Sự thay đổi về thu nhập, chi tiêu

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 86 - 159)

5. Cấu trúc của luận văn

4.2.4.2.Sự thay đổi về thu nhập, chi tiêu

Cuộc sống kiểu đô thị kéo theo những chi phí mới cho kiểu sống đô thị. Thu nhập tăng, có điều kiện để cải thiện đời sống vật chất cho gia đình, ví dụ từ chiếc ti vi đen trắng đến ti vi mầu, đầu video, dàn âm thành… tuỳ theo khả năng thu nhập mà sự chi tiêu cũng tăng theo các dịch vụ cho lối sống đô thị. Về mặt thu nhập của người dân làng Phú Đô, có thể chia trước năm 2000 và sau năm 2000 thì thấy rất rõ sự khác biệt.

Đến trước năm 2000, người dân Phú Đô chủ yếu là nghề nông và làm bún kết hợp chăn nuôi(chiếm khoảng 93.6% số hộ gia đình), nhưng thu nhập chủ yếu là từ sản xuất kết hợp với chăn nuôi. Thu nhập từ canh tác nông nghiệp là thứ yếu. Thu nhập người dân Phú Đô từ sản xuất bún chiếm khoảng 90% tổng thu nhập trong mỗi gia đình. Thu nhập từ xay, xát gạo, các dịch vụ về gạo cũng chiếm 90-95% tổng thu nhập trong mỗi hộ gia đình làm dịch vụ xay xát. Thu nhập từ canh tác là nguồn thu chính đối với các hộ thuần nông, chính vì vậy các hộ thuần nông thường là những hộ nghèo trong thôn [36, tr.44].

Đối với các hộ sản xuất bún chuyên nghiệp, hầu hết họ thuê người làm chứ không trực tiếp các công việc canh tác chủ yếu để giữ đất. Chính vì vậy,

đã dẫn đến tình trạng các hộ bỏ ruộng hoặc cho thuê ruộng canh tác, đây chính là vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá. Đến năm 2000, 25% hộ gia đình là thu nhập cao nhất với 2,2 triệu đồng/tháng. 35% số hộ gia đình thì thu nhập trung bình khoảng 1 – 1,2 triệu đồng/tháng. Còn 34% số hộ gia đình thì thu nhập thấp với dưới 1 triệu đồng/tháng. Số hộ nghèo có mức thu nhập dưới 130.000đ/người/tháng, chiếm 6% (tiêu chuẩn xác định hộ nghèo của thành phố mới thức hiện trong năm 2000, do tăng mức lương tối thiểu từ 180.000đ/người/tháng lên 210.000đ/người/tháng, năm 1999: dưới 88.000đ/người/tháng). Chúng tôi nhận định những hộ theo đánh giá nghèo là do họ không theo kịp được với tốc độ phát triển nhanh chóng diễn ra trong quá trình đô thị hoá, do họ là những người từ nơi khác đến làm dâu và chỉ quen với công việc làm nông nghiệp mà không quen làm thương mại dịch vụ nên không phù hợp với cuộc sống hiện tại. Hoặc những gia đình có người bị ốm đau nhiều năm. Theo thống kê của ông Cảnh trưởng thôn thì hiện nay tại Phú Đô có 38 hộ nghèo. Theo quan sát và phỏng vấn, có khoảng 20% hộ gia đình có mức thu nhập rất cao khoảng 15- 20 triệu VNĐ/ tháng. Đó là các hộ gia đình có cách đầu tư làm ăn phù hợp với tốc độ đô thị hoá họ đã kịp thời nắm bắt đựơc cơ hội kinh doanh cũng như đầu tư sản xuất nghề truyền thống. Điển hình như một số gia đình tại Phú Đô mỗi ngày sản xuất khoảng 1 tấn bún doanh thu mỗi ngày 5 triệu, đây là những hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại cho việc sản xuất bún. Ngoài những hộ gia đình sản xuất bún với quy mô lớn như vậy thì cũng có không ít những hộ khác đầu tư và các dịch vụ thương mại khác như nhà nghỉ, cho thuê xe ô tô tự lái, cũng có thu nhập rất cao. Số hộ có thu nhập trung bình chiếm khoảng 60% với nghề làm bún truyền thống và các dịch vụ khác như cho thuê cửa hàng, cho sinh viên thuê nhà cũng có thu nhập ổn định và đảm bảo một cuộc sống

10% hộ nghèo do không bắt nhịp kip thời với xã hội, chủ yếu là những người nông dân thuần tuý nên khi mất đất họ không còn tư liệu sản xuất và lúng túng với việc chuyển đổi dịch vụ, nghành nghề khác.

