sống nông nghiệp. Điều nay đã và đang hình thành nên một lối sống, lối sinh hoạt mới ở làng Phú Đô.

Lối sống nghĩa tình đậm chất làng quê, lối sống đô thị theo kiểu hàng phố độc lập, lối sống công nghiệp coi trọng tốc độ và hiệu quả, lối sống thị trường coi trọng sự hưởng thụ và sòng phẳng, tất cả đều đang hiện hữu và trở thành những mảng mầu trong bức tranh làng quê thời hiện đại nói chung và Phú Đô nói riêng. Các nhà ở làng Phú Đô đều nhà sát nhà, tường sát tường, nhà nào cũng kín cổng cao tường, cửa đóng then cài riêng tư và độc lập. Điều này chi phối và phần nào thể hiện lối sống đô thị độc lập, đề cao sự sở hữu cá nhân và sự riêng tư của không gian sinh sống ở mỗi gia đình.

Do sự ảnh hưởng của đô thị hoá và sự chuyển dịch nghề, sinh hoạt của dân làng thay đổi về nhiều mặt như việc tuân thủ giờ làm việc chặt chẽ hơn, hiệu quả lao động cũng được chú trọng hơn chẳng hạn. Những điều này góp

phần đẩy nhanh hơn nhịp sống của dân làng.

Với sự đa dạng các thành phần kinh tế trong làng như nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ v.v…Trong đó, mảng dịch vụ ngày càng phát triển, kinh tế thị trường đã mang đến cho làng Phú Đô sự phát đạt trong các loại hình dịch vụ và người dân làng cũng ngày càng trở nên quen thuộc hơn với kiểu tư duy dịch vụ và sòng phẳng, cần cái gì đi mua cái đó, không còn kiểu nhà nọ chạy sang khà kia xin cái này, vay cái kia như trước kia. Dần dần cũng hình thành nên trong làng một lối sống mới, một cách tư duy mới gắn với sự nhanh nhạy và bình đẳng của thị trường. Những lối sống ấy đã nói như trên hoà nhập tốt trong đời sống của dân làng. So với ngay xưa hiện nay các gia đình trong làng thường sống trong các không gian khép kín hơn trước nhưng tình làng nghĩa xóm thì không theo đó mà giảm đi. Những người dân làng Phú Đô khẳng định rằng ý thức về làng xóm, lối sống tình nghĩa làng quê vốn là truyền thống tốt đẹp bao đời của họ nhưng chính điều kiện kinh tế đầy đủ, xã hội phát triển và công việc làm ăn không đến nỗi quá vất vả như hiện nay thì họ lại có điều kiện hơn trước kia rất nhiều để thể hiển lối sống tình nghĩa này. Họ vẫn quan tâm đến nhau, đặc biệt là khi các gia đình có các công việc hiếu hỉ, đau ốm, họ hỏi thăm nhau rất kịp thời và thường xuyền làm đậm thêm lối sống nghĩa tình vốn có ở làng Phú Đô.

Một trong những tiêu biểu nhất của lối sống mới làng Phú Đô là các loại hình dịch vụ trong chợ. Trước đây người ta chủ yếu mua thức ăn ở chợ, chỉ có hàng rau, thịt, đậu, trứng,… phục vụ những nhu cầu thiết yếu của dân làng và cũng chỉ họp chốc lát buổi sáng. Nhưng hiện nay các loại hình dịch vụ này được mở rộng theo nhu cầu của dân làng. Theo lời người già làng Phú Đô, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 94 - 159)