Quan hệ gia đình và dòng họ

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 92 - 94)

5. Cấu trúc của luận văn

4.2.6.1.Quan hệ gia đình và dòng họ

Trong xã hội Việt Nam, cũng như trong nhiều xã hội Khổng giáo khác, gia đình là hạt nhân của đời sống xã hội. Đại đa số người Việt cho rằng gia đình là một bộ phận rất quan trọng trong cuộc sống. Theo kết quả Điều tra giá trị thế giới:Việt Nam 2001, hầu hết (88%) công nhận chú tâm nhiều hơn vào đời sống gia đình là tốt. Hơn nữa, tuyệt đại đa số (99%) nghĩ rằng cha mẹ

đáng được kính trọng bất kể phẩm chất hay sai lầm của họ. 97% người tuyên bố rằng “một trong những mục đích cuộc đời họ là làm cho cha mẹ hãnh diện”. Kết quả này cung cấp những dấu hiệu về sự vững mạnh của gia đình ở Việt Nam [58, tr.5-6].

Vai trò của người phụ nữ cũng là một yếu tố khác trong đời sống gia đình ở xã hội Việt Nam. Nhiều người biểu thị một quan niệm được duy trì rằng người phụ nữ cần tuân theo một vai trò truyền thống. Đại đa số người tuyên bố rằng người phụ nữ cần có con để hoàn thiện chức năng cùa mình và việc làm một người nội trợ cũng cho người phụ nữ cảm giác hoàn thành nhiệm vụ như khi đi làm.

Về sử dụng thì giờ của người Việt, chúng tôi cũng thấy qua cuộc điều tra năm 2001, 59% người Việt trả lời rằng họ bỏ nhiều thì giờ với gia đình và thân bằng quyến thuộc hàng tuần, so với 32% dành cho bạn đồng nghiệp, hoặc 17% với bạn bè ngoài xã hội. Những mối liên hệ xã hội qua cơ quan đoàn thể, như qua các câu lạc bộ hiệp hội hay nhóm tôn giáo, thì ít hơn rất nhiều [58, tr.5].

Các gia đình ở Phú Đô hiện nay cũng đang bị ảnh hưởng của đô thị hoá, nếu như trước đây làng Phú Đô với những nhà ngói 5 gian thì nay thay vào đó là nhưng ngôi nhà cao tầng và có nhiều phòng, dẫn đến việc các thành viên trong gia đình quan tâm đến nhau không còn thường xuyên như trước nữa. Người phụ nữ trong gia đình thì thường xuyên vắng mặt trong nhà, người đàn ông mải mê với những thú vui cá nhân, con cái họ không được thường xuyên quan tâm. Cùng với sự phát triển của thông tin các em đựơc tiếp xúc với nhiều kênh thông tin và hiểu biết nhiều hơn trong khi chưa được trang bị những kiến thức đúng trong quan hệ, ứng xử với gia đình, xã hội và cộng đồng sẽ xảy ra không ít những tệ nạn của tuổi thanh thiếu niên. Vấn đề

thấy và cũng đã và đang quan tâm đến việc quan tâm giáo dục.

Nhưng về dòng họ, tính huyết thống thì mặc dù đô thị hóa nhưng vẫn đoàn kết và vẫn duy trì được dòng họ, vẫn duy trì ngày thanh minh để tuyên truyền giáo dục cho thế hệ con cháu, và đặc biệt là xã hội phát triển thì thu nhập của người dân cũng cao hơn, những bà con sinh ra ở Phú Đô đi làm ăn công tác ở nơi xa thì cũng đã xây dựng đóng góp vào quỹ khuyến học cho dòng họ của mình, như vậy thì việc đô thị hóa là không ảnh hưởng đến tình cảm dòng họ, huyết thống.

Ở Phú Đô có dòng họ Trần Tích đến lập nghiệp tại Phú Đô cách đây hơn 170 năm với khoảng 10 thế hệ. Theo lời kể của trưởng họ thì xưa kia có hai anh em công tử ở khu 4 rất phong lưu đi làm ăn và đánh bạc nhiều nơi, khi ra đến Bắc kỳ thì người anh thì lên phía Bắc lập nghiệp nhưng sau đó mất tích, còn người em thì lập nghiệp ở làng Phú Đô, sinh con đẻ cái và phát triển dòng họ Trần Tích ở làng Phú Đô và xây dựng nên một ngôi chùa để thờ Phật và thờ tổ tiên, hiện nay vào các ngày giỗ tổ dòng họ này vẫn tổ chức tại ngôi chùa này.

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô (Trang 92 - 94)