4.2.5. Biến đổi nghề nghiệp: sự chuyển dịch nghề nghiệp

Chuyển di ̣ch nghề nghiê ̣ p là mô ̣t vấn đề đáng lưu tâm ở toàn xã Mễ Trì. Ba thôn trong xã Mễ Trì hiê ̣n nay đều mất đất , những người nông dân không còn tư liê ̣u sản xuất truyền thống và phải tự chuyển đổi nghề nghiê ̣p từ làm nông nghiệp sang một ngh ề nghiệp mang tính thành thị . Ở đây, chúng tôi nhâ ̣n thấy có sự khác biê ̣t trong viê ̣c chuyển đổi nghề nghiê ̣p giữa Phú Đô và các làng còn lại trong xã Mễ Trì.

Ở Phú Đô , quá trình chuyển đổi nghề nghiệp tác động khác nha u trên hai bô ̣ phâ ̣n dân cư. Bô ̣ phâ ̣n thứ nhất là những gia đình vốn làm bún và nhóm thứ hai là những gia đình chuyên làm nông nghiê ̣p . Ở những gia đình làm bún, ruộng đất ít, theo cơ chế đền bù ruộng đất, họ không được nhận nhiều tiền đền bù, do đó không chi ̣u nhiều tác đô ̣ng của viê ̣c mất đất. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa song song với công nghiệp hóa đã làm phân hóa những hộ thuộc nhóm này. Mô ̣t số gia đình làm bún với quy mô nhỏ hoă ̣c làm thời vu ̣ khi nhâ ̣n được tiền đền bù đã bỏ nghề bún . Năm 1999, thôn Phú Đô có 700 hô ̣ làm bún với 1600 lao động làm nghề bún thì đến nay , số hô ̣ làm bún đã giảm xuống còn 450 hộ (chiếm 32% số hô ̣ trong làng). Trong số 450 hộ này, có khoảng 20 gia đình làm bún máy , sản lượng trung bình một máy là khoảng 2 – 3 tấn/ ngày. Trong số 430 gia đình còn la ̣i, chỉ một số là giữ máy làm bún thủ công , công suất khoảng hai ta ̣/ ngày, còn lại hầu hết là lấy bún của những gia đình làm bún máy rồi đem đi giao bán tại các chợ . Vấn đề diễn ra ta ̣i các hô ̣ gia đình này. Như đã trình bày ở chương 3, gia đình ở Phú Đô có tính chất tương đối đă ̣c biê ̣t so với gia đình ở đồng bằ ng sông Hồng . Người đàn ông ngoài viê ̣c chung sức làm bún với vợ còn đảm nhiê ̣m chính vai trò nô ̣i trợ và đồng áng .

Khi mất đất cô ̣ng với không phải làm bún nữa ho ̣ trở nên thất nghiê ̣p mă ̣c dù thu nhâ ̣p của gia đình không hề sút giảm so với trước đây.

Bô ̣ phâ ̣n thứ hai gồm những gia đình chuyên sống bằng nông nghiê ̣p , số này tỉ lê ̣ không lớn so với dân số của làng nhưng thường thuô ̣c những gia đình nghèo nhất. Với số lượng ruô ̣ng lớn nên những gia đình này nhâ ̣n được khoản đền bù đất nhiều hơn so với những gia đình làm bún . Nhận được số tiền rất lớn trong khi tư liê ̣u sản xuất thì đã mất vì vâ ̣y nhóm này nhanh chóng rơi vào khó khăn sau khi sử du ̣ng hết số tiền đền bù đất. Tình trạng của những gia đình này cũng tương đương như những hầu hết làng th uần nông trong xã là Mễ Trì Thượng và Mễ Trì Ha ̣.

Như vâ ̣y , ba nhóm đáng lưu ý nhất trong quá trình chuyển đổi nghề nghiê ̣p ở Phú Đô là những hô ̣ đã làm bún đã bỏ nghề (nhóm 1), những người đàn ông trong những hô ̣ có kinh doanh nhưng không sản xuất bún (nhóm 2) và những hộ vốn thuần nông nay đã bị mất đất nông nghiệp (nhóm 3). Vấn đề gă ̣p phải của ba nhóm này không giống nhau. Nhóm 1 và nhóm 3 do có nhiều đất nông nghiê ̣p và thổ cư (do không sử du ̣ng không gian để sản xuất ) họ đã nhâ ̣n được nhiều tiền đền bù đất và tiền bán đất . Số tiền này lên tới hàng trăm triê ̣u thâ ̣m chí hàng tỉ đồng . Người nông dân vốn nghèo khó , nhâ ̣n được số tiền lớn như vâ ̣y không biết sử du ̣ng vào mu ̣c đích gì đã dùng để xây dựng nhà cửa , mua sắm ,…Theo một khảo sát, trong tổng số tiền đền bù , người nông dân dành cho đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp hay học nghề để chuyển đổi việc làm chỉ chiếm tỉ lệ không đáng kể so với số tiền dành cho mua đồ dùng sinh hoạt, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa và các chi tiêu khác. Kết quả điều tra của Đại học Kinh tế quốc dân trên địa bàn Hà Nội cho thấy 57% nông dân dùng tiền đền bù đất đai để xây nhà, chỉ có 1% đầu tư cho nghề mới và 3% cho học nghề. Ở Phú Đô , trong mô ̣t thời gian

xây dựng nhờ số tiền thu từ đất đai này . Những dịch vụ thương mại chủ yếu của làng Phú Đô những năm trước 1990 hầu hết để phục vụ cho việc làm bún như kinh doanh gạo, than, củi. Tuy nhiên những năm gần đây thì rất nhiều dịch vụ mọc lên do nhu cầu của người dân như các nhà hàng, hãng taxi, các gara ôtô và rất nhiều dịch vụ khác. Tuy nhiên, hiện nay, hầu như số tiền này đã được sử du ̣ng hết và những gia đình này có nguy cơ tái nghèo.

Nhóm thứ hai tương đối đặc biệt . Nhìn bề ngoài, gia đình ho ̣ không có gì thay đổi khi kinh tế vẫn ngày một khá hơn và vẫn sống được với nghề bún . Tuy nhiên, ngườ i đàn ông trong những gia đình này la ̣i được coi là đối tượng dễ sa vào tê ̣ na ̣n trong khi không có công ăn vi ệc làm. Sức ép không chỉ đến từ công viê ̣c mà còn đè nă ̣ng lên đời sống tinh thần khi vi ̣ thế của người đàn ông ngày càng yếu đi trong khi vai trò của người vợ ngày càng lớn và con cái thì đã tìm được hướng đi riêng trong nghề nghiê ̣p.

Những nhóm này đã dần dần phải tự chuyển di ̣ch sang các cách kiếm sống khác. Mô ̣t nhóm khoảng hai mươi gia đình có xe ô tô gia nhâ ̣p vào hàng taxi để kiếm tiền . Mô ̣t điều đáng nga ̣c nhiên khi so sánh Phú Đô và nhữ ng làng xung quanh trong xã Mễ Trì là trong khi hai làng còn lại có rất nhiều ô tô con nhưng chỉ sử du ̣ng cho mu ̣c đích gia đình thì tất cả các xe ô tô con của Phú Đô đều được dùng làm taxi. Mô ̣t nhóm khoảng hơn 10 người chuyên làm xe ôm ở những khu vực ven làng . Còn lại hầu hết các gia đình sống bằng nghề di ̣ch vu ̣ như buôn bán nhỏ, cho thuê cửa hàng và nhà tro ̣ sinh viên.

Theo quan sát và phỏng vấn ở làng Phú Đô thì nam giới ở độ tuổi từ 30 đến 45 đang rất khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp. Những người này ở lứa tuổi trung niên và là lực lượng lao động chính trong gia đình. Khi bi ̣ mất đất, tuy đang ở trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng nhưng ho ̣ la ̣i rất khó để đào ta ̣o la ̣i nghề. Mô ̣t số chuyển sang làm taxi, xe ôm, bán hàng, ghi lô đề,… Nhưng nhìn chung, công việc không ổn đi ̣nh.

Nếu những gia đình sản xuất bún thì đa số người đàn ông chỉ ở nhà làm bún cùng với vợ còn việc đi chợ bán bún là của đa số phụ nữ, nên người dân Phú đô có câu: “Phụ nữ Phú Đô ăn với chồng 1 bữa ngủ với chồng nửa đêm”. Câu nói đó xuất phát từ công việc sản xuất bún họ phải thức dậy và làm bún từ nửa đêm rồi sáng lai mang đi bán trưa về ăn cơm đến chiều lại toả đi các chợ chiều và có khi 7 - 8 giờ tối mới về đến nhà. Công việc vừa sản xuất bún vừa mang sản phẩm đi tiêu thụ như vậy khiến phụ nữ Phú Đô rất vất vả. Quá trình đô thị hóa kéo theo nhiều biến động về văn hoá, lối sống và một khía cạnh nhỏ nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là vấn đề ngoại tình của các đức ông chồng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình, và tỷ lệ li hôn nhiều hơn. Việc ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, tiếp cận với văn minh đô thị và khi có tiền có một số đức ông chồng mặc dù là trụ cột trong gia đình nhưng không suy nghĩ để học nghề hoặc đầu tư kinh doanh đã lao vào những thú vui khác như cờ bạc, lô đề, hoặc xây nhà thật to mua sắm trang thiết bị điện tử trong nhà, rồi lại thấy những người vợ già xấu xí quanh năm vất vả đêm hôm, trong khi các dịch vụ nhà hàng , matxa, gội đầu cắt tóc mọc lên như nấm, với các em nhân viên trẻ đẹp. Vì vậy khi có tiền đền bù đất nông nghiệp thay bằng việc chuyển đổi nghề nghiệp hoặc đầu tư kinh doanh thì một số người dân không nhỏ ở Phú Đô lại có những biểu hiện ăn chơi và sa vào các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, mại dâm,v.v… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến dân số và lao động.

Viê ̣c chuyển đổi nghề nghiê ̣p ở Phú Đô tuy có nhiều khó khăn nhưng rõ ràng, với viê ̣c có nghề làm bún truyền thống , mô ̣t bô ̣ phâ ̣n lớn dân cư đã có mô ̣t bê ̣ đỡ quan tro ̣ng về nghề nghiê ̣p . Trong khi sự giàu có của Mễ Trì Ha ̣ và Mễ Trì Thượng dựa phần lớn vào tiền đền bù hay bán đất thì chỉ với nghề bún nhiều người dân Phú Đô đã có thể sống sung túc . Tuy nhiên, mô ̣t bô ̣ phâ ̣n

tiền do đất đai mang la ̣i . Hiện nay việc chuyển dịch nghề nghiệp ở Phú Đô diễn ra rất châ ̣m cha ̣p do tốc độ đô thị hoá quá nhanh đa số những người dân ở độ tuổi lao động chưa kip trang bị cho mình những kiến thức cũng như học một nghề khác thay thế nghề làm nông nghiệp. Đa số những người dân của làng Phú đô đều có nguyện vọng đựơc đầu tư cho con cái họ học hành, với suy nghĩ chỉ có học mới thay đổi được cuộc sống và mới theo kịp được sự phát triển của xã hội.

4.2.6. Mối quan hệ xã hội

Các nhà xã hội học cho rằng, dưới ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình biến đổi những ưu thế của tính “cộng” sang ưu thế của tính “hiệp”, ở đó, các quan hệ xã hội từ chỗ dựa trên cơ sở của sự hoà đồng, hoà hợp, hoà hoãn của các thành viên trong cộng đồng sang tinh thần hiệp tác của các cá nhân là trục biến đổi cơ bản của các xã hội truyền thống sang xã hội công nghiệp hoá, đô thị hoá [62, tr.113-114].

Gia đình và dòng họ với tính cách như là các phần trong xã hội tổng thể sẽ chịu sự chi phối của quy luật này. Với tác động của sự phát triển kinh tế thị trường, xã hội nông thôn trong quá trình đô thị hoá đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, làng xã vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng, các mối quan hệ xã hội trong gia đình và dòng họ về cơ bản vẫn theo mô hình truyền thống “uống nước nhớ nguồn, trọng lão, trọng đạo đức, lễ nghĩa, có tinh thần tương thân tương ái”.

4.2.6.1. Quan hệ gia đình và dòng họ

Trong xã hội Việt Nam, cũng như trong nhiều xã hội Khổng giáo khác, gia đình là hạt nhân của đời sống xã hội. Đại đa số người Việt cho rằng gia đình là một bộ phận rất quan trọng trong cuộc sống. Theo kết quả Điều tra giá trị thế giới:Việt Nam 2001, hầu hết (88%) công nhận chú tâm nhiều hơn vào đời sống gia đình là tốt. Hơn nữa, tuyệt đại đa số (99%) nghĩ rằng cha mẹ

đáng được kính trọng bất kể phẩm chất hay sai lầm của họ. 97% người tuyên bố rằng “một trong những mục đích cuộc đời họ là làm cho cha mẹ hãnh diện”. Kết quả này cung cấp những dấu hiệu về sự vững mạnh của gia đình ở Việt Nam [58, tr.5-6].

Vai trò của người phụ nữ cũng là một yếu tố khác trong đời sống gia đình ở xã hội Việt Nam. Nhiều người biểu thị một quan niệm được duy trì rằng người phụ nữ cần tuân theo một vai trò truyền thống. Đại đa số người

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 86 - 159)